K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

16 tháng 6 2021

Tham khảo:

Văn bản "Đấu tranh cho một thế giới hòa bình" của nhà văn Mác-két được trích từ bài tham luận của ông trong buổi gặp gỡ lần thứ hai vào tháng 8 năm 1986 giữa nguyên thủ sáu nước Ấn Độ, Mê-hi-cô, Thụy Điển, Ác-hen-ti-na, Hi Lạp, Tan-da-ni-a tại Mê-hi-cô để cùng đưa ra một bản tuyên bố kêu gọi chấm dứt chạy đua vũ trang, thủ tiêu vũ khí hạt nhân để bảo vệ an ninh và hòa bình thế giới. Theo em, đây chính là một văn bản chính luận xuất sắc về vấn đề chạy đua vũ trang trên khắp thế giới. Về nội dung, tác giả không chỉ khẳng định được những hậu quả, tác hại và mặt trái của việc chạy đua vũ trang trên khắp thế giới mà còn nêu lên được hiện trạng chạy đua vũ trang trên khắp thế giới hiện nay. Đó là một vấn nạn đe dọa đến sự hòa bình, an ninh thế giới, đe dọa đến sự diệt vong của toàn bộ sự sống trên trái đất và còn gây tốn kém khủng khiếp cho nhân loại toàn thế giới. Từ đó, tác giả đã đưa ra lời kêu gọi ngừng chạy đua vũ trang trên thế giới. Về nghệ thuật, giọng điệu của văn bản không chỉ tạo ra được sự thuyết phục tuyệt đối mà còn đưa ra được những dẫn chứng, con số ấn tượng, cực kì thuyết phục cho sự tốn kém của việc chạy đua vũ trang. Những dẫn chứng được tác giả đưa ra cũng vô cùng thuyết phục người đọc. Sau khi đọc xong văn bản, em có cái nhìn nhận hoàn toàn khác về vấn đề chạy đua vũ trang quân sự trên thế giới. Đó thực sự là một vấn nạn của toàn cầu, đe dọa đến sự sống còn của loài người và trái đất. Và thực sự đau xót biết nhường nào khi trong khi vẫn còn biết bao con người đang khổ sở với cơm ăn áo mực thì việc đầu tư cho vũ khí vẫn được đầu tư mạnh mẽ. Tóm lại, văn bản là một văn bản chính luận đặc sắc trình bày về hậu quả việc chạy đua vũ trang trên khắp thế giới hiện nay, cũng như kêu gọi việc đấu tranh vì nền hòa bình của thế giới.

16 tháng 6 2021

nêu suy nghĩ về tình hình an ninh thế giới?

Tình hình thế giới hiện nay đang phát triển theo xu hướng hòa bình, hợp tác cùng phát triển. Nhưng đáng tiếc vẫn còn rất nhiều nơi trên thế giới vẫn đang chìm trong bom đạn của chiến tranh. Có thể kể đến một số nước Trung Đông với các phần tử khủng bố nguy hiểm đang đe doạ cuộc sống yên bình của người dân nơi đây. Vì vậy, đối với các hành động khủng bố nói riêng và phát động chiến tranh nói chung, chúng ta cần phản đối kịch liệt để giữ gìn một thế giới hạnh phúc không còn tiếng bom đạn ở bất cứ nơi đâu.

17 tháng 6 2023

Nói sơ sơ thêm vụ Đắk Lắk đc ko cj?

21 tháng 10 2021

Trong nhịp sống hối hả, tất bật, quay cuồng, những lo toan thường nhật, cuộc mưu sinh bận rộn với bao toan tính liệu có cuốn con người vào guồng quay lạnh nhạt? Không! Ở đâu đó, hơi ấm tình người vẫn lặng lẽ tỏa sáng. Ngay trong khu phố nhỏ tồi tàn, vẫn cất lên bản nhạc dịu dàng giữa một xã hội phồn vinh rộng lớn. Nơi ấy, nhà văn Mĩ O.Henry bằng tấm lòng chân thật của mình đã diễn tả biết bao vẻ đẹp của tình yêu thương giữa những con người, đặc biệt thầm kín qua hình ảnh chiếc lá cuối cùng.

 

Có một tình đời trong chiếc lá…

Chiếc lá dù chỉ là một chi tiết rất nhỏ thôi nhưng được trở đi trở lại rất nhiều lần trong tác phẩm. Vừa là biểu tượng của tình thương, vừa là biểu tượng của đức hy sinh cao cả… Chiếc lá ấy có thể là chiếc lá thực sự còn sót lại trên cây thường xuân. Nó đã dũng cảm bám chắc vào cuống lá, mặc cho mưa tuôn bão thổi, mặc cho gió lạnh hoành hành. Chiếc lá bị vùi dập dưới cơn mưa mà vẫn kiên cường, trút hết sức sống còn lại cố níu cành, để làm mẫu vẽ cho một con người cao cả, để một chiếc lá khác trỗi dậy sức sống mới. Khi chiếc lá cuối cùng trên cây vừa lìa cành cũng là lúc một màu xanh từ một chiếc lá khác rung rinh. Chiếc lá ấy chính là tác phẩm hội họa, là kiệt tác của cụ Bơ-men trong đêm mưa rét. Tuổi cao sức yếu mà lại dám đương đầu với thiên nhiên khắc nghiệt, làm việc lặng lẽ âm thầm như vậy quả thực dũng cảm. Trong một phút xuất thần, bằng tình yêu thương vô bờ đối với Giôn-xi, bằng sự quyết tâm mãnh liệt để cứu sống một cô gái, cụ Bơ-men đã vẽ thành công tác phẩm, thỏa nguyện những ước mơ ám ảnh cả một đời. Tiền đề cho chiếc lá ấy tồn tại, chính là tình đời…

