Tả chú thợ cắt tóc đang làm việc
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Cạnh nhà em có nhà bác Phúc, bác ấy là một thợ mộc lâu năm, rất nhiều kinh nghiệm và tay nghề cao. Một thanh gỗ sần sùi, lam nham được bác đặt lên một băng ghế dài gọi là con ngựa. Một chân buông thõng xuống đất, chân kia gác lên ghế, bác cúi rạp người xuống như phi ngựa để bào. Các dăm bào cuồn cuộn tuôn ra như từng lọn tốc xoăn tít thơm nồng mùi gỗ. Bác dừng lại, lấy chiếc bút chì trên vành tai xuống để kẻ rồi đo lại cho chính xác, bác tiếp tục bào, đánh giấy nhám, từng vân gỗ hiện lên rất đẹp mắt. Tỉ mỉ và khéo léo nhất là lúc bác đục các mộng để ráp khung. Rất chính xác và tài tình. Công việc cứ thế tiếp diễn đến khi hoàn thành sản phẩm. Chiếc tủ được khoác cái áo nâu bóng bằng lớp véc-ni được bác đánh rất đều tay. Có nhìn tận mắt mới thấy hết cái tài của người thợ mộc.
Anh Tạo ở cạnh nhà em là công nhân ở một công trường xây dựng. Vào một sáng chủ nhật, em được theo anh đến nơi anh làm việc.
Đây là công trường đang thi công xây dựng một ngôi nhà cao tầng. Mây chục công nhân đang lao động khẩn trương trên một khoảnh đất tương đối rộng. Góc này, mấy người đang đánh vữa, góc kia, đang đẩy xe gạch tiếp tế cho tổ xây, trong đó có anh Tạo.
Vóc người anh to lớn, khỏe mạnh, nước da đen sạm vì nắng. Anh đội mũ cối và mặt áo quần màu tím than mới được phát, tay đeo găng bằng vải bạt dày. Anh đang đứng vững chãi trước một bức tường dài xây dở dang, cao ngang thắt lưng. Dưới đất, bên phải anh là một xô vữa, bên trái là đống gạch. Thoạt tiên, anh dùng bay xúc một ít vừa, phủ đều lên hàng gạch trên cùng bức tường. Sau đó, anh lấy tay trái nhặt một viên gạch đặt ngay ngắn lên chỗ vữa vừa mới rải rồi một tay anh giữ viên gạch, tay kia dùng bay gõ nhẹ vào nó. Cuối cùng, anh đưa tay gạt gạt những chỗ vữa thừa nhô ra ở các viên gạch. Ngoảnh đi ngoảnh lại anh đã xây hết một hàng gạch. Chuyển sang hàng khác anh đặt một viên gạch đầu tiên so le với viên gạch hàng dưới. Anh chém một viên gạch ngang thành hai nửa ướm một chỗ để thêm vừa kín chỗ so le ở hàng đầu. Đôi tay anh liên tục hoạt động một cách nhịp nhàng, thoải mái. Anh là thợ xây chính, lâu năm nên rất thạo nghề. Mọi thao tác rất nhẹ nhàng và chính xác. Thỉnh thoảng, anh dùng sợi dây dọi để kiểm tra độ thẳng của bức tường đang xây. Tay cầm đầu dây đưa lên ngang tầm mắt, nheo mắt nhìn rồi mỉm cười một cách thoải mái. Đó là nụ cười của sự hài lòng với kết quả mình đã làm, không phải sửa đi sửa lại. Mặt trời càng lên cao, bức tường trước mặt cũng cao dần thêm. Anh nắng chỉếu những giọt mồ hôi long lanh trên gương mặt lưỡi cày xương xương của anh. Tiếng cười đùa rôm rả của anh làm vơi đi nỗi vất vả trong công việc. Những người làm hồ áo đẫm mồ hôi chạy đi chạy lại rối rít.
Thấy em đang ngước nhìn bức tường dài mà anh xây cứ cao dần thêm mãi và nhìn anh với vẻ đầy thán phục, anh đang huýt sáo bỗng ngừng lại, nở nụ cười tươi, nói vọng về phía em: “Chú có thấy mê cái nghề thợ xây của anh không?”.
