K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

25 tháng 6 2021

nguyễn tri phương nha

chúc bạn hok tốt

25 tháng 6 2021

Phò vua trải đã ba triều

Vào Nam, ra Bắc một điều tập trung

Bị thương, thuốc giặc chẳng dùng

Nhịn ăn tìm cái chết hùng mà vinh.

Là anh hùng nào ?

=> Nguyễn Tri Phương .

11 tháng 12 2018

Anh hùng Liệt sĩ thiếu niên Vừ A Dính sinh ra và lớn lên tại bản Đề Chia, xã Pú Nhung, huyện Tuần Giáo, tỉnh Lai Châu ( Nay là tỉnh Điện Biên )

11 tháng 12 2018

trong thời kỳ kháng chiến chống Thực dân Pháp
tại tỉnh lai châu (nay là tỉnh điện biên) .

11 tháng 3 2016

trần bình tròng 
tích me nhé
me đầu tiên 

12 tháng 3 2016

Trần Bình Trọng

23 tháng 1 2019

Còn từ "và"

   Học tốt nhé bạn Trang ~!!!!!!!!

23 tháng 1 2019

than gỗ

3 tháng 8 2017

Vũ còn: 10 - 5 = 5 (viên)

  Đ/S:

3 tháng 8 2017

Vũ còn lai số bi là

      \(10-5=5\) viên

                       Đáp số 5 viên bi

15 tháng 5 2017

vua hùng vương thứ 18 có người con gái tên là mỵ nương sắc đẹp tuyệt trần ...

hết rồi ^-^

15 tháng 5 2017
tốt, hiền ... hơi dê :)
12 tháng 10 2017

đây là bài thi cấp trường môn văn mk thi rồi cũng học rồi

12 tháng 10 2017

Đêm mùa xuân, tháng ba ở đất Tổ sâu thẳm và thiêng liêng, càng khiến em nhớ lại một ngày ròng rã hành hương về Đền Hùng giỗ Tổ. Không gian im ắng, nhưng khói hương ngào ngạt, say nồng và hình ảnh những đoàn người từ khắp nơi về dâng hương tổ tiên vẫn hiện lên, khi mờ khi tỏ, bồng bềnh, lâng lâng, đưa em vào giấc ngủ...

... Em thấy mình đang bay trên mây về một nơi nào xa lắm của ngày xưa. Nơi ấy có cung điện Long Trang giữa vùng đất Lạc nhiều hoa thơm, cỏ lạ. Lạc Long Quân và Âu Cơ đã gặp nhau, đem lòng yêu thương rồi trở thành vợ chồng và sống chung ở đây. Một người “nòi Rồng” ở miền nước thẳm, sức khỏe vô địch, có nhiều phép lạ; một người “dòng Tiên” ở chốn non cao, xinh đẹp tuyệt trần, tính tình phóng khoáng. ít lâu sau, Âu Cơ có mang, sinh ra một “cái bọc trăm trứng”, trăm trứng nở ra một trăm người con trai hồng hào, đẹp đẽ lạ thường. Đàn con không cần bú mớm mà tự lớn lên như thổi, mặt mũi khôi ngô, khỏe mạnh như thần.

Lạc Long Quân và Âu Cơ là hai vị tổ tiên của dân tộc mà nhân dân ta thường gọi một cách trìu mến và tự hào là Bố Rồng và Mẹ Tiên. Một trăm người con chia nhau theo bố, mẹ đi cai quản các phương, và người con trưởng được tôn lên làm vua, đóng đô ở đất Phong Châu, lập nên nước Văn Lang và thời đại Hùng Vương, cha truyền con nối đến mười tám đời.

Đám mây lại đưa em từ Việt Trì - Bạch Hạc về đến Phù Đổng - Gia Lâm- Hà Nội. Thế là đã qua năm đời vua Hùng. Bấy giờ là đời Hùng Vương thứ sáu. Nơi đây có hai vợ chồng ông lão phúc đức, chăm chỉ làm ăn, chỉ ao ước có một đứa con. Một hôm ra đồng, bà giẫm vào một vết chân lạ, về nhà thụ thai và mười hai tháng sau sinh ra một cậu bé mặt mũi rất khôi ngô. Chỉ có điều, đứa trẻ đã lên ba mà vẫn không biết nói, biết cười, cũng chẳng biết đi, đặt đâu nằm đấy. Nhưng lạ thay, khi giặc Ân đến xâm phạm bờ cõi nước ta , sứ giả nhà vua đi rao tìm người tài giỏi cứu nước thì đứa bé bỗng nói với sứ giả: “Ông về tâu vua sắm cho ta một con ngựa sắt, một cái roi sắt và một tấm áo giáp sắt, ta sẽ phá tan lũ giặc này”.