Có một tình đời trong chiếc lá…

Người họa sĩ già đã lặng lẽ ra đi, sau khi dồn hết sức lực, trút bỏ mọi hơi thở còn lại của mình để giành lại tuổi trẻ và sự sống cho Giôn-xi. Chiếc lá cuối cùng ấy mang một màu xanh của hy vọng, hy vọng trả lại màu xanh cho chiếc lá đã rụng, trả lại màu hồng cho đôi má người thiếu nữ gần như đã gần tuyệt vọng, trả lại niềm tin, nghị lực cho những con người yếu đuối. Chính sức sống kiên cường ấy đã thổi vào tâm hồn Giôn-xi hơi ấm của niềm tin, kéo cô từ vực thẳm vô vọng lên chiến thắng bệnh tật. Nhưng điều quan trọng và đẹp đẽ nhất trong chiếc lá chẳng bao giờ rung rinh ấy là tình yêu thương bao la của cụ Bơ-men dành cho Giôn-xi. Trong đêm đông giá rét, đôi tay người họa sĩ cũng theo đó mà run rẩy, mà cứ run rẩy như vậy thì muốn vẽ hoàn thành một bức tranh cũng thật khó. Nhưng bức tranh không chỉ được vẽ bằng bút lông, bằng màu mà còn được vẽ bằng tình yêu thương, sự hy sinh cao cả, thầm lặng. Cụ Bơ-men đã ra đi, nhưng tình đời trong chiếc lá thì còn sống mãi…

 

Có thể nói, với hình ảnh chiếc lá cây thường xuân, O.Henry đã ngợi ca tình yêu thương, tấm lòng vị tha của những con người đồng cảnh ngộ. Ngòi bút O.Henry không trực tiếp kể chuyện và cũng không kể lại cái đêm chiếc lá được vẽ ra mà để cho Xiu thuật lại, tạo sự hấp dẫn, bất ngờ cho người đọc, càng làm nổi bật đức hy sinh của người họa sĩ già. Và người họa sĩ già đã chết vì viêm phổi, sau cái đêm giá lạnh phơi mình ngoài gió đông. Chiếc lá lặng im không rung rinh vì nó là một bức tranh, hay nó lặng lẽ trước cái tình đời và cái chết của người họa sĩ già với tấm lòng cao cả?

21 tháng 10 2021

bn tham khảo nhé!

 

15 tháng 9 2016

Sau khi đại chiến thế giới lần thứ hai kết thúc (1945), trục phát xít Đức, Ý, Nhật đã tan rã trước sức mạnh của phe Đồng minh Anh Nga, Mĩ… Lịch sử bước sang một giai đoạn mới với nhiều vấn đề trọng đại liên quan đến sự sống còn của toàn nhân loại. Trong đó, chạy đua vũ trang giữa các cường quốc và nguy cơ bùng nổ chiến tranh hạt nhân là mối đe dọa đáng sợ nhất.
 
Gác-xi-a Mác-két, nhà văn nổi tiếng của Cô-lôm-bi-a (được trao giải Nô-ben văn chương) đã viết một bài nghị luận lấy tên là Đấu tranh cho một thế giới hoà bình để bày tỏ mối lo ngại sâu sắc của mình trước hiểm họa hạt nhân. Bằng lập luận sắc bén và hệ thống dẫn chứng cụ thể, chính xác, đầy sức thuyết phục, ông đã làm một công việc có ý nghĩa nhân đạo lớn lao là thức tỉnh loài người trước nguy cơ chiến tranh hạt nhân đang lơ lửng trên đầu, chẳng khác gì thanh gươm Đa-mô-clét trong thần thoại Hi Lạp, có thể trong nháy mắt hủy diệt toàn bộ sự sống trên trái đất.
 
Mở đầu bài viết, tác giả đưa ra một con số khủng khiếp có sức gây chấn động mạnh mẽ đến cả những người có trái tim lạnh lùng, dửng dưng nhất trước vấn đề thời sự nóng bỏng này:
 
Chúng ta đang ở đâu? Hôm nay ngày 8-8-1986, hơn 50 000 đầu đạn hạt nhân đã được bố trí trên khắp hành tinh. Nói nôm na ra, điều đó có nghĩa là mỗi người, không trừ trẻ con, đang ngồi trên một thùng 4 tấn thuốc nổ: tất cả chỗ đó nổ tung lên sẽ làm biến hết thảy, không phải là một lần mà là mười hai lần, mọi dấu vết của sự sống trên trái đất.

Trẻ hóa đến 15 tuổi trong 7 ngày! PHƯƠNG PHÁP đã kiểm chứng! Dùng ban đêm...
Trẻ hóa đến 15 tuổi trong 7 ngày! PHƯƠNG PHÁP đã kiểm chứng! Dùng ban đêm...
Tôi đã giảm 58kg trong 21 ngày! Thật ĐƠN GIẢN, thêm thứ này vào trà...
Tôi đã giảm 58kg trong 21 ngày! Thật ĐƠN GIẢN, thêm thứ này vào trà...
Giảm 12 kg trong 9 ngày! Mỗi sáng, khi dạ dày đang trống rỗng
Giảm 12 kg trong 9 ngày! Mỗi sáng, khi dạ dày đang trống rỗng
Phương pháp đốt cháy mỡ không tốn kém! BẠN SẼ GIẢM 1,5KG MỖI NGÀY nếu...
Phương pháp đốt cháy mỡ không tốn kém! BẠN SẼ GIẢM 1,5KG MỖI NGÀY nếu...
Bà tôi đã trẻ lại chỉ trong 3 ngày! Hãy xóa nếp nhăn bằng ...
Bà tôi đã trẻ lại chỉ trong 3 ngày! Hãy xóa nếp nhăn bằng ...
Làm thế nào để giảm 15kg trong ít hơn 2 tuần
Làm thế nào để giảm 15kg trong ít hơn 2 tuần

 

