K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

18 tháng 9 2023

Dân tộc Việt Nam vốn giàu truyền thống văn hóa. Điều đó được thể hiện qua nhiều phương diện khác nhau. Một trong số đó có thể kể đến các trò chơi dân gian.

Bịt mắt bắt dê là một trò chơi đã xuất hiện từ lâu. Trong những bức tranh xưa, chúng ta đã thấy được hình ảnh cô bé, cậu bé đang trò này. Đây là một trò chơi mang tính tập thể cao, với sự tham gia của nhiều người chơi. Cách gọi “bắt dê” cũng có ý nghĩa riêng. Loài dê có bản tính hiền lành, nhút nhát nhưng khá linh hoạt và rất thích vận động. Vì vậy, người bắt được dê cần có sự nhanh nhẹn, tinh ý và chiến thuật. Mở mắt để bắt dê đã khó, bịt mắt để bắt được dê lại càng khó khăn hơn.

Trò chơi này thường được chơi ở những nơi rộng rãi, ví dụ như sân trường, công viên… Những người chơi sẽ nắm tay nhau để tạo ra một vòng tròn. Tất cả những người chơi sẽ oẳn tù xì để quyết định xem ai là người làm. Người thua sẽ phải bịt mắt lại bằng một chiếc khăn để không nhìn thấy. Những người còn lại đứng thành vòng tròn quanh người bị bịt mắt. Mọi người chạy xung quanh người bị bịt mắt đến khi nào người đó hô “đứng lại” thì họ phải đứng lại, không được di chuyển nữa. Nếu người làm bắt được “dê” và đoán đúng tên thì người đó sẽ phải ra “bắt dê”.

Bịt mắt bắt dê là trò chơi giúp rèn luyện phản xạ, cũng như sự nhanh nhẹn của người chơi. Không chỉ vậy, trò chơi này còn giúp gắn kết mọi người với nhau.

11 tháng 4 2018

CA HUẾ SÂU SẮC THẤM THÍA VỀ TÌNH CẢM , PHONG PHÚ VỀ NÀN ĐIỆU MANG ĐẬM BẢN SẮC TÂM HỒN .NÓ LÀ CÁI NÔI CỦA DÂN CA VIỆT NAM . CA HUẾ ĐƯỢC HÌNH THÀNH TỪ DÒNG CA NHẠC DÂN GIAN VÀ CA NHẠC CUNG ĐÌNH NHÃ NHẶN TRANG TRỌNG VÀ UY NGHI LÀ SỰ KẾT HỢP HÀI HÒA .

3 tháng 4 2022

khó thế

22 tháng 3 2017

1.

Ca Huế trên sông Hươnglà một bài tùy bút đặc sắc, giàu chất thơ của Hà Ánh Minh đã đăng trên báo Người Hà Nội. Bài tùy bút đã ngợi ca vẻ đẹp phong phú, đặc sắc, độc đáo của những điệu hò, bài lí, những bài dân ca Huế, những khúc nhạc, những tiếng đàn réo rắt du dương đầy sức quyến rũ, thể hiện một cách tuyệt đẹp tâm hồn con người Huế xưa và nay.

Hà Ánh Minh cho biết “xứ Huế nổi tiếng với các điệu hò” như: chèo cạn, bài thai, hò đưa linh, hò giã gạo, hò mái nhì, hò mái đẩy, ru em, giã điệp, giã vôi, bài chòi, bài tiệm, nàng vung... Bà con xứ Huế cất tiếng hò trong lao động sản xuất, hay trong mọi sinh hoạt đồng quê, “hò khi đánhcá trên sông ngòi, biền cả, hò lúc cày cấy, gặt hái, trồng cây, chăn tằm”... Hò xứ Huế, ý tình “trọn vẹn”, từ ngữ địa phương được dùng “nhuần nhuyễn”, ngôn ngữ diễn tả “thật tài ba-phong phú”. Giọng điệu cũng muôn màu muôn vẻ: hồ đưa kinh (tông tiễn linh hồn) thì “buồn bã”; chèo cạn, hò giã gạo, hò mái nhì, mái đẩy, bài chòi... thì “náo nức, nồng hậu tình người". Các điệu hò lơ, hò xay lúa, hò nện... “thể hiện lòng khát khao, nỗi mong chờ hoài vọng thiết tha của tâm hồn Huế”. Dân ca Huế còn nổi tiếng với các điệu lí rất tình tứ, dịu ngọt như: lí con sáo, lí hoài xuân, lí hoài nam...

