K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

I. Đọc thành tiếng II. Đọc thầm và trả lời câu hỏi:CÔ GIÁO VÀ HAI EM NHỎ     Nết sinh ra đã bất hạnh với bàn chân trái thiếu ba ngón. Càng lớn, đôi chân Nết lại càng teo đi và rồi Nết phải bò khi muốn di chuyển.      Khi em Na vào lớp Một, ở nhà một mình Nết buồn lắm, chỉ mong Na chóng tan trường về kể chuyện ở trường cho Nết nghe. Na kể rất nhiều về cô giáo: tà áo dài của cô...
Đọc tiếp

I. Đọc thành tiếng II. Đọc thầm và trả lời câu hỏi:

CÔ GIÁO VÀ HAI EM NHỎ

     Nết sinh ra đã bất hạnh với bàn chân trái thiếu ba ngón. Càng lớn, đôi chân Nết lại càng teo đi và rồi Nết phải bò khi muốn di chuyển.

      Khi em Na vào lớp Một, ở nhà một mình Nết buồn lắm, chỉ mong Na chóng tan trường về kể chuyện ở trường cho Nết nghe. Na kể rất nhiều về cô giáo: tà áo dài của cô trắng muốt, miệng cô cười tươi như hoa, cô đi nhẹ nhàng đến bên từng học sinh dạy các bạn viết, vẽ...Nghe Na kể, Nết ước mơ được đi học như Na.

     Trong một tiết học vẽ, cô giáo cầm vở vẽ của Na. Na vẽ một cô gái đang cầm đôi đũa nhỏ đứng bên một cô gái. Na giải thích: “ Em vẽ một cô tiên đang gõ đôi đũa thần chữa đôi chân cho chị em, để chị em cũng được đi học”. Cô giáo ngạc nhiên khi biết chị gái Na bị tật nguyền. Tối hôm ấy, cô đến thăm Nết. Biết Nết ham học, mỗi tuần ba buổi tối, cô dạy Nết học.

    Còn một tháng nữa là kết thúc năm học. Mấy hôm nay, cô giáo thường kể cho 35 học trò của mình về một bạn nhỏ. Đôi chân bạn ấy không may bị tê liệt nên bạn phải ngồi xe lăn nhưng bạn vẫn quyết tâm học. Có lúc đau tê cứng cả lưng nhưng bạn vẫn cố viết và viết rất đẹp. Năm học sau, bạn ấy sẽ vào học cùng các em. Nghe cô kể, mắt Na sáng lên, Na vui và tự hào về chị mình lắm.

   Bố mẹ Nết rơm rớm nước mắt khi biết nhà trường sẽ đặc cách cho Nết vào học lớp Hai. Còn Nết, cô bé đang hình dung cách cô giáo cùng các bạn nhỏ xúm xít đẩy chiếc xe lăn.

(Theo Tâm huyết nhà giáo)

* Khoanh tròn vào chữ cái đặt trước ý trả lời đúng:

Câu 1: Nết là một cô bé như thế nào? (0,5 điểm)

a. Thích chơi hơn thích học.

b. Có hoàn cảnh bất hạnh.

c. Yêu mến cô giáo.

d. Thương chị.

Câu 2: Hoàn cảnh của bạn Nết có gì đặc biệt? (0,5 điểm)

a. Bị tật bẩm sinh và càng lớn đôi chân càng teo đi .

b. Gia đình Nết khó khăn không cho bạn đến trường.

c. Nết mồ côi cha mẹ từ nhỏ.

d. Nết học yếu nên không thích đến trường.

Câu 3: Vì sao cô giáo lại biết được hoàn cảnh của Nết mà giúp đỡ bạn? (0,5 điểm)

a. Vì cô gặp Nết đang ngồi xe lăn trên đường đi dạy về .

b. Vì Na đã kể cho cô nghe về hoàn cảnh của chị mình.

c. Vì ba mẹ đến trường kể cho cô nghe và xin cho Nết đi học.

d. Vì cô đọc được hoàn cảnh của nết trên báo.

Câu 4: Cô giáo đã làm gì để giúp Nết? (0,5 điểm)

a. Mua cho bạn một chiếc xe lăn.

b. Cho Nết sách vở để đến lớp cùng bạn.

c. Đến nhà dạy học, kể cho học trò nghe về Nết, xin cho Nết vào học lớp Hai

d. Nhờ học sinh trong lớp kèm cặp cho Nết việc học ở nhà cũng như ở trường.