 
Để khẳng định sự phi lí, phi nhân của chiến tranh hạt nhân, tác giả đã sử dụng triệt để phép so sánh và làm cho những khái niệm trừu tượng nhất được cụ thể hoá, trở nên dễ hiểu đối với mọi người, không phân biệt trình độ văn hóa, màu da hay tiếng nói. Các lĩnh vực Mác-Két đề cập đến đều mang tính phổ biến và khái quát cao như giáo dục, y tế, lương thực, thực phẩm và quan trọng nhất là sự sống của con người cùng vạn vật. Luận điểm mà ông đưa ra trong bài viết đều dựa trên cơ sở là nội dung các văn bản và công ước quốc tế xoay quanh những vấn đề thiết yếu của  thời đại:
 
Năm 1981, UNICEF đã định ra một chương trình để giải quyết những vấn đề cấp bách cho 500 triệu trẻ em nghèo khổ nhất trên thế giới. Chương trình này dự kiến cứu trợ về y tế, giáo dục sơ cấp, cải thiện điều kiện vệ sinh và tiếp tế thực phẩm, nước uống. Nhưng tất cả đã tỏ ra là một giấc mơ không thể thực hiện được, vì tốn kém 100 tỉ đô la. Tuy nhiên, số tiền này cũng chỉ gần bằng những chi phí bỏ ra cho 100 máy bay ném bom chiến lược B.1B của Mĩ và cho dưới 7 000 tên lửa vượt đại châu.
 
Và đây là một ví dụ khác trong lĩnh vực y tế: Giá của 10 chiếc tàu sân bay mang vũ khí hạt nhân… cũng đủ để thực hiện một chương trình phòng bệnh trong cùng 14 năm đó và sẽ bảo vệ cho hơn 1 tỉ người khỏi bệnh sốt rét và cứu hơn 14 triệu trẻ em, riêng cho châu Phi mà thôi.
 
Cảm xúc của nhà văn thể hiện rất rõ trong đoạn nói về nạn đói, nạn suy dinh dưỡng, nạn mù chữ của nhân dân các nước nghèo khổ. Đọc những dòng này, những người có lương tâm không thể không xót xa, thương cảm cho họ và căm phẫn trước những hành động xâm phạm đến quyền sống của con người:
 
Một ví dụ trong lĩnh vực tiếp tế thực phẩm: Theo tính toán của FAO,  năm 1985, người ta thấy trên thế giới cỏ gần 575 triệu người thiếu dinh dưỡng. Số lượng ca-lo trung bình cần thiết cho những người đó chỉ tổn kém không bằng 149 tên lửa MX… Chỉ cần 27 tên lửa MX là đủ trả tiền nông cụ cần thiết cho các nước nghèo để họ có được thực phẩm trong bốn năm tới.
 
Một ví dụ trong Lĩnh vực giáo dục: Chỉ hai chiếc tàu ngầm mang vũ khí hạt nhân là đủ tiền xóa nạn mù chữ cho toàn thế giới.
 
Quả là những con số biết nói làm xúc động lòng người! Nhà văn Mác-két đã lên án chiến tranh hạt nhân bằng cách nhấn mạnh sự tương phản ghê gớm giữa chi phí cho việc duy trì, phát triển sự sống và chi phí cho việc hủy diệt sự sống trên hành tinh. Bất kì ai đọc những dòng này đều phải nghiêm túc suy ngẫm và rút ra ý nghĩa thiết thực từ những so sánh có tính mục đích rõ ràng của nhà văn.
 
Theo Mác-két, trái đất là nơi độc nhất có phép màu của sự sống trong hệ mặt trời. Từ đó, ông đi đến kết luận: chạy đua vũ trang là đi ngược lại lí trí, Nói cách khác, đó là hành động ngông cuồng đến mức điên rồ của những kẻ hiếu chiến, đi ngược lại khát vọng hòa bình của toàn nhân loại.
 
Cuộc chạy đua vũ khí hạt nhân giữa các cường quốc không những đi ngược lại lí trí con người mà đi ngược lại cá lí trí tự nhiên nữa: Từ khi mới nhen nhúm sự sống trên trái đất, đã phải trải qua 380 triệu năm con bướm mới bay được, rồi sáu triệu năm nữa bông hồng mới nở, chỉ để làm đẹp mà thôi.

the gioi hoa binh g.mac-ket

Cũng đã phải trải qua bốn kỉ địa chất, con người mới hát được hay hơn chim và mới chết vì yêu. Trong thời đại hoàng kim này của khoa học, trí tuệ con người chẳng có gì để tự hào vì đã phát minh ra một biện pháp, chi cần bấm nút một cái là đưa cả quá trình vĩ đại và tốn kém đó của hàng bao nhiêu triệu năm trở lại điểm xuất phát của nó.

 
Trình độ hiểu biết sâu rộng trên nhiều lĩnh vực kết hợp cùng tình cảm chân thành và mối quan tâm sâu sắc đối với con người, cuộc sống đã thúc đẩy nhà văn G. Mác-két viết nên những dòng chữ tràn đầy nhiệt huyết, làm rung động lòng người.
 
Trước hội nghị, ông thiết tha kêu gọi nhân loại hãy đoàn kết lại, đồng thanh cất cao tiếng nói phản đối chiến tranh hạt nhân, đòi hỏi một thế giới không có vũ khí và một cuộc sống hòa bình, công bằng. Ông tin rằng sự có mặt của mọi người trong hội nghị này không phải là vô ích.
 
Nhà văn Mác-két với những tác phẩm, những bài viết chứa đựng ý nghĩa nhân đạo to lớn, sâu sắc đã đóng góp không nhỏ vào phong trào hòa bình trên thế giới. Vì vậy, ông xứng đáng với giải thưởng Nô-ben cao quý mà ông đã được trao tặng.

