giá trị hiện thực của căn bản SỐNG CHẾT MẶC BAY
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
c1
Trong những tác phẩm của Phạm Duy Tốn, một trong số ít nhà văn có được thành tựu đầu tiên về thể loại truyện ngắn hiện đại Việt Nam, "Sống chết mặc bay" trở thành tác phẩm thành công nhất, đồng thời nó cũng là tác phẩm được ra đời đầu tiên của truyện ngắn hiện đại Việt Nam. "Sống chết mặc bay" là một nhan đề khá thú vị hay, qua đó thể hiện được phong cách cũng như lối sống mới mẻ cùa tác giả. Qua những lời văn hay ho và cụ thể, sinh động lại vô cùng khéo léo khi tác giả kết hợp giữa hai công dụng của hai phép tương phản và tăng cấp trong sử dụng nghệ thuật tự sự, qau đó giúp học sinh có thể thấy được tiếng nói phê phán cũng như lên án sâu sắc hiện thực: lên án gay gắt sự tham ô của tên quan phủ "lòng lang dạ thú". Đồng thời cho học sinh cảm nhận được rằng một tinh thần nhân đạo và ấn tượng của tác phẩm thông qua niềm cảm thương sâu sắc trước tình cảnh "nghìn sầu muôn thảm" của nhân dân ta thời xưa do thiên tai, cũng như thái độ vô trách nhiệm của kẻ cầm quyền độc ác.
c2Khoảng một giờ đêm, trời mưa tầm tã đã mấy giờ liền làm nước sông Nhị Hà dâng lên ngày một cao. Những cơn sóng dữ dội trong đêm làm khúc đê lâm vào nguy hiểm, không chừng sẽ vỡ. Hàng trăm người dân phu đã nhoài mình bì bõm trong nước lũ và trời mưa để chống trọi lại thiên nhiên. Người thì đắp, người cừ, tất cả đều ướt như chuột lột.
Tiếng trống liên thanh vang khắp không gian tiếng ốc vô hồi réo trong cơn mưa lũ, tiếng người dân xa xứ ý ới gọi nhau sang hộ đê. Mưa ngày một tầm tã, nước sông cứ thế dâng lên thách thức con người.
Trong lúc nước sôi lửa bỏng ấy, cách nơi hộ đê chừng bốn năm trăm mét, trong mái đình cao ráo tránh được mọi bão táp, quan phụ mẫu đang chễm chệ ngồi trên chiếc sập gỗ cùng vài tên đầy tớ. Đèn thắp sáng trưng như ban ngày, xung quanh chỗ quan ngồi bày ống thuốc bạc, đồng hồ vàng, dao chuôi ngà,... bát yến hấp đường phèn khói bay nghi ngút thơm lừng. Kẻ hầu người hạ vây bốn xung quanh vị " chúa" của mình. Quan phụ mẫu đang chơi bài tổ tôm với thầy Đề, thầy đội nhất, thầy thông nhì, chánh tổng sở. Lính lệ khoanh tay đứng hầu hạ có vẻ rất trang nghiêm.