Thú nghe ca Huế tao nhã, đầy sức quyến rũ. Ca Huế là sự kết hợp hài hòa giữa dòng ca nhạc dân gian đậm đà, đắm say và ca nhạc cung đình, nhã nhạc “trang trọng uy nghi". Ca Huế rất phong phú, thể hiện theo hai dòng lớn: điệu Bắc và điệu Nam với trên 60 tác phẩm thanh nhạc và khí nhạc.

Điệu Nam như nam ai, nam bình, quả phụ, nam xuân, tương tư khúc, hành vân... thì “buồn man mác, thương cảm, bi ai, vương vấn”.

Ca Huế rất phong phú, đa dạng, biến hóa về âm hưởng, thể điệu và lời ca. Âm hưởng các bản nhạc điệu Bắc pha phách điệu Nam thì “không vui, không buồn” như “tứ đại cảnh”. Thể hiện ca Huế có “sôi nổi, tươi vui, có buồn cảm, bâng khuâng, có tiếc thương ai oán”. Lời ca thì trăm màu trăm vẻ: “thong thả, trang trọng, trong sáng gợi lên tình người, tình đất nước, trai hiền, gái lịch”:

Ca Huế rất hấp dẫn đối với du khách vì không gian trình diễn là trên một con thuyền rộng to và dài, đầu rồng như muốn bay lên; sàn gỗ bào nhẵn, mui vòm trang trí lộng lẫy. Đêm xuống, màn sương dày lên. Trăng lên. Gió mơn man dìu dịu. Dòng sông Hương gợn sóng. Con thuyền bồng bềnh. Những đêm ca Huế tuyệt vời như vậy.

Dàn nhạc dân tộc trong đêm ca Huế có đàn tranh, đàn nguyệt, tì bà, nhi, đàn tam, đàn bầu, sáo, cặp sanh để gõ nhịp, có đủ mặt anh tài tham gia.

Các ca công rất trẻ, nam với áo dài the, quần thụng, khăn xếp; nữ rất xinh đẹp, mặc áo dài, khăn dóng, duyên dáng. Nghệ thuật biểu diễn vô cùng điêu luyện, đủ các ngón đàn trau chuốt như: ngón nhấn, mổ, vỗ, vả, ngón bấm, day, chớp, búng, ngón phi, ngón rãi..., nghe rất du dương, trầm bổng, réo rắt, lúc khoan lúc nhặt “làm nên tiết tấu xao động tận đáy hồn người”.

Hòa cùng tiếng đàn, nhịp phách là “sóng vỗ ru mạn thuyền”, là tiếng gà gáy bên làng Thọ Xương, tiếng chuông chùa Thiên Mụ gọi năm canh... Đêm đã khuya, chùa Thiên Mụ mờ ảo, ngọn tháp Phước Duyên dát vàng... Khung cảnh ấy thật huyền ảo, thơ mộng. Giữa không gian ấy lúc đêm đã về khuya, các ca nhi đẹp như những nàng tiên cất lên những điệu Nam “nghe buồn man mác, thương cảm, bi ai, vương vấn”.

Đúng như tác giả đã nói: “Thú nghe ca Huế tao nhã, đầy sức quyến rũ”. Gà gáy đã sang canh mà trong khoang thuyền “vẫn đầy ắp lời ca, tiếng nhạc”.

Hà Ánh Minh, một lữ khách thích giang hồ, lần đầu được thưởng thức một đêm ca Huế trên sông Hương không bao giờ có thể quên. Lúc bước xuống thuyền rồng “với hồn thơ lai láng, tình người nồng hậu”. Lúc nằm trên dòng Hương thơ mộng để nghe ca Huế “với tâm trạng chờ đợi rộn lòng”. Say đắm trong lời ca tiếng nhạc du dương, tác giả cảm thấy: “Không gian như lắng đọng. Thời gian như ngừng trôi”. Ca Huế, chính là nội tâm con gái Huế “thật phong phú và âm thầm, kín đáo và sâu thẳm”. Nhận xét ấy rất xác đáng, rất phong tình và tài hoa. Câu văn như rung động, cảm xúc dồn nén lại, lắng đọng và bâng khuâng.

Trong chúng ta, ai đã được tham dự, được thưởng thức một đêm ca Huế trên sông Hương? Và những ai trong chúng ta đã có ít nhiều hiểu biết về dân ca Huế và tâm hồn Huế?

