K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Câu 1:Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:Khu vườn bình thường của ông đang thức giấc sau ngày ngủ đông. Khu vườn hội tụ nhiều loại hoa lá, với những cái tên quen thuộc: Thiết mộc lan nở ra những chùm hoa mà người ta cho là đại lộc, đại phát, bồng bồng xum xuê lá xanh, vạn niên thanh đặt đâu cũng vươn mình sống như bất diệt, cúc vàng vẫn nở rực rỡ, cây bóng nước rung rinh bao sắc màu lấp...
Đọc tiếp

Câu 1:
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:
Khu vườn bình thường của ông đang thức giấc sau ngày ngủ đông. Khu vườn hội tụ nhiều loại hoa lá, với những cái tên quen thuộc: Thiết mộc lan nở ra những chùm hoa mà người ta cho là đại lộc, đại phát, bồng bồng xum xuê lá xanh, vạn niên thanh đặt đâu cũng vươn mình sống như bất diệt, cúc vàng vẫn nở rực rỡ, cây bóng nước rung rinh bao sắc màu lấp lóa, rành rành tìm cách nở bung hương ngào ngạt, rồi sen cạn, xương rồng mọc khắp nơi. Những dây hoa sao đỏ tươi như đốm lửa lửng lơ, vươn mình nồng nhiệt đón nắng. Trên cao là lững thững dây liễu rủ xuống khu vườn như chào đón khách chứ chả hề đìu hiu chút nào. Cũng có cả dừa nước vươn mình lên đón gió lào xào, ôm đàn con tròn lông lốc trên thân ngọn. 
(Theo  Ánh xuân trong vườn, Góc xanh khoảng trời, Thu Hà, 
NXB Văn học, 2013, tr. 60-61)
a. Nêu tên bốn loài cây được nhắc đến trong đoạn trích trên.
b. Xác định phó từ được sử dụng trong câu: Khu vườn bình thường của ông đang thức giấc sau ngày ngủ đông.
c. Chỉ ra và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ trong câu văn sau:
Cũng có cả dừa nước vươn mình lên đón gió lào xào, ôm đàn con tròn lông lốc trên thân ngọn. 
 

1
14 tháng 7 2021

a, 4 loài cây: Thiết mộc lan, vạn niên thanh, bóng nước, xương rồng...

b, Phó từ: đang

c, BPTT: nhân hóa

Tác dụng: Làm nổi bật vẻ đẹp của cây dừa, giúp chúng trở nên sinh động và có hồn hơn

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu: Khu vườn bình thường của ông đang thức giấc sau ngày ngủ đông. Khu vườn hội tụ nhiều loại hoa lá, với những cái tên quen thuộc: Thiết mộc lan nở ra những chùm hoa mà người ta cho là đại lộc, đại phát, bồng bồng xum xuê lá xanh, vạn niên thanh đặt đâu cũng vươn mình sống như bất diệt, cúc vàng vẫn nở rực rỡ, cây bóng nước rung rinh...
Đọc tiếp

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu: Khu vườn bình thường của ông đang thức giấc sau ngày ngủ đông. Khu vườn hội tụ nhiều loại hoa lá, với những cái tên quen thuộc: Thiết mộc lan nở ra những chùm hoa mà người ta cho là đại lộc, đại phát, bồng bồng xum xuê lá xanh, vạn niên thanh đặt đâu cũng vươn mình sống như bất diệt, cúc vàng vẫn nở rực rỡ, cây bóng nước rung rinh bao sắc màu lấp lóa, rành rành tìm cách nở bung hương ngào ngạt, rồi sen cạn, xương rồng mọc khắp nơi. Những dây hoa sao đỏ tươi như đốm lửa lửng lơ, vươn mình nồng nhiệt đón nắng. Trên cao là lững thững dây liễu rủ xuống khu vườn như chào đón khách chứ chả hề đìu hiu chút nào. Cũng có cả dừa nước vươn mình lên đón gió lào xào, ôm đàn con tròn lông lốc trên thân ngọn. ) Câu 1 : đoạn văn được kể theo ngôi thứ mấy Câu 2 : phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên Câu 3 : nêu nội dung của đoạn trích

2
10 tháng 1 2023

Câu 1 :

Đoạn văn được kẻ theo ngôi thứ ba.

Câu 2 :

PTBĐ chính : miêu tả

Câu 3 : 

Nội dung đoạn trích : miêu tả những cành cây hoa lá quen thuộc mà đẹp đẽ trong khu vườn của ông .

Câu 1: Đoạn văn được kể theo ngôi thứ ba

Câu 2: Phương thức biểu đạt chính: Miêu tả 

Câu 3: Nội dung của đoạn văn: Miêu tả vẻ đẹp của khu vườn đang thức dậy sau ngày ngủ đông.

