Bánh khúc là một đặc sản của quê hương tác giả Tạ Duy Anh .Dựa vào cách miêu tả,giới thiệu bánh khúc,em hãy viết đoạn văn từ 4-5 câu giới thiệu một đặc sản quê em.(câu này các bạn có thể mở trên mạng đọc nhé vì là của lớp 5 mà)
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Nếu có đến Hải Dương quê em, không ai không thể không mua những hộp bánh đậu xanh về làm quà.
Đậu xanh nguyên chất Nguyên Hương
Dùng làm quà biếu người thương ông bà.
Bánh đậu xanh là đặc sản nổi tiếng nhất trong các đặc sản của quê hương em. Có nhiều loại bánh đậu xanh nhưng bánh đậu xanh Nguyên Hương vẫn được mọi người ưa chuộng nhất.
Bánh đậu xanh Nguyên Hương là thứ bánh giản dị nhưng làm ra nó cũng rất công phu. Nguyên liệu làm bánh gồm: bột đậu xanh, đường, mỡ và chút hương liệu. Hạt đậu xanh dùng làm bánh không thể lấy ở vùng nào cũng được. Ruột hạt đậu phải có màu vàng sáng. Đường phải ở dạng hạt to nhưng khi tái kết tinh phải ở dạng cực nhỏ. Mỡ lợn phải là loại mỡ thăn mới thơm ngon.
Bánh làm từ một đến bảy ngày chỉ mới thơm dịu, màu vàng sáng, cầm nặng tay, dễ vỡ, độ tan kém, ăn chưa được ngon. Sau tám đến hai mươi ngày, bánh mới thơm mùi đặc trưng, màu vàng sẫm, cầm vừa tay, không vỡ, đỗ tơi cao, ăn ngon nhất. Bánh thơm ngon tinh khiết, đậm đà tình nghĩa quê hương, tôn vinh thêm đạc sản Hải Dương.
Đấy là mới nói về chất lượng của bánh. Còn bao bì đóng gói cũng được các nghệ nhân chú trọng, giúp bánh được giữ nguyên hương vị, có thể cùng khách đường xa vượt qua những dặm đường dài. Nhãn hiệu Nguyên Hương đẹp, nổi bật, hấp dẫn và vô cùng ấn tượng với mọi khách hàng.
Nguyên Hương không chỉ là tên gọi thân thương, gần gũi với người Hải Dương mà đã, đang và sẽ là của cả Việt Nam và thế giới.
Quê hương Bắc Giang tôi nổi tiếng với nghề làm bánh đa Thổ Hà.Để làm được một chiếc bánh đa ngon những người con nơi đây đã phải gắng sức lm nhiều giai đoạn mới nên 1 chiếc bánh đầy đặn. Bánh đa quê tôi thường có một đặc trưng nổi bật đó là chiếc bánh đa luôn dày đặn, phía trên mặt bánh luôn được tưới lên 1 chút nước cốt dừa thơm ngon và pha chút hạt lạc nhỡ nhỡ. Tất cả tạo nên 1 mùi vị hấp dẫn vừa thơm vừa ngon ,ăn lại càng thấy nhớ.
Đề a: (Ninh Xá, Thuận Thành, Bắc Ninh)
Dọc trên con đường quốc lộ chạy từ Cầu Hồ - Thuận Thành đi Hải Dương đâu đâu cũng thấy biển hiệu nem Bùi bán buôn và bán lẻ, nhiều người mua xong bóc một cái mang vào quán bia ăn thử. Thật thú vị khi trong những ngày hè oi bức có được đôi ba cốc bia ngồi nhâm nhi với chiếc nem Bùi thơm ngon, ăn cùng lá sung, lá đinh lăng chấm tương ớt.
Nem Bùi được khai sinh ở làng Bùi, xã Ninh Xá, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh. Ra đời gần 100 năm, món ăn đặc sản vùng Kinh Bắc đã trải qua bao thăng trầm, đến hôm nay ông Đối tự hào tâm sự: “Ngoại trừ nem Phùng (Hà Tây cũ) có nét khá giống với nem Bùi, miền Nam, miền Trung hay chính vùng Bắc bộ này cũng không nơi đâu có nem Bùi như quê tôi”.
Nem Bùi sử dụng trong ngày là ngon nhất, nếu bảo quản trong tủ lạnh thì được 2-3 ngày, nếu nem được đóng gói trong túi nilông sau đó hút chân không thì để được lâu hơn. So với thu nhập ở vùng nông thôn và so với những nghề khác thì nem Bùi đem lại nguồn lợi khá cao cho người làm nghề. Nhưng để làm ra những chiếc nem Bùi, người làm nghề cũng rất vất vả.