Đồng hồ đã điểm 12 giờ, cái lạnh đêm nay như cắt da, cắt thịt vậy mà mẹ tôi vẫn ngồi đếm nhẩm từng con số, kiểm tra tài liệu. Cái dáng của mẹ tôi đang ngồi làm việc khiến tôi nhớ đến hình ảnh của cô giáo mình đang ngồi chấm bài cho chúng tôi.
Cả một ngày đứng trên bục giảng bài cho chúng tôi, chắc cô cũng mệt lắm rồi. Gió ngoài trời cứ rít lên từng hồi. Dù có nhắm mắt lại, tôi vẫn có thể tưởng tượng ra mái tóc xoăn, đen nhánh của cô. Đôi mắt cô chắc đang chăm chú đọc từng dòng, từng chữ, từng câu thật kĩ để chỉnh sửa bài cho chúng tôi. Chồng vở trên bàn cô chắc là chưa vơi được một nửa. Bên cạnh việc giảng dạy, cô còn dành số thời gian còn lại ít ỏi của mình cho gia đình. Chẳng thế mà cô rất đảm đang.
Những lúc trả bài cho học sinh, ánh mắt cô vừa buồn lại vừa vui. Buồn khi cô gặp những bài làm yếu, ý văn vụng về, lủng củng. Vui vì cô thấy một số bạn có tiến bộ, những hình ảnh ngộ nghĩnh khiến cô bật cười.
Nhiều hôm, cô đọc những chi tiết ấy lên, khiến chúng tôi cũng phải bật cười. Trong đêm lạnh, cô vẫn ngồi chấm bài. Cô đọc từng trang, đọc từng dòng, từng chữ. Chắc cô đang đăm chiêu suy nghĩ, có câu cô phải cân nhắc mãi nên thế nào cho đúng hay sai, điểm cao hay điểm thấp.
Đọc từng dòng phê của cô, tôi hiểu đó là biết bao quan tâm, chăm chút, yêu thương của cô dành cho chúng tôi. Nằm trong chăn, tôi cảm nhận được cái lạnh đang hoành hành như thế nào. Chắc hẳn cô đang xoa bàn tay cho ấm hơn. Chồng vở trên bàn cô chắc đã vơi được một nửa.
Nghĩ đến đó, tôi lại càng thương cô nhiều hơn. Cuốn vở của chúng tôi mà nhiều lời phê bình, điểm thấp thì chắc hẳn, cô sẽ buồn và lo lắng lắm. Dù bài làm của chúng tôi có được hay không nhưng tôi tin chắc rằng cô sẽ tìm thấy được niềm vui trong mỗi bài làm của chúng tôi. Bởi cô yêu nghề, yêu tất cả chúng tôi.
Chúng tôi yêu thương cô, yêu những miệt mài từng đêm làm việc, yêu cái nét chữ đầu tiên cô dạy chúng tôi. Mong rằng, các bạn và tôi sẽ cố gắng chăm ngoan, học giỏi để không phụ lòng cô đã tin tưởng.
Hằng ngày đi học về, chúng em thường đi qua bãi đất trống gần ngã năm, hẹn nhau cùng đá banh ở đó mỗi lần về sớm. Nhưng gần một tuần nay, “sân đá banh” đó của chúng em đã biến thành một công trình xây dựng mới! Thì ra...cơ quan má em là xí nghiệp May thêu của quận, đã hưởng ứng phong trào đền ơn đáp nghĩa, nên đã quyên góp tiền xây dựng một ngôi nhà tình nghĩa cho bà Năm Trầu, mẹ của hai liệt sĩ thời chống Mĩ. Trưởng tốp thợ xây là chú Ba. Giúp việc cho chú là bốn, năm anh chị thợ phụ khác.
Chú Ba là bộ đội xuất ngũ. Tuy tuổi đời mới hơn ba mươi nhưng chú đã có hàng chục tuổi nghề, bởi trước khi đi nghĩa vụ, chú đã làm thợ xây mấy năm. Bà con lối xóm quý mến chú Ba phần vì tính nết đàng hoàng, phần vì trình độ tay nghề khá cao của chú.