Phó từ là : đang , sau , của

    Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:          “Đêm ấy ông khách - đích thị Bọ Dừa, cụ giáo thông thái chả bao giờ nói sai – ngủ lại dưới vòm lá trúc thật. Với ông, ngủ ngoài trời là chuyện bình thường. Nhưng đêm nay trời nhiều mây. Lá cây xào xạc. Côn trùng trong lòng đất rỉ rả mãi một điệu buồn. Ai như Tắc Kè khuya khoắt đang gọi cửa. Đêm ở Bờ Giậu thanh vắng đến nỗi nghe rõ cả tiếng...
Đọc tiếp

    Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:

          “Đêm ấy ông khách - đích thị Bọ Dừa, cụ giáo thông thái chả bao giờ nói sai – ngủ lại dưới vòm lá trúc thật. Với ông, ngủ ngoài trời là chuyện bình thường. Nhưng đêm nay trời nhiều mây. Lá cây xào xạc. Côn trùng trong lòng đất rỉ rả mãi một điệu buồn. Ai như Tắc Kè khuya khoắt đang gọi cửa. Đêm ở Bờ Giậu thanh vắng đến nỗi nghe rõ cả tiếng Ốc Sên đi làm về, nhẹ nhàng vén tà áo trườn qua chiếc lá rụng. Nửa đêm, xíu chút nữa Bọ Dừa thiếp đi thì sương bắt đầu rơi. Lẫn trong tiếng thở dài của gió là tiếng rơi lộp độp của sương. Thật bất ngờ, một  giọt sương nhằm trúng cổ ông khách rớt xuống. Bọ Dừa rùng mình, tỉnh hẳn”.

                                     (Trích Giọt sương đêm, Trần Đức Tiến, in trong Xóm Bờ Giậu).

Câu 1. Đoạn trích trên kể theo ngôi kể nào.

A.Ngôi thứ nhất

B.Ngôi thứ 3

Câu 2: Xác định nội dung chính của đoạn trích trên

A. Kể về một đêm Bọ Dừa ngủ lại dưới vòm lá trúc nghe âm thanh của đêm ở xóm bờ giậu

B. kể về 1 đêm Bọ Dừa ngủ dưới vòm lá trúc bị một  giọt sương nhằm trúng cổ rớt xuống làm rùng mình, tỉnh hẳn

Câu 3:  Thể loại văn học của văn bản chứa đoạn trích trên là gì ?

- Truyện cổ tích

-Truyện đồng thoại

- Kí

Câu 4.Tìm các từ láy có trong đoạn trích.

-Xào xạc, rỉ rả, nhẹ nhàng

-Xào xạc, rỉ rả, nhẹ nhàng, lộp độp

- Xào xạc, khuya khoắt, nhẹ nhàng

- Xào xạc, rỉ rả, nhẹ nhàng, lộp độp, khuya khoắt

Câu 5.Câu văn sau có mấy từ láy: Lẫn trong tiếng thở dài của gió là tiếng rơi lộp độp của sương.

a.Một

b.Hai

Câu 6. Chỉ ra biện pháp tu từ  được sử dụng trong đoạn trích.

-Biện pháp nhân hoá: Côn trùng – rỉ rả điệu buồn; Tắc Kè gọi cửa; Ốc Sên đi làm về, vén tà áo...; gió thở dài; giọt sương nhằm trúng cổ ông khách rớt xuống; Bọ Dừa tỉnh ngủ.

-Biện pháp liệt kê: : Liệt kê hàng loạt các hình ảnh, âm thanh cuộc sống nơi xóm Bờ Giậu khi đêm đến.

-Nhân hóa và liệt kê

Câu 7. Nhận định nào không nêu lên tác dụng của biện pháp tu từ  được sử dụng trong đoạn trích?

+ Làm cho lời văn sinh động, hấp dẫn, lôi cuốn, gợi hình, gợi cảm.

+ Những hình ảnh, âm thanh  của cuộc sống về đêm nơi xóm Bờ Giậu hiện lên sống động, có hồn, nhấn mạnh vẻ đẹp thanh bình mà sống động nơi đây.

+ Cho thấy tình yêu thiên nhiên, tài quan sát tỉ mỉ, tinh tế của người viết.

+ Ca ngợi vẻ đẹp đầy sức sống của cảnh vật

Câu 8.Từ nội dung của đoạn trích, hãy cho biết tình yêu  dành cho quê hương, đất nước được  thể hiện trong những việc làm dưới đây.

(1) Trân trọng, yêu mến vẻ đẹp quê hương đất nước.