21 tháng 8 2019

Đất nước ta đang trong quá trình đổi mới, hội nhập và phát triển, vì vậy việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc của mỗi người là vô cùng cần thiết, trong đó, phong cách sống của mỗi người, đặc biệt là lớp trẻ ngày nay cũng đóng góp một phần quan trọng trong việc đổi mới đất nước. Ta đều biết phong cách là tính cách, là cá tính riêng của mỗi người. Vậy phong cách sống là lối sống riêng thể hiện tính cách, cá tính của họ. Phong cách sống của lớp trẻ ngày nay là vô cùng phong phú, nó được thể hiện ở cả hai mặt tích cực lẫn tiêu cực. Đối với phong cách sống tích cực, ta có thể thấy ở mọi nơi, mọi lúc như: sống hy sinh vì người khác, học tập tích cực, sống có đạo đức, có chuẩn mực, sống hòa nhập và bảo vệ thiên nhiên,… Với lỗi sống tích cực đó, nó góp phần ảnh hưởng không nhỏ không chỉ đói với bản thân mà còn đối với cộng đồng xã hội. Những phong cách sống tích cực như vậy sẽ làm cho giá trị bản thân họ được đề cao hơn, gây thiện cảm, niềm tin yêu, sự tôn trọng của mọi người, bên cạnh đó còn làm cho xã hội phát triển mạnh mẽ hơn, sánh vai bình đẳng với thế giới, thoát khỏi tình trạng đói nghèo, lạc hậu. Bên cạnh những phong cách sống tích cực thì việc lớp trẻ vẫn hình thành nên lối sống tiêu cực là không thể tránh khỏi. Họ luôn sống ích kỷ, sống vì lợi ích bản thân, sống không có mục đích, luôn gây ra những trào lưu vô bổ nhằm mục đích phản động,… Tất cả những phong cách sống đó không những hủy hoại, làm mất đi giá trị bản thân trong mắt mọi người mà còn làm mọi người ghét, xa lánh, không tôn trọng mình hơn, qua đó còn làm cho đất nước ngày càng lạc hậu, không phát triển, không thể đứng lên sánh vai với thế giới. Chính vì những lối sống tiêu cực gây ảnh hưởng lớn như vậy nên chúng ta phải biết sống sao cho phù hợp với hoàn cảnh, sống có ích, biết sống cống hiến vì người khác, phê phán và lên án những lối sống không lành mạnh để rồi từ đó làm gương cho mọi người học tập và noi theo. Phong cách sống của lớp trẻ ngày nay là vô cùng quan trọng đối với đất nước. Bác Hồ của chúng ta, tuy là một vị Chủ tịch nước nhưng Bác luôn sống giản dị, sống trong sạch, sống “cần – kiệm – liêm – chính”, vì vậy mà mỗi chúng ta – những thế hệ trẻ của đất nước phải sống sao cho đẹp, sống có ích với bản thân và đất nước. Tôi cũng vậy, là một học sinh, chủ nhân tương lai của đất nước, tôi đã và đang cố gắng sống sao cho thật tốt, cho phù hợp với hoàn cảnh, sống cống hiến vì đất nước để trở thành một con ngoan, trò giỏi, cháu ngoan của Bác Hồ kính yêu.

21 tháng 8 2019

Bước sang thế kỷ XXI, kết thúc những năm tháng chiến đấu đầy đau thương, Việt Nam ta chính thức bước sang một kỷ nguyên mới, kỷ nguyên của độc lập dân tộc và đổi mới đất nước. Nếu khi xưa toàn dân một lòng kháng chiến, hôm nay nhân dân ta tại cùng chung tay dựng đất nước phát triển theo định hướng công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước. Hồ Chủ tịch đã căn dặn giới trẻ Việt Nam, đặc biệt là thế hệ học sinh trong bức thư gửi các em học sinh nhân ngày khai trường đầu tiên, những lời hết sức chân thành và thuấn nhuần tư tưởng của Bác như sau: "Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai cùng các cường quốc năm châu được hay không chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em". Như vậy, tầng lớp trẻ chính là cốt lõi của sự phát triển đất nước, trong đó có một phần rất quan trọng để hình thành nên tư cách của thế hệ trẻ, đó là phong cách sống học tập và làm việc trong xã hội, điều đó ảnh hưởng rất nhiều đến sự rèn luyện và tu dưỡng phẩm chất đạo đức.

Phong cách sống có thể hiểu đơn giản là tất cả những gì thuộc về lối sống, cách đối nhân xử thế, cách làm việc, học tập của một cá nhân, làm nên cái gọi là "thương hiệu" hay nét riêng mà khó có có thể nhầm lẫn giữa nhiều cá thể trong một quần thể. Nếu nói về phong cách sống thì có lẽ Hồ Chủ tịch là người có một phong cách sống rất riêng và được nhiều người biết đến nhất, bởi sự đẹp đẽ và mẫu mực vô cùng của vị lãnh tụ vĩ đại bậc nhất của dân tộc. Phong cách sống của Bác đã trở thành tấm gương sáng, vô cùng quý giá để cho lớp lớp thế hệ trẻ học tập và noi theo cho đến tận bây giờ và mãi mãi.

Trong xã hội hiện đại, đa số các bạn trẻ đều có một phong cách sống rất đẹp và đáng trân trọng. Đó là phong cách sống có lý tưởng, nề nếp, các bạn rất hăng hái, năng động và sáng tạo trong học tập, làm việc. Ham sống, ham học hỏi, yêu Tổ quốc, yêu đồng bào, coi trọng tình cảm gia đình, kính trọng thầy cô, chăm chỉ tu dưỡng đạo đức, cầu tiến trong học hành và công việc, biết xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với những người xung quanh, giúp đỡ lẫn nhau khi cần thiết. Giới trẻ là tầng lớp có tri thức cao nên việc tuân thủ pháp luật và các chính sách của Đảng, Nhà nước được các bạn tiếp thu và thực hiện rất tốt. Tất cả những điều ấy tạo nên một thế trẻ thật năng động, bừng sức sống, đó chính là tương lai của đất nước. Đặc biệt đáng trân trọng nhất là các bạn rất chăm chỉ bồi dưỡng viên ngọc tâm hồn bằng những việc làm đáng quý như tham gia các chương trình tình nguyện giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn, tích cực tuyên truyền văn hóa giao thông, nhiệt tình năng động trong công tác Đoàn - Đội, phấn đấu, gây dựng những câu lạc bộ trẻ trong nhiều lĩnh vực, như các câu lạc bộ ngoại ngữ, kỹ năng mềm,... Đó là những môi trường vô cùng thích hợp để rèn luyện phong cách sống cũng như những kỹ năng cần thiết để giới trẻ có đủ hành trang vào đời. Hơn thế nữa, ngày càng có nhiều bạn trẻ có hứng thú đọc sách, đó cũng là một các bồi dưỡng tâm hồn và phong cách sống đẹp.

