Quê hương em đang đổi mới.Hãy viết một bức thư cho bạn để thông báo về những đổi mới trên quê hương.Nhớ kb nha
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Đã rất lâu rồi em không có dịp về thăm quê nội. Hôm nay, sau một năm học vất vả, em được bố mẹ thưởng một chuyến về quê chơi. Chao ôi! Quê em đổi mới nhiều quá!
Từ xa nhìn lại quê hương em như một bức tranh nhiều màu sắc. Đến gần là rặng tre làng, cánh đồng lúa,... Đứng lên trần nhà bà nội, em phóng tầm mắt nhìn dòng sông Đáy hiền hoà chảy quanh năm. Những trưa hè nóng bức, chúng em thường lội xuống dòng sông để rửa chân, tay và tắm mát. Dòng nước như ôm những đứa con vào lòng. Đông vui và tấp nập nhất là lúc 6 - 7 giờ sáng. Lúc đó là các bạn học sinh đi học, các bác đi làm và các cô đi chợ trên chiếc cầu phao bằng gỗ nối từ bờ sông này sang bờ sông kia. Ở dưới sông, tàu bè xuôi ngược. Trước mặt em là cánh đồng lúa. Từ xa cánh đồng như một tấm thảm màu xanh, lác đác có vài bác nông dân đi thăm lúa. Ra về, ai cũng khen lúa năm nay tốt thật. Em nghe bà kể rằng: "Xưa kia cánh đồng lúa này mọc toàn cỏ, một sào chỉ thu hoạch được gần một tạ thế mà giờ đây một sào có thể thu hoạch được ba tạ thóc. Phía bên phải em là những dãy núi, dãy núi này chồm lên dãy nọ. Những cây mọc quanh sườn núi trông xanh mượt. Em xuống dưới nhà, chỉ cần bước qua khỏi cổng là đã đứng trên con đường làng. Mẹ em nói: "Con đường này trước đây còn là đường đất, khi trời đổ mưa thì đường lầy lội, trơn như đổ mỡ và có rất nhiều ổ gà. Ngày ấy, mẹ đi học toàn bị ngã, nước bắn bẩn hết quần áo, phải về nhà thay". Thế mà giờ đây được sự quan tâm của xã, con đường làng em đã được khoác trên mình một tấm áo bê tông.
Hai bên đường trước dãy là những ngôi nhà mái tranh vách đất, cứ lúc mưa là lại bị dột. Ngày ấy cũng chưa có điện, cứ đến chập tối là thắp đèn dầu và đóng cửa ở trong nhà, ngại sang nhà hàng xóm chơi vì trời tối quá. Thế mà giờ đây hai bên đường san sát những ngôi nhà hai tầng mọc lên. Đèn điện được thắp sáng trưng. Những cột giàn ăng ten dựng lên cao ngất. Chắc hẳn ở khắp các miền quê trên đất nước ta, có rất nhiều nơi có cảnh đẹp và sự đổi mới giống như quê em
Quê hương nếu ai không nhớ
Sẽ không lớn nổi thành người
Nhớ kb nhé
Mèo meo meo…rửa mặt đi mèo…xấu xấu lắm chẳng được mẹ yêu…”
Mỗi khi nghe tiếng hát đó, tôi lại chợt nhớ về bé mèo đáng yêu nhà tôi. Bé là món quà tôi được tặng nhân dịp sinh nhật lần thứ 8. Lúc mới mua về, bé đã cất tiếng kêu meo meo và yên vị trong chiếc giỏ đan xinh xắn.
Ôi! Bé mới dễ thương làm sao! Từ khi mới về nhà, bé con cứ lấm lét nhìn, ngó trước sau, đôi lúc lại rúc đầu vào chiếc tổ ấm áp của mình. Nhiều lần, tôi mang sữa đến, bé mèo chỉ liếm chút xíu, sau lại quay đầu tìm chỗ ngủ. Nhưng bây giờ, bé đã khác hoàn toàn, lúc nào cũng kêu “meo…meo”, khiến bọn chuột khiếp sợ. Tôi đặt tên cho nó là Miu vì nó có bộ lông y hệt con mèo trong bộ phim hoạt hình tôi yêu thích. Miu có bộ lông nhị thể với hai màu đen trắng đơn điệu. Nhưng khi ai nhìn thấy bộ lông này của bé, họ đều muốn vuốt ve bởi nhờ bộ lông, bé Miu y như một cục bông mềm mịn, êm mượt. Đầu bé nho nhỏ, trông thật đáng yêu. Trên chiếc đầu xinh xắn đó ngự trị hai kim tự tháp Ai Cập bé xíu như kim tự tháp giữa sa mạc đen trắng. Nhiều lúc, đôi tai lại vểnh lên, nghe ngóng mọi điều. Đặc biệt là đôi mắt tròn xoe màu lục bích như hai viên ngọc phát sáng trong đêm. Đôi mắt này giống một chiếc đèn pin cho Miu bắt chuột. Mũi nó lại có hình tam giác lộn ngược, lúc nào cũng hồng hồng ươn ướt như bị cúm. Nhưng không phải thế đâu, mũi bé ướt là bé khỏe lắm đó! Liền với chiếc mũi là khóe miệng be bé như sợi chỉ đỏ. Quan trọng nhất chính là bộ ria mép trăng trắng, cứng cáp như dây cước của bé. Bé thuộc giống đực, tuy nhỏ những đã biết ra oai và làm dáng để đi tán tỉnh các cô mèo nhà bên bằng bộ ria ấy. Bộ ria trắng còn giúp bé định vị tốt hơn, bắt chuột lại càng tài ba. Để bắt được chuột, cũng không thể thiếu sự nhẹ nhàng, tinh nhanh. Vì dưới chân mèo có tấm thịt hồng hồng nên việc đi lại của bé rất uyển chuyển, nhẹ ngàng. Móng vuốt của Miu tuy bé nhưng rất sắc nhọn đó, đừng ai trêu bé mà bị cào nhé! Đuôi của bé cũng là bộ phận giúp mèo ta làm dáng. Cái đuôi dài, cong vút, đôi lúc hứng lên, bé lại phất mạnh cúa đuôi từ bên này sang bên kia, đôi lúc lại ngoe ngẩy làm nũng trong lòng tôi.
