Câu 2: (10 điểm)
Lưu Quý Kỳ có nói: Nhà thơ gói tâm tình của mình trong thơ. Người đọc mở ra bỗng thấy tâm tình của chính mình.
Hãy làm sáng tỏ ý kiến trên qua một bài thơ đã học trong chương trình Ngữ văn 8
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tham khaỏ nha em:
Mở bài
-Dẫn dắt được vào vấn đề hợp lí.
-Trích dẫn được nội dung cần chứng minh ở đề bài, đánh giá khái quát vấn đề.
Thân bài
a) Giải thích:
-Giải nghĩa từ ngữ: “đọc”(tìm hiểu, suy ngẫm), “câu thơ hay”(có giá trị nội dung, nghệ thuật), “bắt gặp”(phát hiện ra, đồng cảm), “tâm hồn”(con người tinh thần bên trong con người)
-Khái quát ý nghĩa: Câu nói khẳng định: Tìm hiểu thơ, người đọc sẽ thấy được con người bên trong –con người tinh thần của nhà thơ.
-Đọc Bạn đến chơi nhà của Nguyễn Khuyến, ta gặp một con người luôn đề cao và trân trọng tình bạn tri kỉ, một con người có tâm hồn thanh cao, gắn bó với cuộc sống đồng quê, cũng là một con người thâm trầm, hóm hỉnh.
b) Chứng minh vấn đề:
1. Tâm hồn con người trân trọng tình bạn tri kỉ:
-Niềm vui bất ngờ khi có bạn hiền đến thăm khi mình đã từ quan về quê ở ẩn(Phân tích câu 1)
Bài thơ đã khơi dậy trong ta niềm xúc động trước tấm chân tình của nhà thơ Nguyễn Khuyến:
Một chút nhẹ nhàng tự nhiên hóm hỉnh được tác giả mở đầu bằng câu thơ:
Đã bấy lâu nay, bác tới nhà
Câu thơ như một lời chào hồ hởi thân mật vừa bộc lộ nỗi vui bất ngờ vừa tỏ ý trân trọng, quý mến bạn. Đã bấy lâu nay có nghĩa là một thời gian dài, một thời gian nhà thơ không gặp bạn, giờ đây có dịp gặp nhau làm sao mà không xúc động, không vui mừng cho được. Từ lúc cáo quan về vui sống với cảnh điền viên, ông chỉ biết lấy thiên nhiên làm bạn. Trái tim ông gửi trọn cho đất nước quê hương, nên tâm hồn luôn khắc khoải u hoài. Trong những giây phút ấy mà không ai không muốn có một người bạn để tâm sự, để an ủi. Người bạn đó đã đến với ông - Còn nỗi vui mừng nào hơn. Chính nỗi vui mừng, bất chợt mà Nguyễn Khuyên đã thốt ra lời bông đùa với bạn một cách dí dỏm cho thoả lòng trông đợi.
-Tình cảm gắn bó sâu nặng thể hiện trong mong muốn tiếp đãi bạn hiền và lời đùa vui hóm hỉnh (Phân tích 6 câu thơ tiếp theo)
Trẻ thời đi vắng, chợ thời xa/Ao sâu nước cả, khôn chài cá/Vườn rộng rào thưa, khó đuổi gà/Cải chửa ra cây, cà mới nụBầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa/Đầu trò tiếp khách, trầu không có.
Mới nghe qua, ta thấy dường như nhà thơ tỏ ý làm tiếc rằng đã lâu lắm rồi bạn mới tới nhà vậy mà không có một thứ gì để tiếp, bạn để thết đãi bạn cả: chợ thì xa, người nhà trẻ con đều đi vắng cả, ao thì sâu mà nước lớn, nên không chài bắt được cá; vườn rộng thênh thang thì khó mà bắt được gà. Đến một cây cải, mớ cà hoặc một quả bầu, một trái mướp cũng không sẵn; thậm chí một miếng trầu để tiếp khách cũng không có. Tác giả đang phân trần, giải thích sự thiếu sót của mình. Thực ra đây chỉ là cách nói cường điệu như vậy mà đã đùa với bạn, vừa tỏ thái độ nhớ mong chờ đợi bấy lâu mà thôi. Và qua những lời trần tình ấy ta cũng hiểu được cuộc sống của tác giả ở làng quê: đạm bạc, giản dị, luôn gắn bó với nông thôn.
-Lời khẳng định tình bạn tri kỉ vượt qua mọi thứ vật chất tầm thường (Câu cuối)
Bác đến chơi đây, ta với ta...