(2) Cảm nhận vẻ đẹp thiên nhiên, lắng nghe thiên nhiên

(3) Yêu mến những điều bé nhỏ, bình dị của cuộc sống chính là yêu quê hương, yêu cuộc sống

(4) Khai thác tối đa sản vật từ thiên nhiên phục vụ cuộc sống con người.

A. (1), (2), (3)

B. (1), (2), (4)

C. (1), (3), (4)

1
14 tháng 2 2022

  Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:

          “Đêm ấy ông khách - đích thị Bọ Dừa, cụ giáo thông thái chả bao giờ nói sai – ngủ lại dưới vòm lá trúc thật. Với ông, ngủ ngoài trời là chuyện bình thường. Nhưng đêm nay trời nhiều mây. Lá cây xào xạc. Côn trùng trong lòng đất rỉ rả mãi một điệu buồn. Ai như Tắc Kè khuya khoắt đang gọi cửa. Đêm ở Bờ Giậu thanh vắng đến nỗi nghe rõ cả tiếng Ốc Sên đi làm về, nhẹ nhàng vén tà áo trườn qua chiếc lá rụng. Nửa đêm, xíu chút nữa Bọ Dừa thiếp đi thì sương bắt đầu rơi. Lẫn trong tiếng thở dài của gió là tiếng rơi lộp độp của sương. Thật bất ngờ, một  giọt sương nhằm trúng cổ ông khách rớt xuống. Bọ Dừa rùng mình, tỉnh hẳn”.

                                     (Trích Giọt sương đêm, Trần Đức Tiến, in trong Xóm Bờ Giậu).

Câu 1. Đoạn trích trên kể theo ngôi kể nào.

A.Ngôi thứ nhất

B.Ngôi thứ 3

Câu 2: Xác định nội dung chính của đoạn trích trên

A. Kể về một đêm Bọ Dừa ngủ lại dưới vòm lá trúc nghe âm thanh của đêm ở xóm bờ giậu

B. kể về 1 đêm Bọ Dừa ngủ dưới vòm lá trúc bị một  giọt sương nhằm trúng cổ rớt xuống làm rùng mình, tỉnh hẳn

Câu 3:  Thể loại văn học của văn bản chứa đoạn trích trên là gì ?

- Truyện cổ tích

-Truyện đồng thoại

- Kí

Câu 4.Tìm các từ láy có trong đoạn trích.

-Xào xạc, rỉ rả, nhẹ nhàng

-Xào xạc, rỉ rả, nhẹ nhàng, lộp độp

- Xào xạc, khuya khoắt, nhẹ nhàng

- Xào xạc, rỉ rả, nhẹ nhàng, lộp độp, khuya khoắt

Câu 5.Câu văn sau có mấy từ láy: Lẫn trong tiếng thở dài của gió là tiếng rơi lộp độp của sương.

a.Một

b.Hai

Câu 6. Chỉ ra biện pháp tu từ  được sử dụng trong đoạn trích.

-Biện pháp nhân hoá: Côn trùng – rỉ rả điệu buồn; Tắc Kè gọi cửa; Ốc Sên đi làm về, vén tà áo...; gió thở dài; giọt sương nhằm trúng cổ ông khách rớt xuống; Bọ Dừa tỉnh ngủ.

-Biện pháp liệt kê: : Liệt kê hàng loạt các hình ảnh, âm thanh cuộc sống nơi xóm Bờ Giậu khi đêm đến.

-Nhân hóa và liệt kê

Câu 7. Nhận định nào không nêu lên tác dụng của biện pháp tu từ  được sử dụng trong đoạn trích?

+ Làm cho lời văn sinh động, hấp dẫn, lôi cuốn, gợi hình, gợi cảm.

+ Những hình ảnh, âm thanh  của cuộc sống về đêm nơi xóm Bờ Giậu hiện lên sống động, có hồn, nhấn mạnh vẻ đẹp thanh bình mà sống động nơi đây.

+ Cho thấy tình yêu thiên nhiên, tài quan sát tỉ mỉ, tinh tế của người viết.

+ Ca ngợi vẻ đẹp đầy sức sống của cảnh vật

Câu 8.Từ nội dung của đoạn trích, hãy cho biết tình yêu  dành cho quê hương, đất nước được  thể hiện trong những việc làm dưới đây.

(1) Trân trọng, yêu mến vẻ đẹp quê hương đất nước.

(2) Cảm nhận vẻ đẹp thiên nhiên, lắng nghe thiên nhiên

(3) Yêu mến những điều bé nhỏ, bình dị của cuộc sống chính là yêu quê hương, yêu cuộc sống

(4) Khai thác tối đa sản vật từ thiên nhiên phục vụ cuộc sống con người.

