K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

21 tháng 1 2022

No

15 tháng 2 2022

TK 

Gần hết năm rồi. Đi ra chợ, hàng rau – quả – củ…, cứ cách vài bước đã thấy người ta đổ đông kiệu bán. Để làm kiệu, phải có giấm. Thế nên, tôi lại nhớ một “món” mà mẹ hay làm: giấm nuôi.

Mẹ tôi hay mua chuôi xiêm cho cả nhà ăn. Lâu lâu, tôi thấy mẹ cất riêng ra vài trái, để chín muồi. Lúc nào như vậy, tôi biết mẹ tôi định làm giấm mới. Trước tiên, mẹ tôi đã chuẩn bị một cái hũ dung tích khoảng 2 – 3 lít, đã được rửa sạch và thật khô, rồi mẹ tôi cho khoảng nửa xị rượu đế, nước dừa tươi lọc thật sạch, không có một chút bụi nào vào hũ. Kế đến, mẹ tôi lột vỏ chuôi, lột hết những đường chỉ còn bám thân trái chuôi, để lộ một lớp cám óng ánh, chuôi chín có mùi thơm ngọt thật dễ chịu dễ thèm(nhưng lúc ấy, có thèm cũng không được, vì mẹ đã dành làm giấm mà)

Đoạn, mẹ đặt trái chuối nằm lên mặt thớt (cũng thật sạch và khô), mẹ dùng con dao to bản, ép nhẹ trái chuối cho dẹp xuống, rồi cho vào trong hũ hỗn hợp nước dừa, rượu trắng để sẵn. Cứ thế, với trái thứ hai, thứ ba. Một hũ, nhiều lắm là ba trái chuôi thôi. Sau đó, mẹ đậy nắp hũ lại, rồi cẩn thận bao quanh hũ bằng một lớp giấy báo. Mẹ nói: không ai được tò mò mà mở ra nhìn đó nhé, vì nó mắc cỡ, sẽ không thành giấm đâu. Và mẹ giấu kĩ vào góc khuất của tủ chén.

 

Độ đôi ba tháng, khi lũ nhỏ chúng tôi quên khuây đi mất, thì mẹ kêu chúng tôi vào bếp, mở lớp giấy báo bọc ngoài hũ ra cho chúng tôi xem. Thích chưa bơi là đà trong hũ là những màng trăng trắng, mẹ tôi gọi đó là con giấm. Trong khi chúng tôi còn tròn mắt ngạc nhiên, mẹ đã đưa ngón tay trỏ lên môi, ra dấu suỵt như thể ngăn chúng tôi đừng làm ồn, kẻo con giấm kinh động mà biến mất vậy. Rồi mẹ lại cẩn thận bọc giấy báo lại, cất đi.

Khi mẹ tôi bắt đầu chiết giấm, là chúng tôi biết mẹ đã tính tới làm điệu, làm đồ chua bao nhiêu hũ, hũ lớn, hũ nhỏ, hũ nào nhà dùng, hũ nào đem biếu. Trước Tết ta độ nửa tháng, mẹ tôi nấu giấm đường, để nguội rồi rót vào hũ cho ngập kiệu, củ cải (đã được cắt tỉa, phơi nắng). Giấm đường mẹ tôi nấu khá đặc, làm cho kiệu, củ cải bóng mật, mau chua mà giòn vị đậm đà rất riêng biệt. Ai ăn dưa kiệu mẹ tôi làm, đều khen ngon, hương giấm khó quên.

Mấy hũ giấm nuôi ấy tiết kiệm cho mẹ tôi tiền mua chanh. Nhà tôi hay ăn nước – mắm – giấm hơn là nước – mắm – chanh. Xa mẹ, tôi không có thói quen làm giấm, nhiều khi đi mua giấm ở tiệm, ngửi mùi là chỉcó đổ đi chứ không ăn nổi. Và vì thế, tôi lại đổi thói quen ra làm nước mắm chanh. Nhưng cứ cuối năm ta, chanh thường lên giá, rồi lại cần giấm để làm kiệu, tôi lại nhớ giấm mẹ tôi nuôi.

