K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

2 tháng 5 2018

“Sau trận bão, chân trời, ngấn bể sạch như tấm kính lau hết mây hết bụi, mặt trời nhú lên dần dần, rồi lên cho kì hết. Tròn trĩnh phúc hậu như lòng đỏ một quả trứng thiên nhiên đầy đặn. Quả trứng hồng hào thăm thẳm và đường bệ đặt lên một mâm bạc đường kính mâm rộng bằng cả một cái chân trời màu ngọc trai nước biển ửng hồng. Y như một mâm lễ phẩm tiến ra từ trong bình minh để mừng cho sự trường thọ của tất cả những người chài lưới trên muôn thưở biển Đông. Vài chiếc nhạn mùa thu chao đi, chao lại trên mâm bể sáng dần lên cái chất bạc nén. Một con Hải âu bay ngang, là là nhịp cánh....”

1) Đoạn văn trên trích từ văn bản nào?

a) Lao xao           b) Vượt thác             c) Cô Tô             d) Sông nước Cà Mau

2) Tác giả đoạn văn trên là ai?

a) Nguyễn Tuân    b) Duy Khán             c) Tố Hữu           d) Võ Quảng

3) Cảnh trên là một bức tranh như thế nào?

a) Bao la, bát ngát                      b) Hùng vĩ, tráng lệ

c) Duyên dáng, trữ tình               d) Sâu thẳm, huyền bí

4) Biện pháp nghệ thuật nào được sử dụng trong đoạn văn?

a) So sánh             b) Nhân hóa              c) Ẩn dụ                d) Hoán dụ

5) Câu nào dưới đây không phải là câu trần thuật đơn có từ là?

a) Mẹ là ngọn gió của con suốt đời                  b) Người ta gọi chàng là Sơn Tinh

c) Bồ Các là bác chim ri                                  d) Tre là người bạn thân thiết của nhà nông

6) Có mấy kiểu hoán dụ thường gặp?

a) Một                  b) Ba                  c) Năm                   d) Bốn

7) “Biển lúc tẻ nhạt, lúc lạnh lùng, lúc sôi nổi hả hê, lúc đăm chiêu gắt gỏng”. Câu văn trên có bao nhiêu chủ ngữ, vị ngữ?

a) Một vị ngữ, nhiều chủ ngữ                 b) Một chủ ngữ, một vị ngữ

c) Một chủ ngữ, nhiều vị ngữ                 d) Hai chủ ngữ, hai vị ngữ

8) Bài thơ: “Đêm nay Bác không ngủ” Minh Huệ đã kết hợp khéo léo các phương thức biểu đạt nào?

a) Kể- Biểu cảm      b) Miêu tả- Kể      c) Miêu tả- Nghị luận     d) Miêu tả- Kể- Biểu cảm

9) Qua đoạn trích “Bài học đường đời đầu tiên” em thấy nhân vật Dế Mèn không có nét tính cách nào?

a) Tự tin, dũng cảm                  b) Hung hăng, xốc nổi

c) Tự phụ, kiêu căng                d) Khệnh khạng, xem thường mọi người.

10) Ở vùng Cà Mau, người ta gọi tên đất, tên sông theo cách nào?

a) Theo những danh từ mỹ lệ                  b) Theo đặc điểm riêng biệt của đất, của sông

c) Theo thói quen trong đời sống;            d) Theo cách của cha ông để lại

11) Dòng nào dưới đây không phải là từ láy?

a) lâm thâm                b) nằng nặc              c) ngủ ngon          d) đinh ninh

12) Dòng nào sau đây sử dụng biện pháp nhân hoá?

a) Con sông thức tỉnh                 b) Miệng cười như thể hoa ngâu

c) Cả hội trường vỗ tay rào rào    d) Chị ấy có một giọng nói rất ấm

II) Tự luận: 7 điểm

Câu 1 (2 điểm)

a) Chép lại hai khổ thơ đầu của bài thơ “Đêm nay Bác không ngủ” (1 điểm)

b) Bài thơ kể lại câu chuyện gì?

Câu 2 (5 điểm) Tả cơn mưa rào ở làng quê.

2 tháng 5 2018

KO CHÉP MẠNG

14 tháng 12 2016

Năm nào cũng đc ak > Nhưng theo mình nghĩ tốt nhất là năm nay...

15 tháng 12 2016

1 thế nào là nói giảm nói tránh. Cho vd.

2.chỉ ra biện pháp nói quá trọng bài ca dao sau và phân tích tác dụng:. Cày đồng đang buổi ban trưa,

Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày.

Ai ơi bưng bát cơm đầy,

Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần.

3.em hiểu thế nào là nhan đề tức nước vỡ bờ và nêu định nghĩa.

4.em hay làm bài văn trọng hai đề sau:

_ thuyết minh một thứ đồ dùng.

_kể về kỉ niệm đáng nhớ nhất của em.