Sau hôm gặp sứ giả, chú bé lớn nhanh như thổi, cơm ăn mấy cũng không no, áo vừa mặc xong đã căng đứt chĩ. Cả làng đều vui lòng góp gạo nuôi chú bé, vì ai cũng mong chú giết giặc, cứu nước. Khi giặc đến chân núi Trâu, chú bé vùng dậy, vươn vai một cái bỗng biến thành một tráng sĩ mình cao hơn trượng, oai phong lẫm liệt. Tráng sĩ mặc áo giáp, cầm roi, nhảy lên mình ngựa. Tráng sĩ thúc ngựa phi thẳng đến nơi có giặc, vung gươm loang loáng, ngựa sắt phun lửa, giặc chết như rạ. Roi sắt gãy, tráng sĩ nhổ những cụm tre cạnh đường quật vào giặc và đuổi chúng đến chân núi Sóc. Đến đấy, tráng sĩ cởi giáp sắt bỏ lại, rồi cả người lẫn ngựa từ từ bay lên trời. Vua nhớ công ơn phong là Phù Đổng Thiên Vương và lập đền thờ ngay ở quê nhà.

Đó là Thánh Gióng, người anh hùng chống giặc ngoại xâm trong buổi đầu dựng nước của dân tộc.

Rời quê hương Phù Đổng, mây lại đưa em ngược dòng sông Hồng về đất Phong Châu. Lúc ấy là đời Hùng Vương thứ bảy. Vua cha đã già, muốn truyền ngôi, bèn mở cuộc thi làm cỗ lễ Tiên vương để chọn người “Nối được chí ta, không nhất thiết phải là con trưởng”. Nhưng không ai đoán được ý vua cha như thế nào, nên các Lang chỉ biết đua nhau làm cỗ thật hậu, thật ngon đem về lễ Tiên vương. Người buồn nhất là Lang Liêu. Vì chàng chỉ chăm lo việc đồng áng, trong nhà chỉ có lúa khoai, mà khoai lúa thì tầm thường quá, biết lấy gì làm cỗ lễ Tiên vương? Một đêm chàng được thần báo mộng bày cách “lấy gạo làm bánh mà lễ Tiên vươngvì trong trời đất, không có gì bằng hạt gạo, chỉ có gạo mới nuôisống con người và ăn không bao giờ chán”. Tỉnh dậy, Lang Liêu mừng lắm, càng ngẫm nghĩ càng thấy lời thần nói đúng. Hiểu rõ hạt gạo do mình làm ra, chàng đã làm ra hai loại bánh hình vuông và hình tròn đem về lễ Tiên vương. Giữa bao nhiêu sơn hào hải vị, nem công chả phượng của các Lang khác, vua cha chỉ xem qua một lượt rồi dừng lại trước chồng bánh của Lang Liêu, vẻ hài lòng. Khi nghe chàng kể giấc mộng gặp thần, vua ngẫm nghĩ rất lâu rồi chọn hai thứ bánh ấy đem tế Trời, Đất cùng Tiên vương. Lễ xong, vua cho quần thần cùng thưởng thức bánh. Ai cũng tấm tắc khen ngon. Vua đặt tên bánh là bánh chưng, bánh dầy, giải thích ý nghĩa sâu xa của hai loại bánh và truyền ngôi cho Lang Liêu.

Đó là người anh hùng văn hóa đã sáng tạo ra vật phẩm hợp với ý vua, ý thần và lòng dân lúc bấy giờ.

