giúp mình làm 2 bài vs
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
a) Ta có: \(\left(x-2\right)^2\ge0\) với \(\forall x\in R\). \(\left(x-2\right)^2=0\Leftrightarrow x=2\)
\(\Rightarrow\left(x-2\right)^2+2019\ge2019\) với \(\forall x\in R\)
Vậy GTNN của (x - 2)2 + 2019 là 2019 khi x = 2.
b) Ta có: \(\left(x-3\right)^2\ge0;\left(y-2\right)^2\ge0\) với \(\forall x;y\in R\). \(\left(x-3\right)^2=0;\left(y-2\right)^2=0\Leftrightarrow x=3;y=2\)
\(\Rightarrow\left(x-3\right)^2+\left(y-2\right)^2\ge0\) với \(\forall x;y\in R\)
\(\Rightarrow\left(x-3\right)^2+\left(y-2\right)^2-2018\ge-2018\) với \(\forall x;y\in R\)
Vậy GTNN của (x - 3)2 + (y - 2)2 - 2018 là - 2018 khi x = 3; y = 2.
~~ Học tốt ~~
Em tham khảo dàn ý này nhé:
1. Mở bài:
- Đoàn kết là truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta và đoàn kết tạo nên sức mạnh.
2. Thân bài:
* Giải thích câu nói:
- Nghĩa đen: Nếu chỉ có một cây đơn độc thì không thể tạo thành ngọn núi to mà cần phải có thật nhiều cây chụm lại thì mới tạo thành ngọn núi.
- Nghĩa bóng:
+ Một cây: Chỉ một người đơn lẻ tồn tại trong xã hội
+ Ba cây: Chỉ một tập thể người
+ chụm lại: đoàn kết lại
+ núi cao: đích đến cuối cùng của thành công
=> Nghĩa cả câu: Nếu chỉ có một người đơn phương làm việc thì không thể thành công bằng một tập thể người cùng nhau đoàn kết.
* Chứng minh:
a. Trong thực tế lịch sử:
- Nhân dân ta đã đoàn kết chiến đấu và chiến thắng rất nhiều kẻ thù xâm lược, dù chúng mạnh hơn ta rất nhiều.
b) Trong đời sống hằng ngày:
- Nhân dân ta đoàn kết trong lao động sàn xuất, cùng nhau góp sức đắp đê ngăn nước lũ để bảo vệ mùa màng...
c. Bài học:
- Khẳng định tính đúng đắn của câu nói: Đoàn kết tạo nên sức mạnh vô địch. Đoàn kết là yếu tố quyết định thành công. Bác Hổ từng khẳng định: Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết. Thành công, thành công, đại thành công.
- Bài học: Mỗi chúng ta cần có tinh thần đoàn kết với mọi người trong cùng một tập thể và chia sẻ, giúp đỡ, hỗ trợ lẫn nhau để cùng tạo nên thành công
3. Kết bài:
- Nêu cảm nhận chung.
`(2^2+2^1+2^2+2^3).2^0. 2^1. 2^2. 2^3`
`=(4+2+4+8).1.2.4.8`
`=18.2.4.8`
`=1152`
\(\left(2^2+2^1+2^2+2^3\right).2^0.2^1.2^2.2^3\)
\(=\left(4+2+4+8\right).1.2.4.8\)
\(=18.64\)
\(=1152\)
Đề bài: Loài cây em yêu
1. Tìm hiểu đề và tìm ý
a.
- Đề yêu cầu viết về: một loài cây mà em yêu thích.
- Đối tượng: loài cây
- Tình cảm: yêu mến, thích thú
b.
- Loài cây em yêu: lựa chọn một loài cây gần gũi, quen thuộc.
- Lý do yêu thích: loài cây đó có lợi ích cho quả ngon, bóng mát và quan trọng là tình cảm đặc biệt (gắn với kỉ niệm tuổi thơ…)
2. Lập dàn bài
a. Mở bài: Giới thiệu về loài cây mà em yêu thích (tên gọi, lý do yêu thích)
b. Thân bài
- Miêu tả đôi nét về đặc điểm của loài cây:
Hình dáng của cây: cao lớn hay thấp bé.Hoa của cây: nở vào tháng mấy, màu sắcCây có quả hay không và miêu tả hình dáng, hương vị của quả.=> Cảm xúc của em mỗi khi được nhìn ngắm những bông hoa hay thưởng thức những quả chín của loài cây đó.
