Nghĩa của từ:
Thanh gươm Đa-mô-clét
Kỉ địa chất
FAO
UNICEF
Ngữ văn 9
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Lê Lợi không trực tiếp nhận gươm. Người đánh cá Lê Thận nhận được lưỡi gươm dưới nước, Lê Lợi nhận được chuôi gươm trên rừng, đem khớp với nhau thì “vừa như in”. Điều đó chứng tỏ sức mạnh của gươm thần thực chất là sức mạnh đoàn kết nhân dân ở khắp nơi, trên mọi miền Tổ quốc, từ miền xuôi cho đến miền ngược, từ đồng bằng cho đến miền rừng núi.
Mỗi bộ phận của thanh gươm ở một nơi nhưng khi khớp lại thì vừa như in, điều đó thể hiện sự thống nhất nguyện vọng, ý chí chống giặc ngoại xâm của toàn dân tộc. Hai chữ “Thuận Thiên” (hợp lòng trời) trên lưỡi gươm thần nhấn mạnh tính chất chính nghĩa, hợp lòng người, lòng trời của nghĩa quân Lam Sơn.
- Sức mạnh của gươm thần được thể hiện:
- Từ khi có gươm, nhuệ khí của nghĩa quân ngày một tăng cao. Sức mạnh của gươm thần làm cho quân Minh bạt vía.
- Không phải trốn tránh, không thiếu lương đói khổ như trước mà nghĩa quân tìm giặc mà diệt, lấy kho lương của giặc mà dùng.
- Cuối cùng gươm thần mở đường đánh tràn ra mãi, giải phóng đất nước.
- Từ bị động và nhiều lần thua trận, nghĩa quân chủ động đi tìm giắc đánh và chiến thắng giòn giã, đuổi hẳn quân Minh về nước
Đề bài: Phát biểu cảm nghĩ về truyền thuyết Sự tích Hồ Gươm.
Bài làm:
Tìm hiểu, suy ngẫm về chùm truyền thuyết cổ xưa xuất hiện trong thời đại các vua Hùng dựng nước như Con Rồng cháu Tiên; Thánh Gióng; Sơn Tinh, Thuỷ Tinh... chúng ta thấy các nhân vật và sự kiện lịch sử đã được nhào nặn, kì ảo hoá, lí tưởng hoá khiến cho chất thực mờ đi, chất mộng mơ, lãng mạn, tưởng tượng hiện rõ. Tiếp sau các truyén thuyết đẫm chất mộng, chất thơ ấy, tổ tiên chúng ta sáng tác nhiều truyền thuyết tiêu biểu mang nhiều yếu tố sự thật lịch sử hơn. Một trong những tác phẩm tiêu biểu có cốt lõi lịch sử nổi bật là truyền thuyết Sự tích Hồ Gươm. Đây là loại truyền thuyết vừa giải thích nguồn gốc một địa danh vừa tôn vinh những danh nhân, những anh hùng nổi bật trong lịch sử có công với dân, với nước. Sự tích Hồ Gươm là một trong hàng trăm sáng tác dân gian về Lê Lợi và khởi nghĩa Lam Sơn ở thế kỷ XV. Tuy tác phẩm mang cốt lõi lịch sử nổi bật, nhưng vẫn có những chi tiết kì ảo, tưởng tượng đặc sắc, toát và nhiều ý nghĩa. Đọng lại trong suy ngẫm và cảm xúc của người kể, người nghe truyền thuyết này là hình ảnh thanh kiếm "Thuận Thiên". Nói khác đi, đây là câu chuyện "Trời trao gươm báu, việc lớn ắt thành công". 1. Vì sao đức Long Quân cho mượn gươm ? Qua truyền thuyết, chúng ta hiểu rằng: Lúc bấy giờ giặc Minh đô hộ nước ta, làm nhiều điều bạo ngược, nhân dân ta : trời đất và lòng người - căm giận chúng đến tận xương tuỷ. Ở vùng Lam Sơn, Lê Lợi đã tạp hợp những người dân có nghĩa khí nổi dậy chống giặc. Những ngày đầu, nghĩa quân lực yếu, lương thảo ít, thanh thế chưa cao, nhiều lần bị thua trận. Đức Long Quân quyết định cho nghĩa quân mượn gươm thần để giết giặc. Như vậy, trời đã thấu hiểu việc đời, lòng dân. Việc làm của nghĩa quân Lam Sơn hợp ý trời, được tổ tiên, thần linh ủng hộ, giúp đỡ. Nhưng cách ủng hộ, giúp đỡ ấy không đơn giản, dễ dàng mà nhiều thử thách, đòi hỏi con người phải thông minh, phải giàu bản lĩnh và có quyết tâm cao. 2. Cách Long Quân cho mượn gươm, Lê Lợi nhận gươm và tổ chức chiến đấu như thế nào ? a) Từ trong lòng nước, lưỡi gươm đến tay người dân. Chàng Lê Thận đánh cá, ba lần quăng chài thả lưới, kéo lưới vẫn chỉ thấy thanh sắt lạ "chui vào lưới mình". Đưa thanh sắt cạnh mồi lửa, chàng nhận ra một lưỡi gươm. Vậy là, người dân bình thường ấy đã được sông nước tặng vũ khí, thôi thúc chàng lên đường tham gia nghĩa quân. Nhưng "lưỡi gươm" kia vẫn ngủ im. Kể cả lúc chủ tướng Lê Lợi cầm lên xem, thấy hai chữ "Thuận Thiên" khắc sâu vào lưỡi gươm, mọi người vẫn không biết đó là báu vật. "Thuận Thiên" nghĩa là "hợp lòng trời, thuận với ý trời". Có thể Lê Lợi hiểu nghĩa của hai chữ đó, nhưng chưa thấu tỏ được ý thiêng, thâm thuý của thần linh. Đây cũng là một câu đố, một thứ thách, đòi hỏi trí thông minh, sự sáng tạo của con người. Trong các truyền thuyết trước, đã xuất hiện những "bài toán", câu đố. Đến truyện này, câu đố hiện lên ở một vật thiêng bằng chữ thánh hiền khiến cho cả nhân vật trong truyện và người đọc chúng ta băn khoăn, hồi hộp. Câu đố tiếp tục xuất hiện, thần linh tiếp tục thử thách. Lần này sự thử thách không đến với dân mà hiện ra trước mắt người chủ tướng. Trên đường lui quân, Lê Lợi bỗng thấy "có ánh sáng lạ trên ngọn cây đa... trèo lên mới biết đó là một cái chuôi gươm nạm ngọc. Nhớ đến lưỡi gươm ở nhà Lê Thận...". Ít ngày sau "khi đem tra gươm vào chuôi thì vừa như in". Như vậy là trải qua một quá trình thử thách, thần linh đã phát hiện được người đủ tài đủ đức, có trí sáng, lòng thành để trao gươm báu. Ta thử ví dụ, sau khi vớt được thanh sắt - lưỡi gươm, chàng ngư dân Lê Thận không gia nhập nghĩa quân, không chiến đấu dũng cảm để được Lê Lợi quý mến, gần gũi và chủ tướng Lê Lợi khi nhìn thấy cái chuôi gươm nạm ngọc không nhớ tới lưỡi gươm nhà Lê Thận... thì sự việc sẽ ra sao ? Có thể nói, từ trong lòng nước, lưỡi gươm vào tay người dân rồi từ trên rừng sâu, núi cao, chuôi gươm thôi thúc chủ tướng để