Câu 01:
Vitamin C ngừa bệnh gì?
A.
Bệnh quáng gà.
B.
Bệnh nhiễm khuẩn…
C.
Bệnh tê phù.
D.
Bệnh còi xương.
Câu 02:
Vitamin D ngừa bệnh gì?
A.
Bệnh tê phù.
B.
Bệnh quáng gà.
C.
Bệnh còi xương.
D.
Bệnh truyền nhiễm.
Câu 03:
Có thể đặt góc học tập ở vị trí nào trong nhà?
A.
Phòng ngủ, nơi vệ sinh, nơi tiếp khách.
B.
Nơi nghỉ ngơi, không gian bếp và bàn ăn.
C.
Bất kì vị trí nào.
D.
Phòng học, phòng ngủ, nơi tiếp khách.
Câu 04:
Căn cứ vào giá trị dinh dưỡng người ta chia thức ăn thành mấy nhóm:
A.
4.
B.
3.
C.
5.
D.
6.
Câu 05:
Vật liệu xây dựng nhà gồm:
A.
Vật liệu tự nhiên (tre, cát…) và vật liệu nhân tạo (xi măng, gạch, thép, kính…)
B.
Vật liệu tự nhiên như cát, đá, gỗ, tre, lá.
C.
Vật liệu nhân tạo như gạch, ngói, xi măng, nhôm.
D.
Vật liệu tự nhiên (gỗ, xi măng…) và vật liệu nhân tạo (thép, nhôm,…)
Câu 06:
Các thiết bị lắp đặt giúp cảnh báo các tình huống gây mất an ninh, an toàn như:
A.
Quên đóng cửa, có nguy cơ cháy nổ xảy ra, có người lạ đột nhập xảy ra.
B.
Quên đóng cửa, có nguy cơ cháy nổ xảy ra.
C.
Có nguy cơ cháy nổ xảy ra, có người lạ đột nhập xảy ra.
D.
Có người lạ đột nhập, quên đóng cửa.
Câu 07:
Những đồ dùng không phù hợp với ngôi nhà thông minh:
A.
Rèm cửa tự mở, quạt tắt mở khi có sự thay đổi nhiệt độ trong nhà.
B.
Ổ khóa mở bằng chìa khóa, điện thoại không có kết nối Internet.
C.
Máy điều hòa không khí tự thay đổi nhiệt độ, đèn tự động tắt mở khi có người.
D.
Tivi kết nối điện thoại di động, đèn tự động tắt mở khi có người.
Câu 08:
Các hình thức cảnh báo các tình huống gây mất an ninh, an toàn như:
A.
Chuông báo, tin nhắn, đèn báo.
B.
Tin nhắn, đèn báo, cuộc gọi tự động tới chủ nhà.
C.
Chuông báo, đèn báo, cuộc gọi tự động tới chủ nhà.
D.
Chuông báo, tin nhắn, đèn báo, cuộc gọi tự động tới chủ nhà.
Câu 09:
Đặc trưng kiến trúc nhà ở vùng đồng bằng sông Cửu Long là gì?
A.
Nhà sàn.
B.
Nhà ba gian hai chái.
C.
Nhà lá.
D.
Nhà nổi.
Câu 10:
Thế nào là bữa ăn hợp lí?
A.
Có sự phối hợp đa dạng các loại thực phẩm cần thiết, tạo ra nhiều món ăn hấp dẫn, không cung cấp đủ nhu cầu của cơ thể về dinh dưỡng.
B.
Có nhiều món ăn được tạo ra từ các loại thực phẩm, không chú trọng nhu cầu dinh dưỡng và năng lượng của cơ thể.
C.
Không có sự đa dạng các loại thực phẩm mà chỉ tập trung vào một loại thực phẩm mà người dùng yêu thích, cung cấp vừa đủ nhu cầu của cơ thể về năng lượng.
D.
Có sự kết hợp đa dạng các loại thực phẩm cần thiết, theo tỉ lệ thích hợp để cung cấp vừa đủ cho nhu cầu của cơ thể về năng lượng và chất dinh dưỡng.
Câu 11:
Các thiết bị trong ngôi nhà thông minh được điều khiển từ xa bởi các thiết bị nào?