A. (1), (2), (3)

B. (1), (2), (4)

C. (1), (3), (4)

 
14 tháng 2 2022

nhắn nhầm 

Đọc đoạn trích và thực hiện các yêu cầu Những giấc ngủ chập chờn, những bữa cơm bỏ dở, những đêm thức trắng để đưa các ca bệnh FO đi cấp cứu.... tất cả đã trở nên quen thuộc với những bác tài ảo xanh trong đội Grab 247, Những bữa cơm dang dở Những ngày Sài Gòn "đổ bệnh" nặng nhất là những tháng ngày khó quên nhất trong hành trình thiện nguyện của anh Nguyễn Phương Hiền...
Đọc tiếp

Đọc đoạn trích và thực hiện các yêu cầu Những giấc ngủ chập chờn, những bữa cơm bỏ dở, những đêm thức trắng để đưa các ca bệnh FO đi cấp cứu.... tất cả đã trở nên quen thuộc với những bác tài ảo xanh trong đội Grab 247, Những bữa cơm dang dở Những ngày Sài Gòn "đổ bệnh" nặng nhất là những tháng ngày khó quên nhất trong hành trình thiện nguyện của anh Nguyễn Phương Hiền và anh Huỳnh Hải Lâm - hai đối tác tài xế GrabCar chủ chốt của đội Grab 247. Ngoài thời gian chạy Grab, anh Nguyễn Phương Hiền - Đội trưởng đội Grab 247 còn chuyên chở lương thực hỗ trợ các mảnh đời khó khăn ở TP.HCM. Ngay khi dịch bệnh diễn biến phức tạp, anh đã tập hợp các anh em tài xế GrabCar để hỗ trợ đưa đón bác sĩ điều trị tại nhà, vận chuyển bình oxy, thuốc men cho các ca bệnh F0 ở 24 quận, huyện TP HCM "Nói về khó khăn, chúng tôi không nhớ xuê. Ban đầu, anh em chẳng ai có kiến thức về các biện pháp an toàn để phòng dịch. Lúc ấy, chúng tôi còn chưa phân loại được đồ bảo hộ chuẩn, cứ mua bộ vài chục ngàn cho có chứ không biết công dụng thể nào. Tôi là người Sài Gòn, các anh em cũng vậy. Sài Gòn "đau", mình cũng thấy "đau". Thương Sài Gòn thì lao đi thôi", anh Hiền tâm sự... (Trích Người hùng áo xanh và những chuyến xe chạy đua với thời gian để cứu người, https://thanhnien.vn/, ngày 7/12/2021) Câu 1. Xác định phong cách ngôn ngữ của đoạn trích. Câu 2. Trong đoạn trích, ngay khi dịch bệnh diễn biến phức tạp, những tải xế GrabCar đã làm những công việc gì để hỗ trợ cho các ca bệnh FO? Câu 3. Nêu tác dụng của một biện pháp tu từ trong câu sau: “Sài Gòn “đau”, mình cũng thấy "đau". Cau 4. Nhận xét của anh/chị về những người tài xế trong đội Grab 247 trong đoạn trích trên.

0
Đọc các đoạn văn sau và thực hiện yêu cầu:a. Mỗi dịp Tết, cây đào phai nở rộ làm bừng sáng cả một góc vườn. Nổi bật trên cành cây mảnh dẻ và mấy búp lá xanh non là những chùm hoa đơm đặc. Hoa đào có năm cánh mỏng, màu phớt hồng. Hoa mới nở chúm chím, ôm ấp nhụy màu vàng tươi. Khi nở hết, những cánh hoa mềm mại, rung rinh trong gió như muôn ngàn cánh bướm.                                                           ...
Đọc tiếp

Đọc các đoạn văn sau và thực hiện yêu cầu:

a. Mỗi dịp Tết, cây đào phai nở rộ làm bừng sáng cả một góc vườn. Nổi bật trên cành cây mảnh dẻ và mấy búp lá xanh non là những chùm hoa đơm đặc. Hoa đào có năm cánh mỏng, màu phớt hồng. Hoa mới nở chúm chím, ôm ấp nhụy màu vàng tươi. Khi nở hết, những cánh hoa mềm mại, rung rinh trong gió như muôn ngàn cánh bướm.

                                                                                                               Theo Minh Hương

- Đoạn văn tả bộ phận nào của cây đào?

- Tác giả quan sát bộ phận ấy bằng những giác quan nào? 