1 tháng 4 2019

mk chỉ bt bài cuối là tả về khu phố em khi trời đang mưa phùn thôi

1 tháng 4 2019

mk ko có

29 tháng 4 2019

cần LKT cơ, có ko

29 tháng 4 2019

Đề thi kì 2 lớp 6 môn Văn 2018 - THCS Lê Khắc Cẩn

PHẦN I : ĐỌC – HIỂU  ( 4.0 điểm)

            Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi

             “Sau trận bão, chân trời, ngấn bể sạch như một tấm kính lau hết mây, hết bụi. Mặt trời nhú lên dần dần, rồi lên cho kỳ hết. Tròn trĩnh, phúc hậu như lòng đỏ quả trứng thiên nhiên đầy đặn. Quả trứng hồng hào thăm thẳm và đường bệ đặt lên một mâm bạc đường kính mâm rộng bằng cả một cái chân trời màu ngọc trai nước biển ửng hồng. Y như một mâm lễ phẩm tiến ra từ trong bình minh để mừng cho sự trường thọ của tất cả những người chài lưới trên muôn thuở biển Đông.”

                                                                                    ( Ngữ văn 6 – tập 2)

Câu 1 ( 0.5 điểm) : Đoạn văn trên trích từ văn bản nào? Tác giả của văn bản chứa đoạn trích trên  là ai?

Câu 2 ( 0.25 điểm) : Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn?

Câu 3 ( 0.25 điểm) : Nội dung của đoạn văn trên là gì?

Câu 4 ( 0.25 điểm)  : Câu văn : “Mặt trời nhú lên dần dần, rồi lên cho kỳ hết.”, vị ngữ của câu có cấu tạo như thế nào?

a. Động từ.

b. Cụm động từ.

c. Tính từ.

d. Cụm tính từ.

Câu 5 ( 0.25 điểm) : Nếu viết : “Nhú lên dần dần, rồi lên cho kỳ hết.” thì câu văn mắc phải lỗi gì?

a. Thiếu chủ ngữ.

b. Thiếu vị ngữ.

c. Thiếu cả chủ ngữ và vị ngữ.

d. Thiếu bổ ngữ.

Câu 6(1,0 điểm): Xác định và nêu ngắn gọn tác dụng của biện pháp tu từ chính trong đoạn văn? 

Câu 7( 1,5 điểm)  : Nêu một vài  suy nghĩ, tình cảm  của em được gợi ra từ đoạn văn trên  .

Phần II : Làm văn ( 6.0 điểm)

            Tả một người thân trong gia đình mà em yêu quý nhất.

14 tháng 11 2017

Bài 1. (2,25 điểm) Thực hiện phép tính

a) 2.52 – 176 : 23

b) 17.5 + 7.17 – 16.12

c) 2015 + [38 – (7 – 1)2] – 20170

Bài 2. (2,25 điểm) Tìm x, biết

a) 8.x + 20 = 76

b) 10 + 2.(x – 9) = 45 : 43

c) 54 ⋮ x; 270 ⋮ x và 20 ≤ x ≤ 30

Bài 3. (1,5 điểm)

a) Tính số phần tử của tập hợp A = {17; 19; 21; 23; …. ; 2017}

b) Viết tập P các số nguyên tố nhỏ hơn 10.

c) Sắp xếp các số nguyên sau theo thứ tự tăng dần: 3; -5; 6; 4; -12; -9; 0

Bài 4. (1,5 điểm) Số học sinh khối 6 của trường là một số tự nhiên có ba chữ số. Mỗi khi xếp hàng 18, hàng 21, hàng 24 đều vừa đủ hàng. Tính số học sinh khối 6 của trường đó.

Bài 5. (2,0 điểm) Trên tia Ox, vẽ hai điểm A và B sao cho OA = 4cm, OB = 7cm.

a) Trong ba điểm O, A, B thì điểm nào nằm giữa hai điểm còn lại? Vì sao?

b) So sánh OA và AB.

c) Trên tia BO vẽ điểm C sao cho BC = 5cm. Tính AC, từ đó hãy chứng tỏ C là trung điểm của đoạn thẳng OA.

Bài 6 (0,5 điểm) Tìm số tự nhiên n, biết 2.n + 5 chia hết cho n + 1

28 tháng 4 2019

TRƯỜNG THCS………

ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ 2 
MÔN NGỮ VĂN LỚP 6
Năm học: 2018 - 2019

Đề bài:

I. Phần đọc hiểu (4.0 điểm). Cho câu thơ sau và trả lời câu hỏi:

"Chú bé loắt choắt..."

Câu 1. Chép tiếp những câu thơ tiếp theo để hoàn thiện khổ thơ 2 và 3 trong một bài thơ em đã học ?

Câu 2. Hai khổ thơ trên trích trong bài thơ nào, của ai?

Câu 3. Nêu nội dung chính của hai khổ thơ trên?

Câu 4. Tìm các từ láy và biện pháp tu từ được sử dụng trong hai khổ thơ trên? Em cho biết việc sử dụng các từ láy và biện pháp tu từ ấy có tác dụng gì trong việc thể hiện nội dung của hai khổ thơ ấy?