A.
Điện thoại, máy tính bảng không có kết nối Internet.
B.
Điện thoại thông minh, máy tính bảng có kết nối Internet.
C.
Điện thoại đời cũ, máy tính bảng có kết nối Internet.
D.
Điều khiển, máy tính không có kết nối Internet.
Câu 12:
Các chất dinh dưỡng gồm:
A.
Vitamin và khoáng chất
B.
Cả 3 phương án A, B, C đều đúng.
C.
Chất đạm, chất đường bột.
D.
Chất béo, chất xơ.
Câu 13:
Các hệ thống lắp đặt trong ngôi nhà thông minh là:
A.
Hệ thống an ninh, an toàn.
B.
Hệ thống kiểm soát nhiệt độ, Hệ thống điều khiển các thiết bị gia dụng
C.
Cả 3 phương án A, B, C đều đúng.
D.
Hệ thống chiếu sáng, hệ thống giải trí.
Câu 14:
Ngôi nhà thông minh là:
A.
Ngôi nhà được trang bị hệ thống điều khiển từ xa để các thiết bị trong nhà tự hoạt động theo ý muốn của chủ nhà.
B.
Ngôi nhà được trang bị hệ thống bán tự động để các thiết bị trong nhà tự hoạt động theo ý muốn của chủ nhà.
C.
Ngôi nhà được trang bị hệ thống cảm ứng, tự động để các thiết bị trong nhà tự hoạt động theo ý muốn của chủ nhà.
D.
Ngôi nhà được trang bị hệ thống điều khiển tự động và bán tự động, để các thiết bị trong nhà tự hoạt động theo ý muốn của chủ nhà.
Câu 15:
Đặc điểm của ngôi nhà thông minh là:
A.
Tính thuận tiện, tiện ích, tiết kiệm năng lượng.
B.
Tính tiện ích, an toàn, bảo mật, an ninh.
C.
Tính tiết kiệm năng lượng, an toàn, bảo mật.
D.
Tính an ninh an toàn, tiện ích, tiết kiệm năng lượng.
Câu 16:
Thực phẩm nào dưới đây chứa nhiều chất béo nhất?
A.
Dầu thực vật, mỡ động vật.
B.
Rau, củ, quả.
C.
Khoai lang.
D.
Gạo.
Câu 17:
Một ngày có mấy bữa ăn chính?
A.
2.
B.
3.
C.
5.
D.
4.
Câu 18:
Nhà ở có vai trò như thế nào đối với con người?
A.
Bảo vệ con người tránh khỏi những ảnh hưởng xấu của thiên nhiên, môi trường.
B.
Cả A, B, C đều đúng.
C.
Là nơi đáp ứng nhu cầu sinh hoạt hằng ngày của con người.
D.
Là nơi trú ngụ của con người.
Câu 19:
Kiểu kiến trúc nào sau đây là thuộc nhà ở thành thị?
A.
Nhà liền kề, nhà chung cư, nhà biệt thự.
B.
Nhà sàn, nhà biệt thự, nhà ba gian truyền thống.
C.
Nhà ba gian truyền thống, nhà liền kề, nhà chung cư.
D.
Nhà nổi, nhà chung cư, nhà liền kề.
Câu 20:
Nhà ở được phân chia thành các khu vực chức năng như thế nào?
A.
Khu vực nghỉ ngơi, khu vực nấu ăn, khu vực vệ sinh.
B.
Khu vực sinh hoạt chung, khu vực nghỉ ngơi, khu vực thờ cúng, khu vực nấu ăn, khu vực vệ sinh.
C.
Khu vực thờ cúng, khu vực nấu ăn, khu vực vệ sinh.
D.
Khu vực sinh hoạt chung, khu vực nghỉ ngơi.
Câu 21:
Chất béo có tên gọi khác là:
A.
Vitamin.
B.
Gluxit.
C.
Prôtêin.
D.
Lipit.
Câu 22:
Vì sao nước không phải là chất dinh dưỡng nhưng lại có vai trò rất quan trọng đối với đời sống con người?
A.
Nước là thành phần chủ yếu của cơ thể, giúp cơ thể điều hoà thân nhiệt.
B.