Tuy nhiên, có một điều đáng buồn là song song với việc đại đa số các bạn trẻ có phong cách sống cao đẹp thì cũng tồn tại một số ít lớp trẻ đi ngược lại với phong cách sống ấy. Mang trên vai trách nhiệm là trụ cột tương lai của đất nước nhưng họ lại có lối sống buông thả, không chịu cố gắng trong học tập và tu dưỡng đạo đức, thường ăn chơi, quậy phá, đua đòi làm cha mẹ, thầy cô phải phiền lòng. Thậm chí là cố tình chống đối pháp luật, tham gia vào các tệ nạn của xã hội như trộm cắp, bạo lực học đường, mại dâm, hút chích ma túy,... Một số khác thì không có ý chí cầu tiến, lười biếng, giỏi ăn chơi tiêu pha, nhưng không chịu lao động, dựa dẫm ỷ lại vào cha mẹ. Họ thích cuộc sống xa hoa, phù phiếm, thực dụng, ích kỷ, thường có cái nhìn tiêu cực về cuộc sống và xã hội, không biết thế nào là yêu thương, bao dung người khác, chỉ mong muốn nhận được sự thông cảm mà chưa bao giờ biết cho đi. Một bạn trẻ khác thì luôn tự huyễn hoặc mình bằng lối sống mơ mộng, không chịu bước ra khỏi vùng an toàn, chỉ biết chôn vùi thanh xuân trong những bộ phim, cuốn truyện phi thực tế. Đối với họ việc cố gắng rèn luyện bản thân luôn là những việc khó khăn, họ cảm thấy không cần thiết phải làm vậy, đó chính là một sai lầm nghiêm trọng, họ đang tự giết chết tâm hồn mình bằng những suy nghĩ thiển cận như vậy.

Một vấn đề nữa cần nói đến, đó là việc yêu đương của giới trẻ hiện nay, có thể nói rằng thanh xuân là quãng thời gian tươi đẹp nhất của con người, nếu không có tình yêu tô vẽ nên bức tranh thanh xuân ấy thì cuộc sống cũng mất đi nhiều phần ý nghĩa. Không ai ngăn cấm một tình yêu trong sáng lành mạnh, cùng hỗ trợ nhau, là động lực để cùng nhau cố gắng cho một tương lai tốt đẹp hơn cả nhưng có một nghịch lý rất kỳ lạ, dường như một số bạn trẻ xem tình yêu là trò chơi, yêu nhanh, chia tay cũng nhanh, thật sự không có một chút nghiêm túc nào trong tình cảm. Đó là một phong cách sống xấu, chúng ta cần phải để ý và khắc phục, hãy cẩn trọng trong bất kỳ việc gì, tránh lầm một bước mà đi cả một đời. Đó là mới nói đến yêu đương thông thường, một tình trạng nhức nhối khác đó là việc "sống thử", hãy nhớ rằng chúng ta đang ở Việt Nam không phải một nước phương Tây nào khác, chúng ta có cách biệt văn hóa, đừng lấy đó làm lý do để bao biện cho hành vi của mình. Bởi các bạn đâu nghĩ được rằng, sự "sống thử" ấy đem lại biết bao hậu quả không thể ngờ đến, nạo phá thai, bệnh lây nhiễm, rồi thì phải kết hôn khi mà chưa đủ điều kiện kinh tế, điều đó đã gián tiếp kéo cuộc đời các bạn đi xuống chỉ vì những suy nghĩ nông nổi, đi ngược lại với thuần phong mỹ tục. Đặc biệt là nữ giới, vốn từ khi sinh ra chúng ta đã rất thiệt thòi, vậy mà các bạn còn không biết tự bảo vệ chính bản thân mình thì tôi nghĩ đó là một phong cách sống rất sai lầm mà các bạn cần phải ý thức và khắc phục.

Có lẽ trên đây tôi đã phát biểu về một phong cách sống đẹp chung nhất, tôi tin rằng mỗi một con người đều có phong cách sống của riêng mình, đó là dấu ấn cá nhân không thể bị nhầm lẫn. Ví dụ như có bạn thích tập thể dục buổi sáng, nhưng có bạn lại thích tập buổi chiều, có bạn thích sách lịch sử, có bạn lại thích sách tâm lý, người sống hướng nội hướng ngoại. Nhưng chắc chắn một điều rằng một phong cách sống đẹp là phải có lý tưởng, mục tiêu, mục đích cuộc sống rõ ràng, ngày một hoàn thiện bản thân, sống có văn hóa, đạo đức, có lối sống tiết kiệm, giản dị phù hợp với hoàn cảnh gia đình, tôn trọng pháp luật, nhà nước, biết giữ gìn và phát huy những truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Đó mới là lối sống, phong cách sống cần được gây dựng và phát triển ở mỗi một các nhân không riêng gì tầng lớp trẻ, vì một đất nước, xã hội ngày một đi lên. Một lời khuyên chân thành nhất là các bạn trẻ nên siêng năng hơn nữa trong việc rèn luyện bản thân, đặc biệt là tìm hiểu và học tập theo phong cách Hồ Chí Minh, đó là tấm gương sáng và phù hợp cho các bạn trẻ, không kể là học sinh hay sinh viên, không kể là tầng lớp tri thức hay lao động chân tay. Những điều mà Bác để lại luôn là những bài học tâm huyết và vô cùng quý giá.