Câu thơ bộc lộ thật rõ nét tình cảm chân thành của tác giả đối với bạn. Đó là một tình cảm thiêng liêng cao quý. Quan hệ bạn bè ở đây được xây dựng trên cơ sở vững chắc là tình cảm yêu thương chân thật không màng đến vật chất. Bác đến chơi đây không có gì cả, chỉ có ta với ta khiến ta nhớ đến câu kết trong bài Qua đèo Ngang của bà Huyện Thanh Quan khi đứng trước cảnh đèo ngang hoang vắng cô liêu, đang mang nặng một nỗi u buồn, niềm suy tư khôn cả, không thể tâm sự cùng ai, nên bà tự quay về với lòng mình “ta với ta”. Còn “ ta với ta” mà nhà thơ Nguyễn Khuyến sử dụng nhằm chỉ nhà thơ và người bạn tuy hai mà một, tuy một mà hai, nó gắn bó quyện chặt vào nhau, không gì chia cắt được. Ở đây chỉ có ta với ta nhưng lại có tất cả. Bởi vì tình bạn giữa ta với ta mới là cao quý, nó không đòi hỏi bất kì một điều kiện vật chất nào cả, thậm chí cả một miếng trầu làm đầu câu chuyện để tiếp bác cũng không. Qua đó ta mới thấy nghệ thuật trào lộng của Nguyễn Khuyến thật là hóm hỉnh nhẹ nhàng mà tế nhị sâu sắc.
2. Tâm hồn một con người có nếp sống thanh cao, gắn bó với lao động, với đồng quê:
-Từ quan về quê sống cuộc sống giản dị, thanh bần.
-Giới thiệu với bạn về những thứ cây nhà lá vườn do tự tay mình làm ra...
-Dùng ngôn ngữ bình dân chửa ra cây, vừa rụng rốn....,
3. Tâm hồn của một bậc cao nhân, vừa đùa vui hóm hỉnh, vừa thâm trầm sâu xa:
-Sau lời chào là những câu thơ ẩn chứa nụ cười hóm hỉnh, tất cả đều có nhưng lại chẳng có thứ gì để có thể thết đãi bạn quý... Cả miếng trầu cũng không có.
-Bài thơ mang ý nghĩa sâu sắc về một tình bạn cao đẹp, vượt qua tất cả hoàn cảnh, thời gian, địa lí, vượt qua mọi thứ vật chất tầm thường... Bài thơ thể hiện tài năng của nhà thơ, cũng thể hiện trí tuệ, sự uyên bác của một nhân cách lớn .
c) Đánh giá:
1. Đánh giá về nghệ thuật thể hiện: thể thơ thất ngôn bát cú, ngôn ngữ giản dị nhiều khẩu ngữ, kết cấu độc đáo bất ngờ ở câu kết...
2. Nội dung: Đọc bài thơ ta bắt gặp vẻ đẹp tâm hồn của nhà thơ Nguyễn Khuyến: một con người uyên bác, một nhà thơ lớn, sống thanh cao, giản dị , trọng tình nghĩa. Ông là một tác giả lớn trong nền văn học trung đại Việt Nam.
3. Đánh giá chung về vấn đề cần nghị luận:
-Thơ ca, nghệ thuật là nơi người nghệ sĩ giãi bày tâm tư, cảm xúc, rung động trước cuộc đời.
-Tác phẩm biểu hiện tâm hồn nhà thơ, vẻ đẹp tâm hồn nhà thơ là cội nguồn tạo nên vẻ đẹp, giá trị tác phẩm.
-Đọc thơ hay, gặp gỡ tâm hồn người nghệ sĩ, người đọc thơ được thanh lọc, hoàn thiện tâm hồn mình.
Kết bài:
-Đánh giá khái quát lại vấn đề.