Ban ngày, Miu thường nằm lim dim ngủ, hoặc cũng chỉ đi lại kêu meo meo. Nhưng khi màn đêm buông xuống, chú ta hoạt bát hẳn lên. Phía xa, mặt trăng lên cao tận vòm trời, rọi một vài tia sáng vào nhà qua khung cửa. Miu đi qua lượn lại vài vòng rồi nấp sau chiếc bình. Một tiếng chít khe khẽ vang lên, mèo quay mặt lại, liếc nhìn khắp phía rồi đứng im. Dường như chú đã biết con mồi ở đâu, chú khẽ rụt cổ, vươn hai chân trước ra lấy đà rồi phi nhanh tới chỗ con chuột. Nhanh như cắt, chuột ta kêu chít chít van như van xin mèo tha cho nó. Mèo nghiêng mặt mặc kệ, định ăn nó nhưng lại thôi. Chú tha đi chỗ khác rồi đánh chén ngon lành.
Bây giờ, Miu đã là thành viên không thể thiếu trong gia đình tôi. Tôi sẽ chăm sóc nó thật tốt để nó không rời xa tôi và lúc nào cũng đứng chờ tôi để làm nũng.
hc tốt
Tôi từng sống với bà ngoại ở quê vì bố mẹ tôi đi làm ăn xa. Chỗ nhà tôi ở là vùng nông thôn yên bình, đường thì là đường đất chứ chưa được đổ nhựa nên có những lần tôi đi học trời mưa, đường trơn nên bị ngã mấy lần vừa bẩn quần áo lại vừa bị đau. Xung quanh nhà tôi chủ yếu là cây cối với đồng ruộng, mọi người sống bằng nghề nông nên cứ đến ngày mùa là quê tôi đông vui lắm. Tôi nhớ buổi tối cuối tuần, mấy nhà xung quanh nhà tôi đều tập trung sang nhà tôi xem phim vì hồi đó chỉ nhà tôi mới có ti vi. Mọi người dù vất vả nhưng luôn sống với nhau rất vui vẻ.
Đến khi tôi học lớp 4 thì tôi chuyển xuống Hà Nội ở cùng với bố mẹ. Mới đầu, tôi không quen không khí, cuộc sống ở đây. Ồn ào và tấp nập quá! Tôi thích sự yên bình hơn. Con người ở Hà Nội không dễ gần và dễ mến như ở trên quê tôi. Tôi ở đây ba tháng mà chưa một lần sang nhà hàng xóm chơi vì tôi cảm thấy e ngại. Mất gần một năm để tôi làm quen và thích nghi với cuộc sống nơi đây. Và đến Tết năm nay, tôi đã được bố mẹ đưa về quê thăm bà. Tôi vui lắm, vui vì được trở về với nơi đã nuôi dưỡng tuổi thơ tôi. Sau gần hai năm trở về, tôi đã nhận ra nhiều sự thay đổi.
Con đường mà tôi thường đi học nay đã được đổ nhựa rồi không còn ướt và bẩn như ngày trước nữa, dù có mưa to thì các bạn cũng không lo bị trơn ngã nữa. Mọi người trên nhà tôi vẫn làm nghề nông, nhưng đã có một vài nhà có ti vi rồi. Buổi tối, mọi người ở nhà xem phim rồi đi ngủ sớm chứ không sang nhà nhau chơi nhiều nữa. Chỉ những ngày trời mưa to, không ra đồng làm được thì mọi người mới tập trung sang nhà ai đó rồi vừa uống nước chè, nói chuyện vui vẻ. Buổi tối trên nhà tôi không còn tối om như hai năm về trước, đầu ngõ đã có hai, ba bóng đèn soi đường để mọi người đi lại thuận tiện hơn.
Được trở về quê, các bác, các cô ai cũng hỏi thăm tôi về chuyện học hành có tốt không? Con người Hà Nội có dễ gần không? Tôi đã chia sẻ rất nhiều về cuộc sống của tôi với mọi người. Thực sự thì tôi vẫn thích cuộc sống ở đây, chắc tại tôi quen rồi. Vì tôi thích sự yên bình và thân thiện chứ không thích sự ồn ào. Đời sống của mọi người đã khá hơn rất nhiều rồi, các bạn học sinh đi học được đi xe đạp vì đường xá thuận lợi hơn. Cách nhà tôi vài nhà cũng có nhà bác Hòa bán thức ăn, thịt, rau và mọi thứ sẵn lắm. Mọi người sẽ không phải đạp xe 2km ra chợ để mua thức ăn nữa. Nhờ đó mà bữa ăn của mọi nhà đầy đủ hơn, đầm ấm hơn. Lần này về quê, trong tôi rất nhiều cảm xúc. Tôi vui vì được gặp lại mọi người, được trở về với nơi tôi đã từng gắn bó. Tôi nhớ những ngày sống ở nơi đây, dù khó khăn, vất vả nhưng tôi vẫn luôn cảm thấy hạnh phúc.
