Kì diệu rừng xanh tiếng việt 5
Câu hỏi: Những muông thú trong rừng được miêu tả như thế nào? Sự có mặt của chúng mang lại vẻ đẹp gì cho cảnh rừng?
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
- Những con vượn bạc má ôm con gọn ghẽ chuyền nhanh như tia chớp. Những con chồn sóc với chùm lông đuôi to đẹp vút qua không kịp đưa mắt nhìn theo. Mấy con mang vàng hệt như mùa lá khộp đang ăn cỏ non. Những chiếc chân vàng giẫm trên thảm lá vàng và sắc nắng cũng rực vàng trên lưng nó.
- Sự xuất hiện của chúng thoắt ẩn, thoắt hiện làm cho cảnh rừng trở nên sinh động, làm cho rừng đầy những bất ngờ và thú vị.
1/Những cây nấm rừng đã khiến tác giả có liên tưởng khá thú vị. Ông thấy vạt nấm rừng như một thành phố nấm, mỗi chiếc nấm như một lâu đài kiến trúc tân kì, bản thân mình như một người khổng lồ đi lạc vào kinh đô của vương quốc những người tí hon với những đền đài, miếu mạo, cung điện lúp xúp dưới chân.
Vì sao...
2/Nhờ những liên tưởng ấy mà cảnh đẹp trở nên huyền hoặc, kì ảo như một thế giới cổ tích.
3/- Những con vượn bạc má ôm con gọn ghẽ chuyền nhanh như tia chớp. Những con chồn sóc với chùm lông đuôi to đẹp vút qua không kịp đưa mắt nhìn theo. Mấy con mang vàng hệt như mùa lá khộp đang ăn cỏ non. Những chiếc chân vàng giảm trên thảm lá vàng và sắc nắng củng rực vàng trên lưng nó.
- Sự xuất hiện của chúng thoắt ẩn, thoắt hiện làm cho cảnh rừng trở nên sống động, làm cho rừng đầy những bất ngờ và thú vị.
1) Những cây nấm rừng đã khiến các bạn trẻ có những liên tưởng thú vị: Mỗi chiếc nấm như một lâu đài kiến trúc tân kì, bản thân mình như một người khổng lồ đi vào kinh đô của vương quốc những người tí hon với những đền đài miếu mạo dưới chân.
Sở dĩ các bạn trẻ lại có liên tưởng như vậy vì có những chiếc nấm to bằng cái ấm tích, mỗi chiếc nấm là một lâu đài kiến trúc tân kì như đền đài, miếu mạo, cung điện.
2) Nhờ những liên tưởng thú vị ấy khiến cho cảnh vật trở nên thần bí, lãng mạn như những lâu đài cổ tích.
3)
Những con thú trong rừng được miêu tả:
=> Sự xuất hiện của muôn thú làm cho cảnh vật trong rừng trở nên sống động, đầy những điều bất ngờ và lí thú.
Chúc cậu học tốt !!!
C. Làm cho cảnh rừng trở nên sống động, đầy những điều bất ngờ và kì thú
Vẻ đẹp kì thú của khu rừng và tình cảm yêu mến, ngưỡng mộ của tác giả với khu rừng.
Bài tập đọc "Kì diệu rừng xanh" ca ngợi vẻ đẹp nào?
Vẻ đẹp của các loài hoa trong rừng và tình cảm tự hào, yêu mến của tác giả với khu rừng.
Vẻ đẹp của những con thú quý hiếm và tình cảm xót xa của tác giả đối với những con vật đó.
Vẻ đẹp của dòng suối và tình cảm yêu mến, thán phục của tác giả đối với con người nơi đây.
Vẻ đẹp kì thú của khu rừng và tình cảm yêu mến, ngưỡng mộ của tác giả với khu rừng.