Câu 5: Câu chuyện muốn nói với chúng ta điều gì? (1 điểm)

Câu 6: Em học được điều gì từ bạn Nết qua câu chuyện trên? (1 điểm)

Câu 7: Nhóm từ nào dưới đây chỉ gồm những từ miêu tả vẻ đẹp của thiên nhiên? (0,5 điểm)

a. Đằm thắm, lộng lẫy, dịu dàng

b. Tươi đẹp, hùng vĩ, sặc sỡ

c. Xanh tốt, xinh tươi, thùy mị

d. Hùng vĩ, dịu dàng, lung linh

Câu 8: Câu: “Na vẽ một cô gái đang cầm đôi đũa nhỏ đứng bên một cô gái” thuộc kiểu câu kể nào? (0,5 điểm)

a. Ai là gì?

b. Ai thế nào?

c. Ai làm gì?

d. Không thuộc câu kể nào.

Câu 9: Chủ ngữ trong câu: “Năm học sau, bạn ấy sẽ vào học cùng các em” là: (1 điểm)

a. Năm học sau

b. Năm học sau, bạn ấy

c. Bạn ấy

d. Sẽ vào học cùng các em

Câu 10: Trong giờ học, một bạn bên cạnh nói chuyện không nghe cô giảng bài, em đặt một câu khiến đề nghị bạn giữ trật tự trong giờ học: (1 điểm)

Gợi ý trả lời

I. Đọc thành tiếng

II. Đọc hiểu

Câu1234789
Đáp ánBABCBBC
Điểm0,5 điểm0,5 điểm0,5 điểm0,5 điểm0,5 điểm0,5 điểm0,5 điểm

Câu 6: Tùy vào bài làm của HS để giáo viên tính điểm: Nếu HS nêu được 1 điều có ý nghĩa thì sẽ tính 1 điểm.

VD: Em học được ở bạn Nết sự kiên trì vượt qua khó khăn để học tập thật tốt dù bị tật nguyền; Hoặc: Em học tập ở bạn Nết lòng lạc quan, vượt lên chính mình, chăm chỉ học hành ...

Câu 10: Học sinh đặt câu đúng yêu cầu và đủ ý, đầu câu viết hoa, cuối câu có dấu chấm cảm (1 điểm).

 Ví dụ: Bạn hãy giữ trật tự để nghe cô giảng bài!

 Câu hỏi thuộc chủ đề: ĐỀ THAM KHẢO SỐ 3

o l m . v n

19
CÔ GIÁO VÀ HAI EM NHỎNết sinh ra đã bất hạnh với bàn chân trái thiếu ba ngón. Càng lớn, đôi chân Nết lại càng teo đi và rồi Nết phải bò khi muốn di chuyển.Khi em Na vào lớp Một, ở nhà một mình Nết buồn lắm, chỉ mong Na chóng tan trường về kể chuyện ở trường cho Nết nghe. Na kể rất nhiều về cô giáo: tà áo dài của cô trắng muốt, miệng cô cười tươi như hoa, cô đi nhẹ nhàng đến bên từng học sinh dạy các...
Đọc tiếp

CÔ GIÁO VÀ HAI EM NHỎ

Nết sinh ra đã bất hạnh với bàn chân trái thiếu ba ngón. Càng lớn, đôi chân Nết lại càng teo đi và rồi Nết phải bò khi muốn di chuyển.

Khi em Na vào lớp Một, ở nhà một mình Nết buồn lắm, chỉ mong Na chóng tan trường về kể chuyện ở trường cho Nết nghe. Na kể rất nhiều về cô giáo: tà áo dài của cô trắng muốt, miệng cô cười tươi như hoa, cô đi nhẹ nhàng đến bên từng học sinh dạy các bạn viết, vẽ...Nghe Na kể, Nết ước mơ được đi học như Na.

Trong một tiết học vẽ, cô giáo cầm vở vẽ của Na. Na vẽ một cô gái đang cầm đôi đũa nhỏ đứng bên một cô gái. Na giải thich: “ Em vẽ một cô tiên đang gõ đôi đũa thần chữa đôi chân cho chị em, để chị em cũng được đi học”. Cô giáo ngạc nhiên khi biết chị gái Na bị tật nguyền. Tối hôm ấy, cô đến thăm Nết. Biết Nết ham học, mỗi tuần ba buổi tối, cô dạy Nết học.

Còn một tháng nữa là kết thúc năm học. Mấy hôm nay, cô giáo thường kể cho 35 học trò của mình về một bạn nhỏ. Đôi chân bạn ấy không may bị tê liệt nên bạn phải ngồi xe lăn nhưng bạn vẫn quyết tâm học. Có lúc đau tê cứng cả lưng nhưng bạn vẫn cố viết và viết rất đẹp. Năm học sau, bạn ấy sẽ vào học cùng các em. Nghe cô kể, mắt Na sáng lên, Na vui và tự hào về chị mình lắm.

