cm va giai thich cau tn la lanh dum la rach
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
1."Lá lành đùm lá rách” - Nghĩa đen: khi dùng chiếc lá rách, ta có thể dùng chiếc lá khác lành hơn đùm lá rách lại. - Nghĩa bóng: "lá lành” là người có cuộc sống giàu có, thuận lợi và yên ổn, còn "lá rách” là người có cuộc sống nghèo khó, khổ cực và khó khăn.Câu tục ngữ muốn khuyên ta nên yêu thương đồng loại,khi khó khăn hoạn nạn đùm bọc giúp đỡ nhau.
2. Môi hở răng lạnh: Những người thân thuộc phải nhờ cậy và giúp đỡ lẫn nhau, hỗ trợ lẫn nhau, nếu không sẽ tổn hại cho nhau, là sự gắn bó khăng khít, ảnh hưởng lẫn nhau giữa những người có quan hệ gần gũi, thân thuộc.
3. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây - Nghĩa đen: Khi ăn quả phải nhớ đến người đã có công trồng cây, không có kẻ trồng cây làm sao có cây, có quả để hiện tại ăn. - Nghĩa bóng: "quả" ở đây chính là thành quả, thành tựu, "ăn quả" chính là hưởng thụ thành quả ấy, khi đó ta phải nhớ đến công lao của những "kẻ trồng cây" - những người đã bỏ ra công sức, mồ hôi nước mắt để có được thành quả đó - Đó chính là đạo lý ơn nghĩa tốt đẹp, phải ghi nhớ và biết ơn những người đã giúp đỡ ta trong lúc khó khăn, người mang lại cho ta những điều quý giá trong cuộc sống, con cháu phải biết ơn ông bà cha mẹ, đồng bào Việt Nam phải biết ơn các anh hùng liệt sĩ,...
4. “Ăn cây nào rào cây nấy” có ý khuyên nhủ con người khi ăn trái thơm quả ngọt ở một cây nào đó thì cần phải có trách nhiệm chăm sóc, nuôi dưỡng cây đó để nó tiếp tục phát triển. ... Mọi sự giúp đỡ trong cuộc sống này đều xuất phát từ tình cảm và lòng mong muốn của mỗi người đối với ta.
Lá lành đùm lá rách : Khuyên ta nên yêu thương đồng loại, khi khó khăn hoạn nạn đùm bọc giúp đỡ nhau.
Ăn quả nhớ kẻ trồng cây : Nhắc nhở con người phải có lòng biết ơn, có nhớ đến người đã giúp đỡ ta trong lúc khó khăn hoạn nạn.
Môi hở răng lạnh : Ở đời anh em, cha mẹ, bạn bè, làng xóm, rộng ra là đồng bào phải biết yêu thương, đùm bọc nhau. Môi với răng gắn với nhau như anh em ruột thịt nên có câu: “Như môi với răng” là vậy.
Ăn cây nào, rào cây ấy : Khuyên nhủ con người hãy sống đúng, biết ơn người đã giúp đỡ và mang lại cho mình những cơ hội, những điều tốt đẹp đồng thời có hành động đền đáp công ơn của họ một cách chân thành nhất.
I.MỞ BÀI
Giới thiệu câu chuyện kể.
II.THÂN BÀI
- Một bà lão đến ăn xin.
- Ba má em sẵn lòng giúp đỡ làm bà xúc động.
- Cả năm nay không thấy bà đến nữa.
III.KẾT LUẬN
Giúp đỡ người nghèo khó, lòng ta được niềm vui thanh thản
Bài làm tham khảo
Sáng nay, nhân nghe thầy giảng về ý nghĩa câu “Lá lành đùm lá rách" làm em chợt nhớ lại một bà lão, cứ thỉnh thoảng vài ba tuần, có ghé nhà em một lần.
Bà cũng có mái tóc bạc phơ, mặc bộ đồ đen già lọm khọm, giọng nói và gương mặt hiền từ, miệng nhai trầu bỏm bẻm. Sao bà giống ngoại em hồi còn sống quá! Ban đầu, em không nghĩ bà là người ãn xin. Vì bà cũng có nét sạch sẽ như bao cụ già bình thường khác.
Mỗi lần bà lão đến đều được ba má em niềm nở tiếp đón và biếu nhưng thứ bà cần. Một lần, đang bữa cơm, bà bước vào, ba má ern khẩn khoản mời nhưng bà một mực từ chối:
- Con có lòng như vậy, tôi cám ơn lắm. Già cả rồi đảu có ăn uống được nhiều, nên không thấy đói. Cho tôi ngồi nghỉ một lát.