Với dáng người cao lớn, trông chú Ba càng thêm khoẻ mạnh trong bộ đồ xanh của công nhân xây dựng. Nước da chú nâu bóng, tay chân săn chắc. Gương mặt chú sáng sủa, ưa nhìn với đôi mắt đen luôn luôn nhìn thẳng và đôi môi thường nở nụ cười thân thiện.
Sáng nào chú cũng đến nơi làm việc sớm nhất để sắp xếp công việc trong ngày. Chú nhắc nhở mấy anh chị thợ phụ chuẩn bị cát, xi măng, gạch, sắt, thép sao cho đầy đủ và thuận tiện. Chú kiểm tra kĩ lưỡng việc trộn hồ cho dúng quy cách để đảm bảo chất lượng công trình.
Chú thường nói với các bạn rằng đây không chỉ là chuyện xây nhà đơn thuần mà còn là việc đền ơn đáp nghĩa những người đã hi sinh vì tổ quốc. Vì thế anh chị em phải ráng làm cho tốt.
Cắt đặt xong xuôi, chú bắt tay vào xây. Những xô vữa đầy được đổ vào chiếc thùng gỗ đặt sát dưới chân chú. Chồng gạch đỏ tươi xếp ngay tầm với. Tay phải chú cầm chiếc bay, khéo léo xúc hồ đổ lên mặt hàng gạch xây dở hôm qua, rồi chú nhanh nhẹn gạt cho đều và phẳng. Tay trái chú nhặt từng viên gạch đặt ngay ngắn lên trên, rồi chú trở cán bay, gõ nhẹ mấy cái để viên gạch dính chặt xuống lớp hồ. Lên đến hàng gạch trên, chú cứ một tay bốc gạch, một tay xúc hồ và gạt ra cho đều, cứ gắn cục này nối kếvào cục kia, hồ dẻo như keo, không rơi không rớt tèm lem như những người thợ vụng. Gạch liền gạch, hàng thẳng hàng, những chồng gạch vơi dần thì những bức tường hồng lại tươi rói hiện ra! Từng động tác của chú đều cẩn thận và khéo léo. Đường gạch xây thẳng tắp cứ cao dần, cao dần. Nhìn chú say mê làm việc, ai cũng trầm trồ khen ngợi. Vừa làm, chú Ba ân cần nhắc nhở, hướng dẫn những người thợ kế bên để nay mai họ cũng sẽ có tay nghề cao như chú.
Chỉ một thời gian ngắn nữa thôi, bà Năm Trầu sẽ được sống dưới mái nhà vững chãi và ấm cúng. Nghĩ tới ngày ấy, em cũng thấy vui. Nhìn ngôi nhà ngày càng cao và đẹp, em rất thích thú và em càng thêm yêu mến những người lao động cần cù như chú Ba và các cô chú công nhân xây dựng khác. Họ âm thầm làm việc, chịu đựng nhọc nhằn và ngủ trên những công trình đầy vôi vữa đểtô điểm cho cuộc đời thêm tươi đẹp. Có mấy ai còn nhớ đến những người như họ, khi nằm trên chiếc giường nệm trong căn phòng ấm cúng hay không?
Trong không khí thi đua lập thành tích chào mừng ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam 22-12, trên công trường xây đựng, mọi người nhộn nhịp trong một ngày lao động mới. Có một bác công nhân bước lên giàn giáo với một nụ cười tươi rói trên môi làm em nhớ mãi.
Bác tên là gì nhỉ? Em cũng không biết nữa. Chỉ thấy một thân hình vạm vỡ, cân đối đang bước lên giàn giáo. Lúc này, bình minh vừa hé rạng làm cho thân hình bác càng thêm nổi bật. Bác đứng đó với đôi chân vững chắc, tay cầm lấy một viên gạch đỏ hồng. Bác thành thục trong từng động tác đến tuyệt vời. Vừa dùng tay trát xi măng, bác vừa khẽ huýt sáo một điệu nhạc êm đềm, trông bác rất yêu đời.
