Như các bạn đều đã biết, rừng là lá phổi xanh của trái đất và rừng rất quan trọng đối với cuộc sống của con người. Rừng đem đến cho chúng ta một ngôi nhà xanh, đem đến cho ta rất nhiều những nguồn lợi từ rừng và hơn thế nữa, rừng cung cấp cho chúng ta một lượng lớn khí oxi – hay còn chính là nguồn sống của mỗi con người.
Không một quốc gia nào, một con người nào có thể nói rằng, họ không cần rừng, rừng không là một tài nguyên nào cả. Bởi, đối với mỗi con người, mỗi quốc gia, hay một dân tộc nào đó thì rừng là vô giá. Nhưng liệu những thế hệ trẻ như chúng ta, lý thuyết từ sách vở chúng ta đã học quá nhiều, nhưng liệu có bao nhiêu bạn thực sự hiểu được về tầm quan trọng của rừng đối với cuộc sống của con người.
Rừng là lá phổi xanh của trái đất. Không phải tự nhiên mà ta lại nói như vậy. Như các bạn đều đã biết, cây xanh hấp thụ khí cacbonic và cung cấp khí oxi cho chúng ta. Đặc biệt là đối với tất cả các quốc gia, khi mà công nghiệp hóa, hiện đại hóa đang phát triển rất mạnh mẽ thì đi cùng với nó luôn là khói bụi từ nhà máy, từ các công trường, từ các phương tiện giao thông. Bởi vậy mà nếu ta liên tục thải khí các-bon-níc mà không có những biện pháp xử lý, thì làm cách nào để có thể có đủ lượng khí oxi cung cấp cho con người nếu không có rừng?
Rừng giúp ta ngăn lũ quét và sạt lở đất. Nếu bạn thắc mắc tại sao trên các tỉnh vùng núi thường hay có nhiều rừng phòng hộ, thì chính bởi lý do: đây chính là nơi thường ra những trận lũ quét lớn. Khi ta trồng rừng, cây sẽ bám chặt xuống đất, ngăn cho lũ khi chảy về xuôi sẽ gây ra hiện tượng sạt lở đất và với diện tích rừng phủ đầy cây xanh cũng sẽ giảm được tốc độ của dòng nước lũ khi chảy về. Và điều đó có ý nghĩa rất lớn đối với người dân.
Rừng cung cấp cho ta một tài nguyên phong phú. Rừng cung cấp cho chúng ta một lượng gỗ lớn, nếu ta biết khai thác và có những biện pháp chăm sóc đúng quy cách. Nhưng trên thực tế thì rừng của nước ta hiện nay đang lâm vào tình trạng rất đáng báo động. Tình trạng khai thác rừng trái phép với nạn lâm tặc khiến cho hàng nghìn héc-ta rừng phòng hộ, rừng đầu nguồn bị chặt phá nghiêm trọng. Cùng với đó là nạn cháy rừng hay người dân do thiếu hiểu biết mà phá rừng để làm nông cũng khiến cho diện tích rừng của nước ta bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Rừng đang bị khai thác trái phép, diện tích rừng giảm và điều chúng ta được tận mắt nhìn thấy đó chính là hậu quả nghiêm trọng, bởi nó làm thiệt hại về người, làm ảnh hưởng đến sức khỏe của con người và đặc biệt là hiệu ứng nhà kính đang tác động đến chính mỗi chúng ta. Vậy nên, chúng ta không chỉ khoanh tay đứng nhìn rừng đang bị tàn phá, hay nhìn những sự nỗi lực của các nước khác mà hơn thế nữa, chúng ta hãy cùng chung tay trồng rừng, bảo vệ rừng, bởi:”Rừng rất quan trọng đối với cuộc sống của mỗi chúng ta”.
