Viết một bài văn tả cô giáo đã để lại trog bn nhiều ấn tượng sâu sắc nhất.
Lưu ý: K chép mạg
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
nè
Truyền thuyết Thánh Gióng đem đến cho em nhiều ấn tượng sâu sắc. Nhưng em cảm thấy ấn tượng nhất là hành động sau khi đánh thắng giặc, Thánh Gióng cởi bỏ áo giáp sắt, cưỡi ngựa bay lên trời. Qua hành động này, nhân dân ta đã gửi gắm khát vọng bất tử hóa của người anh hùng dân tộc. Con người phi thường nên sự ra đi cũng trở nên phi thường. Thánh Gióng đã trở về với cõi bất tử. Đó chính là lòng tôn kính mà nhân dân ta dành cho một con người có công với đất nước.
Bài nói tham khảo:
“Ếch ngồi đáy giếng” là câu chuyện kể về một con ếch có thói huênh hoang, kiêu ngạo và cuối cùng vì chính sự kiêu ngạo ấy mà ếch ta nhận được một bài học đắt giá. Ngày xưa có một con ếch nọ sống trong một cái giếng bị bỏ hoang, chú ta ngày nào cũng cất tiếng kêu ộp ộp khiến cho những sinh vật nhỏ bé trong giếng sợ hãi, rè chừng.
Ếch ta lấy làm thích chí lắm và cho rằng bầu trời trên kia cũng chỉ bằng chiếc vung. Cứ như vậy ếch ta sống đắc ý qua ngày, không những vậy con ếch còn thường xuyên dùng sức mạnh của mình để bắt nạt, chèn ép những sinh vật nhỏ bé, yếu đuối trong giếng khiến cho mọi sinh vật đều sợ hãi.
Một ngày nọ có trận mưa lớn khiến cho nước trong giếng dâng lên cao, ếch ta lần đầu ra khỏi giếng, ngước mắt lên bầu trời thì thấy bầu trời vô cùng rộng lớn,ếch ta lấy làm bực bội liền cất tiếng kêu ộp ộp như muốn thu nhỏ lại không gian bầu trời và mình vẫn là chúa tể đáng kính. Nhưng đáng thương thay vì mải nhìn lên trời mà ếch ta bị một con trâu đi ngang qua và dẫm bẹp.
Câu chuyện Ếch ngồi đáy giếng nói về thói kiêu ngạo, coi trời bằng vung, đó là nhận thức hạn hẹp của những người thường huênh hoang về sức mạnh của mình, cho mình là nhất và dùng sức mạnh ấy để gây ra những đau khổ cho người khác.
Tôi vốn làm nghề thầy bói đã lâu nhưng chưa có tiếng tăm gì mấy nên không đắt khách cho lắm. Cùng đồng môn với tôi là bốn anh thầy bói cũng mù như tôi. Một cái chợ nhỏ mà có tới năm ông thầy bói nên đã ế lại càng ế. Hôm ấy, nhân buổi ế hàng, chúng tôi họp lại nói chuyện gẫu với nhau. Thấy tôi phàn nàn không biết hình thù con voi nó như thế nào, các thầy cũng nhao nhao có ý kiến. Đang thảo luận rôm rả, bỗng nghe có người nói có voi đi qua. Năm ông thầy bói chúng tôi chung tiền biếu người quản tượng, xin cho voi đứng lại để cùng xem.
Sốt ruột tôi và năm ông chỉ chờ người quản tượng đồng ý là xông vào lấy tay sờ mong tưởng tượng cho được hình dáng của con voi.
Trong khi tôi đang hí hoáy sờ, nắn thì đã nghe ông thầy bói thôn Đoài lên tiếng:
- Chao ôi! Tưởng con voi thế nào! Hoá ra nó sun sun như con đỉa.
Tôi chưa kịp ý kiến, ông thầy thôn Đông vội cãi:
- Ông nhầm rồi! Nó chần chẫn như cái đòn càn chứ.
Ông thầy thôn Hạ to mồm nói át ngay:
- Ai bảo thế! Nó bè bè như cái quạt thóc. Sao sai được.
- Nhầm! Nhầm hết! Nó như cái cột đình – Thầy thôn Thượng quát to.