Bố mẹ Nết rơm rớm nước mắt khi biết nhà trường sẽ đặc cách cho Nết vào học lớp Hai. Còn Nết, cô bé đang hình dung cách cô giáo cùng các bạn nhỏ xúm xít đầy chiếc xe lăn.

Theo Tâm huyết nhà giáo

1. Nết là một cô bé? (0,5 điểm)

A. Thích chơi hơn thích học.

B. Có hoàn cảnh bất hạnh.

C. Yêu mến cô giáo.

D. Thương chị.

 

2. Hoàn cảnh của bạn Nết có gì đặc biệt? (0,5 điểm)

A. Bị tật bẩm sinh và càng lớn đôi chân càng teo đi .

B. Gia đình Nết khó khăn không cho bạn đến trường.

C. Nết mồ côi cha mẹ từ nhỏ.

D. Nết học yếu nên không thích đến trường.

 

3. Vì sao cô giáo lại biết được hoàn cảnh của Nết mà giúp đỡ bạn? (0,5 điểm)

A. Vì cô gặp Nết đang ngồi xe lăn trên đường đi dạy về .

B. Vì Na đã kể cho cô nghe về hoàn cảnh của chị mình.

C. Vì ba mẹ đến trường kể cho cô nghe và xin cho Nết đi học.

D. Vì cô đọc được hoàn cảnh của nết trên báo.

 

4. Cô giáo đã làm gì để giúp Nết? (0,5 điểm)

A. Mua cho bạn một chiếc xe lăn.

B. Cho Nết sách vở để đến lớp cùng bạn.

C. Đến nhà dạy học, kể cho học trò nghe về Nết, xin cho Nết vào học lớp Hai

D. Nhờ học sinh trong lớp kèm cặp cho Nết việc học ở nhà cũng như ở trường.

 

5. Câu chuyện muốn nói với chúng ta điều gì? (1 điểm)

 

6. Em học được điều gì từ bạn Nết qua câu chuyện trên? (1 điểm)

 

7. Câu: “Na vẽ một cô gái đang cầm đôi đũa nhỏ đứng bên một cô gái.” thuộc kiểu câu kể nào? (1 điểm)

 

8. Trong giờ học, một bạn bên cạnh nói chuyện không nghe cô giảng bài, em đặt một câu khiến đề nghị bạn giữ trật tự trong giờ học: (1 điểm)


mấy bạn giúp mik với

1
16 tháng 3 2022

mấy bạn giúp mình với mình đang cần gấp

 

I. Đọc thành tiếng II. Đọc thầm và trả lời câu hỏi: CÔ GIÁO VÀ HAI EM NHỎ      Nết sinh ra đã bất hạnh với bàn chân trái thiếu ba ngón. Càng lớn, đôi chân Nết lại càng teo đi và rồi Nết phải bò khi muốn di chuyển.       Khi em Na vào lớp Một, ở nhà một mình Nết buồn lắm, chỉ mong Na chóng tan trường về kể chuyện ở trường cho Nết nghe. Na kể rất nhiều về cô giáo: tà áo dài của...
Đọc tiếp

I. Đọc thành tiếng
II. Đọc thầm và trả lời câu hỏi:

CÔ GIÁO VÀ HAI EM NHỎ

     Nết sinh ra đã bất hạnh với bàn chân trái thiếu ba ngón. Càng lớn, đôi chân Nết lại càng teo đi và rồi Nết phải bò khi muốn di chuyển.

      Khi em Na vào lớp Một, ở nhà một mình Nết buồn lắm, chỉ mong Na chóng tan trường về kể chuyện ở trường cho Nết nghe. Na kể rất nhiều về cô giáo: tà áo dài của cô trắng muốt, miệng cô cười tươi như hoa, cô đi nhẹ nhàng đến bên từng học sinh dạy các bạn viết, vẽ...Nghe Na kể, Nết ước mơ được đi học như Na.

     Trong một tiết học vẽ, cô giáo cầm vở vẽ của Na. Na vẽ một cô gái đang cầm đôi đũa nhỏ đứng bên một cô gái. Na giải thích: “ Em vẽ một cô tiên đang gõ đôi đũa thần chữa đôi chân cho chị em, để chị em cũng được đi học”. Cô giáo ngạc nhiên khi biết chị gái Na bị tật nguyền. Tối hôm ấy, cô đến thăm Nết. Biết Nết ham học, mỗi tuần ba buổi tối, cô dạy Nết học.