-Bộc lộ tình cảm, suy nghĩ của bản thân về vấn đề vừa làm sáng tỏ
Mở bài -Dẫn dắt được vào vấn đề hợp lí. -Trích dẫn được nội dung cần chứng minh ở đề bài, đánh giá khái quát vấn đề. Thân bài a) Giải thích: -Giải nghĩa từ ngữ: “đọc”(tìm hiểu, suy ngẫm), “câu thơ hay”(có giá trị nội dung, nghệ thuật), “bắt gặp”(phát hiện ra, đồng cảm), “tâm hồn”(con người tinh thần bên trong con người) -Khái quát ý nghĩa: Câu nói khẳng định: Tìm hiểu thơ, người đọc sẽ thấy được con người bên trong –con người tinh thần của nhà thơ. -Đọc Bạn đến chơi nhà của Nguyễn Khuyến, ta gặp một con người luôn đề cao và trân trọng tình bạn tri kỉ, một con người có tâm hồn thanh cao, gắn bó với cuộc sống đồng quê, cũng là một con người thâm trầm, hóm hỉnh. b) Chứng minh vấn đề: 1. Tâm hồn con người trân trọng tình bạn tri kỉ: -Niềm vui bất ngờ khi có bạn hiền đến thăm khi mình đã từ quan về quê ở ẩn(Phân tích câu 1) Bài thơ đã khơi dậy trong ta niềm xúc động trước tấm chân tình của nhà thơ Nguyễn Khuyến: Một chút nhẹ nhàng tự nhiên hóm hỉnh được tác giả mở đầu bằng câu thơ: Đã bấy lâu nay, bác tới nhà Câu thơ như một lời chào hồ hởi thân mật vừa bộc lộ nỗi vui bất ngờ vừa tỏ ý trân trọng, quý mến bạn. Đã bấy lâu nay có nghĩa là một thời gian dài, một thời gian nhà thơ không gặp bạn, giờ đây có dịp gặp nhau làm sao mà không xúc động, không vui mừng cho được. Từ lúc cáo quan về vui sống với cảnh điền viên, ông chỉ biết lấy thiên nhiên làm bạn. Trái tim ông gửi trọn cho đất nước quê hương, nên tâm hồn luôn khắc khoải u hoài. Trong những giây phút ấy mà không ai không muốn có một người bạn để tâm sự, để an ủi. Người bạn đó đã đến với ông - Còn nỗi vui mừng nào hơn. Chính nỗi vui mừng, bất chợt mà Nguyễn Khuyên đã thốt ra lời bông đùa với bạn một cách dí dỏm cho thoả lòng trông đợi. -Tình cảm gắn bó sâu nặng thể hiện trong mong muốn tiếp đãi bạn hiền và lời đùa vui hóm hỉnh (Phân tích 6 câu thơ tiếp theo) Trẻ thời đi vắng, chợ thời xa/Ao sâu nước cả, khôn chài cá/Vườn rộng rào thưa, khó đuổi gà/Cải chửa ra cây, cà mới nụBầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa/Đầu trò tiếp khách, trầu không có. Mới nghe qua, ta thấy dường như nhà thơ tỏ ý làm tiếc rằng đã lâu lắm rồi bạn mới tới nhà vậy mà không có một thứ gì để tiếp, bạn để thết đãi bạn cả: chợ thì xa, người nhà trẻ con đều đi vắng cả, ao thì sâu mà nước lớn, nên không chài bắt được cá; vườn rộng thênh thang thì khó mà bắt được gà. Đến một cây cải, mớ cà hoặc một quả bầu, một trái mướp cũng không sẵn; thậm chí một miếng trầu để tiếp khách cũng không có. Tác giả đang phân trần, giải thích sự thiếu sót của mình. Thực ra đây chỉ là cách nói cường điệu như vậy mà đã đùa với bạn, vừa tỏ thái độ nhớ mong chờ đợi bấy lâu mà thôi. Và qua những lời trần tình ấy ta cũng hiểu được cuộc sống của tác giả ở làng quê: đạm bạc, giản dị, luôn gắn bó với nông thôn. -Lời khẳng định tình bạn tri kỉ vượt qua mọi thứ vật chất tầm thường (Câu cuối) Bác đến chơi đây, ta với ta... Câu thơ bộc lộ thật rõ nét tình cảm chân thành của tác giả đối với bạn. Đó là một tình cảm thiêng liêng cao quý. Quan hệ bạn bè ở đây được xây dựng trên cơ sở vững chắc là tình cảm yêu thương chân thật không màng đến vật chất. Bác đến chơi đây không có gì cả, chỉ có ta với ta khiến ta nhớ đến câu kết trong bài Qua đèo Ngang của bà Huyện Thanh Quan khi đứng trước cảnh đèo ngang hoang vắng cô liêu, đang mang nặng một nỗi u buồn, niềm suy tư khôn cả, không thể tâm sự cùng ai, nên bà tự quay về với lòng mình “ta với ta”. Còn “ ta với ta” mà nhà thơ Nguyễn Khuyến sử dụng nhằm chỉ nhà thơ và người bạn tuy hai mà một, tuy một mà hai, nó gắn bó quyện chặt vào nhau, không gì chia cắt được. Ở đây chỉ có ta với ta nhưng lại có tất cả. Bởi vì tình bạn giữa ta với ta mới là cao quý, nó