hoàn thiện một thanh gươm, để hoà hợp ý trời và lòng dân, dũng khí của quân và trí sáng của tướng, hoà hợp lực lượng miền xuôi, sông nước và lực lượng người dân miền núi, rừng già. Điều này gợi nhớ lời dặn xưa của bố Rồng, mẹ Tiên "kẻ miền núi, người miền biển, khi có việc gì thì giúp đỡ nhau, đừng quên lời hẹn...". Các chi tiết xung quanh việc cho mượn gươm, việc nhận gươm và hai chữ "Thuận Thiên" khắc trên gươm lung linh màu sắc kì ảo, toả sáng biết bao ý nghĩa sâu xa. Tất cả đã đọng lại rồi ngân lên trong câu nói của Lê Thận khi dâng gươm cho Lê -Lợi: "Đây là Trời có ý phó thác cho minh công làm việc lớn. Chúng tôi nguyện đem xương thịt của mình theo minh công, cùng với thanh eươm thần này để báo đền Tổ quốc !". Sáng tạo câu chuyện trao gươm "Thuận Thiên" như thế, nhân dân ta khẳng định tính chất chính nghĩa và tôn vinh vai trò, uy tín, tài năng phẩm chất người chủ tướng, vị minh công, người anh hùng Lê Lợi trong công cuộc kháng chiến chống giặc Minh lúc bấy giờ. Trời thử lòng trao cho mệnh lớn Ta gắng chí khắc phục gian nan Sau này, trong bản hùng văn Bình Ngô đại cáo, Nguyễn Trãi đã thâu tóm sự việc trời trao gươm, dân gửi niềm tin và ý chí, quyết tâm đánh giặc của Lê Lợi bằng hai câu văn đặc sắc như thế. Không rõ truyền thuyết Long Quân cho Lê Lợi mượn gươm có trước, hay bài hùng văn của Nguvễn Trãi có trước ? Điều chắc chắn rằng, đối với cuộc khởi nghĩa Lam Sơn nói chung, cá nhân Lê Lợi nói riêng, nhân dân ta dã tôn vinh bằng những hình ảnh, chi tiết, sự việc, lời văn đẹp nhất. b) Sau khi nhận được gươm thần, nhận sứ mệnh thiêng liêng của Trời Đất và muôn dân, Lê Lợi cùng nghĩa quân đã bừng lên một sức sống mới. "Nhuệ khí của nghĩa quân ngày một tăng..., thanh gươm thần tung hoành khấp các trận địa... Uy thế của nghĩa quân vang khắp nơi... Họ... xông xáo đi tìm giặc... Gươm thần mở đường cho họ đánh... cho đến lúc không còn bóng một tên giặc nào trên đất nước". Đoạn truyện ở cuối phần một của áng truyền thuyết không có sự việc nào nổi bật mà chỉ là mấy lời trần thuật ngắn gọn. Nhưng lời văn đi liền một mạch, tốc độ lời kể, giọng kể chuyển dộng mỗi lúc một nhanh, dồn dập, sôi nổi... nghe thật hào hùng, sảng khoái. Âm hưởng áng văn chương truyền miệng dân gian như đồng vọng với âm hưởng tác phẩm văn học viết của danh nhân văn hoá Nguyễn Trãi lúc bấy giờ: Đánh một trận sạch không kình ngạc Đánh hai trận tan tác chim muông Cơn gió to trút sạch lá khô Tổ kiến hổng sụt toang đê vỡ... (Bình Ngô đại cáo) Đúng là "Trời trao gươm báu, việc lớn ắt thành công" ! 3. Việc lớn thành công rồi, gươm thần trả lại Long Quân như thế nào ? Việc ấy có ý nghĩa gì ? Hoàn cảnh diễn ra việc trả gươm khá đặc biệt. Đất nước thanh bình, nhân dân sống yên vui, vua và quần thần được tạm nghi ngơi, dạo mát, ngắm cảnh trên mặt hồ, cái lẵng hoa xanh mát, con mắt ngọc long lanh giữa kinh thành. Hồ có tên là Tả Vọng, có lẽ vì hồ nằm ở phía trái cung vua, nhìn về cung điện. Một cái tên bình thường không có gì đặc sắc. Điều đặc sắc là "Khi thuyền rồng tiến ra giữa hồ, tự nhiên có một con rùa lớn nhô đầu và mai lên khỏi mặt nước". Trong khi đó lưỡi gươm thần đeo bên người đức vua "tự nhiên động đậy...". Và Rùa nói được tiếng người : "Xin bệ hạ hoàn gươm lại cho Long Quân ! Vua nâng gươm hướng về phía Rùa Vàng... Rùa há miệng đớp lấy thanh gươm và lặn xuống nước...", việc trả gươm diễn ra mau chóng, toàn là những chi tiết kì ảo, vừa như có thật, lại vừa như không thật, vừa là chuyện con người lại vừa là chuyện của thần thánh. Nghe chuyện và tưởng tượng, chúng ta không khỏi bàng hoàng, suy ngẫm. Vậy việc trả gươm trên hồ Tầ Vọng, sau được đổi thành Hồ Gươm, hồ Hoàn Kiếm có ý nghĩa gì ? Trước hết việc ấy phản ánh tư tưởng, tình cảm yêu hoà bình của dân tộc ta. Khi có giặc ngoại xâm, cả thần lẫn người, tổ tiên và con cháu hợp sức vung gươm đánh giặc, khi đất nước thanh bình, chúng ta "treo gươm", "cất gươm", "trả gươm" về chốn cũ. Việc ấy cũng có nghĩa là : chúng ta "trả gươm" cho thần thánh, nhờ giữ hộ để "gươm" tạm nghỉ ngơi hoá thân vào khí thiêng non nước. Bọn giặc hãy coi chừng ! Hồ Tả Vọng, bên cạnh hoàng cung, nay có tên là "Hoàn Kiếm" sẽ lưu giữ thanh gươm "Thuận Thiên" giữa lòng Tổ quốc, mãi mãi lưu giữ chiến công của nghĩa quân Lam Sơn, thường xuyên nhắc nhở nhân dân nhớ ơn người xưa và cảnh giác trước kẻ thù xâm lược. Tên hồ và "ánh sáng le lói dưới mặt hồ xanh" như trong truyền thuyết kể muôn đời toả sáng các ý nghĩa đó. Vậy đấy, truyền thuyết Sự tích Hồ Gươm là câu chuyện Trời trao gươm báu, việc lớn của muôn dân ắt sẽ thành công. Bằng những chi tiết tưởng tượng, kì ảo (như gươm thần, Rùa Vàng) kết hợp những sự việc khá hấp dẫn của một áng văn tự sự dân gian, tác phẩm ca ngợi tính chất chính nghĩa, tính chất nhân dân và chiến thắng vẻ vang của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn do Lê Lợi lãnh đạo ở đầu thế kỉ XV. Truyện cũng nhằm giải thích tên gọi hồ Hoàn Kiếm, đồng thời thể hiện khát vọng hoà bình của dân tộc ta. Bạn ơi ! Nếu ở Hà Nội, hay ở bất cứ nơi nào trên Tổ quốc ta, ở đâu trên thế giới, có dịp tới thăm Hồ Gươm, hồ Hoàn Kiếm, hãy lắng nghe, hãy kể cho nhau nghe câu chuyện thần thánh cho mượn gươm, rồi đòi trả lại gươm... bạn nhé !