Tiếng cười nói vui vẻ phát ra xung quanh mưa vẫn tầm tã u ám chẳng làm ảnh hưởng đến không khí trong đình. Các quan cứ ung dung như không có chuyện gì xảy ra. Cho đến lúc quan ù to, cũng là lúc có lính vào báo đê vỡ, quan thản nhiên mặt nghiêm nghị quát mắng tên lính. Lúc bấy giờ muôn làng đã chìm trong biển nước
C1 )
-Nhan đề "Sống chết mặc bay" được tác giả Phạm Duy Tốn lấy trong câu ca dao "sống chết mặc bay " "tiền thầy bỏ túi"
-Nghĩa của câu "sống chết mặc bay" bay là sống hây chết thì kệ chúng mày , nhan đề này đã nói lên luôn sự vô trách nhiệm của bọn quan lại thối nát đương thời , đứng đàu là tên quan Phụ Mẫu
Đề 1:
“ Sống chết mặc bay” được coi là một trong những sáng tác mở đầu khuynh hướng văn học hiện thực ở nước ta về đề tài trong cuộc sống thực của xã hội, đó là cảnh hàng năm người nông dân ở đồng bằng Bắc bộ phải đương đầu với sự tàn phá dữ dội của thiên nhiên để bảo vệ cuộc sống chính mình. Cảnh dân phu hộ đê, chống với cơn lũ được tác tác giả miêu tả cụ thể. Bọn quan lai thường được mệnh danhlà phụ mẫu của dân, bản chất thối nát, mất cả lương tri của bọn chúng, được ngòi bút hiện thực phơi bày, tố cáo. Thông qua hình tượng nhân vật quan huyện, tác giả đã cho người đọc hình dung được bộ mặt thật của bọn quan lại đương thời. Tính cách nhân vật được khắc hoạ rõ nét từ diện mạo, dáng điệu, ngôn ngữ phù hợp với tâm lí, tính cách của một tên quan hống hách, táng tận lương tâm. Kết cấu của truyện xây dựng trên sự phát triển của hai cảnh đối lập để làm nổi bật chủ đề. Bút pháp miêu tả không phải là bút pháp tượng trưng, ước lệ mà là cách miêu tả cụ thể,chi tiết, sống động.
Đề 2:
TK
Được coi là một bông hoa đầu mùa của truyện ngắn hiện đại Việt Nam, tác phẩm “Sống chết mặc bay” của Phạm Duy Tốn là truyện ngắn đặc sắc thể hiện rõ giá trị hiện thực và nhân đạo. Giá trị hiện thực của tác phấm thể hiện qua việc phản ánh cuộc chống chọi ác liệt với thiên tai của nhân dân lao động – những người nông dân quanh năm chân lấm tay bùn - trong khoảnh khắc họ phải đối mặt với sự sống mong manh, cực nhọc điêu linh. Trong khi đó bè lũ quan lại tiêu biểu là tên quan phủ lòng lang dạ thú vô tâm, vô trách nhiệm trước sự sống chết của nhân dân mình. Khi nước sông dâng lên thì hàng trăm con người đội đất, vác tre, bì bõm dưới bùn lầy, trong mưa gió để cô giữ lấy đê; trong khi đó, trong đình “quan phụ mẫu” uy nghi chễm chệ có lính gãi chân, có lính quạt hầu, thản nhiên đánh bài. Khi có người nhà quê chạy vào báo "Đê vỡ mất rồi” quan phụ mẫu quát: “Đê vỡ rồi, thời ông cách cổ chúng mày, thời ông bỏ tù chúng mày” rồi vẫn cứ thản nhiên đánh bài. Nhà văn cảm thông chia sẻ với cuộc sổng thê thảm của người dân trong cảnh hộ đê và cảnh điêu linh của dân sau khi đê vỡ. Bởi vậy, không dừng lại ở việc tố cáo, phê phán thái độ thờ ơ vô trách nhiệm của bè lù quan lại, nhà văn còn bày tỏ lòng thương đối với những người nông dân nghèo hèn đơn thương độc mã trong cuộc chiến dữ dội với thiên tai. Và do đó, bên cạnh giá trị hiện thực, tác phẩm còn toát lên một tinh thần nhân đạo cao cả. Giá trị của tác phẩm đã hứa hẹn một bước phát triển mới của văn học Việt Nam.
Giá trị hiện thực của truyện “Sống chết mặc bay” là đã phản ánh bộ mặt của giai cấp thống trị mà tiêu biểu là tên quan có vai trò “cha mẹ” người dân nhưng đã chỉ ham mê bài bạc, hết sức vô trách nhiệm, làm cho dân chúng khốn khổ vì đê vỡ, nước lụt.
Giá trị nhân đạo của truyện là đã cảm thông với sự vất vả, khốn khổ của người lao động trước cảnh thiên tai xảy ra do thái độ vô trách nhiệm của bọn quan lại.