Em vội vàng đi rót một tách trà nóng mang lên. Sau khi mẹ em xúc gạo trút vào giỏ cho bà lão, ba em còn nháy mắt ra hiệu. Mẹ em hiểu ý, mở tủ lấy tiền đem lại và nói:
- Bà nhận chút ít để mua trầu.
Bà lão cầm tờ giấy bạc trong tay run run, nhìn mẹ em mà đôi mắt rưng rưng ngấn lệ vì cảm động.
- Tôi để dành tiền này, khi bệnh, uống thuốc. Tiền lớn quá, ít có ai cho tôi thế này.
Thật ra thì tờ giấy bạc có bao nhiêu, nhưng nghe bà nói thế, lòng em nổi lên một niềm thương cảm. Tờ giấy bạc ấy, sở dĩ lớn vì đối với bà quá nghèo. Và em cũng chẳng hiểu sao, có nhiều người giàu sang, nhà cửa lộng lẫy, ăn xài phung phí, mà gặp người nghèo khổ họ lại dửng dưng hoặc là họ ném ra vài đồng tiền lẻ như một cách xua đuổi cho kẻ ăn xin sớm đi khuất mắt.
Qua lời hỏi thăm giữa ba má em và bà lão, em mới biêt bã đã ngoài tám mươi tuổi rồi, chẳng có con cái gì, chỉ một mình tá túc nơi nhà đứa cháu, cũng nghèo nàn thiếu ăn. Đôi lúc tủi thân, tủi phận, bà đành lang thang như thế.
Lúc bà bước ra, ba em còn căn dặn “có dịp qua đây, mời bà ghé nhà con chơi. Đừng ngại gì hết”.
Nhưng lâu lắm rồi, gần cả năm nay, em không thấy bà lão ấy đến nữa...
Đôi lúc rảnh rỗi, ba em có nhắc chuyện bà lão và vẫn thường khuyên em “một miếng khi đói bằng một gói khi no” đồng tiền mình giúp người nghèo khó, già cả, cô đơn bệnh tật đáng là bao, nhưng đã mang lại cho họ niềm hạnh phúc trong lúc thắt ngặt. Niềm hạnh phúc ấy của họ cũng chính là niềm vui thanh thản của lòng ta, con ạ”.
1. Giai thich y nghia cau tuc ngu : " La danh dum la rach "
Những câu tục ngữ được xem là "túi khôn" của nhân loại. Sau những câu văn ngắn gọn, có vần điệu, có lớp nghĩa hiển ngôn hiển hiện rõ ràng là lớp nghĩa hàm ẩn sâu xa. Ở đó, nhân dân ta đã thể hiện kinh nghiệm, tư tưởng, quan điểm, hay đơn giản hơn là những điều quan sát được trong thiên nhiên và sự liên tưởng qua việc quan sát đó. Sự kiện ấy đã xuất hiện trong nhiều câu tục ngữ và nổi bật là câu: "Lá lành đùm lá rách".
Với những hình ảnh gần gũi, giản dị, câu tục ngữ này dễ dàng tạo nên một ấn tượng riêng trong lòng người đọc. Ngắn gọn thế nhưng câu tục ngữ lại chứa đựng những ba nghĩa chính. Xét về nghĩa đen có người bảo "Lá lành đùm lá rách" là để chỉ một hiện tượng tự nhiên. Trên cây, những chiếc lá lành lặn, mạnh mẽ bao giờ cũng vươn lên và cũng luôn ỏ phía trên những chiếc lá có đôi chút rách nát, yếu ớt như để che chở, bao học. Tuy đó chỉ là một cái nhìn chủ quan của dân gian xưa về một hiện tượng tự nhiên nhưng nó cũng đã thể hiện tình cảm của họ thời đó. Còn có một cách giải thích khác được lưu truyền. Cách giải thích ấy cho rằng "Lá lành đùm lá rách" là để chỉ những lớp lá khi gói luôn là những chiếc lá không mấy lành lặn rồi mới đốn những chiếc lá lành lặn, đẹp đẽ. Cái cách gói ấy đã có từ muôn đời, đến nay đã thành cái lệ, cái tập tục, cái thói quen của những người làm bánh.