Nghe mấy ông phát ngôn linh tinh, tôi cáu quá, giơ gậy lên hua hua:
- Bốn ông đều sai cả. Nó tun tủn như cái chổi xể cùn mới đúng!
Thế rồi chúng tôi không ai chịu ai. Không kiềm chế được mới xông vào đánh nhau sứt đầu mẻ trán. Đến khi người đi chợ chạy lại can ngăn chúng tôi mới dừng lại. Bây giờ tôi nghĩ lại càng thêm xấu hổ. Hoá ra tất cả chúng tôi đều sai cả. Chúng tôi mỗi người chỉ sờ một bộ phận của voi nhưng đã dám khẳng định đó là voi. Vòi, chân, tai, ngà, đuôi đúng là của voi thật nhưng đó mới chỉ là một bộ phận riêng lẻ, chưa phải là cả con voi. Giá như lúc đó chúng tôi tỉnh táo, bình tĩnh lắng nghe ý kiến của nhau, hỏi người quản tượng thì đâu đến nỗi xấu hổ và đau đớn như lúc này. Thật là một bài học nhớ mãi.
Cảm ơn thầy cô và các bạn đã lắng nghe câu chuyện của tôi.
Văn bản “Người thầy đầu tiên” của tác giả Ai-ma-tốp đã để lại cho em nhiều ấn tượng. Chi tiết mà em ấn tượng nhất chính là khi thầy Đuy-sen sẵn sàng đứng ra bảo vệ cho học trò của mình. Điều này không chỉ cho thấy tình cảm chân quý mà thầy dành cho các nữ sinh mà nó còn thể hiện sự tiến bộ trong nhận thức của thầy. Trước hoàn cảnh xã hội đất nước Cư-rơ-gư-xtan lúc bấy giờ, phụ nữ không được coi trọng và việc để phụ nữ đi học lại càng không. Thầy Đuy-sen đã dũng cảm chống lại những suy nghĩ lạc hậu đó để bảo vệ học trò của mình. Chính sự dũng cảm ấy đã cứu rỗi cả một cuộc đời của cô bé An-tư-nai, nhờ có sự giúp đỡ của thầy mà sau này An-tư-nai đã trở thành một người có ích cho xã hội, khẳng định được vị thế của người phụ nữ.
Tham khảo!
Đọc “Hồi thứ 14” trong “Hoàng Lê nhất thống chí” của Ngô gia văn phái, ta thấy người anh hùng áo vải Quang Trung – Nguyễn Huệ là một bậc kì tài quân sự. Khi nghe được tin cấp báo quân Thanh sang xâm lược nước ta, ông đã tự mình vạch ra phương lược tiến đánh. Ông trực tiếp chỉ huy đại binh thần tốc, bí mật tiến ra Bắc, một cuộc tiến công chưa từng có trong lịch sử trước đó. Ông là người có tài điều binh khiển tướng, tài đó được thể hiện rõ nhất trong lời phủ dụ quân lính ở Nghệ An và trong cách xử trí tướng sĩ. Lời hịch của ông là lời của non sông đất nước, kích thích lòng yêu nước, khơi gợi chí căm thù và khích lệ tinh thần xả thân cứu nước. Cách đánh giặc của Quang Trung đa dạng, linh hoạt, phong phú và luôn ở thế chủ động khiến quân giặc trở tay không kịp. Khi thì bí mật bao vây giặc ở đồn Hà Hồi; lúc thì áp sát đánh giặc dũng cảm, táo bạo ở đồn Ngọc Hồi; lúc đánh nghi binh ở đê Yên Duyên; khi mai phục ở Đầm Mực… Quân Tây Sơn dưới sự chỉ huy của Quang Trung tiến quân như vũ bão khiến giặc đại bại “thây chất đầy đồng, máu trôi đỏ nước”, tướng Sầm Nghi Đống “thắt cổ tự vẫn”, Tôn Sĩ Nghị bỏ chạy về nước “ngựa không kịp đóng yên”… Quả thật, Quang Trung là bậc anh hùng lão luyện, là nhà quân sự đại tài mà lịch sử đời đời ghi nhớ, nhân dân ta đời đời biết ơn. Xây dựng và khắc họa hình tượng người anh hùng Nguyễn Huệ là một thành công đặc sắc của các văn sĩ trong Ngô gia văn phái. Nó làm cho trang văn “Hoàng Lê nhất thống chí” thấm đẫm chủ nghĩa yêu nước, chủ nghĩa anh hùng Đại Việt.