II. Tập làm văn ( 6 điểm):

Câu 1: Em hãy viết một đoạn văn (khoảng từ 3-5 câu) miêu tả khu vườn nhà em vào một buổi sáng mùa hè, trong đoạn văn đó có sử dụng phép tu từ so sánh, nhân hóa. (Hãy chỉ rõ phép tu từ đó sau khi viết đoạn văn).

Câu 2: Dựa vào bài văn bản Vượt thác của Võ Quảng, em hãy miêu tả lại cảnh Dượng Hương Thư vượt thác.

Câu 1: Đọc và trả lời câu hỏi :

'' Càng đổ dần về hướng mũi Cà Mau thì sông ngòi kênh rạch càng bủa giăng chi chít như mạng nhện...................................................................................................(hết đoạn đấy)(đoạn này có trong gần trang cuối Đề khảo sát lớp6 sgk)

1. Đoạn văn trên trích trong văn bản nào. Nêu tên tác giả

2. Chỉ ra biện pháp so sánh (1 câu so sánh đầu đoạn) và nêu tác dụng.

3. Nội dung chính của đoạn văn là gì?

Câu 2: Miêu tả cảnh buổi sáng trên quê hương em

28 tháng 4 2019

cái này thì mình chịu

cô mik thu mất rồi xòn đou ?? 

30 tháng 4 2019

bn ơi hầu hết m.ng đã thi đâu

vả lại ko phải đề thi trg nào cũng như nhau nhé 

..

Giúp mình với mình đang cần gấp. Ai làm đúng và nhanh nhất mình sẽ tích. ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I Môn Ngữ văn lớp 6- MÃ ĐỀ 01: I. Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian giao đề) PHẢN ĐỌC - HIỆU (5.0 điểm) Đọc ngữ liệu sau và trả lời câu hỏi : Trong khu rừng kia, chủ Sẽ và chủ Chích chơi với nhau rất thân. Một hôm, Sẻ nhận được món nào về món quà lớn ấy cả....
Đọc tiếp

Giúp mình với mình đang cần gấp. Ai làm đúng và nhanh nhất mình sẽ tích. ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I Môn Ngữ văn lớp 6- MÃ ĐỀ 01: I. Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian giao đề) PHẢN ĐỌC - HIỆU (5.0 điểm) Đọc ngữ liệu sau và trả lời câu hỏi : Trong khu rừng kia, chủ Sẽ và chủ Chích chơi với nhau rất thân. Một hôm, Sẻ nhận được món nào về món quà lớn ấy cả. "Nếu cho cả Chích nữa thì chẳng còn lại là bao!”, Sẻ nghĩ thầm. Thế là hằng ngày. Sẽ ở trong tỗ ăn hạt kẻ một mình. Ăn hết, chú ta quảng hộp đi. Những hạt kê còn sót lại Chích đi kiếm mồi, tìm được những hạt kẻ ngon lành ây, bèn gói lại thật cần thận vào chiếc lá, rồi lên - Chào bạn Sẽ thân mến! Mình vừa kiếm được mười hạt kể rất ngon! Đây này, chúng mình chia đôi: cậu năm hạt, mình năm hạt. - Chia làm gì cơ chứ? Không cần đâu! – Sẽ lắc lắc chiếc mỏ xinh xắn của mình, tỏ ý không thích. – Ai kiểm được thì người ấy ăn! - Nhưng mình với cậu là bạn của nhau cơ mà. Đã là bạn thì bất cứ cái gì kiếm được cũng phải chia cho nhau. Lẽ nào cậu không nghĩ như thế? Nghe Chich nói, Sẽ rất xấu hổ. Thế mà chính Sẻ đã ăn hết cả một hộp kê đầy. Sẽ cầm năm hạt kê Chích đưa, ngượng nghịu nói: - Mình rất cảm ơn cậu, cậu đã cho mình những hạt kê ngon lành này, còn cho mình một bài học quỹ về tình bạn. (Bài học quý, Mi- khai- in-Pla cốp-xki, Nguyễn Thị Xuyến dịch) Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản. Câu 2. Câu chuyện được kể theo ngôi thứ mấy? Câu 3. Trong các từ sau, từ nào là từ ghép, từ nào là từ láy: bà ngoại, xinh xắn,xa lạ,xấu hổ, lắc lắc, tình bạn. Câu 4. Khi nhặt được những hạt kê Chích đã làm gì? Câu 5: Hành động “đi tìm bạn và chia cho bạn một nửa số hạt kê tìm được” nói lên điều về Chích? Câu 6. Tại sao Sẻ lại xấu hổ khi nghe chích nói:“ Nhưng mình với cậu là bạn của nhau nà. Đã là bạn thì bất cứ cái gì kiếm được cũng phải chia cho nhau. Lẽ nào cậu không nghĩ như thế?” Câu 7. Bài học em rút ra cho bản thân sau khi đọc văn bản trên? LẦN VIẾT (5.0 điểm) Em hãy kể lại một trải nghiệm đáng nhớ của bản thân./

0