Một sự thay đổi lớn ở quê tôi, đó là chiếc loa phát thanh của xã được đặt trên cây cột điện đầu làng. Buổi sáng, chiếc loa đánh thức và động viên tinh thần mọi người bằng một bản tin chào buổi sáng. Thông qua chiếc loa đó, mọi người được nghe những tin tức thời sự ở Việt Nam và ở tỉnh nhà. Nhờ đó, ai cũng có cảm giác yêu quê hương mình hơn và cần sống có trách nhiệm hơn. Chiếc loa phát thanh thực sự đã mang đến một không khí hoàn toàn mới cho con người nơi đây. Nó thể hiện sự văn minh trong công cuộc đổi mới và phát triển kinh tế, xã hội.
Tuổi thơ của mỗi người đều có những kỷ niệm, gắn bó với một nơi nào đó. Cuộc sống của tôi cũng vậy, cách đây hai năm và bây giờ tôi đã ở hai nơi khác nhau về cả địa danh và về mọi thứ. Tuy vậy, tôi vẫn luôn trân trọng nơi trước đây tôi từng sống và gắn bó, bởi ở đó tôi được sống với những con người thân thiện, cởi mở và dễ mến. Mong rằng, lần sau tôi trở về, quê tôi sẽ có nhiều sự thay đổi theo hướng hiện đại hơn và mọi người nơi đây sẽ luôn chào đón tôi.
Bài làm của mk đây:
Quê hương em trước đây chỉ là
.......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... Em rất yêu quê hương em. Hết!
em có một quê hương
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................Em rất yêu quý quê hương em.
refer
Sau vài năm học tập và công tác tại nước ngoài, hôm nay tôi mới có dịp trở về quê hương thân yêu-nơi chôn rau cắt rốn của mình. Một cái gì đó nghẹn ngào trong sóng mắt, một chút bâng khuâng của một cái tôi vừa trở về từ phương Tây đến với phương Đông truyền thống ngọt ngào, sâu lắng của quê hương. Trong người tôi như bị hòa quyện bới cổ điển và hiện đại, Đông và Tây. Quê hương sau những chặng đường đổi mới hiện lên thật đẹp và văn minh.
Chiếc xe của tôi dần tiến về phía cổng làng. Đình làng trước kia với mái ngói rêu xanh, những cây đa cổ thụ làm bóng mát cho người nông dân nghỉ ngơi thì giờ đã được tu bổ lại, khang trang và rộng rãi hơn. Những màu sơn sặc sỡ đã mang đến cho bức tranh quê hương một diện mạo mới. Tôi xuống xe và đi dạo. Hai bên đường là những hàng bạch đàn, phi lao xanh rì, đứng lặng trong gió như đang thì thầm cùng nhau. Những con đường bê tông trắng, phẳng lì như những dải lụa nối đuôi nhau giúp giao thông thuận tiện hơn chứ không còn là những con đường gồ ghề như trước nữa. Ngắm nhìn những mái nhà tầng mọc lên san sát, có lẽ cuộc sống của người dân nơi đây đã được cải thiện rất nhiều.
Gặp các bác nông dân, tôi cất tiếng chào. Có lẽ cũng nhiều năm chưa về quê, nên tôi thay đổi và mọi người không nhận ra cô bé năm nào nữa. Chỉ có điều, có một thứ vẫn không thay đổi đó là tình quê, cái chân chất, mộc mạc và bình dị của những con người quê hương vẫn thế. Cái hồn quê, một miền yên bình và thanh tươi vẫn chảy vào tâm hồn tôi như ngày nào. Vẫn giọng quê ấy, con người ấy. Có thể học trở nên năng động nhanh nhẹn hơn, điều ấy cũng dễ hiểu thôi vì trước nhịp sống sôi động của thời đại họ cũng cần thích ứng để hòa nhập, cùng đưa đất nước đi lên.
Những công trình như nhà máy, công ty, xí nghiệp của các ngành công nghiệp nhẹ được dựng lên khá nhiều. Điều này vừa góp phần đổi mới quê hương, cũng góp phần dần kích thích nền nông nghiệp nước ta chuyển từ nông nghiệp sang công nghiệp để sánh vai với các cường quốc năm châu. Người nông dân cũng có thêm cơ hội để có được việc làm, gia tăng thu nhập. Cuộc sống mới của người dân nơi đây thật khiến tôi hạnh phúc. Họ đã lớn lên cùng với những lũy tre, cánh đồng, cánh diều và những mái nhà tranh như tôi nay được ánh sáng của Đảng giác ngộ, tiền đề xây dựng thời kì kinh tế xã hội chủ nghĩa, quả là đáng quý. Dân tộc ta sẽ bước sang một trang mới hơn từ những sự đổi thay nhỏ này. Người nông dân cũng trở thành những con người thời đại, năng động, tích cực trong việc phát triển kinh tế đất nước, còn gì vui cho bằng một dân tộc cùng đoàn kết phát triển.
Đề a: (Ninh Xá, Thuận Thành, Bắc Ninh)
Dọc trên con đường quốc lộ chạy từ Cầu Hồ - Thuận Thành đi Hải Dương đâu đâu cũng thấy biển hiệu nem Bùi bán buôn và bán lẻ, nhiều người mua xong bóc một cái mang vào quán bia ăn thử. Thật thú vị khi trong những ngày hè oi bức có được đôi ba cốc bia ngồi nhâm nhi với chiếc nem Bùi thơm ngon, ăn cùng lá sung, lá đinh lăng chấm tương ớt.