Nhưng dù lớp nghĩa đen nay có là gì đi nữa thì ẩn sâu trong nó vẫn là một lớp nghĩa bóng đẹp đẽ, sâu xa. Câu tục ngữ "Lá lành đùm lá rách" đã thể hiện tinh thần tương thân tương ái, bao bọc, che chở những con người khó khăn hơn, và cả những chiếc lá rách nát, xấu xí để cuộc sống sẽ như một cái cây tươi tốt, đâm chồi nảy lộc. Những ý nghĩ sâu sắc ấy đã dạy cho chúng tôi một bài học về cách làm người, về cách ứng xử trong xã hội, trong cuộc sống này. Qua đó mỗi người cũng đã tự thấy được bổn phận, trách nhiệm của mình là phải bao bọc, chở che cho những con người bất hạnh hơn. Nói đúng ra là phải biết thương yêu, chia sẻ, đùm bọc lẫn nhau để cuộc sống bớt khổ đau, đói nghèo và bất hạnh. Có vậy, mối quan hệ giữa con người trong xã hội mới đúng nghĩa "đồng bào" mà cha ông xưa đã răn dạy.
Những câu tục ngữ luôn như vậy, ngắn gọn mà chứa đựng một bài học sâu sắc. Hi vọng rồi đây, vốn kiến thức của em sẽ ngày một dày hơn lên, có thêm nhiều những câu ca dao, tục ngữ hay như vậy. Chắc chắn em sẽ cố gắng hết mình để nghe lời và thực hiện tốt những gì đã được đúc kết từ mỗi lời dạy đó.
2. Mượn câu tục ngữ Thương người như thể thương thân người xưa muốn khuyên bảo chúng ta điều gì hãy nêu những biểu hiện ( hanh dong ) cua hoc sinh trong viec y nghia cau tuc ngu tren .
Là lời khuyên về lòng nhân ái:
Thương người như thể thương thân.
Thương người: tình thường dành cho người khác. Thương thân: tình thương dành cho bản thân. Nghĩa cả câu là : thương mình thế nào thì thương người thế ấy.
Hai tiếng thương người đặt trước thương thân để nhấn mạnh đối tượng cần sự đồng cảm, thương yêu. Câu tục ngữ khuyên chúng ta hãy coi người khác như bản thân mình để từ đó có sự quý trọng, thương yêu thật sự.
Tình thương là một tình cảm rộng lớn, cao cả. Lời khuyên từ câu tục ngữ này là mọi người hãy cư xử với nhau bằng lòng nhân ái và đức vị tha. Đây là đạo lí, là cách sống, cách ứng xử đầy tính nhân văn bắt nguồn từ truyền thuyết Con Rồng, cháu Tiên, khẳng định cả dân tộc đều cùng từ một mẹ sinh ra. (đồng bào).
3 . Các câu tục ngữ trên thuộc dòng văn học nào ? Viết theo chủ đề gì ?
Từ ngàn xưa, dân tộc Việt Nam vốn có truyền thống yêu thương giúp đỡ lẫn nhau. Lòng yêu thương, tinh thần nhân đạo đó càng ngời sáng trong hoàn cảnh khó khăn, gian khổ. Truyền thống ấy đã thấm nhuần vào máu thịt của con người và nố được đúc kết lại thành những bài học, những câu tục ngữ… mà ông cha ta thường nhắc nhở:
"Lá lành đùm lá rách”
Không phải ngẫu nhiên mà ông cha ta mượn hình ảnh chiếc lá để làm bài học giáo dục cho con người. Câu tục ngữ gợi lên những hình ảnh quen thuộc, gần gũi với những sự việc bình thường trong cuộc sống.
“Lá lành” là chiếc lá còn nguyên vẹn, còn giữ nguyên dáng hình của chiếc lá. “Lá rách” là chiếc bị sâu rầy đục khoét hoặc gió làm tơi đi nên không còn nguyên vẹn như lúc trước. Ta thử nhìn lên một thân cây với nhiều cành cây xanh um tươi tốt, nếu nhìn kĩ ta sẽ thấy những chiếc lá lành đan cài, bao trùm che lấp một vài chiếc lá sâu rách ở phía sau. Cũng như chiếc bánh chưng, bánh ú được gói bằng nhiều lớp lá: Bên ngoài là lớp lá tốt, lành lặn, bên trong là những lớp lá nhỏ, xấu xí, không nguyên vẹn. Chính nhờ nhiều lớp lá, nhất là những chiếc lá tốt bọc bên ngoài nên nhìn vào ta không thấy được những chiếc lá xấu ở trong. Nhờ những chiếc lá tốt ấy mà chiếc bánh gọn gàng, khéo léo hơn.