Huế đẹp và thơ. Cảnh sắc thiên nhiên đẹp. Nhất là sông Hương - bài thơ trữ tình của cô' đô Huế. Những câu hò, những bài ca Huế với tiếng đàn tranh, đàn tam huyền diệu... mãi mãi in sâu vào tâm hồn người gần xa..

Qua bài tùy bút Ca Huế trên sông Hương, Hà Ánh Minh dành những lời đẹp nhất, hay nhất ngợi ca một thú chơitao nhã của con người núi Ngự sông Hương đã bao đời nay. Hò Huế, ca Huế và những tiếng đàn réo rắt du dương trong những đêm trăng ca Huế trên sông Hương là một nét đẹp của miền văn hóa Huế rất đáng trân trọng và tự hào.

Hà Ánh Minh với cảm xúc “hồn thơ lai láng" của một lữ khách đã giới thiệu cho ta biết các điệu hò, bài ca Huế, hình ảnh các nhạc công và các ca nhi tài hoa, điệu nghệ, cách trình diễn những đêm ca Huế trên sông Hương. Câu văn của Hà Ánh Minh rất giàu chất thơ khi viết về thiên nhiên, gió, trăng, sóng, con thuyền, chùa Thiên Mụ, tháp Phước Duyên... cảnh và tình, không gian nghệ thuật, thời gian nghệ thuật và tâm trạng nghệ thuật đồng hiện. Câu hát, lời ca và tiếng đàn du dương hòa quyện, được nói đến với bao cảm xúc dạt dào.

2.

Với cách kết hơp tài tình giữa phép tương phản và tâng cấp, Phạm Duy Tốn đã thể hiện rõ thái độ vô trách nhiệm, bàn quan của tên quan phụ mẫu trong tác phẩm "Sống chết mặc bay" - một tên "lòng lang dạ sói". Hãy thử tưởng tượng mà xem, khi lũ con dân của mình đang "chân lấm tay bùng, trăm lo nghìn sợ, đêm thân yếu hèn mà đối với sức mưa to nước lớn, để bảo thủ lấy tính mạng gia tài" thì quan phụ mẫu lại đang say sưa trong ván bài. Với hắn, có lẽ những ván bài đỏ đen còn quan trọng gấp vạn lần tính mạng con dân. Ôi thôi, liệu cái ván bài đó có đáng để hi sinh hơn mấy trăm mạng ngươi chứ! Thật là một tên vô lại! Mà ấy còn chưa hết, thậm chí khi "đứa con" của ngài chạy vào nói:"Bẩm...quan lớn...đê vỡ mất rồi!", hắn còn quát vào mặt, đe doạ: "....Đê vỡ rồi, thời ông cách cổ chúng , thời ông bỏ tù *********! Có biết không?..." rồi đuổi ra. Thật đúng là kẻ vô lương tâm, độc ác! Liệu cái xã hội có đầy rẫy nhưng kẻ như vậy sẽ ra sao đây! Phải nói rằng, tác phẩm "Sống chết mặc bay" quả là một tác phẩm tuyệt vời!

Đoạn văn sau có những câu nào là trích dẫn trực tiếp và gián tiếp ?(1) Mỗi lần bạn bè hỏi thăm về xứ Huế, tôi thường trả lời vui bằng một câu thơ của thi sĩ Bùi Giáng : "Dạ thưa xứ Huế bây giờVẫn còn núi Ngự bên bờ sông Hương"(2) Cứ tưởng là đùa chơi, hóa ra câu thơ còn nhắc đến một sự bất biến của xứ Huế, khi mà nói núi Ngự sông Hương từ bao giờ đã trở thành biểu...
Đọc tiếp

Đoạn văn sau có những câu nào là trích dẫn trực tiếp và gián tiếp ?

(1) Mỗi lần bạn bè hỏi thăm về xứ Huế, tôi thường trả lời vui bằng một câu thơ của thi sĩ Bùi Giáng : 

"Dạ thưa xứ Huế bây giờ

Vẫn còn núi Ngự bên bờ sông Hương"

(2) Cứ tưởng là đùa chơi, hóa ra câu thơ còn nhắc đến một sự bất biến của xứ Huế, khi mà nói núi Ngự sông Hương từ bao giờ đã trở thành biểu tượng của xứ này. (3) Nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường cũng đã từng lo sợ một ngày nào đó "Huế không còn sông Hương thì liệu còn ai buồn nhắc tới Huế nữa không". (4) Còn nhà thơ Huy Tập thì xa xăm rằng : Nếu như chẳng có sông Hương - Câu thơ xứ Huế giữa đường đánh rơi. (5)Vâng, con sông, ngọn núi là chỗ tựa, đồng thời cũng là cội nguồn để tạo ra hương sắc của cả một vùng đất và cao hơn là bản sắc văn hóa của vùng đất ấy.