ình tượng “Thanh gươm của Damocles” (sword of Damocles) nổi tiếng có nguồn gốc từ một câu chuyện ngụ ngôn cổ xưa được phổ biến bởi triết gia Roman Cicero trong một cuốn sách vào năm 45 TCN của ông mang tên Tusculanae Disputationes (Tạm dịch: Những cuộc thảo luận của người Tusculan). Phiên bản câu chuyện của Cicero tập trung vào Dionysius II, một vị vua độc tài một thời từng cai trị thành phố Sicily thuộc Syracuse ở thế kỷ thứ tư và thứ năm TCN. Mặc dù giàu có và quyền lực, Dionysius vẫn vô cùng bất an. Những luật lệ tàn bạo đã gây ra cho ông nhiều kẻ thù, và ông bị dày vò bởi nỗi lo sợ bị ám sát – đến nỗi ông phải ngủ trong một phòng ngủ được bao quanh bởi một con hào và chỉ tin cậy cho con gái giúp mình cạo râu bằng một lưỡi dao cạo.
Theo như Cicero kể, một ngày, sự bức bối của nhà vua lên đến đỉnh điểm khi một nịnh thần tên là Damocles đã tuôn ra hàng lời khen ngợi và nhận xét rằng cuộc sống của Dionysius phải hạnh phúc đến nhường nào. “Vì cuộc sống của ta làm ngươi vui thích”, Dionysius khó chịu trả lời, “ngươi có muốn tự mình nếm trải thử và xem ta may mắn đến chừng nào không?” Khi Damocles đồng ý, Dionysius đặt y lên một chiếc ngai vàng và ra lệnh cho một toán người hầu phục vụ y. Y được thiết đãi bằng những miếng thịt ngon và được tắm đẫm với nước hoa và dầu xức.
Damocles không thể tin được vận may của mình, nhưng ngay khi y bắt đầu tận hưởng cuộc sống của một vị vua, y nhận ra Dionysius đã treo một thanh gươm sắc như dao cạo trên trần nhà. Thanh gươm trỏ vào đầu Damocles, treo lơ lửng chỉ bằng một sợi lông ngựa. Từ đó về sau, sự lo sợ của viên nịnh thần về sự sống của mình khiến cho y không thể tận hưởng được sự xa hoa của các bữa tiệc hoặc sự phục dịch của đám người hầu. Sau nhiều lần lo lắng liếc nhìn về lưỡi gươm treo lủng lẳng trên đầu mình, y cầu xin được miễn thứ, nói rằng không còn muốn được may mắn như vậy nữa.
Đối với Cicero, câu chuyện của Dionysius và Damocles hàm ý rằng những người cầm quyền luôn luôn bị giày vò bởi bóng ma của sự lo lắng và cái chết, và rằng “không thể có hạnh phúc cho một người luôn phải lo sợ.” Truyện ngụ ngôn này sau này trở thành một mô típ quen thuộc trong văn học thời trung cổ, và cụm từ “thanh gươm của Damocles” hiện thường được sử dụng rộng rãi như một cách nói ẩn dụ để mô tả một mối nguy hiểm hiển hiện. Tương tự như vậy, câu nói “treo đầu sợi chỉ” (hanging by a thread) đã trở thành cách nói để chỉ một tình huống đầy nguy hiểm hoặc bấp bênh.
Một trong những trường hợp nổi tiếng mà thành ngữ này được sử dụng là vào năm 1961 trong Chiến tranh Lạnh, khi Tổng thống John F. Kennedy phát biểu trước Liên Hợp Quốc, trong đó ông nói rằng “Mọi đàn ông, phụ nữ và trẻ em đang sống dưới một thanh gươm Damocles của vũ khí hạt nhân, treo trên đầu những sợi chỉ mỏng manh nhất, có thể bị cắt đứt bất kỳ lúc nào do tai nạn, tính toán sai, hoặc sự điên rồ.” (“Every man, woman and child lives under a nuclear sword of Damocles, hanging by the slenderest of threads, capable of being cut at any moment by accident or miscalculation or by madness.”)
Ngày xưa, có một vị vua tên là Dionysius cai trị vùng Syracuse, thành phố giàu nhất ở đảo Sicil. Ông sống trong một cung điện đẹp với rất nhiều đồ đạc sang trọng và đắt tiền. Trong cung điện, lúc nào cũng có rất nhiều người hầu, sẵn sàng làm theo lệnh của ông.
Vì ông có biết bao của cải và quyền lực tối cao nên rất nhiều người ghen tị. Damocles là một người như vậy. Ông là một trong những người bạn thân của vua Dionysius và ông luôn nói với nhà vua rằng:
- Đức vua mới may mắn làm sao. Ngài có tất cả những thứ mà bất kỳ người nào cũng mong muốn. Chắc hẳn ngài phải là người hạnh phúc nhất thế giới này.
Một ngày vua Dionysius cảm thấy mệt mỏi khi nghe những lời như vậy. Ông nói:
- Ngươi thực sự nghĩ rằng ta hạnh phúc hơn bất cứ người nào sao?
- Chắc chắn là như vậy. - Damocles trả lời. - Hãy nhìn vào khối tài sản vĩ đại mà ngài sở hữu và quyền lực mà ngài nắm. Ngài chẳng có một chút mảy may lo lắng gì. Cuộc sống còn gì tuyệt hơn thế.
- Vậy ngươi có muốn đổi vị trí với ta không? - Vua Dionysius nói.
- Ồ, thần không bao giờ mơ đến điều ấy. - Damocles nói. Nhưng giá mà thần có được sự giàu có và niềm vui của ngài dù chỉ một ngày, thần sẽ hạnh phúc biết bao.