Nem Bùi được khai sinh ở làng Bùi, xã Ninh Xá, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh. Ra đời gần 100 năm, món ăn đặc sản vùng Kinh Bắc đã trải qua bao thăng trầm, đến hôm nay ông Đối tự hào tâm sự: “Ngoại trừ nem Phùng (Hà Tây cũ) có nét khá giống với nem Bùi, miền Nam, miền Trung hay chính vùng Bắc bộ này cũng không nơi đâu có nem Bùi như quê tôi”.
Nem Bùi sử dụng trong ngày là ngon nhất, nếu bảo quản trong tủ lạnh thì được 2-3 ngày, nếu nem được đóng gói trong túi nilông sau đó hút chân không thì để được lâu hơn. So với thu nhập ở vùng nông thôn và so với những nghề khác thì nem Bùi đem lại nguồn lợi khá cao cho người làm nghề. Nhưng để làm ra những chiếc nem Bùi, người làm nghề cũng rất vất vả.
Để làm nem phải lấy nguyên phần hông con lợn. Phần thịt nạc và thịt mỡ để sống, chỉ riêng phần bì là luộc chín rồi thái nhỏ tất cả, nêm gia vị tỏi ớt, bột ngọt trộn đều với thính nóng, sau đó để chín thịt, tiếp đến nắm chặt nem thành quả nhỏ bọc trong lá chuối.
Ngày nào cũng phải dậy từ 2-3h sáng để lấy thịt từ chợ về, làm liên tục đến khoảng 7-8h. Làm xong phải đi giao hàng ngay, hiếm thấy gia đình nào làm nem vào buổi trưa và chiều trừ khi khách đặt hàng lấy ngay lúc đó.
Đề c
Bài làm
Đã rất lâu rồi em không có dịp về thăm quê nội. Hôm nay, sau một năm học vất vả, em được bố mẹ thưởng một chuyến về quê chơi. Chao ôi! Quê em đổi mới nhiều quá!
Từ xa nhìn lại quê hương em như một bức tranh nhiều màu sắc. Đến gần là rặng tre làng, cánh đồng lúa,... Đứng lên trần nhà bà nội, em phóng tầm mắt nhìn dòng sông Đáy hiền hoà chảy quanh năm. Những trưa hè nóng bức, chúng em thường lội xuống dòng sông để rửa chân, tay và tắm mát. Dòng nước như ôm những đứa con vào lòng. Đông vui và tấp nập nhất là lúc 6 - 7 giờ sáng. Lúc đó là các bạn học sinh đi học, các bác đi làm và các cô đi chợ trên chiếc cầu phao bằng gỗ nối từ bờ sông này sang bờ sông kia. Ở dưới sông, tàu bè xuôi ngược. Trước mặt em là cánh đồng lúa. Từ xa cánh đồng như một tấm thảm màu xanh, lác đác có vài bác nông dân đi thăm lúa. Ra về, ai cũng khen lúa năm nay tốt thật. Em nghe bà kể rằng: "Xưa kia cánh đồng lúa này mọc toàn cỏ, một sào chỉ thu hoạch được gần một tạ thế mà giờ đây một sào có thể thu hoạch được ba tạ thóc. Phía bên phải em là những dãy núi, dãy núi này chồm lên dãy nọ. Những cây mọc quanh sườn núi trông xanh mượt. Em xuống dưới nhà, chỉ cần bước qua khỏi cổng là đã đứng trên con đường làng. Mẹ em nói: "Con đường này trước đây còn là đường đất, khi trời đổ mưa thì đường lầy lội, trơn như đổ mỡ và có rất nhiều ổ gà. Ngày ấy, mẹ đi học toàn bị ngã, nước bắn bẩn hết quần áo, phải về nhà thay". Thế mà giờ đây được sự quan tâm của xã, con đường làng em đã được khoác trên mình một tấm áo bê tông.
Hai bên đường trước dãy là những ngôi nhà mái tranh vách đất, cứ lúc mưa là lại bị dột. Ngày ấy cũng chưa có điện, cứ đến chập tối là thắp đèn dầu và đóng cửa ở trong nhà, ngại sang nhà hàng xóm chơi vì trời tối quá. Thế mà giờ đây hai bên đường san sát những ngôi nhà hai tầng mọc lên. Đèn điện được thắp sáng trưng. Những cột giàn ăng ten dựng lên cao ngất. Chắc hẳn ở khắp các miền quê trên đất nước ta, có rất nhiều nơi có cảnh đẹp và sự đổi mới giống như quê em
Quê hương nếu ai không nhớ
Sẽ không lớn nổi thành người
Câu hát trên cứ văng vẳng bên tai. Em nghĩ lớn lên dù có đi đâu xa, em cũng không thể quên nơi chôn rau, cắt rốn. Hiện nay, đang ngồi trên ghế nhà trường em nghĩ sẽ học tập giỏi để mai này lớn lên, xây dựng quê hương em ngày càng giàu đẹp, để không phụ công lao dưỡng dục của cha mẹ và thầy cô.
bài làm
Em sinh ra và lớn lên ở xã Quang Lịch một làng quê thanh bình, yên ả.
Trong làng quê nhộn nhịp ấy, đã có một điều làm chô nhiều người buồn chán vì những con đường nhiều đá gạch , rác thải bừa bãi . Nhưng giờ đây những con đường ấy đã phủ lên một lớp bê tông êm ả , rác thải đã hạn chế.