- Đặc điểm mà em thích nhất ở loài cây đó: đem lại bóng mát, quả ngon hay cây xanh bảo vệ môi trường…
- Kể về những kỉ niệm đáng nhớ khiến em yêu thích và có tình cảm đặc biệt với loài cây đó: cây hoa phượng gắn với tuổi học trò, cây ổi gắn với kỉ niệm về quê ngoại…
c. Kết bài: Khẳng định lại tình cảm dành cho loài cây ấy.
3. Viết đoạn văn
Gợi ý:
- Mở bài
MB1: Thế giới thực vật có rất nhiều loài cây khác nhau, nhưng trong đó, loài cây mà em thích nhất là (tên loài cây).
MB2: Trong ký ức tuổi thơ, em không thể quên được kỉ niệm về những ngày hè được về quê ngoại chơi. Em cùng thường nhóm bạn trong xóm vui đùa hàng giờ trong vườn nhà bà ngoại với rất nhiều loài cây khác nhau. Nhưng trong số đó, em yêu thích nhất là (tên loài cây)
- Kết bài
KB1: Mỗi loài cây đều có những ích lợi riêng. Nhưng đối với em, thì (tên loài cây) không chỉ có ích lợi mà còn đem đến cho em nhiều kỉ niệm tuyệt vời khiến em nhớ mãi.
KB2: Quả thật, (tên cây) có rất nhiều lợi ích với cuộc sống con người. Nhưng với riêng tôi, nó còn là một người bạn tri kỷ cùng tôi trải qua biết bao kỉ niệm buồn vui trong cuộc sống.
II. Bài tập ôn luyệnXác định đối tượng và lập dàn ý cho đề văn sau: Cảm nghĩ về mùa xuân
Gợi ý:
1. Đối tượng: mùa xuân
2. Lập dàn ý:
a. Mở bài: Giới thiệu khái quát về mùa xuân:
- Xuân, hạ, thu và đồng - bốn mùa liên tiếp tuần hoàn trong năm.
- Trong bốn mùa, em ấn tượng nhất là mùa xuân.
b. Thân bài
* Khung cảnh thiên nhiên mùa xuân:
- Thời tiết dần ấm áp hơn.
- Cây cối bắt đầu đâm chồi nảy lộc.
- Mọi vật trở nên có sức sống hơn, bầu trời cũng trong xanh hơn.
- Những cơn mưa xuân lất phất báo hiệu mùa xuân đã về.
* Con người:
- Háo hức chuẩn bị chào đón năm mới (Tết cổ truyền của dân tộc).
- Mọi người trở nên vui vẻ, phấn khởi hơn.
c. Kết bài
- Mùa xuân đem đến một khởi đầu mới với mong muốn mọi điều đều tốt đẹp.
- Mùa xuân khiến cho mỗi người thêm yêu đời, hạnh phúc hơn.
- Đối với em, mùa xuân đem lại nhiều kỉ niệm tốt đẹp và em rất yêu thích mùa xuân.
Bạn tham khảo nha:
I. CHUẨN BỊ Ở NHÀ
1. Tìm hiểu đề và tìm ý:
a. Đề yêu cầu viết về thái độ và tình cảm thái độ đối với một loài cây cụ thể.
b. Em yêu cây gạo vì: các phẩm chất của cây, sự gắn bó, ích lợi.
2. Lập dàn bài:
* Mở bài: giới thiệu chung về cây gạo
* Thân bài:
- Cây gạo: cành nặng trĩu những hoa đỏ mọng, có các chú chim đậu trên cành.
- Phẩm chất: gắn bó với cuộc đời, có ích cho con người, là nơi để những người con xa quê khi trở về sẽ thấy ấm lòng vì cây gạo trước ngõ.
Cây gạo còn có những phẩm chất khác: ý chí vượt khó, sức sống bền bỉ và sự hi sinh thầm lặng để làm đẹp cho đời.