- Tác giả dùng từ ngữ, hình ảnh nào để tả bộ phận ấy?

b. Trời càng nắng gắt, hoa giấy càng bồng lên rực rỡ. Màu đỏ thắm, màu tím nhạt, màu da cam, màu trắng muốt tinh khiết,... Vòm cây lá chen hoa bao trùm cả ngôi nhà lẫn mảnh sân nhỏ phía trước. Hoa giấy đẹp một cách giản dị. Mỗi cánh hoa giống hệt một chiếc lá, chỉ có điều mỏng manh hơn và có màu sắc rực rỡ. Lớp lớp hoa giấy rải kín mặt sân, nhưng chỉ cần một làn gió thoảng, chúng tản mát bay đi mất.

                                                                                                            Theo Trần Hoài Dương

- Đoạn văn tả hoa giấy vào thời điểm nào?

- Tác giả dùng từ ngữ, hình ảnh nào để tả vẻ đẹp của hoa giấy vào thời điểm đó?

- Tìm và nêu tác dụng của hình ảnh so sánh trong đoạn văn.

1
23 tháng 10 2023

a.

Đoạn văn tả hoa đào.

Tác giả quan sát bằng thị giác.

Tác giả dùng từ ngữ, hình ảnh : nở rộ, bừng sáng, thơm đặc; năm cánh mỏng, màu phớt hồng, chúm chím, ôm ấp nhụy màu vàng tươi; những cánh hoa mềm mại, rung rinh trong gió như muôn ngàn cánh bướm.

b. 

Đoạn văn tả hoa giấy vào lúc trời nắng gắt (mùa hè, lúc hoa nở).

Tác giả dùng từ ngữ, hình ảnh: bồng lên rực rỡ; màu đỏ thắm, màu tím nhạt, màu da cam, màu trắng muốt tinh khiết; lá chen hoa; giản dị; cánh hoa giống hệt một chiếc lá, mỏng manh, có màu sắc rực rỡ.

Hình ảnh so sánh: mỗi cánh hoa giống hệt một chiếc lá, chỉ có điều mỏng manh hơn và có màu sắc rực rỡ: Tác dụng: giúp người đọc dễ dàng hình dung hình dạng và độ mỏng của cánh hoa.
Đề số 03:     Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:             Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:      Mỗi chúng ta đều giống một đóa hoa. Có những bông hoa lớn và cũng có những bông hoa nhỏ, có những bông nở sớm và những bông nở muộn, có những đóa hoa rực rỡ sắc màu được bày bán ở những cửa hàng lớn, cũng có những đóa hoa đơn sắc kết thúc “đời hoa” bên vệ đường.      Sứ mệnh...
Đọc tiếp

Đề số 03:     Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi: 
           Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:
     Mỗi chúng ta đều giống một đóa hoa. Có những bông hoa lớn và cũng có những bông hoa nhỏ, có những bông nở sớm và những bông nở muộn, có những đóa hoa rực rỡ sắc màu được bày bán ở những cửa hàng lớn, cũng có những đóa hoa đơn sắc kết thúc “đời hoa” bên vệ đường.
     Sứ mệnh của hoa là nở. Cho dù không có những ưu thế để như nhiều loài hoa khác, cho dù được đặt ở bất cứ đâu, thì cũng hãy bừng nở rực rỡ, bung ra những nét đẹp mà chỉ riêng ta mới có thể mang đến cho đời.[...]
  Hãy bung nở đóa hoa của riêng mình dù có được gieo mầm ở bất cứ đâu.
(Kazuko Watanabe, Mình là nắng việc của mình là chói chang, Vũ Thùy Linh dịch, NXB Thế giới, 2018)
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản.
Câu 2. Chỉ ra và nêu tác dụng của một phép tu từ được sử dụng trong câu văn: Có những bông hoa lớn và cũng có những bông hoa nhỏ, có những bông nở sớm và những bông nở muộn, có những đóa hoa rực rỡ sắc màu được bày bán ở những cửa hàng lớn, cũng có những đóa hoa đơn sắc kết thúc "đời hoa” bên vệ đường.
Câu 3. Em hiểu câu nói này như thế nào: Hãy bung nở đóa hoa của riêng mình dù có được gieo mầm ở bất cứ đâu.
Câu 4. Em có đồng tình với suy nghĩ của tác giả: “Mỗi chúng ta đều giống một đóa hoa.” không? Vì sao?

1
2 tháng 4 2023

Câu 1: Phương thức biểu đạt chính của văn bản là miêu tả.

Câu 2: Phép tu từ được sử dụng trong câu văn để tạo ra những hình ảnh sống động và đa dạng về các loại hoa khác nhau, từ đó ám chỉ đến sự đa dạng và khác biệt trong con người, mỗi người có một vẻ đẹp và giá trị riêng.