Một điều nổi bật nữa oqr xã Quang Lịch làphát triển trồng cây .Ngày xưa người dân chỉ trồng lúa , giờ đây toàn xã đã biết trồng cây xanh,cây ăn quả giúp ích cho đời sống.
Ở xã Quang Lịch 100%người dân đã có điện để dùng . Trời tối khi ra đường đèn điện sáng như sao xa.Giúp con người ko bị cận thị .
Em rất yêu quý quê hương em , em hứa sẽ học thật giỏi để giúp quê hương trở nên văn minh hiện đại hơn.
mk tự viét nhé ko tin hỏi goole
Anna thân mến!
Mình đã nhận được thư của Anna từ tuần trước. Nhưng vì ở Việt Nam, chúng mình đang bận thi hết học kì nên chưa thể hồi âm cho Anna ngay được. Bạn thân mến! Bạn biết không! Khi đọc hết lá thư đến từ nước Anh xa xôi và yêu quý, mình đã rất mừng. Mình vui vì cuối cùng bạn cũng đã quyết định đến đây và lại còn chọn mình làm người tiền trạm nữa. Giới thiệu về đất nước mình ư? Xin thưa cùng bạn, đó quả thực là một yêu cầu thật khó. Bởi bạn biết không, trên đất nước yêu dấu của mình có biết bao điều đáng tự hào và cần giới thiệu. Nhưng dù sao mình cũng rất hiểu, những chỉ dẫn của mình sẽ giúp nhiều cho chuyến du hành của Anna.
Anna biết không, mình rất tự hào vì nước mình đã có lịch sử hơn bốn ngàn năm xây dựng và phát triển. Trải dài theo chiều lịch sử thì các yếu tố như văn hóa, phong tục, địa lí… cũng theo đó mà lần lượt hình thành. Khác với nước Anh, Việt Nam nằm trong vành đai nhiệt đới. Ở đây thời tiết nóng ẩm hơn. Vì thế nếu bạn đến nước mình mà không phải vào mấy tháng cuối của năm thì hầu hết ban ngày có nắng. Nắng ở nước mình nhiều khi khiến bạn bị sạm da chứ không phải nắng nhạt như ở xứ sở sương mù.
Thời tiết ấm nóng lại kèm theo độ ẩm nhiều khiến cho cây cối luôn luôn xanh tốt. Thiên nhiên ưu đãi còn ban cho nước mình rất nhiều cảnh đẹp. Hẳn khi đọc cuốn sách mà mình gửi sang tháng trước, bạn đã biết đến vẻ đẹp của vịnh Hạ Long, của Động Phong Nha, của Đà Lạt hay của Sa Pa bốn mùa lành lạnh trong sương giăng mây phủ. Thế nhưng dù sao đó cũng chì là những điều ban biết qua sách vở. Mình tin rằng, khi bạn tận mắt chứng kiến những cảnh đẹp này thì bạn sẽ còn trầm trồ và thán phục nhiều hơn.
Đến nước mình, du khách còn vô cùng thích thú khi được tham dự những chương trình lễ hội, được tìm hiểu những phong tục tập quán của Việt Nam. Những điệu hò, câu hát suốt từ Bắc chí Nam, những lễ hội đậm đà bản sắc dân tộc chắc chắn sẽ khiến Anna rất hài lòng. Đến đây, Anna cũng sẽ được thường thức nhiều món ăn dân tộc rất ngon và thú vị. Nếu bạn đến những trung tâm lớn như Hà Nội, Huế, thành phố Hồ Chí Minh… thì ẩm thực sẽ trở thành một phần tất yếu trong chuyến đi của bạn. Có thể nói qua ẩm thực, bạn sẽ hiểu biết thêm nhiều điều khác về vẻ đẹp của đất nước Việt Nam. Thực ra, lễ hội ẩm thực cũng mới chỉ là một phần rất nhỏ trong kho tàng văn hóa của nước mình. Cũng như ở một số nước phương Tây, nước mình còn nổi tiếng bởi những công trình kiến trúc. Đó là những đền đài lăng tẩm được xây dựng rất cầu kì theo lối cổ của phương Đông. Những công trình ấy luôn đem đến cho du khách những niềm say mê thần bí.
Anna thân mến! Đến thăm đất nước mình bạn sẽ khám phá ra nhiều điều tuyệt diệu. Ở đây bạn sẽ được đón tiếp một cách nồng hậu chân thành bởi những người dân hiếu khách. Bạn biết đấy! Họ chính là những người góp phần làm nên lịch sử nước Việt Nam – một quá khứ hào hùng mà cả năm châu từng biết đến. Thế nhưng sống giữa thời bình, người dân nước mình bao giờ cũng rất tự hào và thân thiện.
Bạn thân mến! Những lời giới thiệu của mình trên đây chỉ là những gợi ý nhỏ thôi. Thế nhưng mình hi vọng với những gì mà Anna đã từng được nghe và từng được đọc, cậu sẽ hiểu thêm nhiều điều về đất nước Việt Nam tươi đẹp của chúng mình. Những người Việt Nam thân thiện luôn sẵn sàng và vui mừng chào đón bạn đến thăm. Hẹn gặp lại trong một ngày gần nhất.
Bạn thân của Anna
Việt Nam, ngày ... tháng ... năm ....
Nana thân mến!
Mình muốn bạn biết về tổ quốc muôn vàn yêu quý của mình,đẹp đẽ thân thương ko gì sánh nổi!