* Kết bài: Tình cảm của em đối với cây gạo.
3. Viết đoạn văn Mở bài và kết bài
* Mở bài: Cây gạo trải qua bốn mùa nắng, mưa, gió, bão bùng nhưng chưa bao giờ bị quật ngã. Nó vẫn cứ hiên ngang, sừng sững và oai phong như một người lính bảo vệ cho cả làng.
* Kết bài: Cây gạo đem đến niềm hạnh phúc, sự nhớ nhung cho những người con xa quê hương trở về. Có lẽ, đó là lí do mà em yêu quý cây gạo và muốn nó sẽ sống mãi để mọi người ai cũng có thể tận hưởng cái gọi là nét quê đó.
II. THỰC HÀNH TRÊN LỚP
câu 1 :xuất xứ của đoạn trích : đc đăng trên tạp chí Nam Phong số 18 tháng 12 năm 1918.
văn bản chứa đoạn trích trên là : văn bản : Sống chết mặc bay , đc viết theo thể loại truyện ngắn
câu 2 Tham khảo
Truyện lấy bối cảnh của nông thôn Việt Nam vào đầu thế kỷ 20. Nó được lấy bối cảnh trong một đêm khuya, một khúc đê bên sông Nhị Hà (tức sông Hồng) đang bị mưa gió làm vỡ, nhưng trong đình quan phụ mẫu vẫn ngồi chơi tổ tôm với các tên quan lại khác, không quan tâm đến đê điều. Câu chuyện dựa trên hiện trạng xã hội Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám.
câu 3
BPTT của đoạn trích trên là : so sánh và liệt kê
tác dụng : nói lên sự có ý thức, chăm làm,đoàn kết trong công việc
câu 4 Tham khảo
Được coi là một bông hoa đầu mùa của truyện ngắn hiện đại Việt Nam, tác phẩm “Sống chết mặc bay” của Phạm Duy Tốn là truyện ngắn đặc sắc thể hiện rõ giá trị hiện thực và nhân đạo. Giá trị hiện thực của tác phấm thể hiện qua việc phản ánh cuộc chống chọi ác liệt với thiên tai của nhân dân lao động – những người nông dân quanh năm chân lấm tay bùn - trong khoảnh khắc họ phải đối mặt với sự sống mong manh, cực nhọc điêu linh. Trong khi đó bè lũ quan lại tiêu biểu là tên quan phủ lòng lang dạ thú vô tâm, vô trách nhiệm trước sự sống chết của nhân dân mình. Khi nước sông dâng lên thì hàng trăm con người đội đất, vác tre, bì bõm dưới bùn lầy, trong mưa gió để cô giữ lấy đê; trong khi đó, trong đình “quan phụ mẫu” uy nghi chễm chệ có lính gãi chân, có lính quạt hầu, thản nhiên đánh bài. Khi có người nhà quê chạy vào báo "Đê vỡ mất rồi” quan phụ mẫu quát: “Đê vỡ rồi, thời ông cách cổ chúng mày, thời ông bỏ tù chúng mày” rồi vẫn cứ thản nhiên đánh bài. Nhà văn cảm thông chia sẻ với cuộc sổng thê thảm của người dân trong cảnh hộ đê và cảnh điêu linh của dân sau khi đê vỡ. Bởi vậy, không dừng lại ở việc tố cáo, phê phán thái độ thờ ơ vô trách nhiệm của bè lù quan lại, nhà văn còn bày tỏ lòng thương đối với những người nông dân nghèo hèn đơn thương độc mã trong cuộc chiến dữ dội với thiên tai. Và do đó, bên cạnh giá trị hiện thực, tác phẩm còn toát lên một tinh thần nhân đạo cao cả. Giá trị của tác phẩm đã hứa hẹn một bước phát triển mới của văn học Việt Nam.
đề văn
I/ Mở bài
- Trên con đường tiến tới đài vinh quang của nhân loại, chẳng bao giờ có dấu chân của kẻ lười biếng.
- Qua đó Lê-nin đã nhắc nhở chúng ta về thái độ học tập không ngừng bằng một câu nói nổi tiếng: “Học, học nữa, học mãi.