Đoạn văn tham khảo
Có thể nói Hồi thứ mười bốn trong tác phẩm Hoàng Lê nhất thống chí của nhóm Ngô gia văn phái đã phản ánh khá đầy đủ chân dung người anh hùng Nguyễn Huệ. Đặc biệt, người đọc đã ấn tượng rất sâu sắc với sự sáng suốt trong việc nhận định tình hình địch và ta của vua Quang Trung qua lời phủ dụ lúc lên đường ở Nghệ An. Quang Trung đã chỉ rõ “đất nào sao ấy” người phương Bắc không phải nòi giống nước ta, bụng dạ ắt khác”. Ông còn vạch rõ tội ác của chúng đối với nhân dân ta: “Từ đời nhà hán đến nay, chúng đã mấy phen cướp bóc nước ta, giết hại dân ta, vơ vét của cải, người mình không thể chịu nổi, ai cũng muốn đuổi chúng đi”. Quang Trung đã khích lệ tướng sĩ dưới quyền bằng những tấm gương chiến đấu dũng cảm chống giặc ngoại xâm giành lại độc lập của cha ông ta từ ngàn xưa như: Trưng nữ Vương, Đinh Tiên Hoàng, Lê Đại Hành…Quang Trung đã dự kiến được việc Lê Chiêu Thống về nước có thể làm cho một số người Phù Lê “thay lòng đổi dạ” với mình nên ông đã có lời dụ với quân lính chí tình, vừa nghiêm khắc: “các người đều là những người có lương tri, hãy nên cùng ta đồng tâm hiệp lực để dựng lên công lớn. Chớ có quen thói cũ, ăn ở hai lòng, nếu như việc phát giác ra sẽ bị giết chết ngay tức khắc, không tha một ai”. Tóm lại vua Quang Trung là một nhân vật xuất chúng: lẫm liệt oai phong, văn võ song toàn đã ghi vào trang lịch sử vẻ vang của dân tộc, làm sáng ngời truyền thống dân tộc, ngàn đời sau vẫn nhắc tên người anh hùng áo vải Quang Trung.
Thầy cô dạy em rất nhiều nhưng thầy Hoàng là người đã để lại cho em nhiều ấn tượng sâu sắc nhất. Thầy đã dạy em vào năm học vừa qua.
Dáng thầy cao cao, nước da ngăm đen gợi lên ở thầy một sự khỏe mạnh, chất phác. Mái tóc thầy điểm bạc. Nhìn khuôn mặt và mái tóc "hoa râm" ấy em đoán tuổi thầy đã ngoài bốn mươi. Thầy thường mặc bộ đồ veston màu nâu sẫm mỗi khi đến lớp. Nhìn trang phục và dáng đi của thầy, ai cũng biết rằng thầy là người đứng đắn, tác phong mẫu mực.
Thầy thường đeo kính trắng. Ẩn trong cái kính trắng ấy là đôi mắt sâu và hiền từ. Ánh mắt của thầy đã thể hiện một tấm lòng nhân hậu, bao dung. Hợp với đôi mắt thể hiện lòng nhân ái của thầy là cái miệng hay tươi cười với chúng em, nhất là lúc cả lớp chúng em học tập tốt. Mỗi khi thầy cười, hàm răng trắng và đều đặn được lộ ra, ánh mắt của thầy thể hiện một niềm vui khó tả. Thế nhưng khuôn mặt thầy vẫn không khỏi có những nếp nhăn. Em nghĩ rằng, mỗi nếp nhăn trên gương mặt thầy là một chuỗi ngày dài vất vả với nghề, với trẻ thơ. Thầy luôn khắc phục mọi khó khăn để giữ vững tay chèo đưa chúng em cập bến bờ tri thức. Mỗi khi viết bài trên bảng lớp, bàn tay xương xương của thầy nổi lên những đường gân rắn rỏi. Bàn tay ấy đã dìu dắt biết bao thế hệ học trò.