Rừng là một hệ sinh thái mà quần xã cây rừng giữ vai trò chủ đạo trong mối quan hệ tương tác giữa sinh vật với môi trường. Rừng có vai trò rất quan trọng đối với cuộc sống của con người cũng như môi trường: cung cấp nguồn gỗ, củi, điều hòa, tạo ra oxy, điều hòa nước, là nơi cư trú động thực vật và tàng trữ các nguồn gen quý hiếm, bảo vệ và ngăn chặn gió bão, chống xói mòn đất, đảm bảo cho sự sống, bảo vệ sức khỏe của con người… Vì vậy tỷ lệ đất có rừng che phủ của một quốc gia là một chỉ tiêu an ninh môi trường quan trọng (diện tích đất có rừng đảm bảo an toàn môi trường của một quốc gia tối ưu là 45% tổng diện tích). Sự quan hệ của rừng và cuộc sống đã trở thành một mối quan hệ hữu cơ. Không có một dân tộc, một quốc gia nào không biết rõ vai trò quan trọng của rừng trong cuộc sống. Tuy nhiên, ngày nay, nhiều nơi con người đã không bảo vệ được rừng, còn chặt phá bừa bãi làm cho tài nguyên rừng khó được phục hồi và ngày càng bị cạn kiệt, nhiều nơi rừng không còn có thể tái sinh, đất trở thành đồi trọc, sa mạc, nước mưa tạo thành những dòng lũ rửa trôi chất dinh dưỡng, gây lũ lụt, sạt lở cho vùng đồng bằng gây thiệt hại nhiều về tài sản, tính mạng người dân. Vai trò của rừng trong việc bảo vệ môi trường đang trở thành vấn đề thời sự và lôi quấn sự quan tâm của toàn thế giới. Rừng giữ không khí trong lành: Do chức năng quang hợp của cây xanh, rừng là một nhà máy sinh học tự nhiên thường xuyên thu nhận CO2 và cung cấp O2.. Đặc biệt ngày nay khi hiện tượng nóng dần lên của trái đất do hiệu ứng nhà kính, vai trò của rừng trong việc giảm lượng khí CO2 là rất quan trọng. Rừng điều tiết nước, phòng chống lũ lụt, xói mòn: Rừng có vai trò điều hòa nguồn nước giảm dòng chảy bề mặt chuyển nó vào lượng nước ngấm xuống đất và vào tầng nước ngầm. Khắc phục được xói mòn đất, hạn chế lắng đọng lòng sông, lòng hồ, điều hòa được dòng chảy của các con sông, con suối (tăng lượng nước sông, nước suối vào mùa khô, giảm lượng nước sông suối vào mùa mưa). Rừng bảo vệ độ phì nhiêu và bồi dưỡng tiềm năng của đất: ở vùng có đủ rừng thì dòng chảy bị chế ngự, ngăn chặn được nạn bào mòn, nhất là trên đồi núi dốc tác dụng ấy có hiệu quả lớn, nên lớp đất mặt không bị mỏng, mọi đặc tính lý hóa và vi sinh vật học của đất không bị phá hủy, độ phì nhiêu được duy trì. Rừng lại liên tục tạo chất hữu cơ. Điều này thể hiện ở qui luật phổ biến: rừng tốt tạo ra đất tốt, và đất tốt nuôi lại rừng tốt. Nếu rừng bị phá hủy, đất bị xói, quá trình đất mất mùn và thoái hóa dễ xảy ra rất nhanh chóng và mãnh liệt. Ước tính ở nơi rừng bị phá hoang trơ đất trống mỗi năm bị rửa trôi mất khoảng 10 tấn mùn/ ha. Đồng thời các quá trình ferali, tích tụ sắt, nhôm, hình thành kết von, hóa đá ong, lại tăng cường lên, làm cho đất mất tính chất hóa lý, mất vi sinh vật, không giữ được nước, dễ bị khô hạn, thiếu chất dinh dưỡng, trở nên rất chua, kết cứng lại, đi đến cằn cỗi, trơ sỏi đá. Thể hiện một qui luật