Một người trẻ có phong cách sống tốt, sống đẹp sẽ được mọi người tôn trọng và yêu quý, từ đó tương lai cũng rộng mở hơn nhiều nhờ phong cách sống lề lối và nguyên tắc. Tôi hi vọng rằng bất cứ bạn trẻ nào cũng vậy, phải ý thức và điều chỉnh phong cách sống của mình sao cho thật lành mạnh, đó chính là một trong những nền tảng đưa các bạn đến với thành công sau này.

9 tháng 4 2020

Trong bối cảnh người dân trên toàn thế giới đang thực hiện các biện pháp bảo vệ bản thân, gia đình và cộng đồng trước dịch viêm đường hô hấp cấp (Covid-19) do vi-rút Corona, việc đảm bảo tất cả trẻ em được tiếp tục học tập trong một môi trường thân thiện, tôn trọng, hòa nhập và hỗ trợ là rất quan trọng.

Trong đó, nhà trường và giáo viên đóng vai trò then chốt. Việc chia sẻ thông tin chính xác và khoa học về COVID-19 sẽ giúp giảm bớt nỗi sợ hãi, lo lắng về dịch bệnh và tăng cường khả năng ứng phó của trẻ em trước các tác động gián tiếp của dịch bệnh đối với cuộc sống.