Việt Nam - quê hương mình có rất nhiều phong cảnh đẹp kì vĩ cùng với đó cũng có nhiều nguồn tài nguyên quý giá
Lãnh thổ Việt Nam bao gồm 3 phần 4 là đồi núi. Bốn vùng núi chính là:
Vùng núi Đông Bắc (còn gọi là Việt Bắc)
Kéo dài từ thung lũng sông Hồng đến vịnh Bắc Bộ. Tại đây có nhiều danh lam thắng cảnh nổi tiếng như các động Tam Thanh, Nhị Thanh (Lạng Sơn), hang Pắc Pó, thác Bản Giốc (Cao Bằng), hồ Ba Bể (Bắc Kạn), núi Yên Tử, vịnh Hạ Long di sản thế giới (Quảng Ninh). Đỉnh núi Tây Côn Lĩnh cao nhất vùng Đông Bắc: 2 431m.
Vùng núi Tây Bắc
Kéo dài từ biên giới phía Bắc (giáp Trung Quốc) tới miền Tây tỉnh Thanh Hoá. Đây là vùng núi cao hùng vĩ, có Sa Pa (Lào Cai) ở độ cao 1 500m so với mặt biển, nơi nghỉ mát lý tưởng, nơi tập trung đông các tộc người H'Mông, Dao, Kinh, Tày, Giáy, Hoa, Xá Phó...
Vùng núi Tây Bắc còn có di tích chiến trường lừng danh Điện Biên Phủ và đỉnh núi Phan - Xi - Păng, cao 3 143m
Vùng núi Trường Sơn Bắc
Từ miền Tây tỉnh Thanh Hoá đến vùng núi Quảng Nam - Đà Nẵng, có động Phong Nha di sản thế giới (Quảng Bình) kỳ thú và những đường đèo nổi tiếng như đèo Ngang, đèo Hải Vân... Đặc biệt có đường mòn Hồ Chí Minh được thế giới biết đến nhiều bởi những kỳ tích của người Việt Nam trong cuộc kháng chiến vĩ đại lần thứ hai.
Vùng núi Trường Sơn Nam
Nằm ở phía Tây các tỉnh Nam Trung bộ. Sau những khối núi đồ sộ là một vùng đất rộng lớn được gọi là Tây Nguyên (cao nguyên phía Tây). Vùng đất đầy huyền thoại này còn chứa đựng nhiều điều bí ẩn về thực vật, động vật, nhất là nền văn hóa đặc sắc của các bộ tộc ít người. Thành phố Đà Lạt, nơi nghỉ mát lý tưởng được hình thành từ cuối thế kỷ 19.
Việt Nam có hai đồng bằng lớn là đồng bằng châu thổ sông Hồng và đồng bằng châu thổ sông Cửu Long.
Đồng bằng sông Hồng (đồng bằng Bắc bộ)
Rộng khoảng 15 000km2 được bồi tụ bởi phù sa của hai con sông lớn là sông Hồng và sông Thái Bình. Đây là địa bàn cư trú của người Việt cổ, cũng là nơi hình thành nền văn minh lúa nước.
Đồng Bằng sông Cửu Long (đồng bằng Nam bộ)
Rộng khoảng 36 000km2, là vùng đất phì nhiêu, khí hậu thuận lợi. Đây là vựa lúa lớn nhất của Việt Nam.
Trên lãnh thổ Việt Nam có hàng nghìn con sông lớn, nhỏ. Dọc bờ biển, cứ khoảng 20km lại có một cửa sông, do đó hệ thống giao thông thủy khá thuận lợi.
Hai hệ thống sông quan trọng là sông Hồng ở miền Bắc và sông Mê Kông (còn gọi là Cửu Long) ở miền Nam.
Việt Nam có 3 260km bờ biển, nếu có dịp đi dọc theo bờ biển Việt Nam bạn sẽ được đắm mình trong làn nước xanh của những bãi biển đẹp như Trà Cổ, Sầm Sơn, Lăng Cô, Non Nước, Nha Trang, Vũng Tàu, Hà Tiên... Có nơi núi ăn lan ra biển tạo thành vẻ đẹp kỳ thú như vịnh Hạ Long, đã được UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên thế giới.
Việt Nam có nhiều hải cảng lớn như Hải Phòng, Đà Nẵng, Qui Nhơn, Cam Ranh, Vũng Tàu, Sài Gòn,...
Giữa vùng biển Việt Nam còn có hệ thống đảo và quần đảo gồm hàng ngàn đảo lớn nhỏ nằm rải rác từ Bắc đến Nam, trong đó có hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Rừng và đất rừng chiếm một diện tích lớn trên lãnh thổ Việt Nam. Các khu rừng quốc gia được nhà nước bảo vệ và có kế hoạch phát triển du lịch sinh thái bền vững. Những khu rừng quí đó lại được thiên nhiên "ban tặng" cho nhiều địa phương trên cả nước: rừng Ba Vì (Hà Tây), rừng Cát Bà (Hải Phòng), rừng Cúc Phương (Ninh Bình), rừng Bạch Mã (Huế), rừng Cát Tiên (Đồng Nai), rừng Côn Đảo v.v..
Việt Nam là nước có nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú. Dưới lòng đất có nhiều khoáng sản quí như: thiếc, kẽm, bạc, vàng, angtimoan, đá quí, than đá. ở thềm lục địa của Việt Nam có nhiều dầu mỏ, khí đốt.