Em cứ say sưa mãi trong hương vị đậm đà, bùi ngậy của bánh chưng, bánh dầy ngày Tết mà không hay thời gian trôi nhanh quá, đã đến đời HùngVương thứ mười tám. Bỗng gió' thổi mạnh, đám mây vàng chao đảo, bồng bềnh chuyển thành đen kịt. Dông bão nổi lên rung chuyển cả đất trời. Nước sông Hồng cuồn cuộn dâng lên tràn đê. Thì ra Thủy Tinh đến sau, không lấy được vợ, đùng đùng nổi giận, đem quân đuổi theo đòi cướp Mị Nương - con gái Hùng Vương - lúc ấy đang cùng Sơn Tinh trở về núi Tản Viên. Cuộc giao tranh giữa hai thần quyết liệt và dữ dội chưa từng thấy. Thủy Tinh dâng nước đánh Sơn Tinh: Nước ngập ruộng đồng, nhà cửa, dâng lên lưng đồi, sườn núi. Thành Phong Châu như nổi lềnh bềnh trên một biển nước. Sơn Tinh không hề nao núng. Thần dùng phép lạ bốc từng quả đồi, dời từng dãy núi, dựng thành lũy đất, ngăn chặn dòng lũ ngông cuồng. Nước sông dâng lên bao nhiêu, đồi núi cao lên bấy nhiêu. Hài bên đánh nhau ròng rã mấy tháng trời, sức Thủy Tinh đã kiệt, thần Nước dành rút quần. Nhưng oán nặng, thù sâu, hằng năm Thủy Tinh dâng nước đánh Sơn Tinh , nhưng vẫn không thắng nổi thần Núi, đành rút quân về:

Núi cao, sông hãy còn dài,

Năm năm báo oán, đời đời đánh ghen...!

Người anh hùng trị thủy thời dựng nước ấy đã trở thành Đức Thánh Tản Viên, vị “phúc thần” của nhân dân ta.

GH
29 tháng 3 2023

Trần Bình Trọng 

29 tháng 3 2023

trần bình trọng

18 tháng 9 2019

Bài 1.

Kể về một anh hùng chống ngoại xâm - Mẫu 1

Vào thế kỉ thứ XVI, đất nước chìm vào nội chiến do hai chúa: Chúa Trịnh chuyên quyền lấn áp vua Lê ở Đàng Ngoài và chúa Nguyễn ra sức xây dựng và mở mang thế lực ở Đàng Trong. Nội chiến của nước ta là điều kiện thuận lợi cho phong kiến phương Bắc tiến quân xâm lấn.

Năm 1786, ba anh em nhà Tây Sơn dựng cờ khởi nghĩa và làm chủ được nhiều nơi. Năm 1788, quân Thanh ồ ạt đưa quân vào Thăng Long. Nguyễn Huệ lập tức lên ngôi vua và chỉ huy toàn lực lượng tiến quân ra Bắc. Hành quân thần tốc và chỉ trong năm ngày chiến đấu, vua Quang Trung Nguyễn Huệ giải phóng hoàn toàn Thăng Long, đánh đuổi quân Thanh ra khỏi đất nước ta.

Giải phóng hoàn toàn đất nước, vua Quang Trung bắt tay xây dựng Tổ quốc. Tiếc thay, mọi cải cách của ông đang tiến hành thì ông đột ngột từ trần. Người anh hùng áo vải, cờ đào khi ấy chỉ mới bốn mươi tuổi. Vua Quang Trung mất đi để lại trong lòng người dân Việt sự kính trọng, mến tiếc khôn nguôi và lòng tự hào về một anh hùng chống ngoại xâm lỗi lạc.

Kể về một anh hùng chống ngoại xâm - Mẫu 2

Trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta có rất nhiều anh hùng được sử sách ghi danh, một trong số đó là lãnh tụ Hồ Chí Minh. Người mà được toàn thể nhân dân Việt Nam kính trọng gọi bằng Bác Hồ. Bác là người lãnh đạo nhân dân ta làm cuộc Cách mạng tháng 8, lập lên nước Việt nam dân chủ cộng hòa. Tiếp đó, Bác lại lãnh đạo hai cuộc kháng chiến vĩ đại chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ giành thắng lợi hoàn toàn thống nhất đất nước. Bác được UNESCO phong tặng danh hiệu " Anh hùng giải phóng dân tộc và danh nhân văn hóa thế giới." Cả cuộc đời Bác là một tấm gương sáng về đạo đức cách mạng và lối sống giản dị của Bác để cho nhân dân noi theo. Nhờ có sự lãnh đạo của Bác mà Việt Nam đang là thuộc địa của thực dân Pháp nay đã thành một nước độc lập. Để biết ơn Bác, em nguyện ngoan ngoãn chăm học làm theo 5 điều Bác Hồ dạy.

