Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi
… “Chúng ta phải tôn trọng và giữ gìn quốc ca, phải hiểu đúng sứ mệnh lịch sử của nó, chúng ta tin giai điệu của quốc ca sẽ mãi đi cùng “nước non Việt Nam ta vững bền”.
Hát quốc ca như thế nào cũng cần phải chấn chỉnh, không thể hát khoán cho xong chuyện. Một tập thể hát quốc ca không thể hát với đủ các âm vực và bè trầm, bè nổi; người thì hát nhanh, kẻ lại hát chậm như “kéo xe bò”. Rồi thỉnh thoảng lại phô ra một giọng hát sai cả nhạc lẫn lời. Đó chính là thể hiện ý thức của người hát quốc ca. Từ khi bắt đầu học trường tiểu học, ai cũng được học và hát quốc ca mỗi sáng thứ hai chào cờ. Vậy mà vẫn có nhiều người không thuộc hoặc hát sai nhạc, sai lời”...
(Theo https://petrotimes.vn, Đức Toàn, Chào cờ sao không hát quốc ca?)
Câu 1. Xác định ý nghĩa các dấu ngoặc kép được sử dụng trong đoạn trích: “nước non Việt Nam ta vững bền”, “kéo xe bò”.
Câu 2. Phân tích cấu tạo câu: Một tập thể hát quốc ca không thể hát với đủ các âm vực và bè trầm, bè nổi; người thì hát nhanh, kẻ lại hát chậm như “kéo xe bò”.
Câu 3. Chỉ ra quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu trong câu vừa phân tích.
Câu 4. Cho biết thái độ của tác giả thể hiện trong đoạn trích.
Phần
Câu
Nội dung
Điểm
Đọc - hiểu
1
- “nước non Việt Nam ta vững bền”: đánh dấu phần được trích dẫn trực tiếp từ lời bài hát quốc ca.
- “kéo xe bò”: mỉa mai cách hát quốc ca sai nhạc.
0,5
0,5
2
Một tập thể hát quốc ca/ không thể hát với đủ các âm vực và
CN1 VN1
bè trầm, bè nổi; người/ thì hát nhanh,
CN2 VN2
kẻ/ lại hát chậm như “kéo xe bò”.
CN3 VN3
1,0
3
- Vế 1 – 2 – 3: Quan hệ bổ sung.
- Vế 2 – 3: Quan hệ tương phản.
0,5
0,5
4
Thái độ: Trân trọng, tự hào về bài quốc ca và phê phán những người có ý thức kém khi hát quốc ca.
Good job my friend