Để làm nem phải lấy nguyên phần hông con lợn. Phần thịt nạc và thịt mỡ để sống, chỉ riêng phần bì là luộc chín rồi thái nhỏ tất cả, nêm gia vị tỏi ớt, bột ngọt trộn đều với thính nóng, sau đó để chín thịt, tiếp đến nắm chặt nem thành quả nhỏ bọc trong lá chuối.
Ngày nào cũng phải dậy từ 2-3h sáng để lấy thịt từ chợ về, làm liên tục đến khoảng 7-8h. Làm xong phải đi giao hàng ngay, hiếm thấy gia đình nào làm nem vào buổi trưa và chiều trừ khi khách đặt hàng lấy ngay lúc đó.
Đề c
Bài làm
Đã rất lâu rồi em không có dịp về thăm quê nội. Hôm nay, sau một năm học vất vả, em được bố mẹ thưởng một chuyến về quê chơi. Chao ôi! Quê em đổi mới nhiều quá!
Từ xa nhìn lại quê hương em như một bức tranh nhiều màu sắc. Đến gần là rặng tre làng, cánh đồng lúa,... Đứng lên trần nhà bà nội, em phóng tầm mắt nhìn dòng sông Đáy hiền hoà chảy quanh năm. Những trưa hè nóng bức, chúng em thường lội xuống dòng sông để rửa chân, tay và tắm mát. Dòng nước như ôm những đứa con vào lòng. Đông vui và tấp nập nhất là lúc 6 - 7 giờ sáng. Lúc đó là các bạn học sinh đi học, các bác đi làm và các cô đi chợ trên chiếc cầu phao bằng gỗ nối từ bờ sông này sang bờ sông kia. Ở dưới sông, tàu bè xuôi ngược. Trước mặt em là cánh đồng lúa. Từ xa cánh đồng như một tấm thảm màu xanh, lác đác có vài bác nông dân đi thăm lúa. Ra về, ai cũng khen lúa năm nay tốt thật. Em nghe bà kể rằng: "Xưa kia cánh đồng lúa này mọc toàn cỏ, một sào chỉ thu hoạch được gần một tạ thế mà giờ đây một sào có thể thu hoạch được ba tạ thóc. Phía bên phải em là những dãy núi, dãy núi này chồm lên dãy nọ. Những cây mọc quanh sườn núi trông xanh mượt. Em xuống dưới nhà, chỉ cần bước qua khỏi cổng là đã đứng trên con đường làng. Mẹ em nói: "Con đường này trước đây còn là đường đất, khi trời đổ mưa thì đường lầy lội, trơn như đổ mỡ và có rất nhiều ổ gà. Ngày ấy, mẹ đi học toàn bị ngã, nước bắn bẩn hết quần áo, phải về nhà thay". Thế mà giờ đây được sự quan tâm của xã, con đường làng em đã được khoác trên mình một tấm áo bê tông.
Hai bên đường trước dãy là những ngôi nhà mái tranh vách đất, cứ lúc mưa là lại bị dột. Ngày ấy cũng chưa có điện, cứ đến chập tối là thắp đèn dầu và đóng cửa ở trong nhà, ngại sang nhà hàng xóm chơi vì trời tối quá. Thế mà giờ đây hai bên đường san sát những ngôi nhà hai tầng mọc lên. Đèn điện được thắp sáng trưng. Những cột giàn ăng ten dựng lên cao ngất. Chắc hẳn ở khắp các miền quê trên đất nước ta, có rất nhiều nơi có cảnh đẹp và sự đổi mới giống như quê em
Quê hương nếu ai không nhớ
Sẽ không lớn nổi thành người
Câu hát trên cứ văng vẳng bên tai. Em nghĩ lớn lên dù có đi đâu xa, em cũng không thể quên nơi chôn rau, cắt rốn. Hiện nay, đang ngồi trên ghế nhà trường em nghĩ sẽ học tập giỏi để mai này lớn lên, xây dựng quê hương em ngày càng giàu đẹp, để không phụ công lao dưỡng dục của cha mẹ và thầy cô.
bài làm
Em sinh ra và lớn lên ở xã Quang Lịch một làng quê thanh bình, yên ả.
Trong làng quê nhộn nhịp ấy, đã có một điều làm chô nhiều người buồn chán vì những con đường nhiều đá gạch , rác thải bừa bãi . Nhưng giờ đây những con đường ấy đã phủ lên một lớp bê tông êm ả , rác thải đã hạn chế.