    Còn một tháng nữa là kết thúc năm học. Mấy hôm nay, cô giáo thường kể cho 35 học trò của mình về một bạn nhỏ. Đôi chân bạn ấy không may bị tê liệt nên bạn phải ngồi xe lăn nhưng bạn vẫn quyết tâm học. Có lúc đau tê cứng cả lưng nhưng bạn vẫn cố viết và viết rất đẹp. Năm học sau, bạn ấy sẽ vào học cùng các em. Nghe cô kể, mắt Na sáng lên, Na vui và tự hào về chị mình lắm.

   Bố mẹ Nết rơm rớm nước mắt khi biết nhà trường sẽ đặc cách cho Nết vào học lớp Hai. Còn Nết, cô bé đang hình dung cách cô giáo cùng các bạn nhỏ xúm xít đẩy chiếc xe lăn.

(Theo Tâm huyết nhà giáo)

* Khoanh tròn vào chữ cái đặt trước ý trả lời đúng:

Câu 1: Nết là một cô bé như thế nào? (0,5 điểm)

a. Thích chơi hơn thích học.

b. Có hoàn cảnh bất hạnh.

c. Yêu mến cô giáo.

d. Thương chị.

Câu 2: Hoàn cảnh của bạn Nết có gì đặc biệt? (0,5 điểm)

a. Bị tật bẩm sinh và càng lớn đôi chân càng teo đi .

b. Gia đình Nết khó khăn không cho bạn đến trường.

c. Nết mồ côi cha mẹ từ nhỏ.

d. Nết học yếu nên không thích đến trường.

Câu 3: Vì sao cô giáo lại biết được hoàn cảnh của Nết mà giúp đỡ bạn? (0,5 điểm)

a. Vì cô gặp Nết đang ngồi xe lăn trên đường đi dạy về .

b. Vì Na đã kể cho cô nghe về hoàn cảnh của chị mình.

c. Vì ba mẹ đến trường kể cho cô nghe và xin cho Nết đi học.

d. Vì cô đọc được hoàn cảnh của nết trên báo.

Câu 4: Cô giáo đã làm gì để giúp Nết? (0,5 điểm)

a. Mua cho bạn một chiếc xe lăn.

b. Cho Nết sách vở để đến lớp cùng bạn.

c. Đến nhà dạy học, kể cho học trò nghe về Nết, xin cho Nết vào học lớp Hai

d. Nhờ học sinh trong lớp kèm cặp cho Nết việc học ở nhà cũng như ở trường.

Câu 5: Câu chuyện muốn nói với chúng ta điều gì? (1 điểm)

Câu 6: Em học được điều gì từ bạn Nết qua câu chuyện trên? (1 điểm)

Câu 7: Nhóm từ nào dưới đây chỉ gồm những từ miêu tả vẻ đẹp của thiên nhiên? (0,5 điểm)

a. Đằm thắm, lộng lẫy, dịu dàng

b. Tươi đẹp, hùng vĩ, sặc sỡ

c. Xanh tốt, xinh tươi, thùy mị

d. Hùng vĩ, dịu dàng, lung linh

Câu 8: Câu: “Na vẽ một cô gái đang cầm đôi đũa nhỏ đứng bên một cô gái” thuộc kiểu câu kể nào? (0,5 điểm)

a. Ai là gì?

b. Ai thế nào?

c. Ai làm gì?

d. Không thuộc câu kể nào.

Câu 9: Chủ ngữ trong câu: “Năm học sau, bạn ấy sẽ vào học cùng các em” là: (1 điểm)

a. Năm học sau

b. Năm học sau, bạn ấy

c. Bạn ấy

d. Sẽ vào học cùng các em

Câu 10: Trong giờ học, một bạn bên cạnh nói chuyện không nghe cô giảng bài, em đặt một câu khiến đề nghị bạn giữ trật tự trong giờ học: (1 điểm)

163

Câu 1: Nết là một cô bé như thế nào? (0,5 điểm)

a. Thích chơi hơn thích học.

b. Có hoàn cảnh bất hạnh.

c. Yêu mến cô giáo.

d. Thương chị.

Câu 2: Hoàn cảnh của bạn Nết có gì đặc biệt? (0,5 điểm)

a. Bị tật bẩm sinh và càng lớn đôi chân càng teo đi .

b. Gia đình Nết khó khăn không cho bạn đến trường.

c. Nết mồ côi cha mẹ từ nhỏ.

d. Nết học yếu nên không thích đến trường.

