K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

2 tháng 5 2018

1,Nhà máy Cơ khí Số 1

2,Hội đồng Đội Trung ương

Chúc bạn học tốt nha.​

20 tháng 4 2018

Bài làm

Sửa lại:

a. Xí nghiệp Nhuộm Hà Tây.

b. Công ti Cơ khí Số 1.

c. Nhà máy Cơ khí nông nghiệp Hà Nội.

d. Công ty Sữa Cô gái Hà Lan.

e. Xí nghiệp Dược Phẩm Trung Ương 2 

g. Hội đồng Đội Trung ương 2

9 tháng 10 2023

Tên một cơ quan, tổ chức trong câu là: Trường Trung học cơ sở Tam Sơn -> tên tổ chức được viết hoa chữ cái đầu 

22 tháng 12 2021

B thi thì phải tự lm đi chứ, sao lại đi nhờ

28 tháng 12 2021

á à, phát hiện chơi gian nhá

D

 

27 tháng 9 2019

* Tên chưa đúng:

Ủy ban Bảo vệ và chăm sóc trẻ em Việt Nam

Ủy ban / bảo vệ và Chăm sóc trẻ em Việt Nam

Bộ / y tế

Bộ / giáo dục và Đào tạo

Bộ / lao động - Thương binh và Xã hội

Hội / liên hiệp phụ nữ Việt Nam

* Sửa lại tên đúng

Ủy ban Bảo vệ và Chăm sóc trẻ em Việt Nam

Ủy ban Bảo vệ và Chăm sóc trẻ em Việt Nam

Bộ Y tế

Bộ Giáo dục và Đào tạo

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội

Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam

refer

bo may nha nuoc viet nam 

Quốc hội

Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của Nhân dân, cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Quốc hội thực hiện quyền lập hiến, quyền lập pháp, quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước và giám sát tối cao đối với hoạt động của Nhà nước.

Nhiệm kỳ của mỗi khoá Quốc hội là 05 năm.

(Theo Điều 69, 71 Hiến pháp 2013)

Chủ tịch nước

Chủ tịch nước là người đứng đầu Nhà nước, thay mặt nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam về đối nội và đối ngoại.

Chủ tịch nước do Quốc hội bầu trong số đại biểu Quốc hội.

Chủ tịch nước chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Quốc hội.

Nhiệm kỳ của Chủ tịch nước theo nhiệm kỳ của Quốc hội. Khi Quốc hội hết nhiệm kỳ, Chủ tịch nước tiếp tục làm nhiệm vụ cho đến khi Quốc hội khoá mới bầu ra Chủ tịch nước. 

(Theo Điều 86, 87 Hiến pháp 2013)

Chính phủ

Chính phủ là cơ quan hành chính Nhà nước cao nhất của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền hành pháp, là cơ quan chấp hành của Quốc hội.

Chính phủ chịu trách nhiệm trước Quốc hội và báo cáo công tác trước Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước.

Chính phủ gồm Thủ tướng Chính phủ, các Phó Thủ tướng Chính phủ, các Bộ trưởng và Thủ trưởng cơ quan ngang bộ. Cơ cấu, số lượng thành viên Chính phủ do Quốc hội quyết định.

- Thủ tướng Chính phủ là người đứng đầu Chính phủ, chịu trách nhiệm trước Quốc hội về hoạt động của Chính phủ và những nhiệm vụ được giao; báo cáo công tác của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trước Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước.

- Phó Thủ tướng Chính phủ giúp Thủ tướng Chính phủ làm nhiệm vụ theo sự phân công của Thủ tướng Chính phủvà chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ về nhiệm vụ được phân công.

Khi Thủ tướng Chính phủ vắng mặt, một Phó Thủ tướng Chính phủ được Thủ tướng Chính phủủy nhiệm thay mặt Thủ tướng Chính phủ lãnh đạo công tác của Chính phủ.

- Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ chịu trách nhiệm cá nhân trước Thủ tướng Chính phủ, Chính phủ và Quốc hội về ngành, lĩnh vực được phân công phụ trách, cùng các thành viên khác của Chính phủ chịu trách nhiệm tập thể về hoạt động của Chính phủ.

Về nguyên tắc, Chính phủ làm việc theo chế độ tập thể, quyết định theo đa số. 

