K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

26 tháng 4 2018

biện pháp tu từ nhân hóa

26 tháng 4 2018

Huỳnh Thị Minh Vy chỉ ra đi bn

Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi:                       - Lần thứ ba thức dậy                         Anh hốt hoảng giật mình                        Bác vẫn ngồi đinh ninh                        Chòm râu im phăng phắc.                        “Anh vội vàng nằng nặc                         Mời Bác ngủ Bác ơi                         Trời sắp sáng mất rồi                         Bác ơi! Mời Bác ngủ!” Câu 1. Chép tiếp 3 khổ thơ...
Đọc tiếp

Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi:

                       - Lần thứ ba thức dậy

                         Anh hốt hoảng giật mình

                        Bác vẫn ngồi đinh ninh

                        Chòm râu im phăng phắc.

                        “Anh vội vàng nằng nặc

                         Mời Bác ngủ Bác ơi

                         Trời sắp sáng mất rồi

                         Bác ơi! Mời Bác ngủ!” 

Câu 1. Chép tiếp 3 khổ thơ tiếp sau đoạn thơ trên.

Câu 2. Giải nghĩa từ “đinh ninh” và “nằng nặc”.

Câu 3. Cho biết hai từ trên thuộc loại từ gì?

Câu 4. Tại sao lần thứ ba thức dậy, anh đội viên lại “hốt hoảng giật mình”? Trạng thái cảm xúc đó cho thấy vẻ đẹp phẩm chất nào ở anh đội viên?

PHẦN II. TẠO LẬP VĂN BẢN

Bằng những hiểu biết về đoạn thơ và bài thơ nói trên, hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 10 câu) phân tích sự thay đổi trong tâm trạng và nhận thức của anh đội viên. Trong đoạn có sử dụng 01 phó từ, 01 phép so sánh(Gạch chân, chú thích

2
24 tháng 6 2021

THAM KHẢO

câu 1

 

- Chú cứ việc ngủ ngon
Ngày mai đi đánh giặc
Bác thức thì mặc Bác
Bác ngủ không an lòng

Bác thương đoàn dân công
Đêm nay ngủ ngoài rừng
Rải lá cây làm chiếu
Manh áo phủ làm chǎn...

Trời thì mưa lâm thâm
Làm sao cho khỏi ướt
Càng thương càng nóng ruột
Mong trời sáng mau mau.

câu 2

Ngồi đinh ninh" là ngồi bất động trong trạng thái suy tư, nhiều băn khoăn lo lắng. Cả tâm hồn Bác như chìm sâu vào những dòng suy nghĩ triền miên.

 nằng nặc Nói đòi hoặc xin dai dẳng, mãi không chịu thôi

câu 3

hai từ trên thuộc từ láy

câu 4

Khi thức dậy lần thứ ba, anh đội viên lại hốt hoảng giật mình vì thấy Bác vẫn ngồi, không ngủ với tư thế như đang tập trung suy nghĩ một điều gì đó : ngồi đinh ninh, chòm râu im phăng phắc.          

  Tình cảm của anh đội viên dành cho Bác : yêu quý chân thành, lo lắng cho sức khoẻ của Bác

phần 2

Bài thơ " Đêm nay Bác không ngủ" nhà thơ Minh Huệ đã rất thành công thông qua việc sử dụng hình ảnh anh đội viên, nhà thơ đã thể hiện được lòng yêu kính kính mến đối với Bác Hồ- vị cha già đáng kính của dân tộc. Hình ảnh của Bác được khắc hoạ rõ nét qua tâm hồn anh đội viên. Mối quan hệ đã được thay đổi từ lãnh tụ- người lính trở thành tình bác- cháu, cha- con. Chú đội viên mơ màng trong khoảnh khắc hạnh phúc, Bác đốt lửa, dém chăn, đi nhón chân nhẹ nhàng- đac thể hiện sự chăm chút yêu thương của cha- con.Ngoài trời đêm khuya lạnh ngắt, anh lo lắng cho Người, cảm xúc của anh tăng dần theo chiều dài thời gian đêm khuya. Nghe Bác nói về tình thương vànỗi lo đất nước, anh đội viên vô cùng vui sướng vì đã thấu hiểu được nỗi lòng người lãnh tụ. Qua hình ảnh anh đội viên, nhà thơ Minh Huệ đã thể hiện một cách chân thành cảm động kính yêu của đồng bào với vị lãnh tụ của dân tộc.

24 tháng 6 2021

TK

Phần cuối bài thơ đã miêu tả một cách cảm động và sâu sắc tình yêu thương mênh mông của Bác Hồ. m điệu dân ca "Hát giặm Nghệ Tĩnh" được Minh Huệ vận dụng sáng tạo để viết nên những vần thơ trữ tình thiết tha

"Lần thứ ba thức dậy...

... Vì một lẽ thường tình

Bác là Hồ Chí Minh".

Phần đầu bài thơ, tác giả ghi lại một vài cử chỉ của lãnh tụ. Giữa đêm khuya lạnh, Bác nhóm lửa, dém chăn cho từng chiến sĩ một. Bác nhón chân đi lại giữa lán rừng canh giấc ngủ cho các cháu ngủ ngon. Anh đội viên chợt tỉnh giấc, nhìn thấy Bác, anh xúc động và mơ màng "như chìm trong giấc mộng.

Bảy khổ thơ cuối ghi lại cảnh anh đội viên nhìn thấy Bác "lần thứ ba thức dậy". Đêm đã sang canh... trời sắp sáng, thế mà Bác vẫn không ngủ. Anh đội viên "hốt hoảng giật mình", vừa lo âu, vừa thương Bác:

"Bác vẫn ngồi đinh ninh,

Chòm râu im phăng phắc".