15 tháng 2 2022

văn à anh 

7 tháng 8 2023

Cần gấp ạ

 

Nếu liên quan đến món ăn mình sẽ kể là món canh trứng cà chua của mẹ. Bởi đôi lúc mẹ đi làm về thật sự rất bận, không có thời gian để chuẩn bị những món ăn cầu kỳ cho gia đình thì bữa đấy sẽ có món canh trứng cà chua. Dù đơn giản nhưng cảm thấy rất ngon. Nó đong đầy tình thương và sự quan tâm của mẹ, dù bận đến thế nào mẹ cũng sẽ cố gắng lo cho mình những bữa ăn đầy đủ nhất.

Gia đình là ngôi thánh đường đầu tiên cho tuổi thơ những điều haylẽ phải, niềm tin và lí tưởng sống. Đó là nơi chúng ta tìm về để được anủi, nâng đỡ. Đó là những món ăn đơn sơ cũng là mĩ vị. Đó là nơi tiền bạckhông quý bằng tình yêu. Đó là nơi ngay cả nước sôi cũng reo lên niềmhạnh phúc”Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên? Câu 2. Tìm một đại...
Đọc tiếp

Gia đình là ngôi thánh đường đầu tiên cho tuổi thơ những điều hay
lẽ phải, niềm tin và lí tưởng sống. Đó là nơi chúng ta tìm về để được an
ủi, nâng đỡ. Đó là những món ăn đơn sơ cũng là mĩ vị. Đó là nơi tiền bạc
không quý bằng tình yêu. Đó là nơi ngay cả nước sôi cũng reo lên niềm
hạnh phúc”
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên? 
Câu 2. Tìm một đại từ và phân loại? 
Câu 3. Xác định một quan hệ từ? Nêu ý nghĩa? 
Câu 4. Nêu nội dung chính của văn bản trên? 
Câu 5. Chỉ ra và nêu tác dụng của 1 biện pháp tu từ được sử dụng
trong văn bản? 
Câu 6. Hãy viết một đoạn văn (khoảng 10 – 15 dòng) nêu suy nghĩ của
em về vai trò, ý nghĩa của gia đình đối với mỗi con người.

2
14 tháng 2 2022

AI GIÚP MIK VỚI Ạ

 

 

 

14 tháng 2 2022

Câu 1:

- PTBĐ chính của văn bản trên là: nghị luận
Câu 2.  

- Đại từ: chúng ta 

- Phân loại: đại từ nhân xưng
Câu 3.

- Quan hệ từ: và 

- Ý nghĩa: quan hệ liệt kê
Câu 4. 

- Nội dung chính của văn bản trên là: Diễn tả vai trò,ý nghĩa quan trọng của gia đình đối với mỗi người chúng ta 
Câu 5.

- Biện pháp tu từ được sử dụng trong văn bản trên là: 

+ Biện pháp tu từ liệt kê( liệt kê những ý nghĩa của gia đình như:ngôi thánh đường đầu tiên cho tuổi thơ,nơi chúng ta tìm về để được an ủi, nâng đỡ,những món ăn đơn sơ cũng là mĩ vị,..)

- Tác dụng: Làm tính biểu cảm đồng thời nhấn mạnh,nổi bật những vai trò cùng ý nghĩa quan trọng của gia đình đối với mỗi con người.

Câu 6.Viết đoạn văn mình nghĩ bạn nên cố gắng tự làm để rèn luyện thêm nhé

Mình có gì sai sót hay thiếu ý thì mong bạn thông cảm nhé.

5 tháng 2 2022

1. Phương thức biểu đạt chính là biểu cảm.

 

1 tháng 2 2022

Tham khảo.

Câu 1:

- Văn bản sử dụng phương thức biểu đạt chính là biểu cảm.