Kể về một anh hùng chống ngoại xâm - Mẫu 3

Võ Thị Sáu - một người con gái sinh ra ở vùng Đất Đỏ thuộc vùng Long Đất, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu của nước Việt Nam ta ngày nay. Chị sinh năm 1933, là người con gái vô cùng thông minh, mưu trí, có tinh thần yêu nước và dũng cảm. Dù tuổi đời còn rất nhỏ nhưng chị đã tham gia làm liên lạc viên cho đoàn quân cách mạng của chúng ta và lập được rất nhiều chiến công hiển hách đáng khen thưởng.

Năm 1948, chị được cấp trên giao cho nhiệm vụ vô cùng quan trọng đó chính là phải đánh phá một buổi lễ mít tinh nhằm kỷ niệm ngày chào mừng Quốc khánh của thực dân Pháp để gây nhiễu loạn và phá hoại âm mưu của kẻ thù. Tại buổi lễ mít tinh đó chị Võ Thị Sáu đã tung lựu đạn vào khán đài có tỉnh trưởng Lê Thành Trường - một lãnh đạo cấp cao của bè lũ tay sai cho thực dân Pháp để giải tán đám đông. Chính chiến công này đã giúp cho chị Võ Thị Sáu của chúng ta lập thêm nhiều chiến công khác oanh liệt hơn.

Sau đó, chị Võ Thị Sáu được cơ quan trung ương Đảng giao cho nhiệm vụ tiêu diệt kẻ gian tế, nên tháng 2 năm 1950 trong khi đi làm nhiệm vụ chị đã bị kẻ thù bắt giữ. Bọn giặc ngoại xâm đã tra tấn chị Võ Thị Sáu của chúng ta vô cùng dã man, bắt chị khai ra những đồng đội của mình. Nhưng chị anh dũng kiên quyết không khai chúng dùng nhiều thủ đoạn tra tấn tàn bạo như dùng dùi điện cho điện giật vào người chị, hay dùng dùi nung lửa nóng khoan lên người chị…Nhưng mọi hình thức tra tấn dã man thời trung cổ đó càng làm chị thêm căm hận kẻ thù chị kiên quyết không hé răng nửa lời.

Cuối cùng không làm được gì chị Võ Thị Sáu chúng buộc lòng đày chị ra Côn Đảo là nơi chuyên giam giữ và đày đọa những người tù chính trị của nước ta, là nấm mồ chôn thân của rất nhiều người anh hùng cách mạng của dân tộc Việt Nam ta.

Tới ngày 23/1/1952, chị Võ Thị Sáu anh hùng của chúng ta bị mang ra pháp trường xử tử khi tuổi đời chỉ tròn mười chín tuổi. Cho tới sau này khi đất nước chúng ta hoàn toàn sạch bóng kẻ thù năm 1993 chị Võ Thị Sáu được phong danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang Nhân dân, là một trong những chiến sĩ vô cùng trẻ tuổi của ta được vinh danh thiên cổ.

Tấm gương của chị Võ Thị Sáu làm cho chúng em vô cùng ngưỡng mộ, kính trọng vì những gì chị đã hy sinh cho quê hương, tổ quốc để chúng em hôm nay được hưởng cuộc sống thái bình.

Kể về một anh hùng chống ngoại xâm - Mẫu 3

Thuở xưa, nước ta bị quân Hán đô hộ. Chúng rất tàn ác, hà hiếp nhân dân ta và ra sức vơ vét của cải.

Bấy giờ ở huyện Mê Linh có hai người con gái tài giỏi: chị là Trưng Trắc và em là Trưng Nhị. Cả hai bà đều giỏi võ nghệ và nuôi chí giành lại non sông. Trưng Trắc có chồng là Thi Sách. Thi Sách là Lạc tướng cũng cùng chí hướng với vợ. Tướng giặc là Tô Định làm thứ sử Giao Châu thời ấy biết được bèn lập mưu giết chết Thi Sách. Nợ nước, thù nhà, Hai Bà Trưng phất cờ khởi nghĩa. Quân của hai bà đi đến đâu, giặc tan đến đó. Với đoàn quân khởi nghĩa hừng hực khí thế chiến đấu và chiến thắng, Hai Bà tiến về giải phóng thành Luy Lâu. Tướng giặc Tô Định tháo chạy về nước. Hai Bà lên ngôi vua, xưng là Trưng Nữ Vương.