Đôi mắc bác ánh lên niềm tin và nghị lực. Nắng vàng rực rỡ. Những làn mây trắng thong thả lượn lờ như muốn thưởng thức công trinh của bác. Mặt trời càng lên cao, thì bức tường của bác cũng cao dần.
Thời gian trôi qua, bác vẫn đứng đó, đôi chân giang ra trong tư thế vững chãi, đôi tay thoăn thoắt. Đẹp nhất là khi bác mỉm cười, nụ cười tươi rói, thật đáng yêu. Mái tóc vốn màu đen xanh, nay sương gió nắng mưa đã nhuộm thành nâu đỏ. Bộ quần áo bạc màu ướt đẫm mồ hôi.
Bỗng tiếng kẻng báo hiệu giờ nghỉ trưa vang lên. Mọi người lần lượt thu dọn dụng cụ, rửa chân tay chuẩn bị xuống nhà ăn. Bác công nhân của em vẫn miệt mài với công việc, số hồ đã trộn từ trước đưa lên chưa làm hết, nếu nghỉ bây giờ, số hồ còn lại ắt sẽ bị hỏng. Có lẽ nghĩ vậy mà bác cố ráng thêm ít phút nữa tận dụng hết số hồ còn mới thu dọn đồ đạc, bước xuống giàn giáo cùng anh em ăn mía.
Em chưa biết tên bác nhưng việc làm của bác đã để lại trong em một ấn tượng sâu sắc về sự tận tụy, hết mình vì công việc chung. Bác là tấm gương trong lao động cho tuổi nhỏ chúng em học tập.
Bạn lưu ý đăng bài đúng mục. Bài thuộc môn Tiếng Việt thì nên đăng vào mục hỏi đáp môn Tiếng Việt nhé.
Đa:thợ mộc
Thiện:họa sĩ
liên:đưa thư
Thợ cắt tóc : đức
còn lại
chắc thế
cho tao nhé " Hoàng lúa"
Hình như phải là
Liên là họa sĩ
Đa là thợ cắt tóc
Thiện là thợ may
Khương là đưa thư
Đức là thợ mộc
Tính lại đi xem nào
Chà! Lẹ quá! Còn hai ngày nữa là đến chủ nhật rồi. Thế là đã gần đến đám cưới chị Hương. Mẹ em bảo:
– Này con, thay đồ nhanh lên rồi mẹ dẫn đi tới tiệm uốn tóc nhà ông Năm!
Nhắc tới ông Năm, em chợt xúe động và cảm thấy thương ông. Ông Năm nghèo lắm, căn nhà chỉ là một mái tranh dột nát, vách nứa cũ kĩ. Trong nhà chỉ có một bộ bàn ghế, một chiếc giường tre ọp ẹp và vài ba cái ghế con con, chiếc hòm gỗ đựng đồ nghề. Ông năm có tất cả bốn người con: ba trai, một gái. Hai cậu con trai và cô con gái đã có vợ có chồng, còn cậu trai út thì mấy năm nay bỏ nhà đi biệt xứ.
Ông Năm ở nhà một mình, làm bạn với bà con xóm giềng, với ống thuốc rê, với nghề uốn tóc. Ông nổi tiếng khắp cùng về cái nghề làm đẹp cho thiên hạ. Chẳng bao giờ ông lấy tiền không đúng với ai cả, nên căn nhà nhỏ của ông lúc nào cũng đông khách. Ông niềm nở khi thoáng thấy bóng mẹ em:
– Mời cô Hai vào đây! Có cả cháu Hương đó à? Vào đi cháu, ông hớt tóc cho.