không đòi hỏi bất kì một điều kiện vật chất nào cả, thậm chí cả một miếng trầu làm đầu câu chuyện để tiếp bác cũng không. Qua đó ta mới thấy nghệ thuật trào lộng của Nguyễn Khuyến thật là hóm hỉnh nhẹ nhàng mà tế nhị sâu sắc. 2. Tâm hồn một con người có nếp sống thanh cao, gắn bó với lao động, với đồng quê: -Từ quan về quê sống cuộc sống giản dị, thanh bần. -Giới thiệu với bạn về những thứ cây nhà lá vườn do tự tay mình làm ra... -Dùng ngôn ngữ bình dân chửa ra cây, vừa rụng rốn...., 3. Tâm hồn của một bậc cao nhân, vừa đùa vui hóm hỉnh, vừa thâm trầm sâu xa: -Sau lời chào là những câu thơ ẩn chứa nụ cười hóm hỉnh, tất cả đều có nhưng lại chẳng có thứ gì để có thể thết đãi bạn quý... Cả miếng trầu cũng không có. -Bài thơ mang ý nghĩa sâu sắc về một tình bạn cao đẹp, vượt qua tất cả hoàn cảnh, thời gian, địa lí, vượt qua mọi thứ vật chất tầm thường... Bài thơ thể hiện tài năng của nhà thơ, cũng thể hiện trí tuệ, sự uyên bác của một nhân cách lớn . c) Đánh giá: 1. Đánh giá về nghệ thuật thể hiện: thể thơ thất ngôn bát cú, ngôn ngữ giản dị nhiều khẩu ngữ, kết cấu độc đáo bất ngờ ở câu kết... 2. Nội dung: Đọc bài thơ ta bắt gặp vẻ đẹp tâm hồn của nhà thơ Nguyễn Khuyến: một con người uyên bác, một nhà thơ lớn, sống thanh cao, giản dị , trọng tình nghĩa. Ông là một tác giả lớn trong nền văn học trung đại Việt Nam. 3. Đánh giá chung về vấn đề cần nghị luận: -Thơ ca, nghệ thuật là nơi người nghệ sĩ giãi bày tâm tư, cảm xúc, rung động trước cuộc đời. -Tác phẩm biểu hiện tâm hồn nhà thơ, vẻ đẹp tâm hồn nhà thơ là cội nguồn tạo nên vẻ đẹp, giá trị tác phẩm. -Đọc thơ hay, gặp gỡ tâm hồn người nghệ sĩ, người đọc thơ được thanh lọc, hoàn thiện tâm hồn mình.
Kết bài: -Đánh giá khái quát lại vấn đề. -Bộc lộ tình cảm, suy nghĩ của bản thân về vấn đề vừa làm sáng tỏ.
Đâu là cầu nối giữa quá khứ và tương lai, đâu là thanh nam châm thu hút mọi thế hệ? Đó chẳng phải là văn học hay sao. Văn học vẫn luôn sống một cuộc đời cao đẹp gắn liền với con người và kết tinh những giọt ngọc của thời đại. Tất cả những giá trị vĩnh cửu đó đã thăng hoa cùng ngòi bút của nhà thơ Nguyễn Khiến ở tác phẩm " Bạn đến chơi nhà" trải qua biết bao nhiêu năm thì bài thơ vẫn còn vấn vương trong trái tim biết bao bạn đọc.
Một nhà văn Pháp đã nói : " Đọc 1 câu thơ hay là ta đã bắt gặp tâm hồn 1 con người" . Quả thực đúng như thế , đọc lên 1 câu thơ: ( e dẫn vào câu thơ nào mà e muốn trong bài nhé) thì ta liền như bắt gặp được ngay tâm hồn của tác giả . Qua câu thơ :(.....) tác giả gần như đã thể hiện ra được những tâm tư , cảm xúc và suy nghĩ trong lòng mình . Câu thơ ấy đã gây vấn vương lên trái tim cảm nhận thành thật của biết bao nhiêu người đọc , đã thể hiện lên sự hòa hợp về tâm hồn của 2 người bạn với nhau. Hơn hết , vật chất không có nhưng tác giả vẫn còn cái tình nghĩa giữa bạn bè với nhau để tiếp đãi bạn mình . Câu thơ cuối và riêng cụm từ “ta với ta” là giá trị tư tưởng của bài thơ, nó khẳng định tình bạn chân thực, tri âm tri kỉ không quan trọng vật chất, lễ nghĩa.Quả thực, tình bạn của Nguyễn Khuyến rất chân thật, rất quan tâm khi nhà thơ biết lo nghĩ mọi thứ, đặc biệt là rất trọng tình cảm bạn bè . Những gì khó nói ra chẳng phải người ta vẫn thường dùng thơ để bày tỏ ra hay sao , bày tỏ ra một tình cảm chôn giấu trong lòng người , dùng thơ để tỏ những tâm ý được giấu dưới sâu đáy tâm can một con người . Ta dùng thơ , ta viết thơ là để bày tỏ những điều thầm lặng nhất , điều cao đẹp ý nghĩa nhất . Chẳng phải mỗi bài thơ đều có một ý nghĩa hay sao , đều có một nội dung sâu sa và một thông điệp đáng nhớ? . Đúng vì thế đọc 1 câu thơ thì chính là ta đã bắt gặp được tâm hồn của 1 con người . 1 câu thơ và tâm hồn 1 con người , 1 thứ là thực 1 thứ là trừu tượng nhưng nó gần như là thể hiện cho nhau .