A. Các câu (1), (2), (3), (4).

B. Các câu (1), (3), (4).

C. Các câu (1), (2), (4).

D. Các câu (5), (4), (3).

1
17 tháng 7 2018

Chọn đáp án: B

6 tháng 1

Lễ hội là tín ngưỡng văn hóa của mỗi dân tộc. Hầu như làng, xã nào cũng có lễ hội được tổ chức vào đầu xuân. Mọi người dân Thuận Thành, Bắc Ninh thường có câu ca:

Dù ai buôn đâu, bán đâu

Hễ trông thấy tháp chùa Dâu thì về

Dù ai buôn bán trăm nghề

Nhớ ngày mồng tám thì về hội Dâu.

Câu ca dao như một lời nhắc nhở các tín đồ phật giáo hãy nhớ về hội Dâu được tổ chức vào đầu xuân hàng năm.

Hội Dâu được tổ chức vào mùng 8 tháng 4 âm lịch hàng năm. Chùa Dâu là một ngôi chùa cổ nhất Việt Nam, được xây dựng vào những năm đầu thế kỉ XV. Mặc dù vậy chùa Dâu vẫn giữ được những nét nguyên bản từ khi được xây dựng tới nay. Hàng năm, chùa Dâu thu hút rất nhiều tín đồ đến thắp hương, đặc biệt là vào dịp lễ hội. Vào mỗi dịp lễ hội, người dân háo hức tổ chức sửa sang chùa chiền. Ngay từ chiều mùng 7 đã có lễ rước các bà Dâu, bà Đậu, bà Đàn, bà Keo mà theo truyền thuyết bốn bà được tạc từ một cây dâu, chị cả là bà Dâu nên chùa Dâu được xây dựng lớn nhất. Đặc biệt vào ngày mồng 7, các vãi đến để cúng, quét dọn và làm lễ rửa chùa. Ngày hội chính diễn ra rất sôi động, náo nhiệt. Mọi người đến đây với lòng thành kính, kính mong đức phật ban cho sự an lành, ấm no. Chùa có rất nhiều gian, điện, đặc biệt có pho tượng Kim Đồng - Ngọc Nữ đạt đến chuẩn mực nghệ thuật cao với các tỉ lệ của người thật. Hành lang hai bên có những pho tượng với nhiều tư thế, nét mặt khác nhau. Người ta đến lỗ hội không chỉ để thắp hương, cầu an mà còn để vui chơi, đón không khí ngày xuân. Có rất nhiều trò chơi được tổ chức trong lễ hội như: đu quay, hát quan họ đối đáp, giao duyên giữa các liền anh, liền chị dưới thuyền rồng với những trang phục mớ ba, mớ bảy cổ truyền. Khắp sân chùa là những hàng bán đồ cúng, những nén hương trầm, hay những đồ chơi dân gian cho trẻ em như sáo, trống... hoặc chỉ là những bông lan thơm ngát. Tất cả tạo ra một không khí cộng đồng ấm cúng. Mọi người quên đi sự bận rộn, quên đi sự bon chen, thách thức để nhớ tới đức phật cùng sự thánh thiện, nhớ tới cõi bình an của tâm hồn. Khoảng 7 giờ sáng ngày 8/4, người ta đã nghe thấy tiếng chiêng, tiếng trống và tiếng cúng tế dâng sớ cầu mong bình an, lạy tạ các vị thánh thần, phật pháp của đội tế lễ tứ sắc chùa lập ra. Đặc biệt, ở lễ hội Dâu thờ Tứ Pháp là Pháp Vân (bà Dâu), Pháp Vũ, Pháp Điện, Pháp Lôi.