Một điều nổi bật nữa oqr xã Quang Lịch làphát triển trồng cây .Ngày xưa người dân chỉ trồng lúa , giờ đây toàn xã đã biết trồng cây xanh,cây ăn quả giúp ích cho đời sống.
Ở xã Quang Lịch 100%người dân đã có điện để dùng . Trời tối khi ra đường đèn điện sáng như sao xa.Giúp con người ko bị cận thị .
Em rất yêu quý quê hương em , em hứa sẽ học thật giỏi để giúp quê hương trở nên văn minh hiện đại hơn.
mk tự viét nhé ko tin hỏi goole
Lễ hội Ling Ông ở Quảng Ngãi này được tổ chức tại miếu và lăng thờ cá Ông. Vào ngày diễn ra hội lăng cá Ông được ngư dân nơi đây trang trí rất hoành tráng, tất cả tàu thuyền sẽ không ra khơi và mọi gia đình ngư dân đều làm lễ cúng cá Ông và treo đèn lồng vào ban đêm. Nghi lễ cúng cá Ông gồm có: Lễ nghinh Ông, lễ túc yết, chánh lễ và nhiều trò chơi hấp dẫn như đấu vật, hát bội, kéo co, đua thuyền, lắc thúng, đua cà kheo... Đây là lễ hội đặc sắc của du lịch Quảng Ngãi và cũng là cơ hội để du khách có cơ hội tìm hiểu nét văn hóa.
Hiện nay, trên các trang mạng xã hội như Youtube, Facebook, Instagram,… có rất nhiều video nói về đặc điểm quê hương em.
Vào những dịp lễ tết, quê em thường tổ chức chơi ném còn. Trò chơi tuy chỉ diễn ra trong một buổi, một ngày nhưng thường rục rịch chuẩn bị từ cả tháng trước đó.
Để chơi ném còn, thì cần chuẩn bị hai phần cơ bản đó là quả còn và cây nêu. Những quả còn sẽ do các cô gái may vá, còn cây nêu sẽ do đám trai làng chuẩn bị. Trước hết là về cây nêu. Thường mỗi làng sẽ có một bãi đất trống lớn để tổ chức các hoạt động tập thể. Câu nêu sẽ được dựng ở chính giữa đó. Cây nêu được làm từ các thân tre cao từ 15 đến 20 mét, dựng thẳng ở giữa sân. Thân cây nêu được quấn quanh bởi hai màu đỏ và vàng. Nghe các cụ trong làng bảo, màu vàng tượng trưng cho mặt trăng, màu đỏ tượng trưng cho mặt trời. Trên ngọn cây nêu là một vòng tròn rỗng, được trang trí bằng các dây tua rua nhiều màu sặc sỡ. Vừa giúp tăng vẻ đẹp, lại vừa giúp dễ nhận diện vị trí của vòng tròn. Tiếp theo là quả còn. Quả còn được may từ nhiều mảnh vải khác nhau, mỗi mảnh có mỗi màu sắc riêng, chắp với nhau tạo thành các múi vuông gắn liền vào nhau. Để trang trí thêm cho những quả còn, người ta chắp thêm vào nhiều sợi dây tua rua sặc sỡ. Giúp quả còn của bản thân trở nên đặc sắc hơn. Công đoạn may quả còn này thường diễn ra cả tháng trời trước khi lễ hội diễn ra.
Cách chơi ném còn thì vô cùng đơn giản. Người chơi chia thành các đội nhỏ để thi đấu với nhau. Đến lượt của ai, thì người đó cầm phần dây, xoay tròn quả còn rồi ném lên, sao cho qua được vòng tròn trên ngọn cây nêu thì sẽ thắng. Tuy đơn giản như vậy, nhưng trò chơi này vẫn thực sự hấp dẫn đối với mọi người. Khi chơi, những người ở bên ngoài sẽ vây xem và cổ vũ cho đội thi, tạo nên không khí vui tươi, rộn rã. Trai gái ăn mặc thật xinh đẹp, cùng nhau ném còn trong tiết trời xuân ấm áp. Còn gì vui bằng! Điều thực sự làm nên niềm vui của ngày Tết quê em, chính là những buổi hội chơi ném còn. Nó diễn ra trong sự hồ hởi, mong chờ, vui thích của người dân. Mọi người tham gia trò chơi, nhưng vui mới là chính, còn chuyện thắng thua chỉ xếp vào bên lề.Hiện nay, các hoạt động ngày lễ tết ngày càng phong phú và đa dạng hơn. Nhưng trò chơi ném còn vẫn là một nét đặc sắc văn hóa không thể nào xóa nhòa được. Chừng nào xuân còn thắm trên nương lúa, khi đó người làng em còn chơi ném còn.