Giá trị nghệ thuật: Đây là truyện ngắn viết theo kiểu hiện đại bằng chữ Quốc ngữ. Nhân vật đã bước đầu có tính cách. Tác giả đã sử dụng biện pháp tương phản, tăng cấp, kết hợp với lời bình luận trực tiếp để tố cáo và phê phán. Nhân vật quan phụ mẫu đã bộc lộ bản chất xấu xa, vô trách nhiệm qua các hành động, lời nói của y với tay chân và với người dân.
Được coi là một bông hoa đầu mùa của truyện ngắn hiện đại Việt Nam, tác phẩm “Sống chết mặc bay” của Phạm Duy Tốn là truyện ngắn đặc sắc thể hiện rõ giá trị hiện thực và nhân đạo. Giá trị hiện thực của tác phẩm thể hiện qua việc phản ánh cuộc chống chọi ác liệt với thiên tai của nhân dân lao động – những người nông dân quanh năm chân lấm tay bùn – trong khoảnh khắc họ phải đối mặt với sự sống mong manh, cực nhọc điêu linh. Trong khi đó, bè lũ quan lại tiêu biểu là tên quan phủ lòng lang dạ thú vô tâm, vô trách nhiệm trước sự sống chết của nhân dân mình. Khi nước sông đang dâng lên thì hàng trăm con người đội đất, vác tre, bì bõm dưới bùn lầy, trong mưa gió để cố giữ lấy đê; trong khi đó, trong đình “quan phụ mẫu” uy nghi chễm chệ có lính gãi chân, có lính quạt hầu, thản nhiên đánh bài. Khi có người nhà quê chạy vào báo “Đê vỡ mất rồi” quan phụ mẫu quát: “Đê vỡ rồi, thời ông cách cổ chúng mày, thời ông bỏ tù chúng mày” rồi vẫn cứ thản nhiên đánh bài. Nhà văn cảm thông chia sẻ với cuộc sống thê thảm của người dân trong cảnh hộ đê và cảnh điêu linh của dân sau khi đê vỡ. Bởi vậy, không dừng lại ở việc tố cáo, phê phán thái độ thờ ơ vô trách nhiệm của bè lũ quan lại, nhà văn còn bày tỏ lòng thương đối với những người nông dân nghèo hèn đơn thương độc mã trong cuộc chiến dữ dội với thiên tai. Và do đó, bên cạnh giá trị hiện thực, tác phẩm còn toát lên một tinh thần nhân đạo cao cả. Giá trị của tác phẩm đã hứa hẹn một bước phát triển mới của văn học Việt Nam.
- Giá trị hiện thực: Phản ánh bộ mặt giai cấp thống trị tham lam, vô trách nhiệm mà tiêu biểu là tên quan phụ mẫu hộ đê
- Giá trị nhân đạo: Cảm thông với sự vất vả, khốn khổ của người lao động trước cảnh thiên nhiên.
- Giá trị nghệ thuật: Truyện ngắn bằng chứ quốc ngữ, nhân vật bắt đầu có tính cách
+ Tác giả sử dụng thành biện pháp tương phản, tăng cấp nhằm trực tiếp phê phán bản chất xấu xa của bọn quan lại thú tính.
Đáp án
- Giá trị nội dung: Thực cảnh khốn khổ của nhân dân trước thiên tai và sự vô trách nhiệm của bọn quan lại dưới chế độ cũ. Niềm đồng cảm, xót xa trước tình cảnh thê thảm của người dân. (1.0đ)
- Giá trị nghệ thuật: (1.0đ)
+ Tình huống tương phản – tăng cấp, kết thúc bất ngờ, ngôn ngữ đối thoại ngắn gọn, sinh động.
+ Ngôi kể thứ 3 => khách quan.
+ Ngôn ngữ kể, tả, khắc họa chân dung nhân vật.
Tác giả đã khéo léo sử dụng nghệ thuật tương phản và tăng cấp nhằm lên án gay gắt tên quan phủ lòng lang dạ thú và bày tỏ niềm cảm thương sâu sắc của người dân trong cảnh nghìn sầu muôn thẳm
k nha ^^