cũng khá phổ biến, đối lập hẳn hoi với qui luật trên, tức là rừng mất thì đất kiệt, và đất kiệt thì rừng cũng bị suy vong, chúng ta có thể tóm tắt như sau Điều đó đã giải thích vì sao trong việc phá rừng khai hoang trước đây ở miền đồi núi, dù đất đang rất tốt cũng chỉ được một thời gian ngắn là hư hỏng. Ngoài ra Rừng có vai trò rất lớn trong việc: chống cát di động ven biển, che chở cho vùng đất bên trong nội địa, rừng bảo vệ đê biển, cải hóa vùng chua phèn, cung cấp gỗ, lâm sản, Rừng nơi cư trú của rất nhiều các loài động vật:. Động vật rừng nguồn cung cấp thực phẩm, dược liệu, nguồn gen quý, da lông, sừng thú là những mặt hàng xuất khẩu có giá trị. Như trên chúng ta đã biết rừng có vai trò rất lớn trong việc bảo vệ môi trường. Để môi trường sống của chúng ta không bị hủy hoại thì chúng ta phải bảo vệ và phát triển trồng rừng nhiều hơn nữa. Năm nay đã được Liên hợp quốc chọn là năm quốc tế về Rừng với mục tiêu thúc đẩy sự phát triển bền vững tất cả các loại rừng, phòng chống suy thoái và tàn phá rừng. Hưởng ứng Năm quốc tế Rừng Ngày môi trường thế giới đã được Liên hợp quốc chọn là: “Rừng: giá trị cuộc sống từ thiên nhiên” nhằm nhấn mạnh tầm quan trọng của rừng đối với cuộc sống và hệ sinh thái đồng thời đưa ra cảnh báo về tình trạng phá rừng và suy thoái rừng để mỗi chúng ta nhận biết được giá trị của Rừng và hãy có hành động cụ thể vì “Bảo vệ rừng là bảo vệ cuộc sống”.
Tất cảToánVật lýHóa họcSinh họcNgữ vănTiếng anhLịch sửĐịa lýTin họcCông nghệGiáo dục công dânÂm nhạcMỹ thuậtTiếng anh thí điểmLịch sử và Địa lýThể dụcKhoa họcTự nhiên và xã hộiĐạo đứcThủ côngQuốc phòng an ninhTiếng việtKhoa học tự nhiên
Như các bạn đều đã biết, rừng là lá phổi xanh của trái đất và rừng rất quan trọng đối với cuộc sống của con người. Rừng đem đến cho chúng ta một ngôi nhà xanh, đem đến cho ta rất nhiều những nguồn lợi từ rừng và hơn thế nữa, rừng cung cấp cho chúng ta một lượng lớn khí oxi – hay còn chính là nguồn sống của mỗi con người.
Không một quốc gia nào, một con người nào có thể nói rằng, họ không cần rừng, rừng không là một tài nguyên nào cả. Bởi, đối với mỗi con người, mỗi quốc gia, hay một dân tộc nào đó thì rừng là vô giá. Nhưng liệu những thế hệ trẻ như chúng ta, lý thuyết từ sách vở chúng ta đã học quá nhiều, nhưng liệu có bao nhiêu bạn thực sự hiểu được về tầm quan trọng của rừng đối với cuộc sống của con người.
Rừng là lá phổi xanh của trái đất. Không phải tự nhiên mà ta lại nói như vậy. Như các bạn đều đã biết, cây xanh hấp thụ khí cacbonic và cung cấp khí oxi cho chúng ta. Đặc biệt là đối với tất cả các quốc gia, khi mà công nghiệp hóa, hiện đại hóa đang phát triển rất mạnh mẽ thì đi cùng với nó luôn là khói bụi từ nhà máy, từ các công trường, từ các phương tiện giao thông. Bởi vậy mà nếu ta liên tục thải khí các-bon-níc mà không có những biện pháp xử lý, thì làm cách nào để có thể có đủ lượng khí oxi cung cấp cho con người nếu không có rừng?