- Được, vậy thì hãy đổi vị trí cho ta một ngày.
Và ngày hôm sau, Damocles được đưa đến cung điện. Những người hầu đối xử với ông như thể ông là ông chủ của họ. Họ mặc cho ông hoàng bào và đội cho ông vương miện vàng. Ông ngồi xuống bàn tiệc và rất nhiều sơn hào hải vị được đặt trước mặt. Người ta cũng phục vụ ông những ly rượu đắt tiền, xung quanh là những loài hoa rực rỡ và âm nhạc du dương. Ông ngồi trên đệm êm và cảm thấy mình là người hạnh phúc nhất thế giới.
- Ồ, thế mới là cuộc sống chứ. - Ông nói với nhà vua. - Thần chưa bao giờ cảm thấy hạnh phúc đến như vậy.
Và khi nâng cốc, ông nhìn về phía trần nhà. Một thanh gươm đang treo bằng một sợi lông đuôi ngựa và chĩa mũi nhọn vào đầu ông. Damocles cứng người lại. Nụ cười tắt trên môi và gương mặt trở nên xanh lét. Tay ông run lập cập. Ông không muốn thức ăn, rượu và âm nhạc nữa. Ông chỉ muốn rời khỏi cung điện. Ông ngồi như đóng băng trên ghế.
- Có chuyện gì vậy, bạn của ta? - Vua Dionysius hỏi. - Có vẻ như ngươi không thấy ngon miệng nữa?
- Thanh gươm. Thanh gươm. - Damocles thì thầm. - Ngài có nhìn thấy nó không?
- Tất nhiên là ta nhìn thấy. - Vua Dionysius nói. - Ta thấy nó hằng ngày. Nó luôn được treo trên đầu ta và luôn có khả năng một người nào đó cắt sợi lông đuôi ngựa. Có thể một trong những tể tướng ghen tị với quyền lực của ta và cố gắng giết ta. Hoặc có thể một người nào đó làm lan truyền những tin đồn nhảm về ta để khiến mọi người chống lại ta. Cũng có thể vương quốc bên cạnh sẽ điều quân đội cướp ngôi vua của ta. Hoặc ta có thể ra một quyết định không sáng suốt dẫn đến việc ta bị hạ bệ. Tóm lại, cuộc sống của ta không phải hoàn toàn một màu hồng.
- Vâng, thần thấy rồi. - Damocles nói. - Thần nhận thấy rằng thần đã mắc sai lầm và đức vua có rất nhiều điều phải lo lắng bên cạnh sự giàu có và nổi tiếng. Xin hãy giữ ngôi vua và cho thần trở về nhà của mình.
Và từ đó, Damocles không bao giờ muốn đổi vị trí với nhà vua nữa, dù chỉ một lát.
Câu chuyện cực kỳ hay và ý nghĩa, nó mang nhiều góc nhìn từ cuộc sống. Có thể, khi đọc xong câu chuyện, mỗi người có một bài học khác nhau dành riêng cho mình vì đâu ai có suy nghĩ giống nhau
Trong này, có các bài học qua câu chuyện:
Thứ nhất, hãy luôn đặt mình vào vị trí người khác, đừng chỉ nhìn vào góc nhìn của bản thân mà quên đi suy nghĩ của người khác.
Thứ 2, dù trong thành công, cũng đừng quên những nguy cơ có thể xảy ra với mình. Mình vẫn còn nhớ đợt mình làm ăn được, giống như kiểu nhà giàu mới nói, ráng xài cho hết tiền và cuối cùng những ngày khó khăn lại đến. Những bầm dập và những sự việc xảy ra khiến mình nhớ mãi, nhưng những kinh nghiệm đó tuy đau khổ nhưng khiến mình nhớ mãi. Đúng là càng đau lại càng nhớ lâu.
Thứ 3: Hãy hài lòng với những gì mình có và đừng bao giờ ghen tị với người khác.
Thứ 4: “Thanh gươm Damocles” bây giờ vẫn được sử dụng trong văn hóa phương Tây như một ẩn dụ để nói lên thông điệp quen thuộc: quyền lực càng cao, trách nhiệm càng lớn.
Những thanh kiếm làm nên huyền thoại thế giới
Harpē
Thanh kiếm Harpē lừng danh này xuất hiện trong thần thoại Hy Lạp, nơi Cronus - con trai của Uranus sử dụng nó để thiến cha mình. Món “hàng nóng” này có thể được dễ dàng nhận ra bởi lưỡi liềm cong nhô ở gần đầu lưỡi kiếm, chưa hết Perseus cũng đã sử dụng nó để chặt đầu của Medusa, một con quỷ có khả năng hóa đá người khác nếu ai đó nhìn vào những con rắn trên đầu ả.
Gram
Thanh kiếm Gram trong truyền thuyết vốn dĩ bị găm chặt vào cây Barnstokkr bởi thần Odin, một trong những vị thần có sức mạnh khủng khiếp nhất trong thần thoại Bắc Âu. Völsung đã lấy được thứ công cụ có khả năng sát thương cao này và dùng nó để đánh bại con rồng Fafnir.
Carnwennan
Carnwennan hoặc Carnwenhau (tạm dịch là “chuôi trắng”), là con dao găm của vua Arthur trong truyện kể về huyền thoại Arthur xứ sở Wales. Nó được cho là có sức mạnh ma thuật để giúp người sử dụng có thể ẩn mình trong bóng tối, ngoài ra cũng có giai thoại kể rằng vị vua này đã dùng nó để cắt đôi đầu của phù thủy Orddu.
Excalibur
Bên cạnh việc sở hữu một con dao găm vô cùng bá đạo thì vua Arthur cũng sở hữu một thanh kiếm đặc biệt không kém, đó chính là thanh Excalibur mà theo “tin đồn” là có ẩn chứa sức mạnh huyền bí bên trong, những ai sở hữu thứ công cụ tấn công người khác này sẽ có chủ quyền hợp pháp đối với Vương quốc Anh.
Tương truyền, thanh gươm này vốn được găm vào một phiến đá, chỉ những ai thực sự là vua của nước Anh mới có thể rút nó lên được và sẽ được tất cả mọi người công nhận.
Thanh kiếm của Attila
Chuyện kể rằng, chiến binh Hun huyền thoại Attila đã được ban tặng một thứ khí giới do đích thân các vị thần tạo nên, nó còn gọi là “Thanh kiếm của Attila” và sử dụng bởi các chỉ huy quân sự cấp cao trong các trận chiến. Đây cũng được xem như một biểu tượng cho sự ưu ái của Thiên Chúa.
Một trong những thanh gươm cổ xưa nhất đang được trưng bày tại Bảo tàng Kunsthistorisches (Vienna), và cũng theo truyền thuyết thì có lời đồn đại rằng nó được làm ra sau khi Attila mất đến 1.500 năm.