Những cây nấm trong rừng khiến tác giả liên tưởng thật nhiều điều thú vị của cuộc sống các bạn ạ. Nhìn những cây nấm xinh xinh và tí hon đó tác giả đã hồi tưởng đến một thành phố nấm lúp xúp dưới bóng cây lưa thưa. Xen vào đó là "những cái nấm to bằng cái ấm tích, màu sắc sặc sỡ rực lên", ôi nấm vừa to vừa có màu sắc rực rỡ thì đẹp biết bao nhiêu các bạn nhỉ. Nhưng các bạn biết không, nấm càng sặc sỡ bao nhiêu thì càng dễ có độc bấy nhiêu nhé, vì thế chúng ta chỉ nên nhìn, ngắm thôi, chứ không nên sờ hay có ý định ẩm thực chúng. Những cây nấm rừng còn khiến cho tác giả "có cảm giác mình là một người khổng lồ đi lạc vào kinh đô của vương quốc những người tí hon. Đền đài, miếu mạo của họ lúp xúp dưới chân" và trong tâm trí tác giả khi đó "Mỗi chiếc nấm là một lâu đài kiến trúc tân kì.
Hình ảnh cây nấm hiện lên trong suy nghĩ và cái nhìn của tác giả trở nên thú vị và sâu sắc biết bao nhiêu. Thông qua cái nhìn của tác giả, ta cảm nhận một thế giới thiên nhiên huyền bí đang tồn tại, ngay bên cạnh thế giới thực ồn ào và vội vã của con người. Điều này để lại giá trị nhân văn sâu sắc cho mỗi chúng ta rằng :"Bức tranh cuộc sống thật muôn màu, điều kì diệu và tuyệt vời đôi khi lại tồn tại trong thứ tưởng chừng như nhỏ bé, cũng như màu sắc của cuộc sống là tươi sáng hay ảm đảm cũng một phần xuất phát bởi cái nhìn, góc nhìn của mỗi cá nhân trong đó. Chỉ cần bạn có niềm tin và hy vọng trong lòng thì bạn sẽ thấy điều kì diệu của cuộc sống là có thật!"
Olm cảm ơn em đã tin tưởng và đồng hành cùng olm. Chúc em học tập vui vẻ và hiệu quả cùng olm em nhé.
Câu 1 (trang 81 sgk Tiếng Việt 5): Vì sao địa điểm tả trong bài thơ được gọi là "cổng trời"?
Trả lời:
Địa địa điểm tả trong bài thơ được gọi là "cổng trời" vì đó là một đèo cao giữa hai vách đá, từ đây có thể nhìn thấy cả một khoảng trời lộ ra, có mây bay, có gió thoảng, tạo cảm giác như đó là cổng để đi lên trời…
Câu 2 (trang 81 sgk Tiếng Việt 5): Em hãy tả lại vẻ đẹp của bức tranh thiên nhiên trong bài thơ?
Trả lời:
Từ cổng trời nhìn xa, qua làn sương khói mờ ảo ta thấy cả một không gian rực rỡ, con thác réo mãi không ngừng, như giọng kể, như khúc hát ngân nga của núi rừng. Nơi dòng suối đào lê soi bóng, lúc chín ngọt như mật. Trong buổi chiều yên ả, sương giá của màn đêm bắt đầu lấn xuống, rung trong không gian là tiếng nhạc ngựa, gió thổi đưa vào không trung bao la…
Câu 3 (trang 81 sgk Tiếng Việt 5): Trong những cảnh vật được miêu tả, em thích nhất cảnh vật nào? Vì sao?
Trả lời:
Em thích nhất là hình ảnh đứng ở cổng trời, trước mắt như mở ra một không gian vô tận, gió thoảng, mây trôi, con người thật nhỏ bé và thiên nhiên thật hùng vĩ.
Câu 4 (trang 81 sgk Tiếng Việt 5): Điều gì đã khiến cho cánh rừng sương giá như ấm lên?
Trả lời:
Cánh rừng sương giá ấm lên bởi sự xuất hiện của con người. Con người tất bật với công việc: gặt lúa, trồng rau, tìm măng, hái nấm… tiếng nhạc ngựa vang lên khắp miền rừng…
Do Nguyễn Đình Ảnh sáng tác
1. Vì sao địa điểm tả trong bài thơ được gọi là “cổng trời”?
Trả lời:
Địa điểm trong bài thơ được gọi là “cổng trời” vì nơi đó là một đèo cao giữa hai vách đá, từ đỉnh đèo có thể nhìn thấy cả một khoảng trời lộ ra, có mây bay, có gió thoảng, tạo cảm giác như đó là cổng để đi lên trời.