Câu 3: Vì sao cô giáo lại biết được hoàn cảnh của Nết mà giúp đỡ bạn? (0,5 điểm)

a. Vì cô gặp Nết đang ngồi xe lăn trên đường đi dạy về .

b. Vì Na đã kể cho cô nghe về hoàn cảnh của chị mình.

c. Vì ba mẹ đến trường kể cho cô nghe và xin cho Nết đi học.

d. Vì cô đọc được hoàn cảnh của nết trên báo.

Câu 4: Cô giáo đã làm gì để giúp Nết? (0,5 điểm)

a. Mua cho bạn một chiếc xe lăn.

b. Cho Nết sách vở để đến lớp cùng bạn.

c. Đến nhà dạy học, kể cho học trò nghe về Nết, xin cho Nết vào học lớp Hai

d. Nhờ học sinh trong lớp kèm cặp cho Nết việc học ở nhà cũng như ở trường.

Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi :                                                           Vũ Thị Thiết, người con gái quê ở Nam Xương, tính tình đã thùy mị, nết na, lại thêm tư dung tốt đẹp. Trong làng có chàng Trương Sinh, mến vì dung hạnh, xin mẹ đem trăm lạng vàng cưới về. Song Trương Sinh có tính đa nghi, đối với vợ phòng ngừa quá sức. Nàng cũng giữ gìn khuôn phép, không từng để lúc nào vợ chồng phải...
Đọc tiếp

Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi :                                                           Vũ Thị Thiết, người con gái quê ở Nam Xương, tính tình đã thùy mị, nết na, lại thêm tư dung tốt đẹp. Trong làng có chàng Trương Sinh, mến vì dung hạnh, xin mẹ đem trăm lạng vàng cưới về. Song Trương Sinh có tính đa nghi, đối với vợ phòng ngừa quá sức. Nàng cũng giữ gìn khuôn phép, không từng để lúc nào vợ chồng phải đến thất hòa. Cuộc sum vầy chưa được bao lâu thì xảy ra việc triều đình bắt lính đi đánh giặc Chiêm. Trương tuy con nhà hào phú nhưng không có học, nên tên phải ghi trong sổ lính loại đầu. 

Câu hỏi : Trong đoạn trích, tác giả giới thiệu nhân vật Vũ Nương "tính tình đã thùy mị, nết na, lại thêm tư dung tốt đẹp". Em hãy viết đoạn văn khoảng 12 câu theo phương pháp lập luận diễn dịch phân tích vẻ đẹp phẩm chất của nàng Vũ Nương trong tác phẩm trên. Trong đoạn trích có sử dụng một câu ghép và một thán từ (gạch chân, chú thích).

0
Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:Vũ Thị Thiết, người con gái quê ở Nam Xương, tính đã thùy mị nết na, lại thêm tư dung tốt đẹp. Trong làng có chàng Trương Sinh, mến vì dung hạnh, xin với mẹ đem trăm lạng vàng cưới về. Song Trương có tính đa nghi, đối với vợ phòng ngừa quá sức. Nàng cũng giữ gìn khuôn phép, không từng để lúc nào vợ chồng phải đến thất hòa1. Trong đoạn trích trên có chứa hai chi...
Đọc tiếp

Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:
Vũ Thị Thiết, người con gái quê ở Nam Xương, tính đã thùy mị nết na, lại thêm tư dung tốt đẹp. Trong làng có chàng Trương Sinh, mến vì dung hạnh, xin với mẹ đem trăm lạng vàng cưới về. Song Trương có tính đa nghi, đối với vợ phòng ngừa quá sức. Nàng cũng giữ gìn khuôn phép, không từng để lúc nào vợ chồng phải đến thất hòa
1. Trong đoạn trích trên có chứa hai chi tiết nhỏ, được coi là đã được Nguyễn Dữ khéo cài vào phần đầu của truyện, giúp ta hiểu thêm về nguyên nhân cái chết của nàng Vũ Nương. Em hãy cho biết đó là hai chi tiết nào và ý nghĩa của từng chi tiết.
2. Ngoài hai nguyên nhân được nêu ở câu 2, theo em còn có nguyên nhân nào khác dẫn tới cái chết oan khuất của nàng Vũ Nương?
3. Trong chương trình THCS cũng có một tác phẩm nói về số phận đau khổ của người phụ nữ trong xã hội phong kiến. Hãy cho biết tên tác phẩm và thể loại của tác phẩm đó.
 

1
29 tháng 7 2021

1. Hai chi tiết đó là: 

Trương Sinh xin mẹ đem trăm lạng vàng cưới về => Cuộc hôn nhân có tính chất trao đổi, mua bán, không đem lại hạnh phúc

Trương Sinh có tính đa nghi, hay ghen

2. Ngoài nguyên nhân đó ra còn có nguyên nhân đó là Trương Sinh quá tin lời con trẻ (bé Đản) dẫn đến nghi oan vợ và không cho vợ cơ hội được thanh minh, giải thích

3. Bánh trôi nước (Thơ, thể loại thất ngôn bát cú)

Truyện Kiều (Thơ)

 ...