Từ hình ảnh trên ta liên tưởng đến con người. Chiếc lá lành tượng trưng cho người có cuộc sống đầy đủ, ấm no. Còn chiếc lá rách là hình ảnh của người không may mắn, có cuộc sống thiếu thốn… Nếu chiếc lá lành biết đùm bọc che chở cho chiếc lá rách không may mắn, có cuộc sống thiếu thốn thì lẽ nào ta là con người mà không biết giúp đỡ, yêu thương những kẻ gặp hoạn nạn sao? Là người sống trong xã hội, ai cũng muốn có cuộc sống sung sướng đầy đủ nhưng mấy ai được như ý muốn của mình, có người gặp những điều không may này nối tiếp những điều không may khác. Trước hoàn cảnh đó, cùng là anh em sống trong một đất nước ta phải hết lòng giúp đỡ họ.
Sự giúp đỡ từ những tấm lòng của người may mắn sẽ an ủi được phần nào mất mát đau thương của kẻ gặp khó khăn. Đùm bọc, yêu thương giúp đỡ lẫn nhau là một tình cảm thiêng liêng quý báu, là đạo lí làm người. Sống trên một lãnh thổ, nói cùng thứ tiếng, cùng một tổ tiên, một lịch sử, như vậy là anh em trong một nhà. Lá lành hay lá rách cũng là lá, cũng như nghèo hay giàu, sang hay hèn đều là con người, thì ta đối xử với nhau cho ra cái đạo lí làm người.
Lời dạy trên là một bài học sâu sắc về đạo lí làm người mà mỗi người chúng ta cần thực hiện tốt. Có được như thế thì mọi người sẽ yêu thương nhau, đùm bọc lẫn nhau trong cơn hoạn nạn khó khăn và xã hội sẽ tốt đẹp biết dường nào. Lời nhắc nhở của cha ông sẽ là phương châm cho hành động của mỗi chúng ta khi sống trong cõi đời này.
Trúc- lớp phó học tập của lớp 6A của chúng em. Trúc thường có mặt ở lớp sớm hơn 15 phút để hướng dẫn các bạn làm những bài tập mà các bạn không biết làm, như vậy đến 15 phút đầu giờ khi tổ trưởng kiểm tra, các bạn đều làm bài đầy đủ. Vào giờ ra chơi,trong khi các bạn trong lớp ùa ra sân , thì Trúc ở lại 5 phút để kèm các bạn học kém, nên Trúc chỉ có 5 phút để ra chơi. Bạn nào đến hỏi bài, Trúc đều chỉ và giảng tận tình cho đến khi bạn hiểu. Trúc là tấm gương sáng cho chúng em noi theo.
a, Bài văn nghị luận Lòng khiêm tốn giải thích về lòng khiêm tốn, đó là đức tính mà tất cả mọi người đều nên có.
Cách giải thích:Dùng rất nhiều lí lẽ, hầu như không có dẫn chứng.Ngoài ra tác giả còn giải thích bằng cách liệt kê ra các biểu hiện, so sánh đối chiếu với các hiện tượng khác, nêu định nghĩa, chỉ ra các mặt lợi, nguyên nhân hậu quả của lòng khiêm tốn.
Các câu có định nghĩa như: Lòng khiêm tốn có thể coi là một bản tính..... là:
-Lòng khiêm tốn có thể coi là một bản tính căn bản của con người trong nghệ thuật xử thế và đối đãi với sự vật.
-Khiêm tốn là biểu hiện của con người đứng đắn, biết sống theo thời và biết nhìn xa.
-Con người khiêm tốn bao giờ cũng là con người thường thành công trong mọi lĩnh vực giao tiếp với mọi người.
-Khiêm tốn là tính nhã nhẵn, biết sống biết sống một cách nhún nhường, luôn luôn hướng về phía tiến bộ, tự khép mình vào những khuôn thước của cuộc đời, bao giờ cũng không ngừng học hỏi.
-Con người khiêm tốn luôn luôn là con người biết mình hiểu người, không tự đề cao vai trò, ca tụng chiến công của cá nhân mình cũng như không bao giờ chấp nhận một ý thức chịu thua mang nhiều mặc cảm tự ti đối với mọi người.