Mk lập dàn ý , tham khảo nhé !
MB : Trong kho tàng văn học của thế giới , có rất nhiều ý kiến hay và độc đáo . Tiêu biểu là ý kiến :.......
TB : Bạn đến chơi nhà :
- Thông báo về việc bn đến chơi ( tâm trạng ngạc nhiên xen lẫn vui mừng )
“ Đã bấy lâu nay ......”
- Điều kiện gia cảnh của tác giả
- Để cuối cùng , nêu bật lên tình bạn là thứ đáng quý nhất (
“ bác đến chơi ....”
- Khái quát lại
KB : Tóm lược lại tb ( khẳng định ý kiến đúng )
Mở rộng
Lí luận: Vì thơ là cảm xúc, tình cảm nên đọc thơ thấy tình người trong đó.
Xác định tình cảm trong bài thơ Tiếng gà trưa là tình bà cháu.
Phân tích bài thơ để sáng tỏ tình cảm bà cháu.
Luận điểm: Đến với bài thơ "Tiếng gà trưa" tình người mà độc giả thấy ở đây chính là tình cảm bà cháu và tình yêu quê hương đất nước
Luận điểm phụ 1: Trước hết, ta cảm nhận sâu sắc được tình cảm bà cháu nồng nàn trong bài thơ:
-Âm vang quen thuộc khơi gợi tình bà cháu (dẫn chứng - phân tích: khổ 1)
-Tình bà cháu gắn liền với hình ảnh những con gà mái mơ hay mái vàng (dẫn chứng - phân tích: khổ 2) -> Phải yêu bà yêu gia đình quê hương thi sĩ mới có cách nói, cách hình tượng hay đến thế
-Tình bà cháu hiện rõ qua hình ảnh người bà cùng niềm vui của cháu (dẫn chứng - phân tích: khổ 3 - 4 -5 - 7)
Luận điểm phụ 2: Không chỉ vậy, ở đây độc giả còn cảm nhận được tình yêu quê hương đất nước hiện rõ trong đó
Em tham khảo dàn ý:
1. Giải thích:
“Câu thơ hay”: Là sản phẩm lao động sáng tạo của nhà thơ, có khả năng lay động lòng người, có giá trị tinh thần bền vững, có sức sống mãnh liệt trong lòng độc giả, cũng là hình thức tồn tại của những tư tưởng, tình cảm mà nhà thơ muốn gửi gắm. “Đọc”: Là hành động tiếp nhận và thưởng thức của người đọc. “Tình người”: Là nội dung tạo nên giá trị đặc trưng của thơ. => Quan niệm của Tố Hữu đề cập đến giá trị của thơ từ góc độ của người tiếp nhận: Giá trị của thơ là giá trị của những tư tưởng, tình cảm được biểu hiện trong thơ.
2. Lí giải:
Đối tượng của thơ là thế giới tâm hồn, tình cảm của con người. Những cảm xúc,rung động,những suy tư,trăn trở…đều có thể trở thành đối tượng khám phá và thể hiện của thơ. Với người làm thơ, bài thơ là phương tiện biểu đạt tình cảm, tư tưởng. Chỉ có cảm xúc chân thành, mãnh liệt mới là cơ sở cho sự ra đời một tác phẩm nghệ thuật chân chính. Cảm xúc càng mãnh liệt, càng thăng hoa thì thơ càng có nhiều khả năng chinh phục, ám ảnh trái tim người đọc. Với người đọc thơ, đến với bài thơ là để trải nghiệm một tâm trạng, một cảm xúc và kiếm tìm sự tri âm. Do vậy, khi tìm đến một tác phẩm thơ, người đọc quan tâm nhiều tới cảm xúc, tới tình cảm mà nhà thơ kí thác. Tuy nhiên, nói “không thấy câu thơ” không có nghĩa là câu thơ không tồn tại mà hình thức biểu hiện đó đã đồng nhất với nội dung, trở thành dạng tồn tại của nội dung tình cảm.
3. Chứng minh bằng việc phân tích một vài dẫn chứng thơ tiêu biểu trong phong trào Thơ mới
4. Đánh giá, mở rộng:
Ý nghĩa của câu nói đối với người làm thơ? Thơ hay là thơ lay động tâm hồn con người bằng tình cảm song để có thơ hay, người làm thơ bên cạnh sự sâu sắc, mãnh liệt của tình cảm, sự phong phú của cảm xúc cần nghiêm túc, công phu trong lao động nghệ thuật. Đây là hai yếu tố không thể xem nhẹ trong sáng tạo và thưởng thức thơ ca.