Câu 3: Câu nói này khuyến khích con người hãy phát huy và tỏa sáng bản thân, tận dụng tối đa tiềm năng và khả năng của mình dù trong môi trường khó khăn hay có nhiều ảnh hưởng xấu từ bên ngoài.

Câu 4: Tùy vào quan điểm của từng người, tuy nhiên, em đồng tình với suy nghĩ của tác giả về sự đa dạng và giá trị riêng của mỗi con người. Mỗi người đều có những phẩm chất, giá trị đặc biệt và không thể được so sánh hoàn toàn với bất kỳ ai khác.

  Phần I: đọc hiểu ( 4 điểm): Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:          "Những ngày gần đây, nhiều nước trên thế giới và cả Việt Nam đang phải đối mặt với dịch bệnh viêm phổi cấp do virus corona gây ra. Giữa thời điểm dịch có nguy cơ lan rộng và bùng phát toàn cầu, Bộ Y tế khuyến cáo người dân nên đeo khẩu trang y tế khi đến nơi đông người. Lợi dụng điều này, không ít hiệu thuốc...
Đọc tiếp

  Phần I: đọc hiểu ( 4 điểm): Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:

          "Những ngày gần đây, nhiều nước trên thế giới và cả Việt Nam đang phải đối mặt với dịch bệnh viêm phổi cấp do virus corona gây ra. Giữa thời điểm dịch có nguy cơ lan rộng và bùng phát toàn cầu, Bộ Y tế khuyến cáo người dân nên đeo khẩu trang y tế khi đến nơi đông người. Lợi dụng điều này, không ít hiệu thuốc đã đẩy giá khẩu trang y tế lên gấp 3, gấp 5 và thậm chí gấp 10 lần khiến người dân gặp khó khăn trong việc tìm mua. Tuy nhiên, nhiều tổ chức, cá nhân cũng đã phát khẩu trang miễn phí cho người đi đường để đối phó với dịch bệnh nguy hiểm này. Mới đây, cậu bé 11 tuổi có tên Andy Đào Nguyên đã dùng 10 triệu đồng tiền lì xì của mình để mua khẩu trang y tế phát tặng mọi người. Trước đó, Andy từng nhiều lần cùng mẹ phát khẩu trang miễn phí tại đường Lý Tự Trọng, Q.1, TP HCM. Nhận thấy số lượng trên vẫn chưa đủ, cậu bé quyết định tự mình bỏ tiền ra để mua thêm. Với nhiều đứa trẻ, có lẽ 10 triệu là một số tiền khá lớn nhưng với Andy, sức khỏe của cộng đồng mới là thứ quan trọng hơn cả. Cậu chia sẻ: “Con muốn mọi người cùng hiểu mối nguy hại từ dịch cúm do virus corona, nâng cao ý thức phòng, chống dịch bệnh. Tiền lì xì để dành cũng không có nghĩa gì khi người dân bị mối nguy về sức khỏe "                        (Nguồn http://tiin.vn/chuyen-muc/song, 04-02-2020)

Câu 1 (0,5điểm).Chỉ ra thành phần biệt lập và phương thức biểu đạt chính của đoạn trích?

Câu 2 (0,5điểm). Chỉ ra phép liên kết có trong đoạn văn sau:

                “Mới đây, cậu bé 11 tuổi có tên Andy Đào Nguyên đã dùng 10 triệu đồng tiền lì xì của mình để mua khẩu trang y tế phát tặng mọi người. Trước đó, Andy từng nhiều lần cùng mẹ phát khẩu trang miễn phí tại đường Lý Tự Trọng, Q.1, TP HCM. Nhận thấy số lượng trên vẫn chưa đủ, cậu bé quyết định tự mình bỏ tiền ra để mua thêm.”

Câu 3 (1,0 điểm). Nêu những việc làm của cậu bé Andy Đào Nguyên?

Câu 4 (1,0 điểm). Em hiểu như thế nào về lời nhận xét: Với nhiều đứa trẻ, có lẽ 10 triệu là một số tiền khá lớn nhưng với Andy, sức khỏe của cộng đồng mới là thứ quan trọng hơn cả.

Câu 5 (1,0 điểm). Những lời chia sẻ của cậu bé Andy Đào Nguyên đã gửi tới chúng ta thông điệp gì ?

2
5 tháng 7 2021

1. TPBL tình thái

'' Với nhiều đứa trẻ, có lẽ 10 triệu là một số tiền khá lớn nhưng với Andy, sức khỏe của cộng đồng mới là thứ quan trọng hơn cả. ''

PTBD: Nghị luận

2. Phép liên kết thế : Andy=> Cậu bé

3. Những việc làm của cậu bé Andy: Dùng 10tr tiền lì xì để mua khẩu trang phát miễn phí cho mọi người, trước đó cậu bé đã cùng mẹ phát khẩu trang ở Q1.