Nhìn dáng thầy trên bục giảng, em tưởng tượng thầy là một người lính đang gánh trên vai một trọng trách nặng nề. Em lại hình dung thầy là một kiến trúc sư đang vẽ nên những nền móng của những tòa nhà vững chắc. Nói đúng hơn, thầy là một kĩ sư tâm hồn đang thêu dệt những ước mơ cho chúng em, một kĩ sư đang điều hành những tâm hồn hướng tới tương lai...
Thầy không những quan tâm đến chúng em mà thầy quan tâm đến tất cả mọi người, giúp đỡ đồng nghiệp. Thầy rất yêu nghề dạy học, tận tụy với trẻ thơ. Thầy mong tất cả chúng em học giỏi, thành tài. Thầy mong từng thế hệ học trò khôn lớn nên người, thành đạt trong tương lai. Nhiều người học trò của thầy nay đã là bác sĩ, kĩ sư, doanh nhân thương mại. Không biết rằng những người ấy có còn nhớ đến thầy không? Riêng em, em kính yêu thầy vô hạn. Em tự hiểu rằng:
"Nhất tự vi sư, bán tự vi sư"
Dù cho thầy không còn dạy em nữa, nhưng kí ức em không phai mờ hình ảnh của thầy. Em xem thầy như người cha thứ hai đã hết lòng lo lắng cho con. Lúc nghĩ về thầy em thường hát thầm lời hát mà ngày bế giảng cuối năm em đã hát tặng thầy:
"Khi tóc thầy bạc, tóc em vẫn còn xanh Khi tóc thầy bạc trắng, chúng em đã khôn lớn rồi Thời gian trôi mau, cầu kiều thầy đưa qua sông Tuổi ấu thơ như hoa nở dưới mái trường..."
Ngày tháng trôi qua, em mỗi ngày một lớn, được học nhiều điều hay, điều mới, được học thầy giáo mới, nhưng hình ảnh của thầy giáo cũ vẫn mãi mãi trong em. Em nguyện ra sức học tập để không phụ lòng thầy.
Năm nay , em đã học lớp Sáu. Vì vậy ở dưới mái trường tiểu học thân thương này, em đã trải qua học nhiều thầy cô. Tuy nhiên hầu hết các thầy cô vẫn còn dạy ở trường. Chỉ có cô Tâm là về hưu, cũng là người thầy đã để lại cho em nhiều ấn tượng và tình cảm tốt đẹp nhất.
Năm em học cô Tâm năm lớp Ba thì cô đã ngoài tuổi năm mươi. Với vóc người tầm thước, tóc uôn ngắn, nước da trắng giúp cho cô trẻ hơn so với số tuổi. Vầng trán cô rộng , cao với khoảng 30 năm trong nghề, tất cả đã toát lên trên gương mặt vẻ đạo mạo của một người trí thức. Đôi mắt cô hiền từ rất phù hợp với giọng nói nhỏ nhẹ, từ tốn. Mỗi khi cô cười, nụ cười thật thân thiện và để lộ hai hàm răng trắng muốt, đều đặn. Tuy cô vẫn mặc áo dài đến trường như bao cô giáo khác nhưng trông giản dị qua những màu sắc sẫm hơn.
Trong lớp, cô giảng bài thật dễ hiểu. Nếu có bạn nào chưa thông, cô không bao giờ to tiếng rầy la, chê bai mà còn khuyến khích cứ nêu lên những điều không hiểu để nghe cô giảng lại. Đối với học sinh yếu, cô còn dành thời gian hướng dẫn thêm, đễ tất cả học trò mình ai cũng tiến bộ. Đối với các em có hoàn cảnh khó khăn, cô đặc biệt lưu tâm và tìm cách giúp đỡ. Có lần em nằm viện cả tuần, thật là cảm động khi cô vào bệnh viện thăm. Cô đã để nhiều tâm sức vào mọi hoạt động của lớp, của đội. Mỗi khi lớp chúng em được tuyên dương, được khen thưởng, cô biểu hiện niềm vui bằng nụ cười thật tươi. Gương mặt cô đôn hậu, tính tình cô hiền lành nên rất được lòng đồng nghiệp, phụ huynh học sinh. Cô còn tận tình đến nhà phụ huynh để trao dổi nhằm cùng nhau sửa chữa những thiếu sót trong học hành của đứa trẻ . Vì vậy cha mẹ học sinh rất yêu mến và tin tưởng cô. Chúng em xem cô như người mẹ thứ hai bởi đức tính của cô luôn khoan dung và độ lượng.