  • Tập trung truyền thông về những hành vi có lợi cho sức khỏe như dùng khuỷu tay che miệng, mũi khi ho, hắt hơi và rửa tay thường xuyên. Tìm hiểu thêm về cách phòng tránh nguy cơ lây nhiễm tại đây.
  • Một trong những cách hữu hiệu nhất để bảo vệ trẻ em trước vi-rút Corona và các bệnh khác chính là khuyến khích trẻ em rửa tay thường xuyên, tối thiểu 20 giây/lần. Để dạy trẻ thói quen rửa tay, thay vì dọa dẫm, giáo viên có thể cho trẻ hát theo ban nhạc The Wiggles hoặc nhảy theo điệu nhảy này để vừa học vừa vui. Xem thêm về rửa tay tại đây.
  • Xây dựng một công cụ để theo dõi hành vi rửa tay ở học sinh và thưởng cho trẻ nào rửa tay thường xuyên/kịp thời. 
  • Sử dụng con rối hoặc búp bê để minh họa cho trẻ các triệu chứng bệnh (hắt hơi, ho, sốt), những điều cần làm khi bị ốm (đau đầu, đau bụng hoặc sốt và mệt mỏi) và cách an ủi một bạn bị ốm (nuôi dưỡng lòng thấu cảm và hành vi bày tỏ sự quan tâm một cách an toàn).
  • Khi ngồi theo vòng tròn, để tạo khoảng cách an toàn giữa các trẻ, cho trẻ tập giãn cách nhau một sải tay hoặc tập bắt chước chim vẫy cánh để trẻ biết cách duy trì khoảng cách an toàn với người khác và không chạm vào người bạn.
  • Lắng nghe và trả lời thắc mắc của trẻ sao cho phù hợp với lứa tuổi; tránh cung cấp quá nhiều thông tin khiến trẻ choáng ngợp. Khuyến khích trẻ bày tỏ, chia sẻ cảm giác của mình. Thảo luận với trẻ em về những cảm giác trẻ đang trải qua, giải thích với trẻ rằng đó là những cảm giác bình thường trước những tình huống bất thường như hiện nay.
  • Nhấn mạnh rằng trẻ có thể làm rất nhiều điều để bảo vệ bản thân và người xung quanh. Chẳng hạn, giới thiệu cho trẻ khái niệm tạo khoảng cách an toàn ở nơi công cộng (đứng xa bạn bè hơn, tránh tụ tập nơi đám đông, không chạm vào người khác nếu không cần thiết, v.v). Đồng thời, tập trung truyền thông về những hành vi có lợi cho sức khỏe như che miệng, mũi khi ho, hắt hơi bằng khuỷu tay và rửa tay thường xuyên. Xem thêm thông tin về cách phòng tránh nguy cơ lây nhiễm tại đây.
  • Giúp trẻ hiểu các khái niệm cơ bản về phòng, chống dịch bệnh. Sử dụng các bài tập để minh họa cách vi khuẩn phát tán. Chẳng hạn, bạn có thể đổ nước có màu vào một bình xịt, sau đó xịt nước màu lên một tờ giấy trắng để trẻ quan sát xem giọt nước có thể lan đi bao xa.
  • Minh họa lí do vì sao rửa tay bằng xà phòng trong vòng 20 giây lại quan trọng đến vậy. Chẳng hạn, đổ một ít nhũ lên tay của học sinh, yêu cầu trẻ chỉ rửa tay bằng nước xem còn bao nhiêu nhũ sót lại trên tay. Sau đó, yêu cầu trẻ rửa tay lại bằng xà phòng và nước trong 20 giây xem nhũ trên tay đã được rửa sạch ra sao.
  • Yêu cầu học sinh đọc một đoạn văn, rồi phân tích các hành vi dẫn đến nguy cơ lây bệnh cao trong đoạn văn đó và đề xuất phương hướng thay đổi hành vi. Chẳng hạn, một thầy giáo đến trường khi bị cảm lạnh. Thầy hắt hơi và lấy tay che mũi, miệng. Thầy bắt tay với đồng nghiệp. Sau đó, thầy lau tay bằng khăn mùi xoa rồi lên lớp. Thầy giáo đã làm gì dẫn đến nguy cơ lây bệnh cao? Đáng lẽ, thầy giáo nên làm thế nào?
  • Lắng nghe và trả lời thắc mắc của trẻ sao cho phù hợp với lứa tuổi; tránh cung cấp quá nhiều thông tin khiến trẻ choáng ngợp. Khuyến khích trẻ bày tỏ, chia sẻ cảm giác của mình. Thảo luận với trẻ em về những cảm giác trẻ đang trải qua, giải thích với trẻ rằng đó là những cảm giác bình thường trước những tình huống bất thường như hiện nay.
  • Nhấn mạnh rằng trẻ có thể làm rất nhiều điều để bảo vệ bản thân và người xung quanh. Chẳng hạn, giới thiệu cho trẻ khái niệm tạo khoảng cách an toàn ở nơi công cộng (đứng xa bạn bè hơn, tránh tụ tập nơi đám đông, không chạm vào người khác nếu không cần thiết, v.v). Đồng thời, tập trung truyền thông về những hành vi có lợi cho sức khỏe như che miệng, mũi khi ho, hắt hơi bằng khuỷu tay và rửa tay thường xuyên. Xem thêm thông tin về cách phòng tránh nguy cơ lây nhiễm tại đây.
  • Giúp trẻ hiểu các khái niệm cơ bản về phòng, chống dịch bệnh. Sử dụng các bài tập để minh họa cách vi khuẩn phát tán. Chẳng hạn, bạn có thể đổ nước có màu vào một bình xịt, sau đó xịt nước màu lên một tờ giấy trắng để trẻ quan sát xem giọt nước có thể lan đi bao xa.
  • Minh họa lí do vì sao rửa tay bằng xà phòng trong vòng 20 giây lại quan trọng đến vậy. Chẳng hạn, đổ một ít nhũ lên tay của học sinh, yêu cầu trẻ chỉ rửa tay bằng nước xem còn bao nhiêu nhũ sót lại trên tay. Sau đó, yêu cầu trẻ rửa tay lại bằng xà phòng và nước trong 20 giây xem nhũ trên tay đã được rửa sạch ra sao.
  • Lắng nghe và trả lời thắc mắc của trẻ sao cho phù hợp với lứa tuổi; tránh cung cấp quá nhiều thông tin khiến trẻ choáng ngợp. Khuyến khích trẻ bày tỏ, chia sẻ cảm giác của mình. Thảo luận với trẻ em về những cảm giác trẻ đang trải qua, giải thích với trẻ rằng đó là những cảm giác bình thường trước những tình huống bất thường như hiện nay.
  • Nhấn mạnh rằng trẻ có thể làm rất nhiều điều để bảo vệ bản thân và người xung quanh. Chẳng hạn, giới thiệu cho trẻ khái niệm tạo khoảng cách an toàn ở nơi công cộng (đứng xa bạn bè hơn, tránh tụ tập nơi đám đông, không chạm vào người khác nếu không cần thiết, v.v). Đồng thời, tập trung truyền thông về những hành vi có lợi cho sức khỏe như che miệng, mũi khi ho, hắt hơi bằng khuỷu tay và rửa tay thường xuyên. Xem thêm thông tin về cách phòng tránh nguy cơ lây nhiễm tại đây.
  • Giúp trẻ hiểu các khái niệm cơ bản về phòng, chống dịch bệnh. Sử dụng các bài tập để minh họa cách vi khuẩn phát tán. Chẳng hạn, bạn có thể đổ nước có màu vào một bình xịt, sau đó xịt nước màu lên một tờ giấy trắng để trẻ quan sát xem giọt nước có thể lan đi bao xa.
  • Minh họa lí do vì sao rửa tay bằng xà phòng trong vòng 20 giây lại quan trọng đến vậy. Chẳng hạn, đổ một ít nhũ lên tay của học sinh, yêu cầu trẻ chỉ rửa tay bằng nước xem còn bao nhiêu nhũ sót lại trên tay. Sau đó, yêu cầu trẻ rửa tay lại bằng xà phòng và nước trong 20 giây xem nhũ trên tay đã được rửa sạch ra sao.
  • Yêu cầu học sinh đọc một đoạn văn, rồi phân tích các hành vi dẫn đến nguy cơ lây bệnh cao trong đoạn văn đó và đề xuất phương hướng thay đổi hành vi. Chẳng hạn, một thầy giáo đến trường khi bị cảm lạnh. Thầy hắt hơi và lấy tay che mũi, miệng. Thầy bắt tay với đồng nghiệp. Sau đó, thầy lau tay bằng khăn mùi xoa rồi lên lớp. Thầy giáo đã làm gì dẫn đến nguy cơ lây bệnh cao? Đáng lẽ, thầy giáo nên làm thế nào?
  • Lắng nghe và trả lời thắc mắc của trẻ.
  • Nhấn mạnh rằng trẻ có thể làm rất nhiều điều để bảo vệ bản thân và người xung quanh. Chẳng hạn, giới thiệu cho trẻ khái niệm tạo khoảng cách an toàn ở nơi công cộng, đồng thời tập trung truyền thông về những hành vi có lợi cho sức khỏe như che miệng, mũi khi ho, hắt hơi bằng khuỷu tay và rửa tay thường xuyên. Xem thêm thông tin về cách phòng tránh nguy cơ lây nhiễm tại đây.
  • Nhắc nhở học sinh chia sẻ những hành vi có lợi cho sức khỏe đã được học với các thành viên khác trong gia đình.
  • Khuyến khích học sinh đấu tranh, ngăn chặn hành vi kì thị. Thảo luận về những phản ứng mà các em có thể gặp phải xung quanh vấn đề phân biệt đối xử, giải thích với trẻ rằng đó là những phản ứng thường gặp trong các tình huống khẩn cấp. Khuyến khích trẻ bày tỏ, chia sẻ cảm giác của mình, nhưng cũng giải thích rằng nỗi lo sợ và kì thị chỉ khiến tình hình trở nên tồi tệ hơn. Lời nói cũng rất quan trọng, việc sử dụng ngôn ngữ lan truyền những định kiến đang tồn tại chỉ càng khiến người dân sao nhãng việc thực hiện các biện pháp cần thiết để bảo vệ bản thân mà thôi. Đọc thêm những điều nên làm và không nên làm khi nói về vi-rút corona với trẻ em tại đây.
  • Nâng cao tinh thần chủ động của học sinh trong việc tuyên truyền những thông tin xác thực về y tế công cộng.
  • Lồng ghép nội dung giáo dục về sức khỏe liên quan vào các môn học khác. Các môn khoa học tự nhiên có thể dạy các em về vi-rút, cơ chế truyền bệnh và tầm quan trọng của vắc-xin. Các môn khoa học xã hội có thể tập trung vào lịch sử của các đại dịch và quá trình xây dựng chính sách về đảm bảo an toàn và sức khỏe cho người dân.
  • Cho học sinh tự thực hiện hoạt động tuyên truyền thông qua hệ thống phát thanh, kênh thông tin của nhà trường hay làm áp-phích.
  • Các bài học nâng cao hiểu biết về phương tiện truyền thông có thể khuyến khích học sinh phát triển tư duy phản biện, giao tiếp hiệu quả và trở thành công dân tích cực, từ đó cải thiện năng lực phát hiện tin giả của các em.
  • Lắng nghe và trả lời thắc mắc của học sinh.
  • Nhấn mạnh rằng học sinh có thể làm rất nhiều điều để bảo vệ bản thân và người xung quanh. Chẳng hạn, giới thiệu cho trẻ khái niệm tạo khoảng cách an toàn ở nơi công cộng, đồng thời tập trung truyền thông về những hành vi có lợi cho sức khỏe như che miệng, mũi khi ho, hắt hơi bằng khuỷu tay và rửa tay thường xuyên. Xem thêm thông tin về cách phòng tránh nguy cơ lây nhiễm tại đây.
  • Khuyến khích học sinh đấu tranh, ngăn chặn hành vi kì thị. Thảo luận về những phản ứng mà các em có thể gặp phải xung quanh vấn đề phân biệt đối xử, giải thích với trẻ rằng đó là những phản ứng thường gặp trong các tình huống khẩn cấp. Khuyến khích trẻ bày tỏ, chia sẻ cảm giác của mình, nhưng cũng giải thích rằng nỗi lo sợ và kì thị chỉ khiến tình hình trở nên tồi tệ hơn. . Lời nói cũng rất quan trọng, việc sử dụng ngôn ngữ lan truyền những định kiến đang tồn tại chỉ càng khiến người dân sao nhãng việc thực hiện các biện pháp cần thiết để bảo vệ bản thân mà thôi. Đọc thêm những điều nên làm và không nên làm khi nói về vi-rút corona với trẻ em tại đây.
  • Lồng ghép nội dung giáo dục về sức khỏe liên quan vào các môn học khác. Các môn khoa học tự nhiên có thể dạy các em về vi-rút, cơ chế truyền bệnh và tầm quan trọng của vắc-xin. Các môn khoa học xã hội có thể tập trung vào lịch sử của các đại dịch, tác động gián tiếp của đại dịch và các chính sách công có thể khuyến khích lòng khoan dung và gắn kết xã hội như thế nào.
  • Cho học sinh tự thực hiện hoạt động tuyên truyền thông qua mạng xã hội, đài phát thanh hoặc truyền hình địa phương.
  • Các bài học nâng cao hiểu biết về phương tiện truyền thông có thể khuyến khích học sinh phát triển tư duy phản biện, giao tiếp hiệu quả và trở thành công dân tích cực, từ đó cải thiện năng lực phát hiện tin giả của các em.
15 tháng 10 2021

