Mọi người lm nhanh mk đg cần gấp !!
Ngữ liệu: Đọc đoạn trích và thực hiện các yêu cầu:
“Ngày mẹ còn nhỏ, mùa hè nhà trường đóng cửa hoàn toàn, và ngày khai trường đúng là ngày đầu tiên học trò lớp Một đến trường gặp thầy mới, bạn mới... Mẹ còn nhớ sự nôn nao, hồi hộp khi cùng bà ngoại đi tới gần ngôi trường và nỗi chơi vơi hốt hoảng khi cổng trường đóng lại, bà ngoại đứng ngoài cánh cổng như đứng bên ngoài cái thế giới mà mẹ vừa bước vào...
Đêm nay mẹ không ngủ được. Ngày mai là ngày khai trường lớp Một của con. Mẹ sẽ đưa con đến trường, cầm tay con dắt qua cánh cổng, rồi buông tay mà nói: "Đi đi con, hãy can đảm lên, thế giới này là của con, bước qua cánh cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra”.
(Sách Ngữ văn 7, tập 1)
Câu 1. Đoạn trích trên trong tác phẩm nào?
A. Mẹ tôi
B. Cổng trường mở ra
C. Cuộc chia tay của những con búp bê
D. Sông núi nước Nam
Câu 2. Tác giả của đoạn trích trên là ai? A. Lý Lan
B. Khánh Hoài
C. Tô Hoài
D. Trần Quang Khải
Câu 3. Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên là:
A. Miêu tả
B. Tự sự
C. Biểu cảm
D. Nghị luận
Câu 4. Đoạn trích trích trên có mấy từ láy?
A. Một từ
B. Hai từ
C. Ba từ
D. Bốn từ
Câu 5. Các từ láy nôn nao, hồi hộp, chơi vơi, hốt hoảng là từ láy bộ phận?
A. Đúng
B. Sai
Câu 6. Nội dung của đoạn văn thứ hai là:
A. Kể về buổi khai trường đầu tiên của đứa con
B. Những dòng nhật kí tâm tình, nhỏ nhẹ về tình yêu thương của người mẹ đối với con
C. Vai trò to lớn của trường học đối với con người
D. Lời khích lệ, động viên và niềm tin mẹ dành cho con ngày đầu tiên đi học.
Câu 7. Trong đoạn trích trên người mẹ nhớ lại kỉ niệm nào?
A. Nhớ tới tuần lễ khai trường của con năm con ba tuổi
B. Nhớ về kỉ niệm khai trường được bà ngoại dẫn đến trường
C. Nhớ về không khí ngày khai trường hằng năm.
D. Cả B và C
Câu 8. Thế giới kì diệu mà tác giả nói tới là gì?
A. Thế giới của tri thức, kiến thức
B. Thế giới của tình thầy trò, tình bạn
C. Thế giới của ước mơ, niềm tin, hi vọng…
D. Tất cả các đáp án trên
Câu 9. Biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong đoạn trích trên là:
A. Nhân hóa
B. So sánh
C. Hoán dụ
D. Ẩn dụ
Câu 10: Theo em, người mẹ đang tâm sự với ai?
A. Đang trò chuyện với con
B. Người mẹ đang nói với chính mình
C. Người mẹ không nói với ai cả
D. Người mẹ đang trò chuyện với bố
Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi
Biển luôn thay đổi màu tùy theo sắc mây trời. Trời xanh thẳm, biển cũng thẳm xanh, như dâng cao lên, chắc nịch. Trời rải mây trắng nhạt, biển mơ màng dịu hơi sương. Trời âm u mây mưa, biển xám xịt, nặng nề. Trời ầm ầm dông gió, biển đục ngầu, giận dữ.Như một con người biết buồn vui, biển lúc tẻ nhạt,lạnh lùng, lúc sôi nổi,hả hê, lúc đăm chiêu, gắt gỏng.
a. Tìm các từ láy trong đoạn văn trên và phân loại chúng.
b. Đặt một câu với từ láy em vừa tìm được.( chỉ chọn 1 từ láy để đặt)
Tập làm văn:
Viết đoạn văn (khoảng 10 dòng)
1.Trong năm học vừa qua em có rất nhiều kỷ niệm với thầy cô, bạn bè, mái trường...Hãy viết một đoạn văn kể lại một kỷ niệm em cho là đáng nhớ nhất.