Pasha
Trong đạo Hindu, chúng ta dễ dàng nhìn thấy hình ảnh của Pasha, loại công cụ phòng thân đã đi vào thần thoại và được sử dụng bởi rất nhiều vị thần với hình dáng như chiếc thòng lọng. Ganesha là một trong số đó, ngài đã dùng nó để ràng buộc và loại bỏ những kẻ cản trở, còn Yama thì trích xuất một linh hồn khỏi cơ thể sau khi chết.
Varunastra
Được tạo ra bởi Varuna, vị thần của nước và biển cả, Varunastra là một loại vũ khí trong truyền thuyết có thể xoay chuyển thành bất cứ hình dạng nào. Được làm từ nước và có khả năng sát thương cao, nó có thể giết chết ngay lập tức bất kỳ người chiến binh nào nếu không biết sử dụng đúng cách.Có lẽ những ai may mắn sở hữu nó thì cũng phải vừa mừng vừa lo cho tính mạng của mình đấy nhỉ?
Thanh gươm của Thánh Joan xứ Arc
Sử học có ghi lại rằng, người nữ anh hùng trong Chiến tranh trăm năm giữa Anh và Pháp, Joan xứ Arc đã lãnh đạo quân đội Pháp chống lại sự xâm lược của người Anh khi chỉ mới 19 tuổi. Cô tin rằng mình là người được Chúa giao trọng trách giải phóng dân tộc mình khỏi xiềng xích bóc lột, và người dân Pháp lúc bấy giờ cũng rất tin tưởng vào điều đó.
Joan nói rằng Tổng lãnh thiên thần Michael đã chỉ cho cô vị trí để tìm thấy một thanh kiếm thánh, nó nằm ở phía sau bàn thờ của nhà thờ Saint Catherine ở Fierbois. Khi cô tìm thấy, những lớp rỉ sét đã nhanh chóng biến mất và Joan đã sử dụng thanh gươm trong cuộc chiến nhưng việc cô có dùng nó để giết chết ai không vẫn còn là vấn đề gây tranh cãi.
Thời gian sau đó cô bị bắt và bị hỏa thiêu, nhưng sự hy sinh của Joan đã góp phần làm thay đổi cục diện cuộc chiến, cô đã trở thành biểu tượng cho sự kiên cường, bất khuất và được Giáo hội Công giáo phong Thánh khi tử vì đạo.
Fragarach
Thanh gươm Fragarach được sử dụng bởi Manannán mac Lir, người giám hộ của Otherworld và người lái chiếc thuyền chở linh hồn sang thế giới bên kia. Loại khí giới này có khả năng chém xuyên qua bất kỳ loại áo giáp nào, mang đến khả năng điều khiển gió cho trí nhân sở hữu và buộc bất cứ ai cũng phải nói ra sự thật khi kề nó vào cổ.
Taming Sari
Trong huyền thoại cổ xưa kể lại thì bất kỳ người nào sở hữu Taming Sari sẽ có được sự bất tử, chính vì vậy nó đã trở thành mục tiêu săn lùng của con người trong suốt hàng nghìn năm. Thanh dao găm có hình lượn sóng này đóng một vai trò quan trọng trong thần thoại Malaysia, điều ly kỳ hơn nữa là nó có thể tự phóng ra khỏi bao để bảo vệ chủ nhân của mình.
Tất nhiên, đó vẫn chỉ là một giai thoại từ thời xa xưa và ở thời kỳ hiện đại, con người đã không còn tin vào những điều viển vông ấy nữa.
Đoản kiếm Muramasa
Thanh đoản kiếm Muramasa Sengo là một loại khí giới rất nổi tiếng ở Nhật Bản. Trong ký ức của người dân xứ sở hoa anh đào là lưỡi kiếm sẽ mang những phẩm chất từ chính người thợ tạo nên nó, và nếu đó là một người đàn ông điên rồ và bạo lực, Murasama sẽ trở thành một loại vũ khí có khả năng sát thương cực mạnh, một thứ công cụ giết người thực sự.
Thanh Long đao
Thanh Long đao là loại gươm được Quan Vân Trường sử dụng trong “Tam quốc diễn nghĩa”, hình dáng, kích thước cũng như cân nặng của nó đã đủ để khiến đối phương phải e dè khiếp sợ, chứ chưa nói đến nó có khả năng sát thương cực khủng. Để cầm được thanh đao này, người sử dụng hẳn phải có một sức khỏe phi thường cùng tài nghệ võ thuật thuộc hàng tuyệt đỉnh công phu.
Đây cũng là một trong những thứ huyền thoại đã tạo nên cuộc cách mạng lịch sử nhân loại, chí ít là ở những câu chuyện của La Quán Trung trong tác phẩm “Tam quốc diễn nghĩa”.
Thanh kiếm lửa
Thanh kiếm lửa đã xuất hiện rất nhiều trong câu chuyện thần thoại trên khắp thế giới, điển hình là Kinh Thánh của Thiên Chúa giáo. Các nhà thờ đã tuyên bố rằng một thanh gươm lửa đã được đặt ở lối vào Vườn Địa Đàng khi Adam và Eva bị trục xuất nhằm ngăn chặn họ quay trở lại.
Sau khi Chúa Giêsu bị đóng đinh vào thập giá, thứ vũ khí này đã được gỡ bỏ, nhưng tại sao khi không còn vật trấn giữ nữa, nhân loại vẫn không thể quay trở về khu vườn tuyệt vời ấy? Đây là điều không ai biết cả!
Mjolnir
Chắc hẳn trong chúng ta không mấy ai xa lạ với vị thần sét – Thor, trong thần thoại Bắc Âu cùng cây búa đầy uy quyền của mình: Mjolnir. Quả thật, Hollywood đã rất tài tình trong việc đưa “thương hiệu” của Thor đến gần với công chúng hơn, nhưng công cụ giết người của ông thì chẳng mấy ai có thể nhớ tên của nó.
Món đồ này đã được tạo ra khi Loki thách thức hai người lùn Brokkr và Eitri, để họ có thể tạo ra những thứ vũ khí đẹp hơn những gì con trai của Ivaldi đã làm. Kết quả thật tuyệt vời, bất chấp sự can thiệp của Loki, mặc dù tay cầm ngắn hơn so với dự kiến ban đầu nhưng nó đã đi vào huyền thoại với tư cách là một thứ khí giới không thể bị phá hủy, và sẽ quay trở lại với Thor khi ông ném nó đi.