Câu 4: 

- Nội dung của đoạn văn trên nói về vai trò, ý nghĩa quan trọng của gia đình trong cuộc sống mỗi con người. 

Câu 5:

- Câu văn "Đó là nơi ngay cả nước sôi cũng reo lên niềm hạnh phúc" sử dụng biện pháp tu từ nhân hóa. 

- Tác dụng: Khẳng định vai trò tốt đẹp của gia đình: những điều bình dị cũng thật có ý nghĩa và hạnh phúc.

8 tháng 9 2016
DÀN Ý

Mở bài: giới thiệu về món quà thời thơ ấu

- Đó là món quà gì?

- Ai tặng cho em ?

- Tặng trong dịp nào ?

- Tình cảm của em dành cho món quà ấy ?

Thân bài :

- Tả biểu cảm về món quà : hình dáng, công dụng…

- Tặng quà với tình cảm như thế nào ? Mong muốn điều gì qua món quà tặng.

- Khi nhận quà cảm xúc của em như thế nào ? Em có những thay đổi gì sau khi nhận quà…

- (Người tặng quà bây giờ ở đâu ? Đang làm gì ?)

- Em gìn giữ món quà ấy như thế nào ?

Kết bài :

Nêu suy nghĩ tình cảm của em dành cho món quà cũng như người tặng.

Lời hứa của bản thân.
 
 
8 tháng 9 2016

kcj e iuĐàm Thị Thanh Trà

26 tháng 11 2017

Tuổi thơ tôi có một món quà vô cùng quý giá đó là chiếc kẹo mầm.Tôi còn nhớ,sáng sáng mẹ tôi gỡ tóc bằng cái lược thưa gỗ vàng vàng,thế nào cũng có một ít tóc rối.Mẹ vo vo rồi giắt lên chỗ mái hiên nhà,chị tôi cũng bắt chước mẹ tôi.Rồi thỉnh thoảng lại có một bà cụ rao to:"ai tóc rối đổi kẹo không"?bà chỉ đổi kẹo lấy tóc thôi,bà không mua tóc cũng không bán kẹo,mổi lần bà đi qua ngõ nhả,tôi lại với tay lên lấy tóc rối đem đổi lấy kẹo.nguyên liệu của kẹođược làm bằng cấy mạ,mầm thóc nhưng rất ngọt. mẹ tôi đã mất, chị lại đi lấy chồng xa. cứ mỗi lần có ai đi qua rao lên"ai đổi kẹo"tôi lại âm thầm nhớ về mẹ