Em ngồi xuống bên chiếc ghế con, chăm chú quan sát ông thật kĩ. Lúc này, nom ông trẻ hơn tuổi. Khuôn mặt chữ điền vuông vức nổi bật trên làn da hồng hào của ông. Cái miệng rộng luôn tươi cười trông thật dễ mến. Vầng trán cao có vài nếp nhăn nhỏ xuất hiện, chạy dài lăn tăn như sóng gợn mỗi khi thấy ông chăm chú vào một điểm nào đó trên mái tóc người khách. Gương mặt toát lên một vẻ hiền từ nhân hậu. Quý nhất ở ông có lẽ là chòm râu dài trắng như cước. Nhìn ông, em nghĩ đến Nội em ngày trước. Cũng chòm râu trắng ấy, cũng đôi mắt hiền từ ấy, cả hai ông đều giống như một ông tiên trong truyện cổ tích hiện lên để đem lại niềm vui cho mọi người.
Khách ra vào đông quá, ông Năm nói với em ngồi chờ rồi quay sang uốn tóc cho một bà khách. Ông mở hộp đồ nghề ra Đầu tiên ông lấy lược chải đầu cho bà khách nọ. Ông cẩn thận, nhẹ nhàng đưa chiếc lược từ trước ra sau, rồi ông lấy kéo, xén tỉa những phần tóc hoe hoe vàng ở phần đuôi tóc cho gọn. Sau đó, ông lại dùng bình xịt keo, thuốc phun đều lên mái tóc, dùng những chiếc kẹp mút, kẹp tám xoắn những lọn tóc lại theo ý muốn. Cuối cùng, ông dùng chiếc mũ sấy tóc đội vào đầu cho khách, bấm nút điện, chiếc mũ sấy phát ra một âm thanh nghe sè sè, o o… rất êm tai. Chừng năm phút trôi qua, ông gỡ mũ ra, mở kẹp và dùng lược chải lại mái tóc cho khách. Nhìn mái tóc vị khách nọ đã thành hình theo ý muốn, em cảm tưởng như ông Năm có phép lạ của một vị tiên ông. Chỉ cần nhắm mắt lại một lúc rồi mở mắt ra, mái tóc đã biến đổi…
Cạnh nhà em có nhà bác Phúc, bác ấy là một thợ mộc lâu năm, rất nhiều kinh nghiệm và tay nghề cao.
Năm nay, bác Phúc đã ngoài năm mươi, tóc bạc khá nhiều. Là dân lao động từ nhỏ nên bác có thân hình vạm vỡ, chiếc ngực lực lưỡng, bắp tay săn chắc. Suốt ngày chăm chú vào công việc, bác ít tiếp xúc với mọi người. Dù vậy, tính tình bác rất cởi mở, em có dịp được trò chuyện và nhìn ngắm bác làm việc.
Bác có tinh thần làm việc rất cao. Bác thường bảo : "Làm nghề gì cũng phải có cái tâm và lòng yêu nghề." Để hoàn thành một sản phẩm như tủ, bàn ghế v.v..., phải qua nhiều công đoạn. Công việc đầu tiên là chọn gỗ tốt rồi mang đi phơi cho chín. Khi làm việc, cạnh bên bác có đủ thứ đồ nghề : cưa, bào, đục, búa, kềm, đinh vít v.v...
Một thanh gỗ sần sùi, lam nham được bác đặt lên một băng ghế dài gọi là con ngựa. Một chân buông thõng xuống đất, chân kia gác lên ghế, bác cúi rạp người xuống như phi ngựa để bào. Các dăm bào cuồn cuộn tuôn ra như từng lọn tốc xoăn tít thơm nồng mùi gỗ. Bác dừng lại, lấy chiếc bút chì trên vành tai xuống để kẻ rồi đo lại cho chính xác, bác tiếp tục bào, đánh giấy nhám, từng vân gỗ hiện lên rất đẹp mắt. Tỉ mỉ và khéo léo nhất là lúc bác đục các mộng để ráp khung. Rất chính xác và tài tình. Công việc cứ thế tiếp diễn đến khi hoàn thành sản phẩm. Chiếc tủ được khoác cái áo nâu bóng bằng lớp véc-ni được bác đánh rất đều tay. Có nhìn tận mắt mới thấy hết cái tài của người thợ mộc.
Nghề nào cũng quý, cũng mang lợi ích đến cho mọi người, em luôn quý trọng những người lao động chân chính, người luôn vươn lên bằng nghị lực của chính bản thân mình.