Rừng giúp ta ngăn lũ quét và sạt lở đất. Nếu bạn thắc mắc tại sao trên các tỉnh vùng núi thường hay có nhiều rừng phòng hộ, thì chính bởi lý do: đây chính là nơi thường ra những trận lũ quét lớn. Khi ta trồng rừng, cây sẽ bám chặt xuống đất, ngăn cho lũ khi chảy về xuôi sẽ gây ra hiện tượng sạt lở đất và với diện tích rừng phủ đầy cây xanh cũng sẽ giảm được tốc độ của dòng nước lũ khi chảy về. Và điều đó có ý nghĩa rất lớn đối với người dân.
Rừng cung cấp cho ta một tài nguyên phong phú. Rừng cung cấp cho chúng ta một lượng gỗ lớn, nếu ta biết khai thác và có những biện pháp chăm sóc đúng quy cách. Nhưng trên thực tế thì rừng của nước ta hiện nay đang lâm vào tình trạng rất đáng báo động. Tình trạng khai thác rừng trái phép với nạn lâm tặc khiến cho hàng nghìn héc-ta rừng phòng hộ, rừng đầu nguồn bị chặt phá nghiêm trọng. Cùng với đó là nạn cháy rừng hay người dân do thiếu hiểu biết mà phá rừng để làm nông cũng khiến cho diện tích rừng của nước ta bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Rừng đang bị khai thác trái phép, diện tích rừng giảm và điều chúng ta được tận mắt nhìn thấy đó chính là hậu quả nghiêm trọng, bởi nó làm thiệt hại về người, làm ảnh hưởng đến sức khỏe của con người và đặc biệt là hiệu ứng nhà kính đang tác động đến chính mỗi chúng ta. Vậy nên, chúng ta không chỉ khoanh tay đứng nhìn rừng đang bị tàn phá, hay nhìn những sự nỗi lực của các nước khác mà hơn thế nữa, chúng ta hãy cùng chung tay trồng rừng, bảo vệ rừng, bởi:”Rừng rất quan trọng đối với cuộc sống của mỗi chúng ta”.
Rừng là một hệ sinh thái mà quần xã cây rừng giữ vai trò chủ đạo trong mối quan hệ tương tác giữa sinh vật với môi trường. Rừng có vai trò rất quan trọng đối với cuộc sống của con người cũng như môi trường: cung cấp nguồn gỗ, củi, điều hòa, tạo ra oxy, điều hòa nước, là nơi cư trú động thực vật và tàng trữ các nguồn gen quý hiếm, bảo vệ và ngăn chặn gió bão, chống xói mòn đất, đảm bảo cho sự sống, bảo vệ sức khỏe của con người… Vì vậy tỷ lệ đất có rừng che phủ của một quốc gia là một chỉ tiêu an ninh môi trường quan trọng (diện tích đất có rừng đảm bảo an toàn môi trường của một quốc gia tối ưu là 45% tổng diện tích). Sự quan hệ của rừng và cuộc sống đã trở thành một mối quan hệ hữu cơ. Không có một dân tộc, một quốc gia nào không biết rõ vai trò quan trọng của rừng trong cuộc sống. Tuy nhiên, ngày nay, nhiều nơi con người đã không bảo vệ được rừng, còn chặt phá bừa bãi làm cho tài nguyên rừng khó được phục hồi và ngày càng bị cạn kiệt, nhiều nơi rừng không còn có thể tái sinh, đất trở thành đồi trọc, sa mạc, nước mưa tạo thành những dòng lũ rửa trôi chất dinh dưỡng, gây lũ lụt, sạt lở cho vùng đồng bằng gây thiệt hại nhiều về tài sản, tính mạng người dân. Vai trò của rừng trong việc bảo vệ môi trường đang trở thành vấn đề thời sự và lôi quấn sự quan tâm của toàn thế giới. Rừng giữ không khí trong lành: Do chức năng quang hợp của cây xanh, rừng là một nhà