Việc tác giả dùng nhiều câu định nghĩa trong bài văn cũng là một cách chứng minh.
b,Mục đích của giải thích là nâng cao nhận thức, trí tuệ, bồi dưỡng tư tưởng, tình cảm của con người.
Các phương pháp giải thích là:Nêu định nghĩa, kể ra các biểu hiện, so sánh, đối chiếu với các hiện tượng khác, chỉ ra các mặt lợi, hại, nguyên nhân, hậu quả, cách để phòng hoặc noi theo,... của hiện tượng hoặc vấn đề được giải thích.
a. Bài văn giải thích về lòng khiêm tốn, tác giả đã giải thích bằng cách kê ra các biểu hiện, so sánh đối chiếu với các hiện tượng khác, nêu định nghĩa, chỉ ra các mặt lợi, nguyên nhân hậu quả của lòng khiêm tốn.
b. Những câu văn định nghĩa có trong bài văn:
- Lòng khiêm tốn có thể coi là một bản tính căn bản cho con người trong nghệ thuật xử thế và đốì đãi với sự vật. - Khiêm tốn là biểu hiện của con người đứng đắn, biết sống theo thời và biết nhìn xa.
- Con người khiêm tốn bao giờ cũng là con người thường thành công trong mọi lĩnh vực giao tiếp với mọi người. -
Khiêm tôn là tính nhã nhặn, biết sông một cách nhún nhường, luôn hướng về phía tiến bộ, tự khép mình vào những khuôn thước của cuộc đời, bao giờ cũng không nguôi học hỏi.
- Con người khiêm tốn luôn luôn là con người biết mình hiểu ngưới, không tự đề cao vai trò, ca tụng chiến công của cá nhân mình cũng như không bao giờ chấp nhận một tinh thần chịu thua mang nhiều mặc cảm tự ti đối với cuộc đời. Việc tác giả dùng nhiều câu định nghĩa trong bài vãn cũng là một cách giải thích của tác giả.
cchúc p hk tốt
* Môi trường đới lạnh:
Cấu tạo:
+ Bộ lông dày giữ nhiệt cko cơ thể.
+ Lớp mỡ dưới da dày giữu nhiệt, dự trữ năng lượng chống rét.
+Lông màu trắng (mùa đông) dễ lẫn với tuyết, che mắt kẻ thù.
Tập tính:
+ Ngủ trong mùa đông hoặc di cư chống rét: tiết kiệm năng lượng, tránh rét, tìm nơi ấm áp.
+ Hoạt động về ban ngày trong mùa hạ: thời tiết ấm hơn, để tận dụng nguồn nhiệt.
* Môi trường đới nóng:
Cấu tạo:
+ Chân dài: hạn chế ảnh hưởng của cát nóng.
+ Chân cao, móng rộng, đệm thịt dày: không bị lún, đệm thịt chống nóng.
+ Bướu mỡ lạc đà: dự trữ mỡ (nước trao đổi chất)
+ Màu lông nhạt, giống màu cát: giống màu môi trường.
Tập tính:
+ Mỗi bước nhảy cao và xa: hạn chế tiếp xúc với cát nóng.
+ Di chuyển bằng cách quăng thân: hạn chế tiếp xúc với cát nóng.
+ Hoạt động vào bạn đêm: tránh nóng ban ngày.
+ Khả năng đi xa: tìm nguồn nước.
+ Khả năng nhịn khát: tìm nguồn nước, tiết kiệm nước.
+ Chui rúc vào sâu trong cát: chống nóng.
Gần nhà em có bác Tư. Bác là thương binh nặng bị mất một cái chân. Trước bác làm giáo viên, sau này già nên bác về hưu và làm thêm nghề sửa xe đạp. Con cái của bác đều đi làm ăn xa, nên nhà bác chỉ có mỗi bác và vợ của bác. Hằng ngày vào những buổi chiều rảnh rỗi, bác thường gọi mấy đứa nhỏ không có tiền học thêm sang kèm cặp chúng nó học. Nhiều người đến sửa xe nhưng vì lỗi hỏng nhỏ nên bác cũng sửa giúp không công. Nhà có miếng gì ngon, của lạ bác đều chia cho hàng xóm. Ai ai cũng yêu quý và cảm thấy kính trọng bác. Bác xứng đáng là một chiến sĩ cụ Hồ.