Phần I: Đọc – hiểu Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi bên dưới: “Vừa lúc đó thì tiếng người kêu rầm rĩ, càng nghe càng lớn. Lại có tiếng ào ào như thác nước chảy xiết: rồi lại có tiếng gà, chó, trâu, bò kêu tứ phía.Bây giờ, ai nấy trong đình đều nôn nao sợ hãi. Thốt nhiên, một người nhà quê, mình mẩy lấm láp, quần áo ướt đầm, tất tả chạy xông vào thở không ra lời:- Bẩm...quan lớn...đê vỡ...
Đọc tiếp

Phần I: Đọc – hiểu

Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:

 “Vừa lúc đó thì tiếng người kêu rầm rĩ, càng nghe càng lớn. Lại có tiếng ào ào như thác nước chảy xiết: rồi lại có tiếng gà, chó, trâu, bò kêu tứ phía.

Bây giờ, ai nấy trong đình đều nôn nao sợ hãi. Thốt nhiên, một người nhà quê, mình mẩy lấm láp, quần áo ướt đầm, tất tả chạy xông vào thở không ra lời:

- Bẩm...quan lớn...đê vỡ mất rồi!

Quan lớn đỏ mặt tía tai, quay ra quát rằng:

-  Đê vỡ rồi!… Đê vỡ rồi, thời ông cắt cổ chúng mày, thời ông bỏ tù chúng mày! Có biết không?… Lính đâu? Sao bay dám để cho nó chạy xồng xộc vào đây như vậy? Không còn phép tắc gì nữa à?”

                                                                           (Ngữ văn 7- tập 2,  trang 76)

Câu 1: Đoạn văn trích trong văn bản nào? Do ai sáng tác? Văn bản đó được viết theo thể loại nào?

Câu 2: Cho biết phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên.

Câu 3: Dấu chấm lửng và dấu gạch ngang trong đoạn trích dùng để làm gì?

Câu 4: Tìm phép liệt kê trong đoạn trích và nêu tác dụng của phép liệt kê đó.

Câu 5: Đoạn văn trên cho em hiểu gì về bản chất của tên quan phụ mẫu?

Phần II: Tập làm văn

Câu 1 : Hãy viết một đoạn văn trình bày giá trị hiện thực và nhân đạo của văn bản em tìm được trong phần I. Đọc – hiểu.

Câu 2: Hãy giải thích câu tục ngữ: Đi một ngày đàng học một sàng khôn.

 

1
9 tháng 5 2021

ban hoc truong nao vay

11 tháng 5 2021

THCS Nguyễn Khuyến-Bình lục-Hà Nam

Câu 1: Đọc đoạn văn sau và  trả lời câu hỏi a, b, c, d bên dưới:     Vũ Thị Thiết, người con gái Nam Xương, tính tình đã thùy mị, nết na, lại thêm tư dung tốt đẹp. Trong làng có chàng Trương Sinh, mến vì dung hạnh, xin mẹ đem trăm lạng vàng cưới về. Song Trương Sinh có tính đa nghi, đối với vợ phòng ngừa quá sức. Nàng cũng giữ gìn khuôn phép, không từng để lúc nào vợ chồng phải bất hòa. Cuộc sum vầy chưa...
Đọc tiếp

Câu 1: Đọc đoạn văn sau và  trả lời câu hỏi a, b, c, d bên dưới:

    Vũ Thị Thiết, người con gái Nam Xương, tính tình đã thùy mị, nết na, lại thêm tư dung tốt đẹp. Trong làng có chàng Trương Sinh, mến vì dung hạnh, xin mẹ đem trăm lạng vàng cưới về. Song Trương Sinh có tính đa nghi, đối với vợ phòng ngừa quá sức. Nàng cũng giữ gìn khuôn phép, không từng để lúc nào vợ chồng phải bất hòa. Cuộc sum vầy chưa được bao lâu thì xảy ra việc triều đình bắt lính đi đánh giặc Chiêm. Trương tuy con hào phú nhưng không có học, nên phải ghi trong sổ lính vào loại đầu.

a. Đoạn trích trên được viết theo phương thức biểu đạt nào?

b. Nội dung tổng quát của đoạn trích trên là gì?

c. Giải thích cụm từ “tư dung tốt đẹp” và từ “dung hạnh” được sử dụng trong hai câu đầu đoạn trích.

d. Em hãy nêu ra những phương thức liên kết trong đoạn văn trên?

e. Tóm tắt lại truyện có đoạn trích trên bằng một đoạn văn diễn dịch (khoảng 10 đến 12 câu).