Năm 43, quân giặc cử Mã Viện, đại tướng lão luyện đốc quân đàn áp cuộc khởi nghĩa. Hai Bà lãnh đạo quân ta chiên đấu anh dũng nhưng vì thế giặc quá mạnh, yếu thế, Hai Bà nhảy xuống sông Hát Giang tuẫn tiết. Dân ta lại chìm trong vòng áp bức của giặc phương Bắc. Dù vậy, tấm gương oanh liệt của Hai Bà Trưng vẫn ngời sáng nghìn thu.

Kể về một anh hùng chống ngoại xâm - Mẫu 4

Năm 1285, quân Nguyên Mông ồ ạt sang xâm lấn nước ta lần thứ ba. Thế giặc rất mạnh nên triều đình lãnh đạo toàn quân và dân rút về cố thủ ở những nơi hiểm yếu, để mặc thành quách, làng mạc trống trải gây hoang mang cho địch và bảo toàn lực lượng. Trên đường rút quân, Hưng Đạo Vương lệnh cho các tướng chốt đóng tại những nơi hiểm yếu cản bước tiến của giặc để bảo vệ Thái Thượng Hoàng và Thượng Hoàng. Danh tướng Trần Bình Trọng chỉ huy quân Cấm Dực, trấn giữ bãi sông Thiên Mạc. Thế giặc rất mạnh, Trần Bình Trọng chẳng may sa vào tay giặc. Biết ông là tướng tài, giặc ra sức dụ dỗ ông, hứa sẽ phong cho ông làm vương đất Bắc. Trần Bình Trọng khẳng khái đáp:

- Ta thà làm quỷ nước Nam còn hơn là vương đất Bắc.

Biết không thể chiêu dụ ông, giặc trói ông ở bãi sông Thiên Mạc chờ nước triều dìm ông chết. Trần Bình Trọng hy sinh khi mới hai mươi sáu tuổi, tấm gương trung liệt của ông chói sáng nghìn thu.

Bài 2. 

- Cáo chết 3 năm quay đầu về núi : làm ng` phải thủy chung.

- Lá rụng về cội : gắn bó với quê hương là tình cảm tự nhiên.

- Trâu bảy năm còn nhớ chuồng : loài vật thương nhớ nơi ở cũ.

#Buồn

Bài 1 : 

Hai Bà Trưng – hai vị nữ anh hùng
“Bà Trưng quê ở Châu Phong,
Giận người tham bạo, thù chồng chẳng quên.
Chị em nặng một lời nguyền,
Phất cờ nương tử thay quyền tướng quân.”

Là con dân đất Việt, chắc hẳn chúng ta đều đã từng nghe danh tiếng của Bà Trưng được nhắc đến trong câu thơ. Hai Bà Trưng là hai nữ anh hùng bất khuất, gan dạ trong lịch sử kháng chiến chống giặc ngoại xâm của đất nước ta.
Em đã được học câu chuyện về Hai Bà Trưng. Hai bà là hai chị em ruột, người chị tên là Trưng Trắc, người em tên là Trưng Nhị. Hai bà quê ở huyện Mê Linh, từ nhỏ đã nổi tiếng là hai người con gái tài giỏi. Cha hai bà mất sớm, nhờ mẹ dạy dỗ, hai chị em đều giỏi võ nghệ.
Thuở ấy, nước ta bị nhà Hán đô hộ. Chúng đàn áp dân lành hết sức tàn bạo. Chúng thẳng tay chém giết dân ta, cướp hết ruộng đất của dân. Nhân dân ta mang lòng oán hận ngút trời, chỉ chờ dịp để vùng lên đánh đuổi quân xâm lược. Chồng bà Trưng Trắc là Thi Sách cũng mang trong mình chí hướng giành lại non sông. Tướng giặc là Tô Định biết vậy, bèn lập mưu giết chết Thi Sách.
Nhận được tin không lành, Hai Bà Trưng liền kéo quân về thành Luy Lâu hỏi tội kẻ thù.  Hai Bà Trưng mặc giáp phục lộng lẫy, bước lên vành voi đầy uy nghi. Đoàn quân hùng hồn lên đường. Giáo lao, cung nỏ, rìu búa, khiên mộc cuồn cuộn tràn theo bóng voi ẩn hiện của hai bà. Đi đến đâu, tiếng trống đồng của quân ta dội vàng đất trời tới đó. Cuối cùng, thành trì của giặc lần lượt sụp đổ dưới đoàn quân khởi nghĩa. Tướng giặc sợ hãi, ôm đầu chạy về nước. Đất nước ta sạch bóng quân thù.
Hai Bà Trưng trở thành hai vị anh hùng chống ngoại xâm đầu tiên trong lịch sử đất nước ta. Để tưởng nhớ công ơn hai bà, dân ta đã lập đền thờ Hai Bà Trưng. Hằng năm, cứ độ xuân về, vùng Mê Linh lại rộn ràng tiếng chiêng, tiếng trống đón hội. Hai bà quả thực là những vị nữ tướng dũng cảm, anh hùng, đáng cảm phục.

