Tìm những chi tiết lịch sử trong truyền thuyết Thánh Gióng bây giờ vẫn tồn tại ?
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Truyện được gắn với thời đại Hùng Vương (nhà nước Văn Lang Âu Lạc) trong lịch sử Việt Nam...
+ Đời Vua Hùng thứ 18 có người con gái nhan sắc tuyệt trần tên là Mỵ Nương.
+ Khi Mỵ Nương đến tuổi cập kê, Vua Hùng ban truyền trong dân gian tìm nhân tài kén phò mã.
+ Hàng năm, cứ vào khoảng tháng 7 âm lịch là lũ lụt lại kéo về.
+ Từ xưa, nhân dân ta đã có truyền thống chống lũ chống lụt ,thiên tai...
Phù Đổng Thiên Vương, cũng gọi Sóc Thiên vương nhưng hay được gọi là Thánh Gióng, là một nhân vật trong truyền thuyết Việt Nam, một trong bốn vị thánh mà người Việt gọi là Tứ bất tử trong tín ngưỡng dân gian Việt Nam. Ông được xem là tượng trưng cho tinh thần chống ngoại xâm và sức mạnh tuổi trẻ.
Tham khảo
Truyện Thánh Gióng liên quan đến sự thật lịch sử ở thời đại Hùng Vương:
Truyện Thánh Gióng | Lịch sử |
Tục truyền đời Hùng Vương thứ sau | Hùng Vương là cách gọi dành cho các vị vua nước Văn Lang của người Lạc Việt. Trong đời sống tâm linh của người Việt, vua Hùng có vị trí quan trọng đặc biệt. Truyền thuyết các Vua Hùng gắn với câu chuyện về bọc trăm trứng. |
Giặc Ân đến xâm phạm bờ cõi nước ta. | Cuộc chiến tranh ác liệt giữa dân tộc ta và giặc ngoại xâm từ phương Bắc là những trận chiến có thật trong lịch sử, kéo dài hàng trăm năm: |
Chế tác một con ngựa sắt, một cái roi sắt, một tấm áo giáp sắt. | Bên cạnh việc cấy trồng lúa nước, nhân dân thời bấy giờ đã có ý thức chế tạo vũ khí chống giặc từ chất liệu kim loại (bằng sắt). |
Khi roi sắt gãy. Tráng sĩ bèn nhổ những cụm tre cạnh đường quật vào giặc. | Người Việt đã cùng đoàn kết đứng lên chống giặc ngoại xâm, dùng tất cả các phương tiện để đánh giặc. |
Tham khảo:
– Đã có những cuộc chiến tranh ác liệt diễn ra giữa dân tộc ta và giặc ngoại xâm.
– Người Việt thời bấy giờ đã chế tác ra vũ khí bằng sắt, thép.
– Người Việt cổ đã từng đoàn kết đứng lên chông giặc ngoại xâm
Con rồng cháu tiên:
Ý nghĩa: giải thích, suy tôn nguồn gốc nòi giống (người VN ta là con cháu của các vua Hùng, là nòi giống rồng tiên), thể hiện ý nguyện đoàn kết, thống nhất cộng đồng người Việt.
Sự thật lịch sử: là sự kết hợp giữa các bộ lạc Lạc Việt với Âu Lạc và nói nên nguồn gốc chung của các cư dân Bách Việt. Đền thờ Âu Cơ, vua Hùng, vùng đất Phong Châu.
Bánh chưng bánh giầy:
Ý nghĩa: giải thích nguồn gốc bánh chưng bánh giầy và tục làm hai loại bánh trong ngày Tết, đề cao lao động và nghề nông, đề cao sự thờ kính Trời, Đất, tổ tiên của nhân dân ta.
Sự thật lịch sử: nhân vật Hùng Vương, tục làm bánh chưng bánh giầy.
Sơn Tinh Thủy Tinh
Ý nghĩa: giải thích hiện tượng lũ lụt hằng năm. Thể hiện sức mạnh, ước mơ chế ngự thiên tai của người Việt xưa. Suy tôn, ca ngợi công lao dựng nước và giữ nước của các vua Hùng.
Sự thật lịch sử: núi Tản Viên (Ba Vì, Hà Tây), hiện tượng lũ lụt vẫn xảy ra hằng năm.
Thánh Gióng:
Ý nghĩa: đề cao sức mạnh và ý thức bảo vệ đất nước. Thể hiện sức mạnh, ước mơ của nhân dân ta về người anh hùng cứu nước chống giặc ngoại xâm.
Sự thật lịch sử: đền thờ thánh Gióng (Sóc Sơn), tre đằng ngà, ao hồ liên tiếp, làng Cháy.
Sự tích hồ Gươm:
Ý nghĩa: giải thích tên gọi hồ Gươm, ca ngợi tính chất chính nghĩa, tính chất nhân dân của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, thể hiện khát vọng hòa bình của dân tộc.