4. 10 triệu với nhiều cậu bé, cô bé thì thật sự là số tiền lớn do điều kiện gia đình có thể chưa bằng Andy, nhưng với Andy, tiền không quan trọng bằng sức khỏe của mọi người

5. Thông điệp: Sống là phải biết chia sẻ, cho đi và thương người khó khăn hơn mình

5 tháng 7 2021

c có thể giúp e viết 1 đoạn văn ngắn ( 5 - 7 dòng ) để lí giải phần thông điệp không ạ? 

2) Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:Dạo này, dường như ngày càng có nhiều người, nhất là lớp trẻ, khi nói và viết tiếng Việt thường chen tiếng nước ngoài, chủ yếu là tiếng Anh. Hồi nước ta còn thuộc Pháp, thói quen chen tiếng Pháp cũng khá phổ biến và được gọi là “tiếng lai”.Phải nhận rằng, trong sự phát triển mau lẹ của khoa học và công nghệ, nhất là của tin học và công nghệ...
Đọc tiếp

2) Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

Dạo này, dường như ngày càng có nhiều người, nhất là lớp trẻ, khi nói và viết tiếng Việt thường chen tiếng nước ngoài, chủ yếu là tiếng Anh. Hồi nước ta còn thuộc Pháp, thói quen chen tiếng Pháp cũng khá phổ biến và được gọi là “tiếng lai”.

Phải nhận rằng, trong sự phát triển mau lẹ của khoa học và công nghệ, nhất là của tin học và công nghệ thông tin, nhiều thuật ngữ mới ra đời, mà do chưa kịp có từ tương ứng trong tiếng Việt, nên buộc phải dùng thuật ngữ bằng tiếng nước ngoài khi nói cũng như khi viết. Song điều đáng nói là, đang có nhiều người cứ thích nói bằng tiếng Anh những từ hoàn toàn có thể diễn đạt được bằng tiếng Việt, và hãnh diện coi đó là thời thượng, là “sành điệu”.

… Có ý kiến cho rằng hiện tượng nên khuyến khích, vì đấy là một cách học và thực hành tiếng Anh, một công cụ không thể thiếu để hội nhập quốc tế. Một ý kiến thoạt nghe tưởng chừng rất có lí. Thế nhưng người học ngoại ngữ phải chăng có quyền coi thường tiếng mẹ đẻ, phải chăng không cần giữ gìn sự trong sáng của tiếng nói Việt Nam? Nói tiếng lai có thể tăng sức nhớ một số từ nước ngoài, nhưng chưa hẳn đã có lợi cho việc học ngoại ngữ. Vì muốn hiểu sâu ngoại ngữ thì phải biết được từ đồng nghĩa hoặc từ tương ứng trong tiếng Việt; dùng từ tiếng nước ngoài mà không chuyển được thành tiếng Việt thì chưa phải đã nắm chắc tiếng nước ngoài. Đâu phải ngẫu nhiên mà những người giỏi tiếng nước ngoài rất ít khi dùng tiếng lai; còn những người sính dùng tiếng lai thì hoặc là cho rằng tiếng Việt không đủ sức diễn tả, hoặc là không thật sự hiểu sâu tiếng nước ngoài nên không dùng được sang tiếng Việt.

(Theo Bài tập Ngữ văn 11, Tập hai, NXB Giáo dục, 2008, tr.21-22)

Câu 1. Đoạn trích trên đề cập đến vấn đề gì?

Câu 2. Theo tác giả, muốn hiểu sâu ngoại ngữ thì người học cần điều kiện gì?

Câu 3. Tác giả bày tỏ thái độ như thế nào đối với những người khi nói và viết tiếng Việt thường chen tiếng nước ngoài vào?

Câu 4. Từ đoạn trích, anh/chị viết đoạn văn khoảng 5- 8 dòng trỉnh bày suy nghĩ của mình  về trách nhiệm giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việtvui

1
3 tháng 10 2021

1. Nói về việc 1 số bạn trẻ VN khi nói, hoặc viết, chèn thêm các từ nước ngoài vào, chủ yếu là tiếng Anh

2. ''Vì muốn hiểu sâu ngoại ngữ thì phải biết được từ đồng nghĩa hoặc từ tương ứng trong tiếng Việt; dùng từ tiếng nước ngoài mà không chuyển được thành tiếng Việt thì chưa phải đã nắm chắc tiếng nước ngoài.''

3. Không đồng tình đối với những người khi nói và viết tiếng Việt thường chen tiếng nước ngoài vào.

4. 