2. Em hãy tả lại vẻ đẹp của bức tranh thiên nhiên trong bài thơ?
Trả lời:
Qua màn sương khói huyền ảo, từ cổng trời nhìn ra có thể thấy cả một không gian bất tận, những cánh rừng ngút ngàn cây trái và muôn vàn sắc màu cỏ hoa, những vạt nương, những thung lũng lúa đã chín vàng màu mật ong, khoảng trời bồng bềnh mây trôi gió thoảng. Xa xa, thác nước trắng đổ từ triền núi cao xuống vang vọng ngân nga như khúc nhạc của đất trời. Bên dòng suối mát uốn lượn dưới chân núi, đàn dê thong dong soi mình xuống đáy nước. Không gian thật nguyên sơ, ta như bước vào cõi mơ.
3. Trong những cảnh vật được miêu tả, em thích nhất cảnh vật nào? Vì sao?
Trả lời:
Em thích hình ảnh đứng ở cổng trời, ngửa đầu nhìn lên thấy khoảng không có gió thoảng mây trôi, tưởng như đang đi lên trời, bước vào thế giới huyền ảo của truyện cổ tích.
4. Điều gì đã khiến cho cánh rừng sương giá như ấm lên?
Trả lời:
Cảnh rừng sương gió ấm lên bởi có hình ảnh con người. Ai nấy tất bật rộn ràng vì công việc, người Tày từ khắp các ngả đi gặt lúa, trồng rau, người Giáng, người Dao đi tìm măng hái nấm, tiếng xe ngựa vang lên suốt triền rừng hoang dã, những vạt áo chàm nhuộm xanh cả nắng chiều.
k mk nhá mn . Đang cần trên 11 điểm hỏi đáp . Thanks mn nhiều .
# EllyNguyen #
1. - Tiếng suối chảy trong đêm yên tĩnh nghe trong trẻo như tiếng hát xa. Trăng sáng lồng bóng cây cổ thụ, rồi xuyên qua từng khe lá rải xuống mặt đất như hoa. Cảnh trong hai câu thơ đầy thơ mộng, trong trẻo, dịu dàng và ấm áp.
- BPNT : So sánh
+ Động tả tĩnh.
+ Tả cảnh khuya núi rừng chiến khu Việt Bắc.
+ Tiếng suối trong trẻo rì rầm vọng đến như tiếng hát xa.
+ gợi tả núi rừng đêm chiến khu mang sức sống hơi ấm con người.
_ NT: Tiểu đối,
Điệp từ, nhân hoá.
Hiện lên cảnh trăng chiến khu với cảnh vật hoà quyện, ấm áp, quấn quýt.
- Từ vẻ đẹp của cảnh trăng rừng, em nghĩ gì về tình cảm của tác giả đối với thiên nhiên? vẻ đẹp tâm hồn, tình cảm với đất nước, lo cho vận mệnh của đất nước , lòng yêu nước sâu sắc.
=> Tình yêu thiên nhiên + đất nước = chất thi sĩ + chất chiến sĩ; truyền thống - hiện đại, .
2. 2 câu thơ cuối:
- 2 câu thơ này cho thấy vẻ đẹp và chiều sâu tâm hồn của tác giả như thế nào ? Hai câu thơ cuối của bài thơ là cái tình say đắm của tác giả trước vẻ đẹp của thiên nhiên. Có thể nói một trong những lí do khiến "người chưa ngủ" ấy chính là vì cảnh thiên nhiên quá đẹp. Người vì say đắm trước vẻ đẹp thiên nhiên mà không nỡ ngủ.
- Tại sao nói điệp ngữ " chưa ngủ" đặt ở cuối câu thứ 3 và đầu câu thứ 4 như là 1 bản lề mở ra 2 phía của tâm trạng trong cùng 1 con người?Bác "chưa ngủ" không chỉ bởi thiên nhiên quá đẹp và quá ư quyến rũ mà còn bởi "Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà". Cụm từ "chưa ngủ" được nhắc lại hai lần gắn với nỗi băn khoăn về vận nước, điều đó đủ cho thấy tấm lòng thiết tha vì dân vì nước của Bác Hồ.
