K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

AH
Akai Haruma
Giáo viên
8 tháng 6

Lời giải:

Ta thấy với $a$ là số tự nhiên bất kỳ thì $a$ và $S(a)$ luôn có cùng số dư khi chia cho 9 nên:

$a-S(a)\vdots 9$

Tương tự với số tự nhiên $2a$ cũng vậy, $2a-S(2a)\vdots 9$

Suy ra:

$(2a-S(2a))-(a-S(a))\vdots 9$

Hay $a-(S(2a)-S(a))\vdots 9$

Hay $a\vdots 9$

 

 

AH
Akai Haruma
Giáo viên
13 tháng 7

Lời giải:
Một số tự nhiên có cùng số dư khi chia cho 9 với tổng các chữ số của nó. Tức là:

$a-S(a)\vdots 9$

$2a-S(2a)\vdots 9$

$\Rightarrow a-k\vdots 9; 2a-k\vdots 9$

$\Rightarrow (2a-k)-(a-k)\vdots 9$

$\Rightarrow a\vdots 9$

23 tháng 10 2016

đề ra mập mờ quá

a và 2a

thế 2a là 2.a hay  là 2a nói chung hiểu kiểu gì cũng sai

không tồn tại

người ra đề thử tìm hộ tôi một số a cụ thể nào thỏa mãn đề bài xem nào?

sau đó mới nâng cấp lên tổng quát.

25 tháng 2 2020

Vì tổng các chữ số có cùng dư khi chia cho 9 và a; 2a có tổng các chữ số giống nhau nên a; 2a có cùng dư chia cho 9.
Đặt a = 9q + r
2a =9k + r
(q; k; r thuộc N*; k > q)
=> 2a - a = a
=> (9k + r) - (9q + r)
=> 9k + r - 9q - r
=> 9(k - q) chia hết cho 9.
=> a chia hết cho 9

30 tháng 8 2015

2a và a có tổng các chữ số bằng nhau 

2a; a có cùng số dư với tổng các chữ số của chúng khi chia cho 9

=> (2a - a) chia hết cho 9

=> a chia hết cho 9

10 tháng 12 2023

Ai giải được thì tớ tặng 100000000000000000000000000000000000000000000000000000 tick

16 tháng 5 2015

Giải:

Ta biết rằng một số và tổng các chữ số của nó có cùng số dư trong phép chia cho 9,do đó hiệu của chúng chia hết cho 9.

Như vậy:2a-k chia hết cho 9

và a-k chia hết cho 9

Suy ra : (2a-k)-(a-k) chia hết cho 9

Do đó : a chia hết cho 9