Sau khi các cụ làm lễ xong, đoàn rước từ chùa Tổ bắt đầu quay về, hàng đoàn người kéo nhau đi theo hộ tống. Người đi đầu cầm bình nước, người thứ hai dâng hương, tiếp đó là đoàn kiệu được những trai tráng của lồng khiêng. Họ mặc những trang phục như quân tốt đỏ thời xưa, theo sau là các bà mặc áo nâu đội sớ. Người cầm nước vừa đi vừa cầm cành trúc vẩy nước vào những người xung quanh như ban sự may mắn cho mọi người. Người ta quan niệm rằng ai được vẩy nước vào sẽ may mắn, được Phật ban phước quanh năm và được Phật phù hộ, bảo vệ. Khi hội tan, mọi người về rồi thắp hương ở ngoài sân thờ nhớ lời hẹn gặp năm sau. Nhưng lạ lùng hơn hầu như năm nào sau hội trời cũng mưa và người dân cho đấy là lễ tẩy chùa, ở một khía cạnh nào đó thì đây được coi như một điều linh nghiệm huyền bí.

Lễ hội thể hiện trình độ tổ chức cao, sự kết hợp giữa làng xã và ý thức cộng đồng, cuốn hút khách thập phương với những nét nghệ thuật, văn hóa đặc sắc, phong phú. Đối với Bắc Ninh, cái nôi của Phật giáo thì đây là dịp thể hiện sự tài hoa, tinh tế, lịch lãm trong văn hóa ứng xử, giao tiếp. Là một người con của Bắc Ninh, em cảm thấy tự hào về truyền thống của quê hương mình và em sẽ luôn có ý thức bảo vệ và gìn giữ những nét văn hóa ấy, đặc biệt là những lễ hội truyền thống mang đậm nét văn hóa dân tộc vào những ngày đầu xuân.

2 tháng 5 2021

Qua bài viết, tác giả đã thể hiện sự hiểu biết sâu sắc về ca Huế và bày tỏ tình cảm yêu mến, trân trọng dành cho ca Huế:Xứ Huế vốn nổi tiếng với các điệu hò, hò khi đánh cá trên sông ngòi, biển cả, hò lúc cấy cày, gặt hái, trồng cây, chăn tằm. Mỗi câu hò Huế dù ngắn hay dài đều sược gửi gắm ra một ý tình trọn vẹn. Từ ngữ địa phương được dùng nhuần nhuyễn và phổ biến, nhất là trong các câu hò đối đáp tri thức, ngôn ngữ được thể hiện thật tài ba phong phú.Cách giới thiệu kết hợp thật tự nhiên giữa nghệ thuật miêu tả và biểu cảm. Những hình ảnh chân thực, những nét chấm phá giàu khả năng gợi tả đã góp phần làm nổi bật bức tranh sinh hoạt văn hóa đặc sắc của con người xứ Huế. Ca Huế là sự giao hòa giữa dòng nhạc cung đình sang trọng, thanh nhã và dòng nhạc dân gian hồn nhiên, duyên dáng. Sự giao hòa đó thể hiện ở nội dung và hình thức, trong cách biểu diễn của ca nhi, nhạc công và trang phục..Tác giả miêu tả khung cảnh tuyệt vời của một đêm ca Huế trên sông Hương. Phông màn là thiên nhiên với bầu trời lồng lộng, với sông nước huyền ảo và thơ mộng. Ánh sáng là ánh trăng dát vàng trên mặt sông. Cảnh vật lung linh, hư ảo: Đêm Thành phố lên đèn như sao sa. Màn sương dày dần lên, cảnh vật mờ đi trong một màu trắng đục. Tôi như một lữ khách thích giang hồ với hồn thơ lai láng, tình người nồng hậu bước xuống một con thuyền rồng, có lẽ thuyền này xưa kia chỉ dành cho vua chúa. Trước mũi thuyền là một không gian rộng thoáng để vua hóng mát ngắm trăng, giữa là một sàn gỗ bào nhẵn có mui vòm được trang trí lộng lẫy, xung quanh thuyền có hình rồng và trước mũi là một đầu rồng như muốn bay lên. Đọc những dòng này, chúng ta có cảm giác như người trong cuộc, đang cùng tác giả lênh đênh trên con thuyền lững lờ trôi giữa dòng Hương Giang êm đềm, thả hồn theo những lời ca mênh mang hòa trong tiếng đàn réo rắt, du dương và tiếng sóng vỗ nhẹ nhàng