II/ Thân bài
1) Giải thích ngắn (là gì?)
- “Học” là sự kế thừa những kiến thức mà ông cha ta để lại.
- Khi học chúng ta phải tìm hiểu và mở rộng các kiến thức đã thu nhân được từ thế giới xung quanh.
- “Học nữa” là chúng ta phải học từ trình độ này đến trình độ khác.
- Nâng cao trình độ và sự hiểu biết của mình về mọi mặt và ở bất cứ nơi nào
- “Học mãi” có nghĩa là chúng ta phải không ngừng học tập.
- Phải luôn luôn tìm tòi và nghiên cứu những kiến thức mà ta đã học được.
- Từ ngàn xưa, lợi ích của việc học tập là đúc kết những tinh túy và áp dụng chúng
vào cuộc sống.
- Chỉ khi có học thức chúng ta mới có thể góp phần đem lại một xã hội văn minh và
tiến bộ.
- Như thế lời dạy của Lê-nin mang hàm ý khuyên răn chúng ta phải học hỏi không
ngừng và học suốt đời.
2) Lý giải cơ sở nảy sinh vấn đề (Tại sao?)
*LĐ1:
- Kiến thức mà ta biết chỉ là một giọt nước, còn những điều ta chưa biết là biển cả.
+Chỉ có học tập mới giúp ta thỏa mãn sự hiểu biết và sự tò mò của con người.
+Học là con đường ngắn nhất trong hành trình đến với tri thức.
*LĐ2:
- Học tập là nghĩa vụ, trách nhiệm và quyền lợi của mỗi con người
+nghĩa vụ: ai cũng phải học tập để có nền tảng kiến thức, góp phần xây dựng bảo vệ Tổ Quốc
+ trách nhiệm: học tập phải là một quá trình nghiêm túc, góp phần xóa nạn mù chữ ở nước ta
+quyền lợi: ai cũng có quyền được học, được trở thành người văn minh, có tri thức
*LĐ3:
- Học tập đem lại lợi ích cho bản thân
+ bảo vệ bản thân
+ tự nuôi sống bản thân
- Và qua đó ta cũng có thể khẳng định giá trị của mình qua những kiến thức mà ta đã áp dụng.
3) Phương hướng vận dụng (Như thế nào?)
- Chúng ta phải cố gắng học tập thật chăm chỉ.
- Với mỗi con người sẽ có nhiều cách học khác nhau, nhưng quan trọng nhất là học phải đi đôi với hành.
- phải luôn học tập không ngừng (qua mỗi giờ trên Trái Đất lại có thêm một phát
minh mới ra đời)
- học ở nhà trường và tham khào thêm nhiều từ sách vở, từ kinh nghiệm của mọi người xung quanh
- Nhân vật điển hình
+ nhà bác học nổi tiếng Đắc-uyn: “Nhà bác học không có nghĩa là ngừng học”.
+Bác Hồ người lãnh tụ vĩ đại của Việt Nam.
(Bác đã không ngừng học hỏi từ các nước láng giềng và đem những tinh túy ấy áp dụng vào nước ta.)
- Qua đó đã góp phần nâng lên giá trị chân lí của Lê-nin.
4 ) Phê phán:
- Trong trường học: có những học sinh lười biếng không chăm chỉ học hành, kiến thức
dở dang
- Trong xã hội: những người tự kiêu mãn nguyện với những gì mình đã làm được, nên
không chịu tiếp tục học hỏi.
III/ Kết bài:
- Câu nói: “Học, học nữa, học mãi” của Lê-nin là câu nói mang ý nghĩa nhân văn lớn cho con người.
- Nó sẽ luôn là một ngọn đèn sáng soi đường dẫn lối cho chúng ta bước tới đài vinh quang của nhân loại.
Câu 2 : Học mãi có nghĩa là học liên tục, học đến suốt đời, họccả khi về già. Câu: “Học, học nữa, học mãi ” khuyên ta phải dốc hết sức mình vào việc học . Môn học nào cũng vậy, ta phải học từ cái cơ bản nhất đến nâng cao. Bác Hồ đã dạy chúng ta rằng:" Người có tài mà không có đức là người vô dụng.