Dung dịch A chứa HNO3 và HCl theo tỉ lệ số mol là 2:1
a/ Biết rằng khi cho 200ml dd A tác dụng với 100ml dd NaOH 1M thì lượng axit dư trong A tác dụng đủ với 50ml dd Ba(OH)2 0,2M. Tính CM của mỗi axit trong dd A?
b/ Nếu trộn 500ml dd A với 100ml dd B chứa NaOH 1M và Ba(OH)2 0,5M thì dd C thu được có tính axit hay bazơ?
c/ Phải thêm vào dd C bao nhiêu lít dd A hoặc dd B để có dd D trung tính ?
d/ Cô cạn dd D, tính khối lượng muối khan thu được.?
lm theo dạng 1 phương trình hóa học thuu ấy ạ cái dạng [H] + [OH] à H2O ni nè m.n. Lm câu ab thou cx dc ạ em cảm ơn nhìu lawmsmmm!!!!!!!
a/ Gọi nồng độ mol của HNO3;HCl lần lượt là 2a, a (mol/l)
Khi đó: nHNO3=0,4a; nHCl=0,2a mol
=> nH+ = 0,6a mol
nNaOH=0,1 mol, nBa(OH)2=0,2.0,05=0,01 mol
H+ + OH- ------> H2O
Theo PT ta được: \(n_{H^+}=n_{OH^-}=0,1+0,01.2=0,6a\)
=>a= 0,2M
Vậy nồng độ mol của HNO3;HCl lần lượt là: 0,4; 0,2 (M)
b/ nH+ =0,5.0,2.2+0,5.0,2=0,3 mol
+) Dung dịch B gồm: nNaOH=0,1 mol; nBa(OH)2=0,05 mol
=> n OH- = 0,1+ 0,05.2 = 0,2 (mol)
PTHH: H+ + OH- ------> H2O
Theo PT: nH+ = n OH- =0,2 mol<0,3 mol
Vậy dung dịch C còn dư axit ⇒ có tính axit.
c/ Gọi thể tích dung dịch B cần cho để tạo được dung dịch D trung hòa là: V (l)
Ta có: nH+ = n OH-
⇒0,3=1.V+0,5.2.V
⇔V=0,15
⇒ Lượng dung dịch B cần thêm là: Vthêm=0,15−0,1=0,05(l)