Mặc dù không còn gặp cô ở trường nữa nhưng trong lòng em vẫn còn đó sự kính mến, vẫn còn nhớ da diết những kỉ niệm trong thời gian cô dìu dắt. Bây giờ, cô Tâm về đâu, ở đâu? Em tin rồi một ngày nào đó, em sẽ tìm gặp lại cô : một người thầy đã cho em nhiều ấn tượng và tình cảm sâu sắc nhất trong thời thơ ấu.
Với tinh thần “Cho đi là còn mãi” với lợi ích của việc hiến máu đã giúp thay đổi suy nghĩ của rất nhiều người đặc biệt là thế hệ trẻ. Hiến máu nhân đạo được xem là hành động đẹp, vì sức khỏe, vì sự sống của con người, mang giá trị nhân đạo cao cả và nhân văn sâu sắc.
Với ý nghĩa “Giọt máu cho đi - Cuộc đời ở lại”, Hiến máu nhân đạo là một trong những hoạt động thường niên ý nghĩa của Ngân hàng Shinhan, thu hút sự quan tâm và tham gia nhiệt tình bởi tất cả nhân viên và Ban lãnh đạo ngân hàng.
Vào ngày 16/12 và 17/12/2020, hơn 300 nhân viên Shinhan ở Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh đã cùng nhau tham gia ủng hộ 92,15 lít máu, nhằm góp phần đem lại niềm hy vọng và sự sống cho các bệnh nhân hiểm nghèo ở khắp mọi miền Tổ quốc, đặc biệt trong giai đoạn các bệnh viện đang khan hiếm nguồn máu do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19.
“Đồng cảm” và “chia sẻ” là hai điều vô cùng quan trọng và cần thiết để hình thành nên một xã hội văn minh, nhân ái và ai ai cũng được thụ hưởng những điều tốt đẹp và sống trong sự yêu thương.
Qua những bài học từ môn Lịch sử hoặc qua những truyện lịch sử đã học, đã đọc, hành động bóp nát quả cam của nhân vật Trần Quốc Toản để lại cho em ấn tượng sâu sắc nhất. Hành động ấy đã thể hiện lòng yêu nước, ý chí căm thù giặc và quyết tâm đánh đuổi giặc ngoại xâm của người anh hùng trẻ tuổi.
Một số miền quê của Việt Nam mà em đã từng đến thăm hoặc biết tới qua tác phẩm nghệ thuật đó là đảo Cô Tô. Đó là một vùng đất yên bình, đẹp, con người cũng hết sức gần gũi.
Đã mấy năm qua rồi cho đến bây giờ em vẫn còn thương mến cô giáo Nga, người đã dạy dỗ em trong những năm học đầu tiên ở ngưỡng cửa Tiểu học.
Cô giáo Nga có dáng người thon thả, không mập cũng không gầy. Tuổi cô độ gần bốn mươi nhưng trông cô còn rất trẻ. Em rất thích những chiếc áo dài cô mặc đến lớp, thường là những chiếc áo lụa mỏng, đủ màu sắc tươi đẹp, rất phù hợp với thân hình và làn da trắng hồng của cô. Mái tóc cô được uốn gọn gàng ôm lấy gương mặt đầy đặn, lúc nào cũng trang điểm một cách hài hoà. Đôi mắt cô to, đen láy, chiếc mũi tuy hơi cao nhưng trông cân xứng với gương mặt. Cô cười rất tươi, giòn giã, để lộ hai hàm răng trắng đều như hạt bắp. Tất cả đều tạo ra một nét đẹp thân tình, cởi mở, nhưng không vì thế mà kém phần cương nghị. Giọng cô giảng bài lúc trầm ấm, lúc ngân vang.