(Theo Điều 94, 95 Hiến pháp 2013)

Các cơ quan xét xử

Tòa án nhân dân là cơ quan xét xử của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền tư pháp.

Tòa án nhân dân gồm:

- Tòa án nhân dân tối cao.

- Tòa án nhân dân địa phương.

- Tòa án quân sự.

- Các tòa án do luật định.

Tòa án nhân dân có nhiệm vụ bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân. 

(Căn cứ Điều 102 Hiến pháp)

Các cơ quan kiểm sát

Theo Điều 107 Hiến pháp 2013, Viện kiểm sát nhân dân thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp.

Viện kiểm sát nhân dân có nhiệm vụ bảo vệ pháp luật, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, góp phần bảo đảm pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất.

Các cơ quan kiểm sát gồm:

- Viện kiểm sát nhân dân tối cao.

- Viện kiểm sát nhân dân địa phương.

- Viện kiểm sát quân sự.

Chính quyền địa phương

Chính quyền địa phương được tổ chức ở các đơn vị hành chính của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Cấp chính quyền địa phương gồm có Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân được tổ chức phù hợp với đặc điểm nông thôn, đô thị, hải đảo, đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt do luật định.

Trong đó:  

- Hội đồng nhân dân là cơ quan quyền lực Nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của Nhân dân, do Nhân dân địa phương bầu ra, chịu trách nhiệm trước Nhân dân địa phương và cơ quan Nhà nước cấp trên.

Hội đồng nhân dân quyết định các vấn đề của địa phương do luật định; giám sát việc tuân theo Hiến pháp và pháp luật ở địa phương và việc thực hiện nghị quyết của Hội đồng nhân dân.

(Theo Điều 113 Hiến pháp)

- Uỷ ban nhân dân ở cấp chính quyền địa phương do Hội đồng nhân dân cùng cấp bầu là cơ quan chấp hành của Hội đồng nhân dân, cơ quan hành chính Nhà nước ở địa phương, chịu trách nhiệm trước Hội đồng nhân dân và cơ quan hành chính Nhà nước cấp trên.

Uỷ ban nhân dân tổ chức việc thi hành Hiến pháp và pháp luật ở địa phương; tổ chức thực hiện nghị quyết của Hội đồng nhân dân và thực hiện các nhiệm vụ do cơ quan Nhà nước cấp trên giao.

12 tháng 5 2022

đúng nhưng hơi dài tí bạn ạ

20 tháng 6 2021

Bộ máy nhà nước bao gồm các cơ quan nào?

 Cơ quan nhà nước cấp tỉnh và cấp huyện.

 Cơ quan nhà nước cấp trung ương và cấp huyện.

 Cơ quan nhà nước cấp huyện và cấp xã.

 Cơ quan nhà nước cấp trung ương và cấp địa phương

20 tháng 6 2021

  Cơ quan nhà nước cấp trung ương và cấp địa phương.

22 tháng 4 2022

refer

- Bộ máy nhà nước là một hệ thống tổ chức bao gồm các cơ quan nhà nước từ cấp trung ương đến cấp cơ sở (cấp xã, phường, thị trấn)

- Bộ máy nhà nước được phân chia thành 4 cấp:

     + Cấp trung ương

     + Cấp tỉnh (thành phố trực thuộc trung ương)

     + Cấp huyện (quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh)

 

     + Cấp xã (phường, thị trấn)

 Bộ máy Nhà nước Việt Nam bao gồm ba loại cơ quanCơ quan lập pháp, Cơ quan hành pháp và cơ quan tư pháp

 

22 tháng 4 2022

refer

- Bộ máy nhà nước là một hệ thống tổ chức bao gồm các cơ quan nhà nước từ cấp trung ương đến cấp cơ sở (cấp xã, phường, thị trấn)

- Bộ máy nhà nước được phân chia thành 4 cấp:

     + Cấp trung ương

     + Cấp tỉnh (thành phố trực thuộc trung ương)

     + Cấp huyện (quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh)

 

     + Cấp xã (phường, thị trấn)

 Bộ máy Nhà nước Việt Nam bao gồm ba loại cơ quanCơ quan lập pháp, Cơ quan hành pháp và cơ quan tư pháp

25 tháng 9 2023

Giúp với

25 tháng 9 2023

"Sở nội vụ"

đáp án đó.

Chúc bạn học tốt