"Ngồi đinh ninh" là ngồi bất động trong trạng thái suy tư, nhiều băn khoăn lo lắng. Cả tâm hồn Bác như chìm sâu vào những dòng suy nghĩ triền miên. Hình ảnh "chòm râu im phăng phắc" là một nét vẽ thân tình diễn tả nội tâm của Bác giữa đêm khuya làm nổi bật cảnh rừng đêm vắng lặng, trang nghiêm

29 tháng 6 2021

-Biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ: đảo ngữ, điệp ngữ

-Tác dụng:

     Đoạn thơ trích từ văn bản Đêm nay Bác không ngủ của nhà thơ Minh Huệ. Đoạn thơ sử dụng biện pháp tu từ đảo ngữ và điệp ngữ. Đoạn thơ đã ghi lại thật xúc động tình cảm của anh đội viên đối với Bác khi lần thứ ba thức dậy, giữa đêm khuya, thấy Bác vẫn ngồi đinh ninh lo nghĩ cho dân, cho nước. Từ láy nằng nặc cho ta thấy anh đội viên đã nài nỉ Bác, một mực xin Bác đi nghỉ cho kì được. Biện pháp đảo ngữ và điệp ngữ cùng dấu chấm than "Mời Bác ngủ Bác ơi!" "Bác ơi! Mời Bác ngủ!" đã diễn tả sự tăng dần mức độ bồn chồn, lo lắng cho sức khỏe của Bác trong anh chiến sĩ. Tất cả đã diễn tả tình cảm sâu sắc và cảm động tình cảm lo lắng, yêu kính chân thành của người đội viên đối với Bác.

3 tháng 5 2021

 Biện pháp nghệ thuật tiêu biểu sử dụng trong đoạn văn trên là:

- Ẩn dụ ( chuyển đổi cảm giác): Cát lại vàng giòn hơn.

- So sánh: Cây lại thêm xanh mượt, nước biển lại lam biếc hơn cả mọi khi.

- Dùng nhiều từ láy, tính từ: trong trẻo, sáng sủa, xanh mượt, vắng, nặng....

Tác dụng: Làm cho cảnh Cô Tô thêm sinh động, gợi hình gợi cảm, nhấn mạnh được sức sống mãnh liệt của Cô Tô sau mỗi lần dông bão, khẳng định dông bão không làm cho Cô Tô bị tàn phá mà lại làm cho nó tăng sức sống mới.

14 tháng 12 2021

sử dụng ẩn dụ:vàng giòn(giòn)(chuyển đổi cảm giác)

4 tháng 7 2021

Các biện pháp tu từ: 

- Điệp ngữ: lồng, chưa ngủ

- So sánh: tiếng suối - tiếng hát, cảnh vật đẹp - bức tranh

Tác dụng:

- Điệp ngữ 'lồng' tạo nên vẻ đẹp lung linh, huyền ảo cho cảnh vật về đêm.

- Điệp ngữ "chưa ngủ" thể hiện ngoại cảnh và nội tâm của Bác, một tâm hồn nghệ sĩ hòa lẫn vào tâm hồn chiến sĩ. Người chưa ngủ không hẳn vì cảnh khuya quá đẹp mà đấy còn là sự thổn thức của một vị lãnh tụ vĩ đại lúc nào cũng lo nghĩ cho dân, cho nước.

- So sánh tiếng suối chảy róc rách, văng vẳng với tiếng hát ngọt ngào của ai đó trong đêm khuya tĩnh lặng làm cảnh vật trở nên gần gũi.

- So sánh cảnh vật đẹp như một bức tranh qua cài nhìn của nhà thơ thể hiện vẻ đẹp tâm hồn của Bác Hồ.

NK
29 tháng 12 2020

1. Biện pháp nhân hóa ( ánh trăng im phăng phắc).

Tác dụng: Mang thêm ý nghĩa nhắc nhở con người. Chính sự im phăng phắc của trăng khiến cho con người bừng tỉnh về sự lãng quên quá khứ của mình

2. Nội dung chính

Hình ảnh trăng " im phăng phắc" như một lời nhắc nhở, nghiêm khắc của trăng với người đã quên đi quá khứ. Trăng vẫn lặng im nhưng chính sự lặng im đó khiến cho con người phải giật mình, bừng tỉnh để rồi tự nhận ra bản thân mình đã quên mất quá khứ, quên mất đi một tri kỉ của mình trong quá khứ.Ánh trăng đã thức tỉnh lương tâm, nhắc nhở về một quá khứ nghĩa tình.

17 tháng 8 2018

Bác vẫn ngồi đinh ninh 
Chòm râu im phăng phắc.

Lần thứ ba thức dậy, anh đội viên hốt hoảng giật mình khi thấy Bác vẫn không ngủ mà tập trung suy nghĩ cao độ.

Lần thứ ba thức dậy, tôi giật mình thấy Bác vẫn ngồi im như pho tượng, đôi mắt trĩu nặng suy tư đăm đăm nhìn ngọn lửa hồng . 

26 tháng 9 2023

Đoạn thơ trên sử dụng thành công biện pháp tu từ : Nhân hóa.

Tác dụng: biến sự vật trở nên sinh động, gần gũi bằng cách gắn các hoạt động, cảm xúc,.. của con người cho sự vật.

26 tháng 9 2023

bptt nhân hoa