Gan Jiang và Mo Ye
Hoàng đế đã ra lệnh cho vợ chồng thợ rèn Gan Jiang và Mo Ye tạo ra một cặp kiếm “song sinh” trong vòng 3 tháng, tuy nhiên họ đã phải mất đến 3 năm để hoàn thành chúng. Theo một câu chuyện được đồn đại, hai vợ chồng đã phải cắt tóc và móng tay ném vào lửa, đồng thời 300 đứa trẻ phải thổi liên tục vào ống để lò cao có thể nung chảy kim loại.
Tiếp theo, Gan Jiang đã giữ thanh kiếm nam mang tên ông, và trao một thanh kiếm nữ mang tên Mo Ye cho nhà vua. Điều này khiến đấng tối cao nổi giận và ra lệnh giết ông ta. Jiang đã dự đoán trước được điều này nên đã để lại cho vợ và con trai một mảnh giấy rằng: hãy lấy thanh kiếm và thích sát Thiên hoàng để báo thù.
Trên đường đi, một sát thủ được nhà vua gửi đến đã bắt được con trai của Gan Jiang, hắn ta đã chặt đầu chàng trai và lấy thanh kiếm về cho nhà vua, nhưng sau đó vì cảm thương cho cậu bé, gã đã hạ sát đức vua trước khi tự sát.
joyeuse
Đây là thanh gươm của vị vua vĩ đại nhất nước Pháp – Frank Charlemagne (hay còn gọi là Charles Đại đế), trong quá khứ nó từng được sử dụng bởi những nhân vật nổi tiếng nhất của cố sử Tây Âu, còn hiện tại sau khi trải qua thời kỳ vinh quang của mình và tạo nên những cuộc cách mạng ở đất nước này, nó đang được trưng bày tại bảo tàng Louvre.
Durendal
Những kỵ binh (paladin) hùng dũng Charlemagne của Roland đã sử dụng thanh kiếm Durendal trong các cuộc chiến và tạo nên nỗi khiếp sợ vô hình đối với binh lính đối phương. Chuyện kể rằng thứ vũ khí này được tạo thành từ một chiếc răng của Thánh Peter, tóc của Thánh Denis, một mẫu y phục của Đức Trinh nữ Maria và máu của Thánh Basil.
Nhờ “công thức chế tạo” đặc biệt này, thanh gươm đã sở hữu một sức mạnh vô cùng bá đạo, được cho là thanh kiếm sắc bén nhất từng tồn tại, thậm chí nó đã giúp Roland tiêu diệt 100.000 binh sĩ đối phương chỉ với đội quân bé nhỏ của mình.
Cũng có tin đồn ở miền Nam nước Pháp cho rằng, Roland đã ném thanh kiếm vào một vách đá ở Rocamadour, mặc dù vậy các đơn vị cung cấp tour du lịch lại nói rằng đó chỉ đơn giản là một bản sao mà thôi.
Caladbolg
Thanh kiếm huyền thoại trong lịch sử Ireland - Caladbolg thuộc sở hữu của Fergus mac Róich. Đây là loại công cụ giết người được sử dụng bằng 2 tay có khả năng sát thương rất lớn và góp phần không nhỏ vào việc xoay chuyển cục diện trên chiến trường xa xưa.
Shamshir-e Zomorrodnegār
Chúng ta sẽ bắt gặp thanh gươm Shamshir-e Zomorrodnegār trong thần thoại Ba Tư, thực chất ban đầu nó thuộc về vua Solomon. Thứ công cụ tấn công người khác này được bảo vệ bởi Fulad-zereh, một mụ phù thủy và là mẹ của một con quỷ có sừng hung dữ, mụ ta đã bảo vệ nó vô cùng cẩn thận vì chỉ có thanh kiếm này mới có thể giết chết con trai của mình.
Trong thần thoại, nếu một người nào đó bị thương bởi Shamshir-e Zomorrodnegār, vết thương chỉ có thể được điều trị bằng thuốc làm từ não của Fulad-zereh cùng với một số thứ khác.
Thuận Thiên kiếm
Người anh hùng Đất Việt lúc bấy giờ là Lê Lợi đã đánh đuổi quân Minh ra khỏi bờ cõi đất nước vào năm 1418 – 1428, và thứ vũ khí mà ông sử dụng – Thuận Thiên kiếm (nghĩa là thuận theo ý trời), đã đi vào huyền thoại của dân tộc.
Tương truyền, khi sử dụng thanh kiếm này để chiến đấu, nó đã ban cho nhà vua sức mạnh của một ngàn người, và tất nhiên là nó đã làm xoay chuyển hoàn toàn cục diện của cuộc chiến. Bên cạnh tài đánh giặc giỏi, Lê Lợi còn nổi tiếng là một vị vua anh minh, người đã mang đến rất nhiều sự cách tân trong quá trình trị vì đất nước.
Sharur
Sharur có thể tạm dịch là “ngàn lần tan vỡ”, nó là công cụ tấn công người khác của thần Lưỡng Hà Ninurta và nổi tiếng với khả năng có thể bay đến bất cứ nơi nào nó muốn, ngoài ra thứ khí giới này còn có thể giao tiếp để truyền tải ý chí của thần Enlil (một vị thần đứng đầu trong tôn giáo Sumerian) đến Ninurta.
Tizona
Cùng với La Colada, Tizona là một trong hai thanh gươm huyền thoại đã đồng hành cùng người anh hùng vĩ đại nhất của Tây Ban Nha – El Cid trong rất nhiều cuộc chiến lớn nhỏ khác nhau. Và tất nhiên, vinh quang mà cây kiếm mang lại cho nhà quân sự tài ba lỗi lạc này đã mang đến cho nó một vị trí xứng đáng trong Bảo tàng Quân sự Madrid ngày nay.
Ruyi Jingu Bang
Với những ai đã từng xem bộ phim Tây Du Ký chắc chắn sẽ không thể nào quên được con khỉ Tôn Ngộ Không cùng cây Thiết Bảng của nó, đó là một loại thần khí có tên đầy đủ là Ruyi Jingu Bang.
Trong quá trình tìm kiếm cho mình một công cụ phòng thân hiệu quả, Tề Thiên Đại Thánh đã đến gặp Long Vương dưới Thủy Cung và hỏi “xin” một món vũ khí phù hợp với mình. Ông vua của đại dương vốn dĩ không ưa gì tên yêu hầu đáng ghét này nên đã “chơi đểu” khi dẫn Tôn Ngộ Không đến chỗ một cây gậy có cân nặng 7.960 kg.
Lúc đó Long Vương đã nghĩ chắc trong đầu rằng yêu hầu không thể nào nhấc nổi thứ khí giới siêu nặng này, nhưng không may là nó vẫn còn quá “nhẹ” đối với Tề Thiên Đại Thánh. Đặc biệt, khi không sử dụng, “vua khỉ” có thể biến nó nhỏ lại và cất gọn trong tai của mình.