Em tham khảo:

Tiếng Việt là tiếng mẹ đẻ, là một thứ tiếng vô cùng trong sáng và giàu đẹp của dân tộc Việt Nam. Hơn hết, nó chính là một trong những "của quý" của dân ta. Bởi lẽ đó, mà thanh niên nói riêng và nhân dân Việt Nam nói chung phải cót trách nhiệm gìn giữ sự trong sáng của thứ tiếng cao quý ấy. Ngày nay, khi đất nước ta đã và đang hội nhập quốc tế sâu rộng, rất nhiều thứ tiếng lan tràn vào cuộc sống, xã hội, trong tiềm thức của mỗi người dân. Bởi lẽ đó, có nhiều bạn, nhiều người đã tiếp thu những thứ tiếng ấy. Trong quá trình ấy, nhiều bạn đã vô tình đánh mất đi sự trong sáng, giá trị của tiếng Việt. Hơn thế nữa, nhiều bạn còn "sáng chế" ra những câu nói rất thô tục, làm mất đi vẻ đẹp thuần phong mỹ tục của tiếng mẹ đẻ. Chính vì vậy, mỗi người phải nâng cao nhận thức, tuyên truyền và không ngừng đấu tranh lại "sự biến hóa" của tiếng Việt. Thật vậy, đây chính là một trong những trách nhiệm cao cả mà đất nước đã giao phó cho mỗi con người. Hơn hết, hãy luôn nhớ rằng "Hòa nhập nhưng không hòa tan".

          Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 4:          Có phải chúng ta đang ngày càng ít nói với nhau hơn. Chúng ta gặp nhau qua YM, tin nhắn, chúng ta đọc blog hay những câu status trên Facebook của nhau mỗi ngày, chúng ta những tưởng đã biết hết, hiểu hết về nhau mà không cần thốt nên lời. Có phải vậy chăng? Có phải ta cũng như loài cá heo có thể giao tiếp với nhau bằng sóng siêu âm....
Đọc tiếp

          Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 4:

          Có phải chúng ta đang ngày càng ít nói với nhau hơn. Chúng ta gặp nhau qua YM, tin nhắn, chúng ta đọc blog hay những câu status trên Facebook của nhau mỗi ngày, chúng ta những tưởng đã biết hết, hiểu hết về nhau mà không cần thốt nên lời. Có phải vậy chăng? Có phải ta cũng như loài cá heo có thể giao tiếp với nhau bằng sóng siêu âm. Tiếng nói con người dùng để làm gì nếu không phải để thổ lộ, để giãi bày, để xoa dịu. Nếu muốn được hiểu thì phải được lắng nghe. Nếu muốn được lắng nghe thì phải nói trước đã. Vậy thì còn ngần ngừ chi nữa, hãy nói với nhau đi. Nói với ba, với mẹ, với anh chị, với em, với bạn bè… Đừng chat, đừng email, đừng post lên Facebook, hãy chạy đến gặp nhau, hay ít nhất, hãy nhấc điện thoại lên, thậm chí chỉ để gọi nhau một tiếng “…ơi” dịu dàng! Một tiếng người thực sự ân cần, yêu thương, quan tâm, gần gũi… Và chắc chắn, không phải là chiêm bao.

(Trích Nếu biết trăm năm là hữu hạn – Phạm Lữ Ân, NXB Hội Nhà văn 2019)

Câu 1. (0,5 điểm) Xác định và gọi tên một thành phần biệt lập có trong đoạn trích. 

Câu 2. (0,5 điểm) Chỉ ra hai phép liên kết hình thức được sử dụng trong đoạn trích. 

Câu 3. (1,0 điểm) Xác định và nêu tác dụng của một phép tu từ được sử dụng trong câu: Đừng chat, đừng email, đừng post lên Facebook, hãy chạy đến gặp nhau, hay ít nhất, hãy nhấc điện thoại lên, thậm chí chỉ để gọi nhau một tiếng “…ơi” dịu dàng!

Câu 4. (1,0 điểm) Em có đồng tình với ý kiến: Chúng ta gặp nhau qua YM, tin nhắn, chúng ta đọc blog hay những câu status trên Facebook của nhau mỗi ngày là đã biết hết, hiểu hết về nhau mà không cần thốt nên lời? Vì sao?

1
13 tháng 5 2022

1. tp biệt lập: có phải => tp tình thái

2. phép lặp: nói

phép nối: và

3. phép điệp: đừng

=> tác dụng: liệt kê những việc không nên làm

4. không đồng ý vì chúng ta tiếp xúc với nhau gián tiếp sẽ không thể hiểu được hết những cảm xúc, tâm trạng của đối phương (hs chú ý diễn giải cụ thể hơn)