2
25 tháng 9 2021

Tham khảo:

a. PTBĐ: Tự sự.

b. ND: giới thiệu về nhân vật Vũ Nương - người con gái đẹp người đẹp nết được Trương Sinh, con nhà hào phú, cưới về làm vợ.

c. 

- Tư dung tốt đẹp: nhan sắc và dáng vẻ tốt đẹp.

 - Dung hạnh: chỉ nhan sắc và đức hạnh.

d. Phương thức liên kết trong đoạn văn trên: phép nối, phép lặp, phép thế.

    - Phép nối: từ ngữ để nối “song”.

    - Phép thế: từ “nàng”, “vợ” thế cho từ “Vũ Nương”.

    - Phép lặp: từ “Trương Sinh”.

e.

Vũ Nương, người con gái đức hạnh, luôn giữ gìn khuôn phép dù Trương Sinh có đa nghi và phòng ngừa quá sức thì gia đình vẫn chưa bao giờ xảy ra tranh chấp, bất hòa. Khi chiến tranh nổ ra, chồng nàng phải ra trận, Vũ Nương tiễn chồng ra trận vẫn ân cần dặn dò chồng những lời ân tình, mong ngày về chồng mang theo hai chữ bình an. Ở nhà, nàng một mực giữ tiết, chăm sóc chu toàn gia đình, những mong sớm có ngày đoàn tụ với chồng. Nào đâu, sóng gió ập tới, lời nói ngây thơ của đứa con bé bỏng đã khiến tính đa nghi của chồng nàng nổi dậy. Bị chồng ruồng rẫy, hắt hủi, nàng nói tới thân phận của mình và khẳng định tấm lòng thủy chung trong trắng nhưng mối nghi ngờ ở Trương Sinh vẫn khôn nguôi. Không còn lại gì, lòng nàng dâng trào nỗi thất vọng tột cùng, nỗi đau đớn ê chề bởi hạnh phúc gia đình không có cách nào hàn gắn nổi. Nỗi oan khuất trời không thấu, khiến mọi sự chịu đựng, hy sinh trước đó đều vô nghĩa. Nàng giải thích trong sự bất lực và tuyệt vọng đắng cay trước sự đối xử nhẫn tâm của chồng.

25 tháng 9 2021

a, PTBD: Tự sự

b, Nói về vẻ đẹp của Vũ Nương và tính cách của Trương Sinh

c, Em tham khảo:

Tư dung: dáng vẻ và nhan sắc

dung hạnh: nhan sắc và đức hạnh

d, Phương thức liên kết được sử dụng trong đoạn văn trên là: phép nối, phép lặp, phép thế.

e, Em tham khảo:

Vũ Nương là người phụ nữ nết na xinh đẹp. Trương Sinh thấy vậy bèn xin mẹ hỏi cưới nàng về. Sau đó, chiến tranh ập đến, Trương Sinh phải đi lính. Vũ Nương ở nhà chăm sóc mẹ già con trẻ. Bà mẹ vì quá nhớ con buồn rầu mà chết. Nàng ma chay tế lễ chu đáo. Vũ Nương hàng đêm thường chỉ bóng mình trên vách bảo với con đấy là cha Đản. Khi giặc tan trương Sinh trở về đứa trẻ không nhận là cha mình. Nghe nó kể lại Trương Sinh nghi ngờ vợ mình thất tiết, đánh đuổi vợ ra khỏi nhà. Vũ Nương thanh minh không được đành phải nhảy xuống sông Hoàng Giang tự vẫn. Cùng làng có người tên là Phan Lan vì cứu Linh Phi lúc hóa rùa đã được Linh Phi cứu sống, tình cờ gặp Vũ Nương ở thủy cung. Phan Lang trở về trần gian Vũ Nương gửi theo chiếc hoa vàng cùng lời nhắn Trương Sinh. Biết vợ bị oan Trương Sinh đã lập đàn giải oan bên bến Hoàng Giang. Vũ Nương hiện ra giữa dòng ngồi trên chiếc kiệu hoa đa tạ chàng rồi biến mất.