3. Từ hoàn cảnh sáng tác bài cảnh khuya, em hiểu thêm gì về con người Hồ Chí Minh?
Mặc dù ra đời trong hoàn cảnh hết sức khó khăn của đất nước, vận mệnh dân tộc đang nghìn cân treo sợi tóc, nhưng hai bài thơ vẫn thể hiện được phong thái ung dung, tình thần lạc quan của Bác, cụ thể là: >
Tâm hồn chan hòa thiên nhiên, say đắm thưởng ngoạn vẻ đẹp của thiên nhiên trong mọi hoàn cảnh.
Hình ảnh trong hai bài thơ mang đậm vẻ đẹp cổ điển, những hình ảnh quen thuộc của thơ ca cổ phương Đông: con thuyền, dòng sông, ánh trăng, giọng thơ khỏe khoắn, trẻ trung.
4. Bài thơ có những nét đặc sắc gì về nghệ thuật, đặc biệt là nghệ thuật tả cảnh, tả tình?
_ Sử dụng hiệu quả biện pháp tu từ so sánh, điệp từ.
Ngôn từ bình dị, gợi cảm.
Vẻ đẹp vừa cổ điển vừa hiện đại.
+) Cách so sánh của nhà thơ khiến ta cảm thấy thật tài tình xiết bao. Âm thanh của tiến người hát cũng không rõ là từ đâu vọng lại hay đó chính là một tưởng tượng của tác giả để làm tô đậm cho cái trong trẻo của tiến suối.
+)Cách so sánh tài tình ấy làm tiếng suối không còn trở nên lắng đọng vô hồn mà bỗng trở nên sôi động trẻ trung và khiến cảnh rừng im ắng trở nên có âm thanh có hồn người ở trong đó.
+)Câu thơ làm ta thấy được tính nhân văn thường thấy trong thơ Bác, cảnh vật luôn được gắn liền với con người không thể tách rời khỏi con người. Trong đêm khuya thanh vắng đang mải mê với công việc thì một phút lơ là bác cảm nhận được âm thanh trong trẻo của tiếng suối để rồi cảnh rừng Việt Bắc lại tiếp tục làm cho Bác đắm.
2 câu thơ cuối
+) Từ “lồng” được tác giả đặt trong cùng một câu thơ gợi cho chúng ta rất nhiều suy nghĩ. Nhắc đên từ “lồng” ta nghĩ đến hai vật nào đó lồng vào nhau đan vào nhau để tao thành một vật thể thống nhất.
+) Ở đây ánh trăng soi rọi vào bóng cây cổ thụ ngay trước cửa phòng Bác rồi bóng cây cổ thụ ấy lại tiếp tục phủ mình lên những bông hoa. Dường như đối với Bác hình ảnh ấy đã tạo thành một chỉnh thể thống nhất tự nhiên . Cảnh vật lúc này như được hòa quyện hòa nhập vào nhau khiến cho con người xốn xang dao động
+) Trăng – cây cổ thụ – hoa, ba vật thể cách nhau ngàn trùng, cao thấp, lớn bé cũng rất khác nhau nhưng lại đan cài, ôm ấp, nâng đỡ, soi sáng, tôn lên vẻ đẹp của nhau tạo nên một bức tranh nên thơ, sống động, có hồn. Điệp từ “lồng” được nhắc đi, nhắc lại hai lần thật đắt, thật hay bởi nó đã tạo nên âm hưởng ngọt ngào cho câu thơ. Cảnh này có hình vật có ánh sáng và có âm thanh. Trên nền cảnh núi rừng Việt Bắc vắng vẻ huyền ảo bởi ánh trăng lồng cổ thụ tiếng suối trong xanh như nhạc điệu êm hát mãi không ngừng. Câu thơ của Bác thật giàu giá trị tạo hình như một bức tranh phong cảnh đẹp có tầng lớp