Tham khảo:
Cùng với Hồ Xuân Hương, Đoàn Thị Điểm, Bà Huyện Thanh Quan là ba gương mặt nhà thơ nữ nổi tiếng nhất thế kỉ XVIII, nếu như thơ của Hồ Xuân Hương có cái sắc sảo, cá tính thì thơ của Đoàn Thị Điểm lại nhẹ nhàng nhưng vô cùng da diết khi viết về quá khứ huy hoàng đã qua, khi nói về nỗi nhớ nhà, nỗi nhớ quê hương. Bài thơ Qua đèo ngang là tác phẩm nổi tiếng của Bà Huyện Thanh Quan.Bà Huyện Thanh Quan hay viết về thiên nhiên, phần lớn vào lúc xế chiều, gợi lên cảm giác vắng lặng buồn buồn. Cảnh trong thơ bà giống như bức tranh thủy mặc, chấm phá, diễn tả bằng nghệ thuật ước lệ. tả cảnh để gửi gắm tình cảm nhớ thương da diết đối với quá khứ vàng son của một thời đã qua."Bước tới đèo ngang bóng xế tà
Cỏ cây chen đá lá chen hoa"
à ta đã nhận ngay ra một nỗi buồn xa vắng. Câu thơ xuất hiện cụm từ bóng xế tà và sự hiện diện của điệp từ chen cùng cách gieo vần lưng lá, đá đã tạo nên sự cô đơn, tĩnh mịch. Từ tà như diễn tả một khái niệm sắp tàn lụa, biến mất. Yếu tố thời gian làm cho câu thơ thêm phần buồn bã. Ca dao cũng đã có câu:
Vẳng nghe chim vịt kêu chiềuBâng khuâng nhớ mẹ, chín chiều ruột đau
Thế mới biết, những tình cảm cao quý của mỗi người dường như gặp nhau ở một điểm. Đó chính là thời gian. Mà quãng thời gian thích hợp nhất để bộc lộ sự nhớ nhung khắc khoải chính là lúc chiều về. Ở bài thơ Qua đèo Ngang, tác giả bỗng dâng lên cảm xúc man mác khi bà bắt gặp ánh hoàng hôn bao phủ cảnh vật ở Hoành Sơn.
Cảnh vật đã buồn lại trống vắng hơn bởi điệp từ chen ở câu thứ hai. Nó làm cho người đọc thơ bỗng cảm nhận được sự hoang vắng của đèo Ngang lúc chiều tà, bóng xế mặc dù nơi đây rất đẹp: có cỏ cây, đá, lá, hoa. Vì ở đây vắng vẻ quá nên thi sĩ đã phóng tầm mắt để tìm kiếm một chút gì gọi là sự sống linh động. Và kìa, phía xa xa dưới chân đèo xuất hiện hình ảnh:
Lom khom dưới núi tiều vài chúLác đác bên sông, chợ mấy nhà
Câu thơ gợi cho tả hình dung trong ánh hoàng hôn lạnh lẽo, mấy người tiều phu đang đốn củi, mấy quán chợ xiêu xiêu trong gió. Đảo ngữ đưa hai từ láy lom khom, lác đác lên đầu câu đã được tác giả sử dụng như nhấn mạnh thêm sự u hoài ở đây. Nhà thơ đi tìm một sự sống nhưng sự sống đó lại làm cho cảnh vật héo hắt, buồn bã hơn, xa vắng hơn.
Nhớ nước đau lòng con quốc quốc
Thương nhà mỏi miệng cái gia gia"Thời điểm chiều tà với không gian vắng vẻ, u buồn thường gợi nhắc con người ta nhớ về quê hương, đặc biệt là đối với những người xa xứ. Bởi đây chính là thời điểm những người thân trong gia đình đều trở về cùng sum họp dưới mái ấm gia đình. Bởi vậy mà trong không gian chiều tà, tại đèo ngang vắng lặng, hoang sơ, nữ sĩ Bà Huyện Thanh Quan hướng nỗi nhớ của mình đến gia đình, đến quê hương. Đây là tình cảm đầy tha thiết, chân thành của một người con xa quê, bà nhớ nhà, nhớ quê hương. Một nỗi buồn trĩu nặng, khó nguôi ngoai.Cảnh đèo ngang hiện lên với trời, non, nước đã gợi ra không gian mênh mông, bao la bát ngát mà xa lạ:"Dừng chân đứng lại trời non nước
Một mảnh tình riêng ta với ta"Trước không gian mênh mông của đất trời, của thiên nhiên,con người thường cảm nhận được sự rộng lớn, rợn ngợp mà thấu hiểu sâu sắc nỗi cô đơn, sự nhỏ bé của mình. Bà Huyện Thanh Quan cũng vậy, xa quê đi thực hiện nhiệm vụ không tránh khỏi những nỗi cô đơn nơi đất khách quê người. "Dừng chân" gợi ra sự nghỉ ngơi của đôi chân, nhưng lại mở ra sự vận động đầy da diết trong tâm hồn của người thi sĩ, đó chính là nỗi nhớ nhà, nỗi nhớ quê hương. Trong không gian mênh mông, rợn ngợp lại chỉ có một mình nên Bà Huyện Thanh Quan cũng không thể dãi bày tâm sự với ai mà chỉ có thể ôm ấp cho riêng mình "Một mảnh tình riêng ta với ta".Như vậy, bài thơ Qua đèo ngang của Bà Huyện Thanh Quan nổi bật lên với cảm xúc u buồn cùng nỗi nhớ nhà, nhớ quê da diết của nhân vật trữ tình. Nỗi nhớ ấy không chỉ thể hiện tấm lòng yêu thương, tình yêu chân thành đối với quê hương đất nước mà còn thể hiện được tình cảnh lẻ loi, đơn độc của nhân vật này trong không gian hoang vắng, rợn ngợp của đất trời.