k cho mk nha ko chép mạng đâu

30 tháng 11 2017

Lúc còn nhỏ, khi tôi khoảng 4 tuổi, tôi có 1 món quà do mẹ để tiền mua cho tôi. Đó chính là 1 con lật đật , tuy nó không đắt tiền nhưng tôi rất yêu quý. Tôi xem con lật đật ấy như 1 báu vật thời tuổi thơ của tôi. Đây là món quà ý nghĩa nhất với tôi từ trước đến giờ và đó cũng là món quà đầu tiên mà mẹ tặng cho. Cho đến bây giờ tôi vẫn còn giữ món quà này. Lật đật làm bằng nhựa, với nhiều màu sắc sặc sở. Hình thù con lật đật thật ngộ nghĩnh, béo tròn báo trục, nhìn giống như 1 khối cầu tròn xoe. Nó có cái bụng phệ như bụng ông địa trong đoàn múa lân. Cái đầu nhỏ tròn, gắn liền với cái thân hình chẳng cố định và nó cũng chẳng có tay chân gì cả. Tôi yêu quý nó không chỉ vì nó đẹp mà nó còn chứa đựng đầy tình cảm của mẹ dành cho tôi. Nó thật rất dể thương, lúc nào nó cũng đứng yên trên đầu giường của tôi. Mỗi khi tôi sờ vào nó, nó lại lắc lư và nở nụ cười thật tươi. Đã có lúc tôi ngắm nghía món quà này mà lòng tự hào vì có món quà là sự chắt chịu, dành dụm của mẹ. Nhìn nó tôi lại nghĩ đó là tình cảm và cũng là sự quan tâm mẹ đã dành cho mình. Quả thật tôi tự hào về mẹ. Mẹ đã cho tôi vóc hình, mẹ cho tôi cái ăn, cái mặt. Mẹ còn cho tôi cả 1 thời ấu thơ hồn nhiên, trong sáng. Tôi thật sự cảm ơn mẹ vì món quà quí giá này. Không chỉ nó là một món đồ chơi mà còn là 1 món quà có ý nghĩa rất lớn. Vì con lật đật chẳng bao giờ bị ngã, dù đặt nó nằm xuống ở tư thế nào thì nó vẫn đứng lên nhanh chóng vì thế nó có tên là "con lật đật". Những lúc ngã và khóc mẹ đã đưa con lật đật ra cho tôi và nói rằng:" con nhìn xem! Lật đật ngã mà đã khóc đâu. Nó lại đứng chựng lên rồi này". Thế là tôi nính khóc. Trong suốt năm tháng tôi cắo sách tới trường , món quà này đã trở thành người bạn thân thích của tôi. Mỗi khi buồn hay vui tôi đều chia sẽ cùng nó. Nhìn thấy nó tôi tháy như được mẹ ở bên, dang nhắc nhở , động viên tôi : " hãy cố gắng lên con, đừng nãn lòng , nếu vấp ngã thì hãy đứng lên. Hãy nôi gương theo con lật đật, nó chẳng bao giờ khóc khi ngã cả. Mẹ và lật đật sẽ mãi ở bên con".   Bây giờ tôi mới hiểu hết ý nghĩa của món quà mẹ tặng. Thế nên tôi rất quyết tâm, vượt qua những khó khăn để biến mong ước của mẹ thành hiện thực.   Tham khảo bài làm của bạn Ngô Thị Minh Trang Có khi nào trong đời, bạn mong muốn trở lại thời thơ ấu không? Còn tôi, dù biết rằng việc ấy chỉ trở thành hiện thực khi trên đời này có những nàng tiên, tôi vẫn cứ mong ước. Đối với tôi, thời thơ ấu có một vị trí vô cùng đặc biệt. Nó giống như một chiếc hôm cất giữ những kỉ niệm thơ bé của tôi. Thường, kỉ niệm vẫn luôn đi kèm với những dấu ấn, kỉ vật. Chính vì vậy, tôi có nhiều kỉ vật lắm nhưng giữ lại được nguyên vẹn thì không nhiều. Một trong những đồ vật nằm trong nhóm “không nhiều” đó là: con búp bê bằng nhựa mặc váy xanh. Không hiểu vì sao đến bây giờ tôi vẫn không thể quên con búp bê đó. Chắc hẳn sẽ có nhiều người thắc mắc: Tại sao tôi