Nước là môi trường cho mọi chuyển hoá và trao đổi chất của cơ thể, giúp cơ thể điều hoà thân nhiệt.
C.
Nước là thành phần chủ yếu của cơ thể, giúp chuyển hoá và trao đổi chất của cơ thể.
D.
Nước là thành phần chủ yếu của cơ thể, là môi trường cho mọi chuyển hoá và trao đổi chất bên trong cơ thể, giúp cơ thể điều hoà thân nhiệt.
Câu 23:
Muốn cơ thể phát triển một cách cân đối và khoẻ mạnh, chúng ta cần:
A.
Ăn đúng bữa, ăn đầy đủ chất dinh dưỡng và tập thể dục.
B.
Ăn thật no, ăn nhiều thực phẩm cung cấp chất béo.
C.
Ăn nhiều bữa, ăn nhiều chất đường bột.
D.
Ăn nhiều thức ăn giàu chất đạm, ăn đúng giờ.
Câu 24:
Nguyên tắc hoạt động của hệ thống trong ngôi nhà thông minh là:
A.
Hoạt động- Xử lý- Chấp hành- Nhận lệnh.
B.
Nhận lệnh- Xử lý- Chấp hành.
C.
Nhận lệnh- Xử lý- Chấp hành- Hoạt động.
D.
Xử lý- Chấp hành- Nhận lệnh- Hoạt động.
Câu 25:
Biểu hiện nào là đặc điểm an ninh, an toàn của ngôi nhà thông minh?
A.
Tivi tự mở chương trình yêu thích.
B.
Rèm cửa tự mở vào buổi sáng.
C.
Đèn tự động mở khi có người.
D.
Có màn hình hiển thị khách ở cửa ra vào.
Câu 26:
Vật liệu nào có thể dùng để lợp mái nhà?
A.
Gỗ, gạch ống, tôn.
B.
Tre, lá, ngói.
C.
Gạch, bông, tôn, lá.
D.
Ngói, lá, tôn.
Câu 27:
Mái nhà là phần:
A.
Trên cùng của ngôi nhà, có nhiệm vụ chống đỡ.
B.
Trên cùng của ngôi nhà, che phủ và bảo vệ ngôi nhà.
C.
Nằm trên mặt đất, che phủ và bảo vệ ngôi nhà.
D.
Nằm sâu dưới mặt đất, có nhiệm vụ chống đỡ.
Câu 28:
Nhà ở bao gồm các phần chính nào?
A.
Khung nhà, tường, mái nhà, cửa ra vào, cửa sổ.
B.
Sàn nhà, khung nhà, cửa ra vào, cửa sổ.
C.
Móng nhà, sàn nhà, tường, mái nhà.
D.
Móng nhà, sàn nhà, khung nhà, tường, mái nhà, cửa ra vào, cửa sổ.
Câu 29:
Nhà chung cư là:
A.
Nhà được chia thành 3 gian phòng, đầy đủ tiện nghi sinh hoạt.
B.
Nhà được xây riêng biệt trong khuôn viên rộng lớn, đầy đủ tiện nghi.
C.
Nhà ở riêng biệt được xây sát nhau thành một dãy.
D.
Tòa nhà gồm nhiều căn hộ sử dụng chung các công trình phụ như cầu thang, lối đi…
Câu 30:
Chất đường bột có tên gọi khác là:
A.
Vitamin
B.
Lipit
C.
Prôtêin
D.
Gluxit
Bệnh quáng gà, đôi khi còn được gọi là chứng mù đêm, là cách gọi thông thường của bệnh lý thoái hóa sắc tố võng mạc mắt. Quáng gà được đặc trưng bởi tình trạng giảm thị lực, thu hẹp tầm nhìn vào ban đêm hay trong bóng tối, những nơi ánh sáng không đầy đủ. Bệnh gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh hoạt cũng như công việc hàng ngày của người mắc. Thiếu vitamin A là một trong những nguyên nhân quan trọng gây bệnh quáng gà. Vì thiếu vitamin A
Bệnh quáng gà là tình trạng mà bác sĩ sẽ gọi là Nyctalopia hoặc chứng mù đêm, khiến bạn khó nhìn rõ vào ban đêm hoặc trong điều kiện ánh sáng yếu.