Nguồn suối nước khoáng cũng rất phong phú: suối khoáng Quang Hanh (Quảng Ninh), suối khoáng Hội Vân (Bình Định), suối khoáng Vĩnh Hảo (Bình Thuận), suối khoáng Dục Mỹ (Nha Trang), suối khoáng Kim Bôi (Hoà Bình) v.v..
Đã rất lâu rồi em không có dịp về thăm quê nội. Hôm nay, sau một năm học vất vả, em được bố mẹ thưởng một chuyến về quê chơi. Chao ôi! Quê em đổi mới nhiều quá!
Từ xa nhìn lại quê hương em như một bức tranh nhiều màu sắc. Đến gần là rặng tre làng, cánh đồng lúa,... Đứng lên trần nhà bà nội, em phóng tầm mắt nhìn dòng sông Đáy hiền hoà chảy quanh năm. Những trưa hè nóng bức, chúng em thường lội xuống dòng sông để rửa chân, tay và tắm mát. Dòng nước như ôm những đứa con vào lòng. Đông vui và tấp nập nhất là lúc 6 - 7 giờ sáng. Lúc đó là các bạn học sinh đi học, các bác đi làm và các cô đi chợ trên chiếc cầu phao bằng gỗ nối từ bờ sông này sang bờ sông kia. Ở dưới sông, tàu bè xuôi ngược. Trước mặt em là cánh đồng lúa. Từ xa cánh đồng như một tấm thảm màu xanh, lác đác có vài bác nông dân đi thăm lúa. Ra về, ai cũng khen lúa năm nay tốt thật. Em nghe bà kể rằng: "Xưa kia cánh đồng lúa này mọc toàn cỏ, một sào chỉ thu hoạch được gần một tạ thế mà giờ đây một sào có thể thu hoạch được ba tạ thóc. Phía bên phải em là những dãy núi, dãy núi này chồm lên dãy nọ. Những cây mọc quanh sườn núi trông xanh mượt. Em xuống dưới nhà, chỉ cần bước qua khỏi cổng là đã đứng trên con đường làng. Mẹ em nói: "Con đường này trước đây còn là đường đất, khi trời đổ mưa thì đường lầy lội, trơn như đổ mỡ và có rất nhiều ổ gà. Ngày ấy, mẹ đi học toàn bị ngã, nước bắn bẩn hết quần áo, phải về nhà thay". Thế mà giờ đây được sự quan tâm của xã, con đường làng em đã được khoác trên mình một tấm áo bê tông.
Hai bên đường trước dãy là những ngôi nhà mái tranh vách đất, cứ lúc mưa là lại bị dột. Ngày ấy cũng chưa có điện, cứ đến chập tối là thắp đèn dầu và đóng cửa ở trong nhà, ngại sang nhà hàng xóm chơi vì trời tối quá. Thế mà giờ đây hai bên đường san sát những ngôi nhà hai tầng mọc lên. Đèn điện được thắp sáng trưng. Những cột giàn ăng ten dựng lên cao ngất. Chắc hẳn ở khắp các miền quê trên đất nước ta, có rất nhiều nơi có cảnh đẹp và sự đổi mới giống như quê em
Quê hương nếu ai không nhớ
Sẽ không lớn nổi thành người
Câu hát trên cứ văng vẳng bên tai. Em nghĩ lớn lên dù có đi đâu xa, em cũng không thể quên nơi chôn rau, cắt rốn. Hiện nay, đang ngồi trên ghế nhà trường em nghĩ sẽ học tập giỏi để mai này lớn lên, xây dựng quê hương em ngày càng giàu đẹp, để không phụ công lao dưỡng dục của cha mẹ và thầy cô.
Hà Nội, ngày 10 tháng 9 năm 2018
Hoàng Lan thân mến !
Chào cậu! Nhận được thư này chắc cậu ngạc nhiên lắm phải không? Tớ xin tự giới thiệu, Tớ là Minh Anh. Tớ đến từ thủ đô Hà Nội. Hiện tại tớ đang học lớp 3A, Trường Tiểu học Dịch Vọng A, Cầu Giấy, Hà Nội. Qua chương trình làm quen bạn phương xa, tình cờ tớ biết đến cậu, đặc biệt là chúng mình có chung sở thích học tiếng Anh và đi du lịch đấy.
Tớ sẽ kể cho cậu nghe về thủ đô Hà Nội nơi tớ ở. Đó là một thành phố náo nhiệt và đông đúc. Con người nơi đây rất thanh lịch, cởi mở, và thân thiện. Hà Nội có tận ba mươi sáu phố phường nhé. Mỗi phố là một làng nghề riêng độc đáo. Vào mỗi dịp cuối tuần, gia đình tớ thường cùng nhau đi thăm Hồ Gươm, Văn Miếu, Lăng Bác hoặc vườn thú Thủ Lệ và ăn những món ăn yêu thích như kem Tràng Tiền, cốm Vòng, bánh tôm Hồ Tây….Hà Nội giờ đang vào thu, đi dưới những con phố dài ngập tràn hương hoa sữa tuyệt lắm cậu à! Khi nào có dịp tớ sẽ dẫn cậu đi dạo quanh Hà Nội nhé.
Thư cũng đã dài, giờ tớ phải đi làm bài tập đây. Nhận được thư này cậu nhớ trả lời lại và kể cho tớ nghe về quê hương của cậu nhé. Chúc cậu mạnh khỏe và học tập tốt!