Bài 2 :

Cáo chết ba năm quay về đầu núi : Làm người phải thủy chung.

Lá rụng về cội : Gắn bó với quê hương là tình cảm tự nhiên.

Trâu bảy năm còn nhớ chuồng : Loài vật thường nhớ nơi ở cũ.

Study well @ #Linhngoc's#

27 tháng 10 2016

C. Ngay từ buổi đầu dựng nước, cha ông ta đã phải liên tiếp chống ngoại xâm để bảo vệ đất nước

 

Chúc bạn học tốt ^^

3 tháng 3 2017

C. Ngay từ buổi đầu dựng nước, cha ông ta đã phải liên tiếp chống ngoại xâm để bảo vệ đất nước

Mk vừa mới lập nick, mong bn ủng hộ nha

        “...Về phần Vua Hùng, từ ngày đầy cả gia đình An Tiêm ra đảo hoang, vua luôn nghĩ rằng An Tiêm đã chết rồi, đôi khi nghĩ tới vua cũng bùi ngùi thương xót. Cho đến một ngày, được thị thần dâng lên quả dưa lạ, vua ăn thấy rất ngon miệng bèn hỏi xem ai đã trồng ra giống dưa này. Biết được An Tiêm trồng, vua rất vui mừng cho quan lính đem thuyền ra đón cả gia đình An Tiêm trở về nhà. An Tiêm rất mừng...
Đọc tiếp

        “...Về phần Vua Hùng, từ ngày đầy cả gia đình An Tiêm ra đảo hoang, vua luôn nghĩ rằng An Tiêm đã chết rồi, đôi khi nghĩ tới vua cũng bùi ngùi thương xót. Cho đến một ngày, được thị thần dâng lên quả dưa lạ, vua ăn thấy rất ngon miệng bèn hỏi xem ai đã trồng ra giống dưa này. Biết được An Tiêm trồng, vua rất vui mừng cho quan lính đem thuyền ra đón cả gia đình An Tiêm trở về nhà. An Tiêm rất mừng rỡ, thu lượm hết những quả dưa chín đem về tặng cho bà con lối xóm. Còn một số quả An Tiêm giữ lại lấy hạt để gieo trồng. Đó chính là nguồn gốc giống dưa hấu mà chúng ta vẫn ăn ngày nay.

      Về sau khắp nước ta đều có giống dưa hấu. Nhưng người ta nói chỉ có huyện Nga Sơn là trồng được những quả ngon hơn cả, vì nơi ấy xa là hòn đảo An Tiêm ở, trải qua mấy nghìn năm nước cạn, cát bồi nay đã liền vào với đất.”          (Trích truyền thuyết Mai An Tiêm)

Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt của văn bản trên?

Câu 2: Truyền thuyết giải thích nguồn gốc quả dưa hấu gắn với nhân vật  và địa danh nào?

Câu 3: Vì sao vua Hùng “rất vui mừng cho quan lính đem thuyền ra đón cả gia đình An Tiêm trở về nhà” sau khi đã đầy họ ra đảo ?

Câu 4: Hãy thử tưởng tượng, nếu rơi vào hoàn cảnh khó khăn, bế tắc, em sẽ làm gì? 

1
14 tháng 3 2022

1. PTBĐ chính: tự sự

2. gắn với nhân vật Mai An Tiêm ở đảo hoang.

3. Bởi vì vua Hùng nghĩ rằng đứa con của mình đã biết cách nuôi sống bản thân, gia đình hơn trước đây.

4. Em sẽ không nản chí, bỏ cuộc. Em sẽ luôn kiên trì, chăm chỉ học tập và làm việc để có thể giải quyết hoàn cảnh khó khăn mà mình gặp phải.

18 tháng 8 2022

ủa phải là Huyện nga sơn chưs