giải hộ mình với:
Để làm văn miêu tả người, người viết cần làm gì?
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
. Những năng lực cần có khi làm văn miêu tả:
-Quan sát: nhìn nhận, xem xét sự vật.
-Nhận xét liên tưởng hình dung về sự vật đặt trong tương quan các sự vật xung quanh.
-Ví von so sánh: Thể hiện sự liên tưởng độc đáo riêng của người viết hình dung, cảm nhận về sự vật, hiện tượng miêu tả.
II. Các dạng văn miêu tả ở lớp 6
ở tiểu học, các em đã làm quen với văn bản miêu tả,lớp 6 học nâng cao hơn nên đòi hỏi các em có kĩ năng miêu tả tinh tế trong từng dạng bài. Cụ thể như sau:
1. Tả cảnh
* Tả cảnh là gợi tả những bức tranh về thiên nhiên hay cảnh sinh hoạt gợi ra trước mắt người đọc về đặc điểm từng nét riêng của cảnh.
* Yêu cầu tả cảnh:
-Xác định đối tượng miêu tả: cảnh nào? ở đâu? Vào thời điểm nào?
-Quan sát lựa chọn được những hình ảnh tiêu biểu.
-Trình bày những điều quan sát được theo một thứ tự.
* Bố cục bài văn tả cảnh:
-Mở bài: Giới thiệu cảnh được tả.
-Thân bài: Tập trung tả cảnh vật chi tiết theo mộtthứ tự nhất định, có thể ở một số trường hợp
sau:
+ Từ khái quát đến cụ thể (hoặc ngược lại)
+ Không gian từ trong tới ngoài. (hoặc ngược lại)
+ Không gian từ trên xuống dưới. (hoặc ngược lại)
-Kết bài: phát biểu cảm tưởng về cảnh vật đó
còn lai bn tự lm nha
Tham khảo
Mẹ em thường tự mình cắt may quần áo cho cả nhà. Đầu năm học, mẹ may cho em chiếc áo sơ mi mới. Hôm mẹ may áo cho em, em quấn quýt bên mẹ xem mẹ ráp áo.
Mẹ em còn trẻ, năm nay chỉ mới ba mươi lăm tuổi. Mẹ có làn da trắng mịn, mắt to, sống mũi thẳng. Dáng mẹ ngồi ở bàn máy may rất chuyên nghiệp vì tuy không phải là thợ may nhưng mẹ em may đồ rất đẹp. Làm việc ở nhà nên mẹ em hay mặc đồ ngắn, áo sát nách và tóc vấn cao cho mát.
Từ những hôm trước, mẹ đã cắt áo rồi đem đi vắt xổ. Những mảnh vải của thân áo được vuốt phẳng, em chờ đợi mẹ ráp thành áo. Mẹ đeo kính vào rồi mở thùng máy may, mẹ xỏ chỉ vào kim, lắp chỉ ổ thuyền xong mẹ may thử một đường trên mảnh vải vụn. Xong đâu đấy mẹ lấy thân áo ra, giữ thẳng, xem kĩ mặt trái, mặt phải của vải rồi xếp hai thân áo chồng khít lên nhau. Đưa mảnh vải vào chân vịt máy may, mẹ điều chỉnh cần lại mối rồi đạp nhè nhẹ bàn đạp, tay giữ mảnh vải, mắt mẹ theo dõi thân áo đang chạy qua chạy lại dưới chấn vịt máy may. Một tay mẹ giữ mảnh vải, một tay mẹ giữ cần lại mối chỉ của máy may. Cặp kính mẹ đeo trễ xuống sống mũi. Mẹ may ba mảnh của thân áo lại ở chỗ đường ráp vai áo. Cúi nhìn đường chỉ thẳng tắp đều đều, mẹ gật gù: “Cái máy may này may đường chỉ sắc sảo, đẹp thật đó con.” Tiếp theo, mẹ ráp hai tay áo vào thân áo. Lộn chiếc áo ra mặt phải, mẹ cho máy chạy chỉ chần tay áo và sườn áo. Mẹ đo độ rộng của áo rồi cắt lá cổ. Mẹ ủi cổ áo dính vào keo lót rồi ráp cố áo. Mẹ khéo léo nối ráp cổ áo, lộn phải một cách thành thạo rồi là phẳng cổ áo một lần nữa. Bàn tay thon dài của mẹ vuốt sát mép vải, mắt mẹ nheo nheo sau làn kính trắng. Mẹ cười thích thú, gò má mẹ hồng lên, mắt mẹ sáng long lanh: “Ngày mốt là con mặc áo mới thôi vì mẹ còn đơm khuy và giặt sạch áo.” Nói đoạn, mẹ đưa áo vào chân vịt, may túi áo, lai áo. Thế là chiếc áo đã hoàn tất.
Dù thời gian eo hẹp, mẹ vẫn thu xếp để may áo cho em. Nhìn mẹ vui sướng khi ráp xong áo, mẹ đẹp lên vì nét rạng rỡ làm sáng bừng khuôn mặt, em thấy thật vui. Em ngắm nhìn chiếc áo, lòng đầy tự hào vì mẹ em rất giỏi, làm gì cũng đẹp và gọn gàng.
Em rất thích xem mẹ làm việc. Không chỉ thích xem mẹ may áo, em còn thích giúp mẹ làm những việc vặt trong nhà. Niềm vui của mẹ khi may áo cho em lắng đọng trong tim em tình yêu dạt dào của mẹ. Đó là máu thịt nuôi em khôn lớn, là hành trang cho em bước vào đời một cách vững chắc, tự tin.