giữ con búp bê lâu đến vậy? Lí do không phải là nó đẹp mê hồn, mặc bộ quần áo công chúa diêm dúa mà bởi nó là món quà đầu tiên và cũng là cuối cùng bà tặng tôi nhân dịp sinh nhật. Nó đối với tôi quan trọng như vậy đó; nó giúp tôi lưu giữ những kỉ niệm đẹp đẽ bên bà – người tôi gắn bó từ lúc lọt lòng. Cũng như những con búp bê khác, nó mặc một chiếc váy xanh da trời – xanh của niềm hi vọng và cái áo trắng – màu của sự trong trắng, thơ ngây. Hồi còn bé, tôi “thần tượng” nó lắm. Tôi ước sao xinh như búp bê. Nhưng mỗi lần nói với bà về niềm mong ước ấy, bà lại ôm tôi vào lòng và nói: tôi xinh hơn búp bê nhiều. Mặc dù biết bà nói để làm tôi vui nhưng tôi vẫn khoái lắm. Trẻ con có ai là không thích nịnh đâu. Tôi cũng vậy thôi. Tôi còn nhớ, bà đã dạy tôi tắm gội cho búp bê và bảo rằng lúc nào tôi cũng phải sạch sẽ thơm tho hơn búp bê. Những lần cần khuyên tôi điều gì bà đều nhờ búp bê để nói đến tôi, chứ không bao giờ bà mắng tôi cả. Chính vì vậy tôi yêu bà lắm. Mỗi lần ôm búp bê trong tay, tôi lại nhớ bà da diết. Áo búp bê có mùi mồ hôi của bà nên tôi ôm búp bê suốt ngày. Chỉ mãi đến khi học cấp hai, tôi mới bỏ được thói quen ấy. Có búp bê ở bên, tôi thường cảm thấy được che chở dù cho búp bê chỉ bé bằng cái chân tôi. Có lẽ búp bê cũng giống bà, luôn che chở, bảo vệ tôi mỗi khi tôi cần. Trong tim tôi, bà giống như một thiên sứ, mãi mãi đem đến cho tôi những nụ cười. Có những lần tôi đã định cất búp bê đi cho khỏi nhớ bà nhưng cất đi rồi tôi vẫn nhớ, có lúc còn nhớ hơn. Hơn thế nữa, tôi cũng nhớ búp bê lắm chứ. Nhưng lúc buồn, tôi chỉ muốn tâm sự với búp bê mà thôi. Đôi mắt to, tròn, xanh của búp bê khiến tôi trở nên tự tin hơn, bản lĩnh hơn. Búp bê giống như một người bạn, biết xuất hiện đúng lúc tôi cần. Búp bê hình như cũng có một tâm hồn riêng, một trái tim riêng. Nếu sau này, thế giới tổ chức một cuộc thi cho những đồ chơi có khả năng kì diệu, tôi sẽ cho búp bê tham dự. Búp bê này không thể khóc, không thể cười nhưng búp bê có cảm xúc. Chẳng hiểu có phải vì tôi yêu búp bê quá mà lú lẫn không nhưng tôi tin vào điều đó lắm. Tôi nói: búp bê của tôi có cảm xúc là để mọi người có thêm nhiều hi vọng vào cuộc sống và để họ luôn nghĩ rằng: trên đời này không có gì là không thể làm được nếu chúng ta biết hi vọng vào tương lai. Cũng chính vì lí do đó, tôi đặt tên búp bê là: ngôi sao xanh – ngôi sao mang đến niềm hi vọng. Thời gian giúp con người thêm trưởng thành, giúp cho những kỉ niệm, kỉ vật trở nên quý giá. Nhờ đó, mỗi con người cũng biết trân trọng quá khứ và biết hướng tới tương lai nhiều hơn. Những kỉ vật như những chiếc cầu thần diệu, nối liền quá khứ, hiện tại và tương lai. Đối với tôi, con búp bê ngôi sao xanh là tất cả. Tôi vẫn luôn giữ cẩn thận con búp bê thay cho lời nói với bà: Cháu nhớ bà lắm. Tòi không dám chắc bà sẽ nghe được lời nói ấy nhưng tôi biết chắc rằng tại một nơi nào đố, bà cũng đang rất nhớ tôi và nhớ cả “ngôi sao xanh”.