Lớp em có một bạn tên Vy là con nhà khá giả và bạn ấy học rất giỏi. Mặc dù vậy, bạn luôn thân thiện giúp đỡ các bạn trong lớp về việc học. Bạn nào không hiểu bài thì liền nhờ Vy chỉ giúp, bạn luôn nhiệt tình giúp đỡ. Không những thế gia đình bạn hay thường xuyên tặng sách vở cho trường để trao tặng cho các bạn học sinh nghèo vượt khó. Đối với thầy cô và người lớn tuổi Vy luôn lễ phép chào hỏi. Vì vậy, Vy luôn được bạn bè và mọi người yêu quý.
Tức là sống cho người khác , trao cho người ta thứ giúp họ ấm no , hạnh phúc ,... Nếu bn là người muốn sống cho người khác thì hãy đừng ích kỉ . Có thể họ là những người bẩn thỉu , rách rưới , ngèo nàn ,.. nhưng hãy nhớ rằng : họ là anh em đất nước của chúng ta ! Tuy bn và họ không ruột thịt nhưng luôn là đại gia đình của Việt Nam , Chúng ta nên trao đi những thứ tốt đẹp và hãy coi đó là một điều may mắn .
Những câu tục ngữ được xem là "túi khôn" của nhân loại. Sau những câu văn ngắn gọn, có vần điệu, có lớp nghĩa hiển ngôn hiển hiện rõ ràng là lớp nghĩa hàm ẩn sâu xa. Ở đó, nhân dân ta đã thể hiện kinh nghiệm, tư tưởng, quan điểm, hay đơn giản hơn là những điều quan sát được trong thiên nhiên và sự liên tưởng qua việc quan sát đó. Sự kiện ấy đã xuất hiện trong nhiều câu tục ngữ và nổi bật là câu: "Lá lành đùm lá rách".
Với những hình ảnh gần gũi, giản dị, câu tục ngữ này dễ dàng tạo nên một ấn tượng riêng trong lòng người đọc. Ngắn gọn thế nhưng câu tục ngữ lại chứa đựng những ba nghĩa chính. Xét về nghĩa đen có người bảo "Lá lành đùm lá rách" là để chỉ một hiện tượng tự nhiên. Trên cây, những chiếc lá lành lặn, mạnh mẽ bao giờ cũng vươn lên và cũng luôn ỏ phía trên những chiếc lá có đôi chút rách nát, yếu ớt như để che chở, bao học. Tuy đó chỉ là một cái nhìn chủ quan của dân gian xưa về một hiện tượng tự nhiên nhưng nó cũng đã thể hiện tình cảm của họ thời đó. Còn có một cách giải thích khác được lưu truyền. Cách giải thích ấy cho rằng "Lá lành đùm lá rách" là để chỉ những lớp lá khi gói luôn là những chiếc lá không mấy lành lặn rồi mới đốn những chiếc lá lành lặn, đẹp đẽ. Cái cách gói ấy đã có từ muôn đời, đến nay đã thành cái lệ, cái tập tục, cái thói quen của những người làm bánh.
Nhưng dù lớp nghĩa đen nay có là gì đi nữa thì ẩn sâu trong nó vẫn là một lớp nghĩa bóng đẹp đẽ, sâu xa. Câu tục ngữ "Lá lành đùm lá rách" đã thể hiện tinh thần tương thân tương ái, bao bọc, che chở những con người khó khăn hơn, và cả những chiếc lá rách nát, xấu xí để cuộc sống sẽ như một cái cây tươi tốt, đâm chồi nảy lộc. Những ý nghĩ sâu sắc ấy đã dạy cho chúng tôi một bài học về cách làm người, về cách ứng xử trong xã hội, trong cuộc sống này. Qua đó mỗi người cũng đã tự thấy được bổn phận, trách nhiệm của mình là phải bao bọc, chở che cho những con người bất hạnh hơn. Nói đúng ra là phải biết thương yêu, chia sẻ, đùm bọc lẫn nhau để cuộc sống bớt khổ đau, đói nghèo và bất hạnh. Có vậy, mối quan hệ giữa con người trong xã hội mới đúng nghĩa "đồng bào" mà cha ông xưa đã răn dạy.
Những câu tục ngữ luôn như vậy, ngắn gọn mà chứa đựng một bài học sâu sắc. Hi vọng rồi đây, vốn kiến thức của em sẽ ngày một dày hơn lên, có thêm nhiều những câu ca dao, tục ngữ hay như vậy. Chắc chắn em sẽ cố gắng hết mình để nghe lời và thực hiện tốt những gì đã được đúc kết từ mỗi lời dạy đó.