Người viết
Đào Minh Anh
“ Quê hương là đường đi học
Con về rợp bóng chiều bay…”
Qua những câu hát đó trên đài truyền thanh xã đã làm lòng em xao xuyến, thương mến quê hương em vô hận.
Mỗi người ai cũng có quê hương, mặc dù quê hương em không đẹp bằng quê hương của những bạn khác, nhưng nó lại là nơi chôn rau cắt rốn của em, nơi mà những buổi trưa mẹ đã cất tiếng ru cho em đi vào giấc mơ của tuổi thơ. Theo sự phát triển và đổi mới của đất nước, quê hương của em cũng được đổi mới theo, bóng dáng của quê hương Hà Đông của em cũng dần dần đi sâu vào dĩ vãng, thay vào đó là một không khí sôi nổi của các công tình lớn, nhỏ đang được xây dựng. Quê hương em như được thay một chiếc áo mới. Còn đường của làng em trước đây nó bị lầy lội, bản thỉu bởi những trận mưa rào thì bây giờ nó đang khác rồi. Nó được đổ bể tông cao hơn. Quê hương em cái năm ấy nó như mùa xây dựng vậy. Những dãy nhà được xây nằm sát nhau ở hai bên đường, không khí trong thôn, trong xóm như được vui hẳn lên. Các ngôi trường cũ cách đây hàng trục năm thì bây giờ nó cũ cách đây hàng chục năm thì bây giờ nó đã được dỡ bỏ vào thay vào đó là những ngôi tường mới, khang trang, sạch sẽ đầy đủ đồ dùng cho chúng em, xung quanh là tường vôi trắng xóa, học sinh đi học dường như đông hơn.
Càng tuyệt vời hơn quê hương em đã có điện,điện được dòng dây và tới mọi nhà, ban đêm ánh đèn, đường làng sáng rực lên trông rất đẹp. Nhà nào cũng có tivi cũng có đài và điều kiện của mọi họ gia đình cũng được nâng cao. Chính vì thế mà đời sống vật chất, tinh thần và văn hóa của người ở quê hương em đã được thay đổi và nâng cao.
Dù mai sau, em có đi đâu thì em sẽ nhớ mãi về hình ảnh quê hương của em:”cái ngày đổi mới ấy “.
Đã rất lâu rồi em không có dịp về thăm quê nội. Hôm nay, sau một năm học vất vả, em được bố mẹ thưởng một chuyến về quê chơi. Chao ôi! Quê em đổi mới nhiều quá!
Từ xa nhìn lại quê hương em như một bức tranh nhiều màu sắc. Đến gần là rặng tre làng, cánh đồng lúa,... Đứng lên trần nhà bà nội, em phóng tầm mắt nhìn dòng sông Đáy hiền hoà chảy quanh năm. Những trưa hè nóng bức, chúng em thường lội xuống dòng sông để rửa chân, tay và tắm mát. Dòng nước như ôm những đứa con vào lòng. Đông vui và tấp nập nhất là lúc 6 - 7 giờ sáng. Lúc đó là các bạn học sinh đi học, các bác đi làm và các cô đi chợ trên chiếc cầu phao bằng gỗ nối từ bờ sông này sang bờ sông kia. Ở dưới sông, tàu bè xuôi ngược. Trước mặt em là cánh đồng lúa. Từ xa cánh đồng như một tấm thảm màu xanh, lác đác có vài bác nông dân đi thăm lúa. Ra về, ai cũng khen lúa năm nay tốt thật. Em nghe bà kể rằng: "Xưa kia cánh đồng lúa này mọc toàn cỏ, một sào chỉ thu hoạch được gần một tạ thế mà giờ đây một sào có thể thu hoạch được ba tạ thóc. Phía bên phải em là những dãy núi, dãy núi này chồm lên dãy nọ. Những cây mọc quanh sườn núi trông xanh mượt. Em xuống dưới nhà, chỉ cần bước qua khỏi cổng là đã đứng trên con đường làng. Mẹ em nói: "Con đường này trước đây còn là đường đất, khi trời đổ mưa thì đường lầy lội, trơn như đổ mỡ và có rất nhiều ổ gà. Ngày ấy, mẹ đi học toàn bị ngã, nước bắn bẩn hết quần áo, phải về nhà thay". Thế mà giờ đây được sự quan tâm của xã, con đường làng em đã được khoác trên mình một tấm áo bê tông.
Hai bên đường trước dãy là những ngôi nhà mái tranh vách đất, cứ lúc mưa là lại bị dột. Ngày ấy cũng chưa có điện, cứ đến chập tối là thắp đèn dầu và đóng cửa ở trong nhà, ngại sang nhà hàng xóm chơi vì trời tối quá. Thế mà giờ đây hai bên đường san sát những ngôi nhà hai tầng mọc lên. Đèn điện được thắp sáng trưng. Những cột giàn ăng ten dựng lên cao ngất. Chắc hẳn ở khắp các miền quê trên đất nước ta, có rất nhiều nơi có cảnh đẹp và sự đổi mới giống như quê em
"Quê hương nếu ai không nhớ
Sẽ không lớn nổi thành người"
Câu hát trên cứ văng vẳng bên tai. Em nghĩ lớn lên dù có đi đâu xa, em cũng không thể quên nơi chôn rau, cắt rốn. Hiện nay, đang ngồi trên ghế nhà trường em nghĩ sẽ học tập giỏi để mai này lớn lên, xây dựng quê hương em ngày càng giàu đẹp, để không phụ công lao dưỡng dục của cha mẹ và thầy cô.
-Học tốt
-Nếu muốn kb thì k mk nhá! Thanks