d) bài đêm nay Bác ko ngủ của Minh Huệ
em lớp 6 nên chỉ trả lời đc câu d thui hihi! ^^
1. Đoạn văn trên trích trong văn bản " Đức tính giản dị của Bác Hồ", tác giả Phạm Văn Đồng.
2. - Tốt gỗ hơn tốt nước sơn
- Ăn lấy chắc, mặc lấy bền
3.Trước kia, Thông tấn xã Việt Nam hàng ngày đều đưa bản tin lên cho Bác xem. Khi in một mặt, Bác phê bình là lãng phí giấy. Sau đấy Thông tấn xã in hai mặt bằng rônêô, nhoè nhoẹt khó đọc hơn nhưng Bác vẫn đọc. Sang năm 1969, sức khoẻ Bác yếu và mắt giảm thị lực, Thông tấn xã lại gửi bản tin in một mặt để Bác đọc cho tiện. Khi xem xong, những tin cần thiết Bác giữ lại, còn Người chuyển bản tin cho Văn phòng Phủ Chủ tịch cắt làm phong bì tiết kiệm hoặc dùng làm giấy viết.Tháng 7, Bộ Chính trị họp ra nghị quyết về việc tổ chức 4 ngày lễ lớn của năm: ngày thành lập Đảng, ngày Quốc khánh, ngày sinh Lênin và ngày sinh của Bác. Sau khi biết được nghị quyết này, “Bác chỉ đồng ý 3/4 nghị quyết. Bởi không đồng ý đưa ngày 19-5 là ngày kỷ niệm lớn trong năm sau. Hiện nay, các cháu thanh thiếu niên đã sắp bước vào năm học mới, giấy mực, tiền bạc dùng để tuyên truyền về ngày sinh nhật của Bác thì các chú nên dành để in sách giáo khoa và mua dụng cụ học tập cho các cháu, khỏi lãng phí”.
Bài học : Cần phải tiết kiệm và tránh lãng phí không cần thiết.
Bạn có thể tham khảo nhé !
GỢI Ý THÂN BÀI
I. GIẢI THÍCH -
Thơ: Thể loại văn học thuộc phương thức trữ tình, bắt nguồn cảm xúc của con người, đặc điểm ngôn từ hàm súc, cô đọng, giàu nhạc tính. - Nhà thơ gói tâm tình của mình trong thơ: Khi sáng tác thơ, nhà thơ gửi gắm tâm tư, tình cảm vào tác phẩm. - Người đọc mở ra bỗng thấy tâm tình của chính mình: Khi tiếp nhận tác phẩm thơ, người đọc thấy được chính mình, nhận ra những cảm xúc của bản thân, cảm thấy được chia sẻ, cảm thông. ==> Chốt: Câu nói của Lưu Quý Kỳ đề cập đến đặc trưng cảm xúc của thơ. Đối với thơ, tình cảm là cội nguồn cảm hứng của người nghệ sĩ và đồng thời cũng là cầu nối để khơi gợi sự đồng cảm ở người đọc.
II. BÀN LUẬN Câu nói của Lưu Quý Kỳ là đúng đắn.
👉1. Vì sao “Nhà thơ gói tâm tình của mình trong thơ”? - Thơ là tiếng nói của cảm xúc, tác phẩm thơ chỉ thành hình khi nhà thơ có được những cảm xúc mãnh liệt. “Thơ chỉ bật ra trong tim ta khi cuộc sống đã tràn đầy” (Tố Hữu), “Thơ ca có một sức đồng cảm mãnh liệt và quảng đại, nó ra đời từ những buồn vui của loài người và sẽ làm bạn với con người cho đến ngày tận thế” (Hoài Thanh) ==>Bản chất của thơ ca chính là người thư kí trung thành của trái tim, chuyên chở, kết nối, sẻ chia sẻ tâm tư, tình cảm của con người. Nhờ thơ, tình cảm của nghệ sĩ mới được nói ra trọn vẹn. - Đối với mỗi nhà thơ, động lực của quá trình sáng tạo là nhu cầu được bày tỏ, được thấu hiểu, được sẻ chia. Để thể hiện được những cung bậc cảm xúc mãnh liệt nhưng đồng thời sâu sắc, đa dạng, khó nắm bắt thì cần đến thơ ca. Thơ ca với những khoảng lặng của mình có thể biểu đạt được cảm xúc, bày tỏ được những tâm tình khó nói và những chiều sâu trong tâm hồn.