3 tháng 5 2016
ài 28 Ca Huế trên sông Hương
Chào mừng các em học sinh đến với giờ học Ngữ vănKiểm tra bài cũQua truyện ngắn “ Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu” em có nhận xét gì về tính cách của hai nhân vật chính? -Va- ren: là một kẻ bất lương, giả dối, bịp bợm một cách trắng trợn.- Phan Bội Châu: là một con người có bản lĩnh kiên cường, bất khuất trước kẻ thù. (Thể hiện qua thái độ im lặng, phớt lờ, khinh bỉ.)Những hình ảnh, lời dân ca các em vừa xem và nghe thuộc địa danh nào? Em hiểu gì về địa danh ấy? Van b?n:CA HUẾ TRÊN SÔNG HƯƠNG Theo H? ?nh Minh (B?o Ngu?i H? N?i)Ca Huế trên sông Hương (Hà Ánh Minh)I. Giới thiệu chung:1. Tác giả:Em biết gì về tác giả Hà Ánh Minh?Hà Ánh Minh là một nhà báo.2. :Tác phẩm:Các em hãy cho biết xuất xứ của văn bản?- Xuất xứ: được đăng trên báo “ Người Hà Nội”. Theo các em văn bản này thuộc thể loại gì?Em biết gì về thể loại này?- Thể loại: Bút kí: Thể loại văn học ghi chép lại con người và sự việc mà nhà văn đã tìm hiểu, nghiên cứu cùng với những cảm nghĩ của mình nhằm thể hiện một tư tưởng nào đó.Nội dung mà tác giả nghiên cứu, tìm hiểu và nói đến trong văn bản này là gì?Em biết gì về ca Huế?=> Ca Huế: dân ca Huế nói riêng và vùng Thừa Thiên nói chung. Ca Huế ở đây chỉ một sinh hoạt văn hóa của cố đô Huế: nguời nghe và người hát cùng ngồi trên thuyền đi trên sông Hương; ca Huế diễn ra vào ban đêm và hát chủ yếu các làn điệu dân ca Huế.- Ca Huế: một trong những di sản văn hóa đáng tự hào của người dân xứ Huế.Với nội dung trên, văn bản này thuộc kiểu văn bản gì?Kiểu văn bản nhật dụngPhương thức biểu đạt của văn bản là gì?- Phương thức biểu đạt: thuyết minh kết hợp miêu tả, biểu cảm.Ca Huế trên sông Hương (Hà Ánh Minh)I. Giới thiệu chung:1. Tác giả:2. :Tác phẩm:II. Đọc- hiểu văn bản:1. Đọc : Theo các em, chúng ta cần đọc văn bản này bằng giọng như thế nào?Giọng to, rõ ràng, chú ý các dấu câu, giọng vui tươi, thể hiện sự tự hào đối với sự phong phú , đa dạng, độc đáo của ca Huế.Các em hãy cho biết bố cục của văn bản?Bố cục: Ba phần: Phần 1:Từ đầu … “ Lý hoài Nam” => Giới thiệu về ca Huế. Phần 2: tiếp theo … “xao động tận đáy hồn người” => Đặc sắc của ca Huế trên sông Hương. Phần 3:Còn lại => Nguồn gốc của ca Huế.2. Bố cục: 3 phần. 3. Hiểu văn bản: a) Giới thiệu chung về ca Huế.Em hãy cho biết, trong đoạn văn này, tác giả đã giới thiệu cho chúng ta biết điều gì về ca Huế? Ca Huế có nhiều làn điệu:Các em hãy thảo luận nhóm nhỏ trong 3 phút để hoàn thành bài tập ở bảng sau đây?Qua tìm hiểu các em có nhận xét gì về ca Huế?Chèo cạn, bài thai, các điệu lí, các điệu hò, các điệu Nam, . . . với đặc điểm riêng của từng làn điệu.Khi nói về các làn điệu ca Huế với đặc sắc của từng làn điệu, tác giả dùng nghệ thuật gì?(Liệt kê kết hợp bình luận, giải thích).Qua tìm hiểu các em có nhận xét gì về ca Huế?=> Ca Huế phong phú về làn điệu thể hiện đời sống nội tâm của của con người.Các làn điệu ca HuếCác làn điệu ca HuếCa Huế trên sông Hương (Hà Ánh Minh)I. Giới thiệu chung:1. Tác giả:2. :Tác phẩm:II. Đọc- hiểu văn bản:1. Đọc : 2. Bố cục: 3 phần. 3. Hiểu văn bản: a) Giới thiệu chung về ca Huế. Ca Huế phong phú về làn điệu thể hiện đời sống nội tâm của của con người.b) Đặc sắc của ca Huế trên sông Hương:Thời gian biểu diễn là vào lúc nào?