2. Miêu tả người thân yêu gần gũi nhất với em.
I )
a) Đoạn trích trên trong tác phẩm nào, của ai?
- Văn bản : Cổng trường mở ra
- Tác giả : Lý Lan
b) Tìm từ láy trong đoạn trích trên và cho biết tác dụng của các từ láy đó?
Từ láy : hoàn toàn, nôn nao, hồi hộp , chơi vơi,
Tác dụng : làm nổi bật tâm trạng hồi hộp của người mẹ trong đêm khai trường đầu tiên của mẹ
c) Từ nội dung của tác phẩm chứa đoạn trích trên, em hãy cho biết vai trò của nhà trường trong việc giáo dục thế hệ trẻ ?
- Nhà nơi giáo dục trẻ
- Dạy trẻ kiến thức, nhân cách
- Nơi chắp cánh ước mơ, hoãi bão của trẻ
- Là ngôi nhà thứ hai của trẻ tràn ngập tình yêu thương
II )
Ông cha ta luôn dạy con cháu những nét đẹp truyền thống đạo lí của dân tộc. Trong đó phải kể đến truyền thống biết ơn đối với những người đã mang lại cho ta cuộc sống ấm no hạnh phúcqua câu tục ngữ " Ăn quả nhớ kẻ trồng cây".
Trước hết, để hiểu rõ đạo lí mà ông cha ta muốn nhắn gửi, chúng ta cần hiểu được nội dung của câu tục ngữ. Theo nghĩa đen, nghĩa của câu tục ngữ là khi ăn những trái ngon quả ngọt phải nhớ tới người chăm sóc, vun trồng nó. Theo nghĩa sâu xa thì “ăn quả” là người được hưởng thành quả do người khác tạo ra, còn “kẻ trồng cây” chỉ người tạo ra thành quả đó. Vì vậy, câu tục ngữ trên có nghĩa là khi được hưởng thành quả do ai đó tạo ra, ta phải luôn nhớ ơn người đó.
Lòng biết ơn là đức tính mà mỗi con người cần phải có. Lòng biết ơn cho ta thấy nhân cách của mỗi con người, giúp ta hoàn thiện bản thân, góp phần làm đẹp cho các mối quan hệ xã hội. Nhân dân ta đã và đang cố gắng giữ gìn và phát huy đạo lý tốt đẹp này. Hằng năm, nhân dân ta vẫn tổ chức các ngày lễ để tưởng nhớ những người có công với đất nước, những người góp phần mang lại hạnh phúc ngày hôm nay. Hay ngày 20/11 hàng năm là ngày mà mọi người tri ân các thầy cô giáo, dành tặng cho họ những bông hoa tươi thắm, những lời chúc tốt đẹp. Qua đó, ta thấy rằng, mọi người đều tích cực giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp này.
Vậy để phát huy truyền thống đó, chúng ta phải cố gắng rèn luyện bản thân, trở thành công dân có ích cho xã hội, phải yêu thương ông bà, cha mẹ, có những hành động đền ơn đáp nghĩa thiết thực.
Có thể khẳng định rằng câu tục ngữ " Ăn quả nhớ kẻ trồng cây" là nét đẹp truyền thống của dân tộc về lòng biết ơn. Câu tục ngữ trên đã giúp ta hiểu rõ hơn về đạo lý làm người, lòng biết ơn là tình cảm cao quý thiên liêng cần có của mỗi người để thể hiện ta là người có văn hóa, lịch sự. Mỗi chúng ta cần trau dồi thêm phẩm chất cao quý đó để lòng biết ơn mãi là bài học quý có giá trị trong cuộc sống chúng ta.