Sự thật lịch sử: tên người thật: Lê Lợi, Lê Thận. Tên địa danh thật: hồ Tả Vọng, hồ Gươm, Lam Sơn. Thời kỳ lịch sử có thật: khởi nghĩa Lam Sơn chống quân Minh đầu thế kỷ XV.
bài này mình mới học sáng nay xong!
mình phải học tới tận 4 tiết lận đó, còn 1 tiết buổi chiều nữa ớn lắm!
bt bn à! Mik pjt bài nì lm s òi, mik đăng để thử kiến thức của các bn hui à ^^
+) Tiếng nói đầu tiên của chú bé lên ba là tiếng nói đòi đánh giặc
+) Gióng đòi ngực sắt, roi sắt, giáp sắt để đánh giặc
+) Bà con hàng xóm vui lòng góp gạo nuôi cậu bé
+) Gióng lớn nhanh như thổi, vươn vai thành tráng sĩ
+) Gậy sắt gãy, Gióng nhổ tre bên đường đánh giặc
Các chi tiết tưởng kì ảo:
-Mẹ Gióng đặt chân vào vết chân to và thụ thai 12 tháng.
-3 năm Gióng nằm im không nói không cười nhưng nghe sứ giả gọi lập tức cất tiếng nói đầu đòi đi đánh giặc.
- Gióng vươn vai thành tráng sĩ mình cao hơn trượng.
- Ngựa sắt vươn vai phi ra trận, phun lửa, và Thánh Gióng cưỡi ngự bay về trời.
- Một số địa danh diễn ra hội Gióng:
+ Cố Viên - giữa đồng thôn Đổng Viên: vườn cà của mẹ Thánh Gióng - nơi bà giẫm phải vết chân ông Đổng, tảng đá có dấu chân kì lạ cũng ở đây.
+ Miếu Ban - thôn Phù Dực - tên cũ là rừng Trại Nòn: nơi Thánh Gióng được sinh ra. Đằng sau còn 1 ao nhỏ, giữa ao có gò, trên gò có bể con bằng đá tượng trưng cho bồn tắm và một chiếc liềm bằng đá là dụng cụ cắt rốn cho người anh hùng.
+ Đến Mẫu (đền Hạ): nơi thờ mẹ Thánh Gióng, xây ở ngoài đê.
+ Đền Thượng: nơi phụng thờ Thánh - xây cất từ vị trí ngôi miếu tương truyền có từ thời Hùng Vương thứ sáu, trên nền nhà cũ của mẹ Thánh – có tượng Thánh, 6 tượng quan văn, quan võ chầu hai bên cùng 2 phỗng quỳ và 4 viên hầu cận.
Sơn Tinh , Thủy Tinh
-Hùng Vương thứ 18 kén rể
-Thành Phong Châu
-Núi Tản Viên
Thánh Gióng
-Hùng Vương thứ sáu
-Làng Gióng
-Núi Sóc Sơn
-Làng Cháy
các địa danh:
phong châu, núi tảng viên , làng Giong ,làng Cháy
Nhân vật vua Hùng
– Cố Viên – giữa đồng thôn Đổng Viên – Vườn tương cà của mẹ Gióng, nơi bà giẫm phải vết chân ông Đổng, tảng đá có dấu chân kì lạ cũng ở đây.
– Miếu Ban – thôn Phù Dực – tên cũ là rừng Trại Nòn – Nơi Thánh được sinh ra. Đằng sau còn 1 ao nhỏ, giữa ao có gò, trên gò có bể con bằng đá tượng trưng cho bồn tắm và một chiếc liềm bằng đá là dụng cụ cắt rốn cho người anh hùng.
– Đền Mẫu (đền Hạ) – nơi thờ mẹ Gióng – xây ở ngoài đê.
– Đền Thượng – nơi thờ phụng Thánh – xây cất từ vị trí ngôi miếu tương truyền có từ thời Hùng Vương thứ sáu, trên nền nhà cũ của mẹ Thánh – có tượng Thánh, 6 tượng quan văn, quan võ chầu hai bên cùng 2 phỗng quỳ và 4 viên hầu cận
Hãy nêu một số sự kiện trính trong truyện Thánh Gióng.
Cách 1: Nêu một số sự kiện chính của truyện Thánh Gióng ngắn gọn:
(1) Sự ra đời của Gióng;
(2) Giặc Ân xâm lược, Gióng biết nói và xin nhận trách nhiệm đánh giặc;
(3) Gióng lớn nhanh như thổi;
(4) Gióng vươn vai thành tráng sĩ mặc áo giáp sắt, cưỡi ngựa sắt, cầm roi sắt ra trận đánh giặc;
(5) Thánh Gióng đánh tan giặc;
(6) Thánh Gióng lên núi, cởi giáp sắt bỏ lại, bay về trời;
(7) Vua phong danh hiệu và lập đền thờ;
(8) Những dấu tích còn lại của chuyện Thánh Gióng.