Em tham khảo dàn ý nhé (Từ dàn ý này em có thể tự phát triển lời văn theo ý của mình)
1. Mở bài: Giới thiệu chung
2. Thân bài
- Nêu hoàn cảnh gặp Trương Sinh.
- Miêu tả đôi nét về hình dáng, gương mặt khi lần đầu nhìn thấy Trương Sinh: cao, gầy gò, gương mặt tiêu tụy, đầy mệt mỏi,…
- Trương Sinh kể về cuộc đời mình:
+ Khi lấy Vũ Nương.
+ Khi lên đường đi lính
+ Trương Sinh trở về và nghi ngờ vợ thất tiết, đuổi Vũ Nương đi.
+ Trương Sinh biết sự thật và ăn năn, dày vò, tự trách bản thân.
- Lời động viên của em với Trương Sinh: chăm sóc bé Đản thật tốt để chuộc lỗi lầm,…
3. Kết bài: Tổng kết vấn đề
Trong văn miêu tả , năng lực nào của người viết , người nói thường được bộc lộ rõ nhất ?
Năng lực liên tưởng , tưởng tượng
Năng lực quan sát
Năng lực hình dung , tưởng tượng
Năng lực đánh giá , nhận xét
nếu là rõ nhất thì sẽ là Năng lực liên tưởng , tưởng tượng
Để có được một bài tập làm văn đúng chuẩn đòi hỏi người viết phải có những thủ thuật viết bài hiệu quả. Không cần bạn phải giỏi văn. Chỉ cần bạn giỏi sắp xếp thì mọi bài tập làm văn lớp 6 đều quá đơn giản. Trong bài tập làm văn miêu tả người, xin hướng dẫn các bạn viết được một bài văn đạt điểm cao.
* Giới thiệu người sẽ tả:
– Đó là ai, có quan hệ như thế nào với em?
– Ấn tượng sâu sắc của em về người đó (có thể là một kỉ niệm, một đặc điểm hay một sức thu hút nào đó từ người được mêu tả đối với mình).
* Tả hình dáng:
+ Tả bao quát về tầm vóc (cao lớn hay nhỏ nhắn), tuổi tác (già hay trẻ), dáng điệu (duyên dáng, nhanh nhẹn hay chậm chạp), nghề nghiệp (bác sĩ, công nhân,…), cách ăn mặc,…
(Có thể bạn không nhất thiết phải miêu tả hết những đặc điểm đó. Chỉ cần bạn khắc họa đâm nét một vài đặc điểm là đủ rồi. Các đặc điểm khác tự người đọc sẽ hình dung. Điều quan trọng là bạn phải biết miêu tả, gợi tả chứ không phải trình bày chung chung theo kiểu mơ hồ. Để làm được điều đó nhất thiết bạn phải sử dụng nhiều tính từ miêu tử, từ láy và các biện pháp nghệ thuật (so sánh, ẩn dụ, hoán dụ, cường điệu,…)
+ Tả chi tiết: Những nét nổi bật nhất (khuôn mặt, mái tóc, đôi mắt, cái miệng, làn da, chân tay,…)
(Ở phần này bạn cần miêu tả khá tỉ mỉ bởi nó làm người đọc quan tâm. Mỗi chi tiết nên khắc họa khác biệt, có nét nỗi bậc hoặc khác thường nào đó mà mình rất ấn tượng. Bạn nên chú trọng vào những chi tiết dễ gây sự chú ý nhiều nhất như đôi mắt, mái tóc, bàn tay,…).
+ Tả hành động: ánh mắt, giọng nói, điệu cười, dáng đi, làm việc, …
(Đây là phần làm cho nhân vật trở nên sống động, chân thực trước mắt người đọc. Bạn phải luôn dùng nhiều động từ, từ láy miêu tả âm thanh, tiếng động,… Nhất là lựa chọn miêu tả nhân vật trong trạng thái làm việc mới bộc lộ hết được vẻ chân thục của họ. Việc miêu tả hành động của con người giúp người đọc phán đoán, thấu hiểu người được miêu tả sâu sắc hơn).
+ Tả tính tình, tình cảm: Tính tình của người đó như thế nào? (chất phác, vui nhộn hay dễ cáu gắt,…), cử chỉ, điệu bộ,…Cách cư xử với người khác (ân cần, chu đáo,…), việc làm bộc lộ rõ rệt đạo đức, tình cảm và tính nết của người được tả.
(Phần miêu tả tính cách khá khó đối với nhiều học sinh. Ở phần này bạn chỉ cần khắc họa một nét tính cách nào dó của người được miêu tả, có ảnh hưởng sâu sắc đối với bạn, với gia đình, người thân,… là đạt yêu cầu. Ngoài ra bạn phải miêu tả sở thích của họ. Chính sở thích ấy làm cho nhân vật trở nên khác biệt).
* Kể lại một kỉ niệm sâu sắc đáng nhớ của em và người ấy.
(Chú ý: Khi tả người, cần làm nổi bật các đặc điểm về lứa tuổi, tác phong, tính tình, hình dáng cho phù hợp với nghề nghiệp, hoàn cảnh riêng của mỗi người; cần kết hợp tả hoạt động, tính tình và đôi nét về hình dáng. Khi miêu tả chi tiết khuôn mặt hay toàn thân nên miêu tả theo thứ tự từ trên xuống dưới để đảm bải tính cấu trúc hình thể).
Cảm nghĩ cuối cùng của em về người đó (ấn tượng sâu sắc, ảnh hưởng của người đó đối với bản thân…)
cần phải quan sát kỹ người mình định tả:tuổi,vóc dáng ,đặc điểm......