Thanh gươm của Damocles
Damocles là một cận thần của vua Dionysius vùng Syracuse, sự giàu có của nhà vua khiến ông ta cảm thấy ghen tị, và hầu như ngày nào Damocles cũng dùng những lời lẽ hoa mỹ để ca ngợi về khối tài sản kếch xù của người đứng đầu đất nước.
Cho đến một ngày, vua Dionysius cảm thấy chán nản với những lời ca tụng đó và đề nghị cho Damocles ngồi lên ngai vàng trong một ngày, tất nhiên ông ta đồng ý ngay lập tức. Ngay hôm sau, khi đang tận hưởng quyền lực và sự giàu có, Damocles chợt nhìn lên trần và thấy một thanh gươm được treo bằng sợi lông đuôi ngựa ngay trên đỉnh đầu mình.
Cảm giác sung sướng lập tức chuyển thành sự sợ hãi tột độ, lúc này Damocles mới hiểu rằng khi ai đó ngồi lên chiếc ngai vàng này thì hằng ngày, người đó sẽ phải đối diện với những điều vô cùng đáng sợ, và những điều tiếp theo hẳn là bạn đã có thể đoán ra được rồi đúng không?
Pashupatastra
Pashupatastra là một trong những thứ vũ khí có khả năng sát thương khủng nhất trong thần thoại Hindu, nó được điều khiển bằng tâm trí, ánh mắt, lời nói và cũng có thể thay đổi hình dạng thành một cây cung. Tuy không đao to búa lớn nhưng sức mạnh của nó thì không ai sánh bằng, bởi Pashupatastra có thể hủy diệt tất cả chúng sinh và phá hủy tất cả những gì đã được tạo ra trên cõi đời.
Có thể trong hiện thực cuộc sống, những loại vũ khí như gươm, giáo... chỉ là những công cụ chiến tranh đơn thuần, nhưng trong thần thoại, chúng lại sở hữu sức mạnh khủng khiếp mà con người không thể tưởng tượng. Điều thú vị là, những tiến bộ của khoa học công nghệ đã tạo ra những loại khí giới có sức sát thương không hề thua kém, với khả năng tương tự như thần khí của thần thánh xưa kia.
Gươm thần nguyên là của Đức Long Quân. Ngài đã cho nghĩa quân mượn vì muốn nghĩa quân đánh thắng giặc. Long Quân là một trong những nhân vật thần kì do nhân dân sáng tạo ra. Bằng chi tiết Long Quân cho nghĩa quân Lê Lợi mượn gươm thần, tác giả dân gian đã chứng tỏ rằng cuộc khởi nghĩa của nghĩa quân Lam Sơn hợp chính nghĩa, lòng người, được nhân dân hết lòng ủng hộ. Khi đó, gươm thần trở thành hiện thân cho sự đồng thuận của thần và người đối với sự nghiệp đánh dẹp giăc Minh của nghĩa quân Lam Sơn (trên thân gươm còn nổi lên hai chữ "Thuận Thiên").
Cách thức gươm thần đến với Lê Lợi cũng rất đặc biệt. Vị chủ tướng của nghĩa quân Lam Sơn không trực tiếp nhận gươm. Người đánh cá Lê Thận sau ba lần quăng lưới vất vả mới nhận được lưỡi gươm dưới nước. Có thể nói, chi tiết này hàm ý nhắn nhủ: kháng chiến muốn thắng lợi phải biết kiên trì, nhẫn nại. Lê Lợi nhận được chuôi gươm trên rừng, đem khớp với lưỡi gươm nhận được ở vùng biển của Thận thì "vừa như in". Điều đó chứng tỏ sức mạnh của gươm thần thực chất là sức mạnh đoàn kết, thống nhất nguyện vọng, ý chí chống giặc ngoại xâm của toàn dân tộc, từ miền xuôi cho đến miền ngược, từ đồng bằng cho đến miền rừng núi. Mai chữ "Thuận Thiên" (hợp lòng trời) trên lưỡi gươm thần nhấn mạnh tính chất chính nghĩa, hợp lòng người, lòng trời của nghĩa quân Lam Sơn.
Đến với Lê Lợi và nghĩa quân Lam Sơn, gươm thần đã phát huy sức mạnh thần kì của mình. Từ khi có gươm thần, nhuệ khí của nghĩa quân ngày một tăng cao. Sức mạnh của gươm thần làm cho quân Minh bạt vía. Từ bị động và nhiều lần thua trận, nghĩa quân chủ động đi tìm giặc đánh và đã chiến thắng giòn giã, đuổi hẳn quân Minh về nước.
em tham khảo nhé!
Đức Long Quân cho mượn gươm thần vì:
- Giặc Minh đô hộ nước ta, chúng làm điều bạo ngược, nhân dân ta căm thù chúng đến tận xương tủy.
- Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn chống giặc nhưng thế lực còn yếu nên nhiều lần bị thua.
- Đức Long Quân muốn cho nghĩa quân chiến thắng quân giặc, mang lại cuộc sống hòa bình, yên ấm cho nhân dân
câu 1
C ) tự sự
câu 2
A ) truyền thuyết
câu 3
C ) thuận thiên
câu 4
đức long quân cho nghĩa quân mượn gươm thần vì :
- cuộc khởi nghĩa hợp lòng dân
- ban đầu thế lực còn yếu gặp nhiều thất bại
câu 5
ý nghĩa :
-ca ngợi chính nghĩa , tính đoàn kết của nhân dân
-giải thích tên hồ hoàn kiếm
-thể hiện khát vọng hòa bình của dân tộc
câu 6 bn tự làm nhé !!
chúc bn học tốt !
Câu 1:A
Câu 2:A
Câu 3:C
Cầu 4:Đức Long Quân cho nghĩa quân mượn gươm thần vì muốn nghĩa quân đánh thắng giặc.
- Hoàn cảnh đất nước: Khi ấy giặc Minh phương Bắc đã mượn cớ phù Trần diệt Hồ để sang xâm chiếm nước ta
- Nhân dân ta phải chịu biết bao nhiêu cảnh đau thương mất mát, chúng gây biết bao nhiêu tội ác trên mảnh đất quê hương ta
- Nghĩa quân Lam Sơn đã nhiều lần chống lại nhưng tuy nhiên lần nào cũng thất bại nặng nề
- Chính vì những lẽ đó mà Đức Long Quân đã quyết định mang chiếc gươm báu của mình cho Lê Lợi mượn để đánh giặc Minh
- Cách cho mượn của Long Quân cũng rất thần kì. Đó là cho thanh gươm mắc vào lưỡi câu của một người tên là Lê Thận. Cả ba lần giăng lưỡi câu anh đều thấy thanh sắt lạ -> đó chính là ý trời cho nên cả ba lần Lê Thận đều lấy được thanh sắt ấy
- Chuyện lạ là từ khi có thanh sắt quân Lam Sơn ngày càng đánh thắng nhiều trận
- Một hôm Lê Lợi thua trận tháo chạy thì trèo lên cây nhận được một chuôi gươm nạm ngọc -> Tạo nên một thanh gươm hoàn chỉnh để đánh giặc
-> Có thể nói hành động tội ác của giặc Minh khiến cho trời không dung đất không tha, vì nỗi thương dân chính vì thế mà họ đã quyết định giúp sức trong việc đánh đuổi quân xâm lược.
