Có bạn nào có đề toán lớp 6 không soạn ra cho mình nhé
Mình cần lắm. Cảm ơn các bạn !
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
~~chúc bạn làm bài tốt~~
Bài 1. (2 điểm) Lấy 3 điểm không thẳng hàng M , N, P. Vẽ hai tia MN, MP sau đó vẽ tia Mx cắt đoạn thẳng NP tại Q nằm giữa N, P.
Bài 2. (3 điểm) Điểm M nằm giữa hai điểm A và B; điểm C nằm giữa hai điểm A và M, điểm D nằm giữa hai điểm M và B.
a) Tia MC trùng với tia nào? Vì sao ?
b) Tia MD trùng với tia nào? Vì sao ?
c) Điểm M có nằm giữa hai điểm C và D không? Vì sao?
Bài 3. (1 điểm) Cho trước một số điểm. Cứ qua hai điểm vẽ một đoạn thẳng. Biết rằng có 55 đoạn thẳng. Hỏi có bao nhiêu điểm cho trước?
Bài 4. (4 điểm) Trên tia Ox lấy hai điểm M, N sao cho OM = 8 cm, ON = 4 cm. Gọi I là trung điểm MN.
a) Chứng tỏ rằng N là trung điểm của đoạn thẳng OM.
b) Tính IM
Đáp án và Hướng dẫn giải
Bài 1.
Bài 2.
a) Vì C nằm giữa A, M nên hai tia MA , MC trùng nhau.
b) Vì D nằm giữa M, B nên hai tia MD , MB trùng nhau.
c) Vì M nằm giữa A, B nên hai tia MA , MB đối nhau. Mà hai tia MC, MA trùng nhau, hai tia MD, MB trùng nhau. Do vậy hai tia MC, MD đối nhau
Suy ra điểm M nằm giữa C và D.
Bài 3.
Gọi số điểm cho trước là n (n ∈ N*)
Vẽ từ 1 điểm bất kì với n – 1 điểm còn lại, ta được n – 1 đoạn thẳng.
Với n điểm, nên có n(n – 1) (đoạn thẳng). Nhưng mỗi đoạn thẳng đã được tính 2 lần. Do đó số đoạn thẳng thực sự có là: n(n – 1) : 2 (đoạn thẳng)
Theo đề bài ta có:
n(n – 1) : 2 = 55
n(n – 1) = 55 . 2
n(n – 1) = 110
n(n – 1) = 11 . 10
n = 11
Vậy có 11 điểm cho trước
Bài 4.
a) Trên tia Ox có M, N và ON < OM (vì 4 cm < 8 cm ), nên N nằm giữa O và M
Do đó ON + MN = OM
4 + MN = 8
MN = 8 – 4 = 4 (cm)
Vì N nằm giữa O và M và ON = MN ( =4cm ) nên N là trung điểm của đoạn thẳng OM.
b) I là trung điểm của đoạn thẳng MN nên
Bài 1. (2 điểm) Vẽ hình theo trình tự sau:
Cho ba điểm M, N,P không thẳng hàng
- Vẽ tia MP, đoạn thẳng NP và đường thẳng MN
- Vẽ tia MQ là tia đối của tia MP
- Vẽ tia Mx cắt đoạn thẳng NP tại K
Bài 2. (3 điểm) Cho 3 điểm A, B, C biết: AB = 4cm, BC = 3 cm, AC = 6 cm. Chứng tỏ rằng:
a) Trong 3 điểm A, B, C không có điểm nào nằm giữa hai điểm còn lại
b) Ba điểm A, B, C không thẳng hàng
Bài 3. (5 điểm)
Trên tia Ax lấy các điểm B, C sao cho AB = 4 cm, AC = 8cm
a) Trong ba điểm A, B, C điểm nào nằm giữa hai điểm còn lại? Vì sao?
b) Chứng tỏ B là trung điểm của đoạn thẳng AC
c) Gọi D là trung điểm đoạn thẳng AB. Tính độ dài đoạn thẳng DC.
Đáp án và Hướng dẫn giải
Bài 1.
Bài 2.
a) Ta có: AB + BC = 4 +3 = 7 (cm), AC = 6 cm.
Nên AB + BC ≠ AC. Vậy điểm B không nằm giữa A, C.
Ta có: AB + AC = 4 + 6 = 10 (cm), BC = 3 cm.
Nên AB + AC ≠ BC. Vậy điểm A không nằm giữa B, C.
Ta có: AC + BC = 6 + 3 = 9 (cm), AB = 4 cm.
Nên AC + BC ≠ AB. Vậy điểm C không nằm giữa A, B.
b) Trong ba điểm A, B, C không có điểm nào nằm giữa hai điểm còn lại.
Vậy ba điểm A, B, C không thẳng hàng.
Bài 3.
a) Trên tia Ax có B, C và AB < AC (vì 4 cm < 8 cm ), nên B nằm giữa A và C.
b) B nằm giữa A và C nên : AB + BC = AC
4 + BC = 8
BC = 8 – 4 = 4 (cm)
Ta có B nằm giữa A và C và AB = BC = 4 cm nên B là trung điểm của đoạn thẳng AC
c) D là trung điểm của đoạn thẳng AB nên:
D là trung điểm của AB; B nằm giữa A và C nên D nằm giữa A và C
Do đó: AD + DC = AC
2 + DC = 8
DC = 8 – 2 = 6 (cm)
Bài 1. (4 điểm) Cho 3 điểm A, B , C không thẳng hàng. Hãy vẽ đoạn thẳng BC, tia AB và đường thẳng CA.
Bài 2. (6 điểm) Trên tia Ox lấy hai điểm A, B sao cho OA = 3 cm, OB = 7 cm
a) Tính AB
b) Gọi C là trung điểm AB. Tính AC
Đáp án và Hướng dẫn giải
Bài 1.