Cô rất thương yêu học sinh. Em còn nhớ những buổi đầu đi học, chúng em đều là những đứa trẻ vừa rời khỏi tay ba mẹ, ngơ ngác, rụt rè và thậm chí có bạn còn oà lên khóc khi ba mẹ ra về. Cô như người mẹ hiền, hết dỗ bạn này quay qua dỗ bạn khác khiến lòng em và các bạn yên tâm không còn sợ hãi nữa. Thế nhưng cô rất nghiêm khắc khi giảng bài, bạn nào không chú ý theo dõi, cô nhắc nhở ngay và luôn tuyên dương những bạn cố gắng học tập. Những buổi học đầu tiên biết bao khó nhọc, cô cầm tay từng bạn uốn nắn, chỉ cho từng bạn cách phát âm các vần. Những giờ ra chơi cô nán lại gạch hàng trong tập vở, cho chúng em viết ngay hàng thẳng lối, hoặc chỉ vẽ thêm cho các bạn còn yếu không theo kịp. Giờ rảnh cô thường kể chuyện cho chúng em nghe. Cả lớp cười vang khi cô kể chuyện vui, lúc đó em cảm thấy bầu không khí trong cả lớp ấm áp tình mẹ con làm sao! Ngoài việc dạy dỗ chăm sóc chúng em, cô còn quan tâm tìm hiểu gia đình các bạn nghèo, tạo điều kiện giúp đỡ các bạn.
Tuy không học cô nữa nhưng trong lòng em luôn kính trọng và biết ơn cô. Em tự nhủ sẽ cố gắng học tập thật tốt để khỏi phụ lòng yêu thương, chăm sóc của cô đối với em và xứng đáng là con ngoan trò giỏi.
Đã mấy năm qua rồi cho đến bây giờ em vẫn còn thương mến cô giáo Nga, người đã dạy dỗ em trong những năm học đầu tiên ở ngưỡng cửa Tiểu học.
Cô giáo Nga có dáng người thon thả, không mập cũng không gầy. Tuổi cô độ gần bốn mươi nhưng trông cô còn rất trẻ. Em rất thích những chiếc áo dài cô mặc đến lớp, thường là những chiếc áo lụa mỏng, đủ màu sắc tươi đẹp, rất phù hợp với thân hình và làn da trắng hồng của cô. Mái tóc cô được uốn gọn gàng ôm lấy gương mặt đầy đặn, lúc nào cũng trang điểm một cách hài hoà. Đôi mắt cô to, đen láy, chiếc mũi tuy hơi cao nhưng trông cân xứng với gương mặt. Cô cười rất tươi, giòn giã, để lộ hai hàm răng trắng đều như hạt bắp. Tất cả đều tạo ra một nét đẹp thân tình, cởi mở, nhưng không vì thế mà kém phần cương nghị. Giọng cô giảng bài lúc trầm ấm, lúc ngân vang.
Cô rất thương yêu học sinh. Em còn nhớ những buổi đầu đi học, chúng em đều là những đứa trẻ vừa rời khỏi tay ba mẹ, ngơ ngác, rụt rè và thậm chí có bạn còn oà lên khóc khi ba mẹ ra về. Cô như người mẹ hiền, hết dỗ bạn này quay qua dỗ bạn khác khiến lòng em và các bạn yên tâm không còn sợ hãi nữa. Thế nhưng cô rất nghiêm khắc khi giảng bài, bạn nào không chú ý theo dõi, cô nhắc nhở ngay và luôn tuyên dương những bạn cố gắng học tập. Những buổi học đầu tiên biết bao khó nhọc, cô cầm tay từng bạn uốn nắn, chỉ cho từng bạn cách phát âm các vần. Những giờ ra chơi cô nán lại gạch hàng trong tập vở, cho chúng em viết ngay hàng thẳng lối, hoặc chỉ vẽ thêm cho các bạn còn yếu không theo kịp. Giờ rảnh cô thường kể chuyện cho chúng em nghe. Cả lớp cười vang khi cô kể chuyện vui, lúc đó em cảm thấy bầu không khí trong cả lớp ấm áp tình mẹ con làm sao! Ngoài việc dạy dỗ chăm sóc chúng em, cô còn quan tâm tìm hiểu gia đình các bạn nghèo, tạo điều kiện giúp đỡ các bạn.
Tuy không học cô nữa nhưng trong lòng em luôn kính trọng và biết ơn cô. Em tự nhủ sẽ cố gắng học tập thật tốt để khỏi phụ lòng yêu thương, chăm sóc của cô đối với em và xứng đáng là con ngoan trò giỏi.