máy sinh học tự nhiên thường xuyên thu nhận CO2 và cung cấp O2.. Đặc biệt ngày nay khi hiện tượng nóng dần lên của trái đất do hiệu ứng nhà kính, vai trò của rừng trong việc giảm lượng khí CO2 là rất quan trọng. Rừng điều tiết nước, phòng chống lũ lụt, xói mòn: Rừng có vai trò điều hòa nguồn nước giảm dòng chảy bề mặt chuyển nó vào lượng nước ngấm xuống đất và vào tầng nước ngầm. Khắc phục được xói mòn đất, hạn chế lắng đọng lòng sông, lòng hồ, điều hòa được dòng chảy của các con sông, con suối (tăng lượng nước sông, nước suối vào mùa khô, giảm lượng nước sông suối vào mùa mưa). Rừng bảo vệ độ phì nhiêu và bồi dưỡng tiềm năng của đất: ở vùng có đủ rừng thì dòng chảy bị chế ngự, ngăn chặn được nạn bào mòn, nhất là trên đồi núi dốc tác dụng ấy có hiệu quả lớn, nên lớp đất mặt không bị mỏng, mọi đặc tính lý hóa và vi sinh vật học của đất không bị phá hủy, độ phì nhiêu được duy trì. Rừng lại liên tục tạo chất hữu cơ. Điều này thể hiện ở qui luật phổ biến: rừng tốt tạo ra đất tốt, và đất tốt nuôi lại rừng tốt. Nếu rừng bị phá hủy, đất bị xói, quá trình đất mất mùn và thoái hóa dễ xảy ra rất nhanh chóng và mãnh liệt. Ước tính ở nơi rừng bị phá hoang trơ đất trống mỗi năm bị rửa trôi mất khoảng 10 tấn mùn/ ha. Đồng thời các quá trình ferali, tích tụ sắt, nhôm, hình thành kết von, hóa đá ong, lại tăng cường lên, làm cho đất mất tính chất hóa lý, mất vi sinh vật, không giữ được nước, dễ bị khô hạn, thiếu chất dinh dưỡng, trở nên rất chua, kết cứng lại, đi đến cằn cỗi, trơ sỏi đá. Thể hiện một qui luật cũng khá phổ biến, đối lập hẳn hoi với qui luật trên, tức là rừng mất thì đất kiệt, và đất kiệt thì rừng cũng bị suy vong, chúng ta có thể tóm tắt như sau Điều đó đã giải thích vì sao trong việc phá rừng khai hoang trước đây ở miền đồi núi, dù đất đang rất tốt cũng chỉ được một thời gian ngắn là hư hỏng. Ngoài ra Rừng có vai trò rất lớn trong việc: chống cát di động ven biển, che chở cho vùng đất bên trong nội địa, rừng bảo vệ đê biển, cải hóa vùng chua phèn, cung cấp gỗ, lâm sản, Rừng nơi cư trú của rất nhiều các loài động vật:. Động vật rừng nguồn cung cấp thực phẩm, dược liệu, nguồn gen quý, da lông, sừng thú là những mặt hàng xuất khẩu có giá trị. Như trên chúng ta đã biết rừng có vai trò rất lớn trong việc bảo vệ môi trường. Để môi trường sống của chúng ta không bị hủy hoại thì chúng ta phải bảo vệ và phát triển trồng rừng nhiều hơn nữa. Năm nay đã được Liên hợp quốc chọn là năm quốc tế về Rừng với mục tiêu thúc đẩy sự phát triển bền vững tất cả các loại rừng, phòng chống suy thoái và tàn phá rừng. Hưởng ứng Năm quốc tế Rừng Ngày môi trường thế giới đã được Liên hợp quốc chọn là: “Rừng: giá trị cuộc sống từ thiên nhiên” nhằm nhấn mạnh tầm quan trọng của rừng đối với cuộc sống và hệ sinh thái đồng thời đưa ra cảnh báo về tình trạng phá rừng và suy thoái rừng để mỗi chúng ta nhận biết được giá trị của Rừng và hãy có hành động cụ thể vì “Bảo vệ rừng là bảo vệ cuộc sống”.