👉2. Vì sao Người đọc mở ra bỗng thấy tâm tình của chính mình? - Thơ ca có tính cá thể hóa và tính khái quát hóa. Cảm xúc làm nên thơ ban đầu là rung cảm của một cá nhân, nhưng sự rung cảm ấy có sức khái quát lớn lao, có tính nhân loại và vì thế có thể chạm được vào trái tim người đọc, để họ như thấy mình trong bài thơ ấy. - Về phương diện tiếp nhận, trong quá trình đọc tác phẩm văn học nói chung và tác phẩm thơ nói riêng, người đọc sẽ sống trong thế giới nghệ thuật được gợi ra từ tác phẩm, sẽ soi chiếu bản thân vào những điều tác giả gửi gắm, nhập thân vào các hình tượng thơ ca để trải nghiệm, để sống, để thấu hiểu ==>Qua quá trình đọc thơ, họ tìm thấy tâm tình của chính mình.
III. CHỨNG MINH
👉Định hướng chứng minh: Chọn được đoạn thơ hay, đặc sắc, ấn tượng, tiêu biểu và phân tích theo 2 câu hỏi: 1. Tâm tình của nhà thơ thể hiện trong đoạn thơ ấy như thế nào? 2. Người đọc tìm thấy tâm tình của mình trong đoạn thơ ấy như thế nào?
👉Dẫn chứng minh họa: “Ánh trăng” (Nguyễn Duy) “Trăng cứ tròn vành vạnh kể chi người vô tình ánh trăng im phăng phắc đủ cho ta giật mình”. 1. Qua đoạn thơ, nhà thơ đã gửi gắm tâm tình của bản thân qua hình tượng nhân vật trữ tình. Đó là nỗi ăn năn, day dứt, tự vấn lương tâm, là sự thức tỉnh lương tri nơi sâu thẳm tâm hồn. + Cuộc gặp gỡ giữa ánh trăng và con người đã buộc con người phải đối mặt với quá khứ, với lương tâm của chính mình. “Ánh trăng lãng du đã gặp con người lãng quên, và con người không thể chạy trốn chính mình được nữa” (Vũ Dương Quỹ). + Trăng “im phăng phắc”: Cái im lặng nghiêm khắc mà bao dung. + Con người “giật mình”: nhận ra bản thân quá vô tâm, quá thờ ơ, đã phản bội quá khứ nghĩa tình; nhận ra dù cho mình đã vô tình thì vầng trăng vẫn ở đó, vẫn vẹn nguyên, chung thủy và bao dung. ==> Cái giật mình ấy không chỉ là của nhân vật trữ tình mà còn là của người đọc, những người đã quên và sẽ quên, nó truyền đến bài học về sự ăn năn trong cuộc sống. Về bản chất, sự ăn năn là kết quả của quá trình đấu tranh giữa thiện – ác, bóng tối – ánh sáng, cao cả - thấp hèn, vị tha – vị kỉ trong mỗi con người, là khi người ta dám thừa nhận phần tối của tâm hồn, dám thay đổi để hướng tới những điều tốt đẹp ==>Tâm tình của nhà thơ đã chạm vào trái tim người đọc. 2. Để mỗi khi đọc “Ánh trăng”, người đọc cũng giật mình nhận ra chính bản thân. (Học sinh dựa vào trải nghiệm của bản thân để viết phần này).
IV. TỔNG KẾT - Với thơ, tâm tình là yếu tố then chốt, là cầu nối giữa nhà thơ và bạn đọc, quá trình sáng tạo và quá trình tiếp nhận. Nhờ có thơ ca mà nhà thơ và người đọc tìm được sự đồng điệu trong tâm hồn. - Tuy việc tìm được tiếng nói tri âm là hạnh phúc lớn lao của thi sĩ, nhưng không vì thế mà anh được phép quên đi tiếng nói của chính mình, chạy theo thị hiếu mà bán rẻ bản ngã nghệ thuật. - Để nhà thơ có thể gửi gắm tâm tình, và để người đọc có thể nhận ra tâm tình của mình trong thơ, cần hình thức nghệ thuật độc đáo, sáng tạo, phù hợp.