Bài viết : http://loptruong.com/cam-nghi-ve-mot-mon-qua-ma-em-duoc-nhan-thoi-tho-au-36-2416.html

18 tháng 7 2016

Tết đến, xuân về, khắp mọi nẻo đường mọi người tấp nập đi mua sắm nào đào, quất, bánh kẹo và không quên chuẩn bị nguyên liệu để làm món bánh chưng – món bánh truyền thông của dân tộc.

Đã từ lâu, bánh chưng là thứ không thể thiếu vào ngày Tết của mỗi gia đình. Từ xa xưa, trong câu chuyện về các vua Hùng, bánh chưng được coi là thứ tượng trưng cho đất, thể hiện sự biết ơn của con người gửi tới tổ tiên, các vị thần với ước mong mùa màng bội thu. Nguyên liệu để làm bánh chưng cũng khá đơn giản: gạo nếp, đỗ xanh, thịt mỡ, lá dong và lạt để buộc. Tuy nhiên, để gói được một chiếc bánh chưng ngon, đẹp mắt thì không đơn giản chút nào. Gạo để làm bánh chưng phải là gạo nếp ngon, hạt to và dẻo, thông thường người ta thường làm bằng gạo nếp Điện Biên, đó là loại gạo ngon đặc trưng. Gạo được đãi qua nước, sau đó để ráo và chúng ta trộn thêm vài hạt muối để khi bánh chín có vị đậm đà. Chúng ta chọn đỗ xanh là nguyên liệu để làm nhân bánh cùng với thịt lợn. Đỗ xanh cũng phải được làm rất cẩn thận để không lẫn các viên sạn, còn thịt lợn thì chúng ta chọn thịt ba chỉ có cả mỡ và nạc sẽ mang lại vị béo cho nhân bánh. Riêng thịt để làm nhân bánh chúng ta thường thái miếng dài và ướp thêm gia vị: nước mắm, hạt tiêu để thêm vị đậm đà và thơm ngon. Điều đặc biệt của bánh chưng là được gói bằng lá dong, trước khi gói lá phải được rửa sạch và để ráo nước. Sau đó chúng ta cắt bỏ cuống lá và sống lưng để lá bớt cứng và dễ gói. Lạt buộc bánh chưng thường dùng từ ống cây giang. Lạt có thể được ngâm muối hay hấp cho mềm trước khi gói

 

Khi làm bánh, chúng ta cần chuẩn bị nguyên liệu một cách cẩn thận và kỹ lưỡng. Ta đặt lạt xuống trước, sau đó xếp lá dong lên, tùy người gói mà chúng ta dùng 2,3 lá hoặc nhiều hơn, có người dùng khuôn để bánh vuông hơn và các nguyên liệu hòa quyện với nhau hơn, nhưng có người thì chỉ cần dùng tay để gói bánh cũng vẫn đẹp mắt và ngon. Khi trải lá dong ra, chúng ta lần lượt cho các nguyên liệu vào, dưới cùng là lớp gạo sau đó là lớp đỗ xanh, thịt lợn và trên cùng lại là một lớp gạo. Lượng nguyên liệu gói bánh cũng phụ thuộc vào từng người gói. Tuy nhiên, lượng gạo phải đủ để phủ kín nhân bên trong. Sau khi cho đầy đủ các nguyên liệu, chúng ta dùng lạt buộc lại chắc chắn. Như vậy là chúng ta đã tự tay gói được một chiếc bánh chưng hoàn chỉnh. Công đoạn cuối cùng là luộc bánh. Thời gian luộc bánh phụ thuộc vào số lượng bánh nhiều hay ít nhưng thông thường từ 8 – 12 tiếng. Lửa nấu bánh không nên cháy to quá, vì như vậy bánh sẽ chín không đều, ta nên đun với lượng nhiệt vừa phải.

Bánh chưng là biểu tượng của ngày Tết cổ truyền, chúng ta dùng bánh chưng để thắp hương cho tổ tiên như một truyền thống “uống nước nhớ nguồn”. Khoảnh khắc cả gia đình ngồi quây quần bên nồi bánh chưng thật đầm ấm và quây quần. Dù cuộc sống có hiện đại, con người thích thưởng thức những món ăn lạ nhưng sẽ không ai quên được những món ăn truyền thông, đậm đà bản sắc dân tộc và mang lại không khí gia đình ấm áp đặc biệt là những dịp lễ, Tết.

 
12 tháng 7 2016

Bánh ak bạn