Cách 2: Nêu một số sự kiện chính của truyện Thánh Gióng chi tiết:
Sự kiện 1. Gốc tích lạ lùng của Thánh Gióng
- Hai ông bà đã già, chưa có con.
- Bà lão giẫm lên một dấu chân khổng lồ, về nhà thụ thai.
- Mười hai tháng sau bà sinh một đứa con trai.
- Khi ba tuổi chú bé vẫn chưa biết nói, biết cười, cũng chẳng biết đi.
Sự kiện 2. Thánh Gióng nói được và lớn nhanh như thổi
- Giặc Ân xâm lược, thế giặc mạnh, vua cho sứ giả đi tìm người tài.
- Gióng bỗng nhiên nói được, nhờ mẹ mời sứ giả. Nói với sứ giả đúc ngựa sắt, áo giáp sắt, roi sắt.
- Gióng lớn nhanh như thổi, ăn không đủ no. Dân làng góp thóc gạo nuôi.
Sự kiện 3. Thánh Gióng đánh thắng giặc xâm lăng và bay về trời
- Giặc đến chân núi Trâu. Sứ giả mang ngựa sắt, roi sắt, áo giáp sắt đến.
- Gióng vươn vai thành tráng sĩ khổng lồ, vỗ vào mông ngựa, ngựa hí vang. Tráng sĩ mặc giáp, cầm roi, cưỡi ngựa ra trận.
- Ngựa phun lửa, tráng sĩ thúc ngựa phi thẳng vào giặc. Giặc chết như ngả rạ.
- Roi sắt gãy, tráng sĩ nhổ những cụm tre đánh giặc.
- Đuổi giặc đến chân núi Sóc, tráng sĩ lên núi, cởi giáp sắt để lại cùng ngựa bay lên trời.
Sự kiện 4. Vua nhớ công ơn phong tráng sĩ là Phù Đổng Thiên Vương, lập đền thờ.
Tìm những chi tiết chi thấy truyện liên quan đến lịch sử.
Truyện Thánh Gióng liên quan đến sự thật lịch sử: + Thời đại Hùng Vương ta đã phải chống lại sự xâm lược của giặc phương Bắc. + Đây cũng là thời kì mà đồ sắt thay thế cho đồ đồng. + Nhân dân ta vẫn luôn đoàn kết, anh dũng tao nên sức mạnh to lớn.
Các chi tiết đặc biệt trong truyền thuyết Thánh Gióng thể hiện rất nhiều ý nghĩa. Thứ nhất, tiếng nói đầu tiên của Gióng là tiếng nói đòi đi đánh giặc. Chi tiết này chứng tỏ nhân dân ta luôn có ý thức chống giăc ngoại xâm. Khi có giặc, từ người già đến trẻ con đều sẵn sàng đánh giặc cứu nước. Đây là một chi tiết thần kì: chưa hề biết nói, biết cười, ngay lần nói đầu tiên, chú đã nói rất rõ ràng về một việc hệ trọng của đất nước. Tiếp đến, Gióng đòi ngựa sắt, roi sắt, áo giáp sắt để đánh giặc. Gióng không đòi đồ chơi như những đứa trẻ khác mà đòi vũ khí, những vật dụng để đánh giặc. Đây cũng là mội chi tiết thần kì. Gióng sinh ra đã là một anh hùng và điều quan tâm duy nhất của vị anh hùng đó là đánh giặc. Chi tiết bà con làng xóm vui lòng góp gạo nuôi cậu bé cũng là một chi tiết đặc biệt. Gióng là đứa con của nhân dân, được nhân dân nuôi nấng. Sức mạnh của Gióng là sức mạnh của nhân dân, sức mạnh của tinh thần đồng sức, đồng lòng. Bên cạnh đó, Gióng lớn nhanh như thổi, vươn vai thành tráng sĩ. Đây cũng là chi tiết thể hiện sức mạnh của nhân dân, sức mạnh của dân tộc. Khi hoà bình là những người lao đông rất bình thường, nhưng khi chiến tranh xảy ra, sự đoàn kết đã hoá thành sức mạnh phi thường, vùi chôn quân giặc. Lúc xung trận, khi roi sắt gãy, Gióng nhổ tre bên đường đánh giặc. Chi tiết này khẳng định rằng: gậy sắt là vũ khí của người anh hùng nhưng khi cần thì cả cỏ cây cũng biến thành vũ khí. Điều đó thể hiện sự linh hoạt, sáng tạo trong chiến đấu của nhân dân ta. Trong nhiều cuộc kháng chiến chống ngoại xâm, cha ông ta đã dùng đến cả gậy tầm vông, giáo mác, cày, cuốc,... để đối chọi với súng ống, xe tăng của giặc. Và cuối cùng Gióng đánh giặc xong, cởi áo giáp sắt để lại và bay thẳng lên trời.
Giúp mình với !