Bài 2.
a) Trên tia Ox có A, B và OA < OB (vì 3 cm < 7 cm ), nên A nằm giữa O và B
Do đó OA + AB = OB
3 + AB = 7
AB = 7 – 3 = 4 (cm)
b) C là trung điểm của đoạn thẳng AB
Bài 1. (2 điểm) Trên đường thẳng d lấy ba điểm E, Q, S theo thứ tự đó.
a) Hỏi có mấy đoạn thẳng tất cả, hãy kể tên các đoạn thẳng đó
b) Viết tên hai tia đối nhau gốc Q.
Bài 2. (2 điểm) Cho trước 4 điểm A, B, C, D trong đó không có 3 điểm nào thẳng hàng. Tìm điểm E sao cho A, E, B thẳng hàng và C, E, D thẳng hàng.
Bài 3. (3 điểm) Cho ba điểm M, N, P thẳng hàng, điểm M không nằm giữa hai điểm N và P. Biết: MN = 6 cm, MP = 2 cm. Tính PN.
Bài 4. (3 điểm) Trên tia Ox, vẽ hai điểm A, B sao cho OA = 3 cm, OB = 6 cm.
a) So sánh OA và AB.
b) Điểm A có là trung điểm của đoạn thẳng OB không? Vì sao ?
Đáp án và Hướng dẫn giải
Bài 1.
a) Có 3 đoạn thẳng đó là: RQ, QS, RS
b) Hai tia đối nhau gốc Q là: tia QR và tia QS
Bài 2.
Vẽ hai đường thẳng AB và CD cắt nhau tại E
Điểm E là điểm cần tìm
Trường hợp AB và CD không cắt nhau thì không tìm được điểm E
Bài 3.
Nếu điểm N nằm giữa hai điểm M, P thì:
MN + NP = MP
6 + NP = 2 (vô lí)
Do vậy N không nằm giữa M, P. Theo đề bài thì M không nằm giữa N và P và M, N, P thẳng hàng. Vậy P nằm giữa M và N.
⇒ MP + PN = MN
⇒ PN = MN – MP = 6 – 2 = 4 (cm)
Bài 4.
a) Trên tia Ox có A, B và OA < OB (vì 3 cm < 6 cm ), nên A nằm giữa O và B
Do đó OA + AB = OB
3 + AB = 6
AB = 6 – 3 = 3 (cm)
Vậy: OA = AB = 3 (cm)
b) Điểm A nằm giữa O, B và OA = AB. Vậy A là trung điểm của đoạn thẳng OB
Mị chỉ có đề cương thoi!
Link:http://vonguyengiap.phuyen.edu.vn/tai-nguyen/de-thi-de-kiem-tra/mon-toan/toan-lop-7/de-cuong-on-tap-hoc-ki-i-toan-7-nam-hoc-2017-2018.html
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ I - TOÁN 7
NĂM HỌC 2017 – 2018
A/ PHẦN LÝ THUYẾT:
I/.Đại số:
Câu 1: Giá trị tuyệt đối của số hữu tỉ x được xác định như thế nào?
Câu 2: Viết các công thức: nhân, chia hai lũy thừa cùng cơ số. Lũy thừa của: lũy thừa, một tích, một thương.
Câu 3: Tỉ lệ thức là gì? Tính chất cơ bản của tỉ lệ thức. Viết công thức tính chất của dãy tỉ số bằng nhau.
Câu 4: Định nghĩa căn bậc hai của một số không âm? Cho ví dụ.
Câu 5: Khi nào thì hai đại lượng y và x tỉ lệ thuận với nhau? Tính chất của hai đại lượng tỉ lệ thuận?
Câu 6: Khi nào thì hai đại lượng y và x tỉ lệ nghịch với nhau? Tính chất của hai đại lượng tỉ lệ nghịch?
Câu 1 (trang 15 sgk Ngữ văn 6 tập 2):
- Tình huống 1: Muốn cho khách nhận ra nhà em, em phải miêu tả đặc điểm của căn nhà của em.
- Tình huống 2: Muốn người bán đưa cho em xem chiếc áo em thích, em cần chỉ cho họ biết kích cỡ, màu sắc, vị trí chiếc áo.
- Tình huống 3: Muốn học sinh đó hình dung được người lực sĩ em phải nói về dáng vẻ bên ngoài, thân hình, sức lực của người đó.
- Tình huống khác sử dụng tới văn miêu tả: miêu tả về trường của em, miêu tả về địa điểm du lịch đẹp em từng đến tham quan.
Bài 1. (3 điểm) Thực hiện phép tính :
a) 110700 : 15 . [ 356 – ( 2110 – 2000 )]
b) 62500 : { 502 : [ 112 – ( 52 – 23 . 5 )]}
c) 33 . 53 – 20 . { 300 – [ 540 – 23 ( 78 : 76 + 70 )]}
Bài 2. (2điểm) Tìm x ∈ N, biết :
a) 5x – 2x = 25 + 19
b) x200 = x
Bài 3. (2 điểm) Trong một phép chia có số bị chia là 410. Số dư là 19. Tìm số chia và thương.
Bài 4. (2 điểm) Một đoàn xe lửa dài 160 m chạy vào một đường hầm xuyên qua núi với vận tốc 40 km/h. Từ lúc toa đầu tiên bắt đầu chui và hầm đến lúc toa cuối cùng ra khỏi hầm mất 4 phút 30 giây. Hỏi đường hầm dài bao nhiêu km?
Bài 5. (1 điểm) Tổng của n số tự nhiên chẵn từ 2 đến 2n có thể là một số chính phương không ? Vì sao ? (Chú ý: Số chính phương là số bằng bình phương của một số tự nhiên)