- Thời gian: Từ khi lên đèn kéo dài đến tận gần sáng.Không gian biểu diễn được miêu tả ra sao? Hãy tìm những chi tiết miêu tả không gian trong đêm ca Huế.Thành phố lên đèn như sao sa; màn sương dày dần hẳn lên, cảnh vật mờ đi trong một màu trắng đục. Trăng lên, gió mơn man dìu dịu. Dòng sông trăng gợn sóng. Không gian tĩnh mịch bỗng bừng lên âm thanh của dàn hòa tấu.Em có nhận xét gì về không gian này?- Không gian: huyền ảo, thơ mộng.Nơi biểu diễn có gì đặc biệt và độc đáo?- Địa điểm: Trên một con thuyền rồng bồng bềnh trên sông Hương – một sân khấu chuyển động.Nếu xem con thuyền ấy là một sân khấu, thì ngoài sự đặc biệt ở sự chuyển động trên dòng sông Hương mà còn đặc biệt hơn các sân khấu khác ở chỗ nào nữa? (Chú ý vị trí của người biểu diễn và người thưởng thức).Người biểu diễn ở đây là những ai?Có những nhạc cụ nào?Ca Huế trên sông Hương (Hà Ánh Minh)I. Giới thiệu chung:1. Tác giả:2. :Tác phẩm:II. Đọc- hiểu văn bản:1. Đọc : 2. Bố cục: 3 phần. 3. Hiểu văn bản: a) Giới thiệu chung về ca Huế. Ca Huế phong phú về làn điệu thể hiện đời sống nội tâm của của con người.b) Đặc sắc của ca Huế trên sông Hương:- Thời gian: Từ khi lên đèn kéo dài đến tận gần sáng.- Không gian: huyền ảo, thơ mộng.- Địa điểm: Trên một con thuyền rồng bồng bềnh trên sông Hương – một sân khấu chuyển động.Em có nhận xét gì về các nhạc cụ được các ca công sử dụng trong đêm ca Huế?- Nhạc cụ: Vô cùng phong phú.Trở lại các nhạc công và ca công, em thấy các ca công và nhạc công được miêu tả như thế nào? Các ca công còn rất trẻ, nam mặc áo dài the, quần thụng, đầu đội khăn xếp, nữ mặc áo dài, đội mấn duyên dáng.- Các nhạc công dùng các ngón đàn trau chuốt lúc khoan lúc nhặt làm nên những tiết tấu xao động tận đáy hồn người.Qua đây, các em có cảm nhận gì về người biểu diễn?- Người biểu diễn: Ca công và nhạc công: trẻ, đẹp, duyên dáng, tài ba, điêu luyện.Người thưởng thức ở đây thưởng thức như thế nào, trong tâm trạng và cảm xúc ra sao?- Cách thưởng thức: Đêm nằm trên dòng Hương thơ mộng để nghe ca Huế với tâm trạng chờ đợi rộn lòng.Khi nói về các ca công, nhạc công, nói về các nhạc cụ, cách thưởng thức, . . . Tác giả sử dụng nghệ thuật gì?(Liệt kê kết hợp miêu tả, biểu cảm)Cách kết hợp các yếu tố này cho ta thấy được ca Huế là một loại hình nghệ thuật như thế nào?=> Ca Huế là một hình thức sinh hoạt văn hóa truyền thống vô cùng độc đáo và tao nhã.Ca Huế trên sông Hương (Hà Ánh Minh)I. Giới thiệu chung:1. Tác giả:2. :Tác phẩm:II. Đọc- hiểu văn bản:1. Đọc : 2. Bố cục: 3 phần. 3. Hiểu văn bản: a) Giới thiệu chung về ca Huế. Ca Huế phong phú về làn điệu thể hiện đời sống nội tâm của của con người.b) Đặc sắc của ca Huế trên sông Hương:- Thời gian: Từ khi lên đèn kéo dài đến tận gần sáng.- Không gian: huyền ảo, thơ mộng.- Địa điểm: Trên một con thuyền rồng bồng bềnh trên sông Hương – một sân khấu chuyển động.- Nhạc cụ: Vô cùng phong phú.- Người biểu diễn: Ca công và nhạc công: trẻ, đẹp, duyên dáng, tài ba, điêu luyện.