Câu 5:Đức Long Quân cho nghĩa quân mượn gươm thần vì muốn nghĩa quân đánh thắng giặc.
- Hoàn cảnh đất nước: Khi ấy giặc Minh phương Bắc đã mượn cớ phù Trần diệt Hồ để sang xâm chiếm nước ta
- Nhân dân ta phải chịu biết bao nhiêu cảnh đau thương mất mát, chúng gây biết bao nhiêu tội ác trên mảnh đất quê hương ta
- Nghĩa quân Lam Sơn đã nhiều lần chống lại nhưng tuy nhiên lần nào cũng thất bại nặng nề
- Chính vì những lẽ đó mà Đức Long Quân đã quyết định mang chiếc gươm báu của mình cho Lê Lợi mượn để đánh giặc Minh
- Cách cho mượn của Long Quân cũng rất thần kì. Đó là cho thanh gươm mắc vào lưỡi câu của một người tên là Lê Thận. Cả ba lần giăng lưỡi câu anh đều thấy thanh sắt lạ -> đó chính là ý trời cho nên cả ba lần Lê Thận đều lấy được thanh sắt ấy
- Chuyện lạ là từ khi có thanh sắt quân Lam Sơn ngày càng đánh thắng nhiều trận
- Một hôm Lê Lợi thua trận tháo chạy thì trèo lên cây nhận được một chuôi gươm nạm ngọc -> Tạo nên một thanh gươm hoàn chỉnh để đánh giặc
-> Có thể nói hành động tội ác của giặc Minh khiến cho trời không dung đất không tha, vì nỗi thương dân chính vì thế mà họ đã quyết định giúp sức trong việc đánh đuổi quân xâm lược.
Câu 6:Thạch Sanh vốn là thái tử (con Ngọc Hoàng), được phái xuống làm con vợ chồng người nông dân nghèo khổ nhưng tốt bụng. Chàng sớm mồ côi cha mẹ, sống lủi thủi dưới gốc đa, hái củi kiếm sống qua ngày.
Lí Thông - một người hàng rượu - thấy Thạch Sanh khỏe mạnh hắn giả vờ kết nghĩa anh em để lợi dụng. Đúng dịp Lí Thông đến lượt phải vào đền cho chằn tinh hung dữ ăn thịt, hắn bèn lừa Thạch Sanh đến nộp mạng thay cho mình. Thạch Sanh đã giết chết chằn tinh. Lí Thông lại lừa cho Thạch Sanh bỏ trốn rồi đem đầu chằn tinh vào nộp cho vua để lĩnh thưởng, được vua phong làm Quận công.
Nhà vua có công chúa đến tuổi kén chồng. Trong ngày hội lớn, công chúa bị đại bàng khổng lồ quắp đi. Qua gốc đa chỗ Thạch Sanh đang ở, nó bị chàng dùng cung tên bắn bị thương. Thạch Sanh lần theo vết máu, biết được chỗ đại bàng ở. Vua mất công chúa, vô cùng đau khổ, sai Lí Thông đi tìm, hứa gả con và truyền ngôi cho. Lí Thông lại nhờ Thạch Sanh cứu công chúa rồi lừa nhốt chàng dưới hang sâu.
Thạch Sanh giết đại bàng, lại cứu luôn thái tử con vua Thủy Tề bị đại bàng bắt giam trong cũi cuối hang từ lâu. Theo chân thái tử, chàng xuống thăm thuỷ cung, được vua Thuỷ Tề khoản đãi rất hậu, tặng nhiều vàng bạc nhưng chàng chỉ xin cây đàn thần rồi lại trở về gốc đa.
Từ khi được cứu về, công chúa không cười không nói. Hồn chằn tinh và đại bàng trả thù, vu vạ cho Thạch Sanh khiến chàng bị nhốt vào ngục. Chàng đánh đàn, công chúa nghe thấy liền khỏi bệnh câm. Thạch Sanh được vua cho gọi lên. Chàng kể lại rõ mọi việc. Vua giao cho chàng xử tội mẹ con Lí Thông. Được chàng tha bổng nhưng hai mẹ con trên đường về đã bị sét đánh chết, hoá kiếp thành bọ hung.
Thạch Sanh được nhà vua gả công chúa cho. Các nước chư hầu tức giận đem quân sang đánh. Thạch Sanh lại lấy đàn ra gảy khiến quân địch quy hàng. Ăn không hết niêu cơm nhỏ của Thạch Sanh, quân sĩ mười lăm nước kính phục rồi rút hết. Nhà vua nhường ngôi báu cho Thạch Sanh.
Lam Sơn là nơi Long Quân cho Lê Lợi mượn gươm thần. Hồ Tả Vọng là nơi Lê Lợi trả lại gươm báu cho Long Quân. Lam Sơn, Hồ Tả Vọng là linh địa. Có vay có trả là tình nghĩa, ân nghĩa thủy chung. Tâm hồn Việt Nam rất đẹp .
Cho đến một ngày, vua Dionysius cảm thấy chán nản với những lời ca tụng đó và đề nghị cho Damocles ngồi lên ngai vàng trong một ngày, tất nhiên ông ta đồng ý ngay lập tức. Ngay hôm sau, khi đang tận hưởng quyền lực và sự giàu có, Damocles chợt nhìn lên trần và thấy một thanh gươm được treo bằng sợi lông đuôi ngựa ngay trên đỉnh đầu mình.
Cảm giác sung sướng lập tức chuyển thành sự sợ hãi tột độ, lúc này Damocles mới hiểu rằng khi ai đó ngồi lên chiếc ngai vàng này thì hằng ngày, người đó sẽ phải đối diện với những điều vô cùng đáng sợ, và những điều tiếp theo hẳn là bạn đã có thể đoán ra được rồi đúng không?
Kỉ địa chất :Trong địa chất học, một kỷ hay một kỷ địa chất là một đơn vị thời gian trong niên đại địa chất được định nghĩa như là sự mở rộng của một khoảng thời gian liên tục, trong đó các đại địa chất được phân chia thành các khung thời gian nhỏ hơn, dựa trên một số sự kiện được đánh giá là quan trọng trong lịch sử Trái Đất; tương tự như các liên đại được phân chia thành các đại.
FAO :Tổ chức lương nông của Liên hợp quốc ( Food and Agriculture Organization)
UNICEF:Quĩ nhi đồng Liên Hiệp Quốc ( United Nations Children's)
K CHO MÌNH NHA !