Học sinh đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi. “Bởi tôi ăn uống điều độ và làm việc có chừng mực nên tôi chóng lớn lắm. Chẳng bao lâu, tôi đã trở thành một chàng dế thanh niên cường tráng. Đôi càng tôi mẫn bóng. Những cái vuốt ở chân, ở khoeo cứ cứng dần và nhọn hoắt. Thỉnh thoảng, muốn thử sự lợi hại của những chiếc vuốt, tôi co cẳng lên, đạp phanh phách vào các ngọn cỏ. Những ngọn cỏ...
Đọc tiếp

Học sinh đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi. “Bởi tôi ăn uống điều độ và làm việc có chừng mực nên tôi chóng lớn lắm. Chẳng bao lâu, tôi đã trở thành một chàng dế thanh niên cường tráng. Đôi càng tôi mẫn bóng. Những cái vuốt ở chân, ở khoeo cứ cứng dần và nhọn hoắt. Thỉnh thoảng, muốn thử sự lợi hại của những chiếc vuốt, tôi co cẳng lên, đạp phanh phách vào các ngọn cỏ. Những ngọn cỏ gẫy rạp, y như có nhát dao vừa lia qua. Đôi cánh tôi, trước kia ngắn hủn hoẳn, bây giờ thành cái áo dài kín xuống tận chấm đuôi.Mỗi khi tôi vũ lên, đã nghe tiếng phành phạch giòn giã. Lúc tôi đi bách bộ thì cả người tôi rung rinh một màu nâu bóng mỡ soi gương được và rất ưa nhìn...”

Câu 1: (2.0 điểm) a. Đoạn văn trên trích từ văn bản nào? Văn bản ấy thuộc thể loại gì? (1.0 đ)b. Nêu nội dung chính của đoạn văn trên (1.0 đ)
.................................................................................................

Câu 2: (1.0 điểm) Trong câu văn: “Chẳng bao lâu, tôi đã trở thành một chàng dế thanh niên cường tráng”.Em hãy xác định trạng ngữ trong câu trên. Đặt một câu với trạng ngữ em vừa tìm được?

......................................................................................................

Câu 3: ( 1 điểm) Tìm một phép tu từ nhân hóa có trong đoạn trích trên. Chỉ ra từ ngữ nhân hóa.

.......................................................................................................

1
10 tháng 1 2022

1. 

a, Đoạn văn được trích từ văn bản ''Bài học đường đời đầu tiên''.

Thể loại: Tiểu thuyết

b, NDC: Đoạn văn nói về vẻ đẹp cường tráng của Dế mèn.

2. Trạng ngữ: Chẳng bao lâu. 

Đặt câu: Chẳng bao lâu nữa kì thi sẽ diễn ra. (Em tự đặt thêm nhé)

3. ''Chẳng bao lâu, tôi đã trở thành một chàng dế thanh niên cường tráng.''

Từ ngữ nhân hóa: Tôi, chàng dế thanh niên.

1 tháng 11 2018

A. Thần Chết chạy nhanh hơn gió

B. Tuấn khỏe hơn Thanh

đọc đoạn trính sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:      " En-ri-cô con ơi! Việt học đối với con hình như khó nhọc, mẹ con nói phải đấy. Cha chưa bao giờ trông thấy con đi học với cái dáng quả quyết và nết mặt hớn hở như cha mong muốn! Con thử tưởng tượng nêu con ngồi không ở nhà thì ngày giờ con sẽ trông trải biết nhừng nào! Cha chắc chỉ trong vòng một tuần lễ là con lại muốn trở lại nhà...
Đọc tiếp

đọc đoạn trính sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:
      " En-ri-cô con ơi! Việt học đối với con hình như khó nhọc, mẹ con nói phải đấy. Cha chưa bao giờ trông thấy con đi học với cái dáng quả quyết và nết mặt hớn hở như cha mong muốn! Con thử tưởng tượng nêu con ngồi không ở nhà thì ngày giờ con sẽ trông trải biết nhừng nào! Cha chắc chỉ trong vòng một tuần lễ là con lại muốn trở lại nhà trường. con ơi!Hiện thời, không một đứa trẻ nào là không đi học. con hãy nghĩ đến những người thợ làm lụng cặm cụi cả ngày, tối đen còn phải cặp sách đi học, những cô thiếu nữ suốt tuần lễ bi giam giữ trong xưỡng, chủ nhật đến củng rủ nhau đi học, những binh lính hết giờ luyện tập cũng đem ra học, viết.Cho đến những trẻ mù, trẻ câm, chúng cũng đều học cả"

câu 1 

xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên 

câu2 

nêu nội dung của đoạn văn trên
câu 3

xác định một câu ghép có trong đoạn văn và cho biết về của câu ghép đó được nối với nhau bằng cách nào 
câu 4

em có cảm nhận gì về tình cảm của ng cha dành cho con trong đoạn văn trên 

0