- Cách thưởng thức: Đêm nằm trên dòng Hương thơ mộng để nghe ca Huế với tâm trạng chờ đợi rộn lòng.(Liệt kê kết hợp miêu tả, biểu cảm)=> Ca Huế là một hình thức sinh hoạt văn hóa truyền thống vô cùng độc đáo và tao nhã .c) Nguồn gốc của ca Huế:Ca Huế được hình thành từ đâu? Bắt nguồn từ nhạc dân gian và nhã nhạc cung đình Huế. Nhạc dân gian là gì? Nhạc cung đình, nhã nhạc là gì?Chính từ nguồn gốc này đã tạo nên âm hưởng của các làn điệu ca Huế, đó là âm hưởng như thế nào?=> Vừa sôi nổi vui tươi, vừa trang trong uy nghi. Nhạc dân gian là các làn điệu dân ca, những điệu hò thường sôi nổi, lạc quan. Nhạc cung đình, nhã nhạc: Nhạc dùng trong các buổi lễ trang nghiêm, nơi tôn miếu, triều đình thời phong kiến, thường có sắc thái trang nghiêm, uy nghi.Ca Huế trên sông Hương (Hà Ánh Minh)I. Giới thiệu chung:1. Tác giả:2. :Tác phẩm:II. Đọc- hiểu văn bản:1. Đọc : 2. Bố cục: 3 phần. 3. Hiểu văn bản: a) Giới thiệu chung về ca Huế. Ca Huế phong phú về làn điệu thể hiện đời sống nội tâm của của con người.b) Đặc sắc của ca Huế trên sông Hương: Bắt nguồn từ nhạc dân gian và nhã nhạc cung đình Huế. Ca Huế là một hình thức sinh hoạt văn hóa truyền thống vô cùng độc đáo và tao nhã .c) Nguồn gốc của ca Huế:III. Tổng kết:Những nghệ thuật này đã cho ta hiểu được gì về Huế và ca Huế?1. Nghệ thuật: Ngôn ngữ giàu hình ảnh, giàu sức biểu cảm, thấm đẫm chất thơ. Miêu tả âm thanh, cảnh vật, con người sinh động.Qua tìm hiểu, các em hãy khái quát những đặc sắc của văn bản?2. Nội dung: Văn bản cho ta thấy Ca Huế là một hình thức sinh hoạt văn hóa âm nhạc thanh lịch và tao nhã; một sản phẩm văn hóa phi vật thể đáng trân trọng cần được bảo tồn và phát triển.IV. Luyện tập:Địa phương em có những làn điệu dân ca nào? Hãy kể tên (và thể trình bày) một vài làn điệu mà em biết.Như vậy, theo em, văn bản có ý nghĩa gì?3. Ý nghĩa: Văn bản thể hiện lòng yêu mến, niềm tự hào đối với di sản văn hóa độc đáo của Huế- một di sản văn hóa của dân tộc. CỦNG CỐTrả lời câu hỏi bằng cách chọn câu trả lời đúng nhất.1. Dòng nào nói đúng nhất những nội dung mà văn bản Ca Huế trên sông Hương muốn đề cập đến?A. Vẻ đẹp của cảnh ca Huế trong đêm trăng thơ mộngB. Nguồn gốc của một làn điệu ca Huế.C. Sự phong phú, đa dạng của các làn điệu ca HuếD. Cả ba nội dung trên.D. Cả ba nội dung trên.2. Nguyên nhân nào tạo nên nét độc đáo của ca Huế?A. Du khách được ngồi trên thuyền rồng.B.Quang cảnh sông nước đẹp, huyền ảo, thơ mộng.C. Những làn điệu ca Huế phong phú đa dạng, giàu cảm xúc.D. Cả ba nội dung trên.D. Cả ba nội dung trên3. Vì sao nói ca Huế vừa sôi nổi, tươi vui, vừa trang trọng, vừa uy nghi?A. Do ca Huế bắt nguồn từ nhạc dân gian.B. Do ca Huế bắt nguồn từ nhạc thính phòng.C. Do ca Huế bắt nguồn từ nhạc dân gian và nhạc cung đình.D. Do ca Huế bắt nguồn từ nhạc cung đình.C. Do ca Huế bắt nguồn từ nhạc dân gian và nhạc cung đình.HƯỚNG DẪN VỀ NHÀHọc thuộc bài giảng.Sưu tầm thêm tranh ảnh về Huế.Soạn bài Liệt kê theo hệ thống câu hỏi SGK Tiết học đến đây là kết thúc, chúc các em học tốt 
16 tháng 4 2018

dài quá nhưng cũng hay