Em tham khảo:

Để đứng vững và phát triển xuyên suốt quá trình dựng nước và giữ nước, bên cạnh việc bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, mỗi một quốc gia đều phải coi trọng việc gìn giữ bản sắc văn hóa. Vai trò, ý nghĩa to lớn của bản sắc văn hóa đối với sức sống mạnh mẽ và bền bỉ của mỗi một dân tộc đã đặt ra vấn đề về vai trò của giới trẻ - những chủ nhân tương lai của đất nước đối với việc gìn giữ bản sắc văn hóa.Như chúng ta đã biết, bản sắc văn hóa là điều cốt lõi mang tính đặc trưng, màu sắc riêng của mỗi một quốc gia, dân tộc; được hình thành và được vun đắp song song với quá trình dựng nước và giữ nước theo cả chiều đồng đại và lịch đại. Đó có thể là những giá trị về vật chất, cũng có thể là những giá trị văn hóa về tinh thần như phong tục tập quán, truyền thống văn hóa,.... Đối với dân tộc Việt Nam, những giá trị đó luôn bền vững, trường tồn theo thời gian như nền văn minh lúa nước, trống đồng Đông Sơn, tinh thần yêu nước mạnh mẽ, bền bỉ như sợi chỉ đỏ xuyên suốt lịch sử dân tộc, tinh thần "tương thân tương ái" giàu giá trị nhân văn, hay truyền thống đạo lí "uống nước nhớ nguồn", "ân nghĩa thủy chung",....Thế hệ trẻ cần ý thức được vai trò, ý nghĩa của bản sắc dân tộc để nâng cao tinh thần gìn giữ những giá trị tốt đẹp này. Đồng thời, cần rèn luyện lối sống, những hành động tích cực phù hợp với những truyền thống đạo lí tốt đẹp của dân tộc, bảo lưu, phát huy những giá trị riêng đậm đà bản sắc dân tộc. Chúng ta còn cần lên án, phê phán những hành vi làm mai một bản sắc dân tộc, và có thái độ đấu tranh mạnh mẽ để bài trừ và tẩy chay những hoạt động văn hóa không lành mạnh đang lan truyền với tốc độ chóng mặt trong xã hội hiện nay.Như vậy, thế hệ trẻ là tầng lớp có vai trò, ý nghĩa to lớn trong việc gìn giữ, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. Là những học sinh được sinh ra và lớn lên trong cái nôi của bản sắc dân tộc, chúng ta cần nỗ lực, cố gắng trong học tập, lao động để trở thành những công dân tốt, góp phần xây dựng, bảo vệ quê hương, đất nước.