Thứ tự đúng : b – a – d - c
b) Một chú chim gáy sà xuống chân ruộng vừa gặt.
a) Cổ chú điểm những đốm cườm trắng rất đẹp.
d) Chú nhẩn nha nhặt thóc rơi bên từng gốc đa.
c) Thỉnh thoảng, chú cất tiếng gáy “cúc cù … cu”, làm cho cánh đồng quê yên ả.
Mỗi nơi trên đất nước ta đều có những đặc sản , món ăn riêng. Những món ăn đó đều mang những nét đẹp truyền thống , không có món ăn nào giống nhau cả. Quê hương tôi ở Hưng Yên nghe cái tên có vẻ ai cũng nghĩ nó chỉ là một vùng quê không được đẹp nhưng các bạn đã sai khi đã nghĩ như vậy. Nơi đây phong cảnh rất đẹp từ con người đến thiên nhiên. Với những bãi ngô đang bắt đầu vào mùa,....Rất nhiều những thứ thú vị và hay nhưng đâu ai biết đặc sản ở đây. Nơi đây có nhãn lồng, bạn đã thưởng thức hương vị của nó chưa. Nhãn lồng bên trong có cùi dầy.Về kích thước: Quả nhãn lồng thường có kích thước khá đều nhau. Cùi và hạt nhãn: Cùi nhãn lồng Hưng Yên dày và khô, còn cùi nhãn Trung Quốc dày nhưng nhiều nước. Đặc biệt, cùi nhãn lồng có hai dẻ xếp rất khít nhau - đây là đặc điểm mà chỉ riêng nhãn lồng Hưng Yên mới có. Trên mặt ngoài cùi nhãn lồng Hưng Yên hình thành các nếp nhăn, các múi bóng nhẵn hạt nâu đen, độ bám giữa cùi và hạt, cùi và vỏ yếu. Hương vị rất tuyệt, mới nhắc đến thôi tôi đã cảm thấy rất muốn thưởng thức nó rồi. Phong cảnh thật đẹp và cả nhãn lồng hương vị tôi yêu.
Làng Diềm là tên gọi nôm của thôn Viêm Xá, xã Hòa Long, thành phố Bắc Ninh. Là ngôi làng cổ có đền thờ Đức Vua Bà, thuỷ tổ quan họ, từ lâu nơi đây đã trở thành điểm hẹn của du khách gần xa mỗi khi muốn lắng nghe và tìm hiểu câu ca quan họ. Nhưng không chỉ có vậy, những ai có dịp đến đây, tất thảy đều không thể quên được món bánh khúc bình dị, thảo thơm của vùng quê Kinh Bắc.
Rau khúc có hình dáng bên ngoài như cỏ dại với màu lá xanh bàng bạc, phủ lớp phấn trắng bên trên. Để làm nên những chiếc bánh có hương khúc đặc trưng, cây được chọn phải nhỏ bản, dày bụ và đã ra hoa. Có nơi người ta phơi khô lá khúc, nghiền bột để dùng khi hết mùa rau, tuy nhiên, thơm hơn cả là rau khúc tươi.Chẳng thể nhớ bánh khúc làng Diềm có từ khi nào, chỉ biết vào những ngày lễ tết, hội hè, rằm hay mùng một, bánh mới được làm để mời họ hàng, quan khách. Tên bánh xuất phát từ chính loại cây làm nên nó – rau khúc. Có điều lạ là người làng Diềm không trồng mà thu hái rau khúc tự mọc ven các bãi đất trống, đất bồi ven sông, ven ruộng, bởi muốn trồng thì rau cũng tự lụi, không thu hoạch được.
Hiện là đầu mùa rau khúc nên vào thời gian này bạn đến với làng Diềm sẽ được người dân ở đây thiết đãi những chiếc bánh khúc thơm hương nóng hổi. Quy trình làm một chiếc bánh khúc không mất quá nhiều thời gian nên mỗi khi khách đến nhà, người làng Diềm mới bắt tay vào làm bánh.
Rau khúc sau khi hái về được rửa sạch, băm nhỏ rồi luộc sôi, bỏ nước, chỉ lấy phần rau chín. Sau đó đem giã nhuyễn với bột gạo tẻ Kháng Dân để làm vỏ bánh. Sở dĩ người làng Diềm sử dụng loại gạo này vì nó đủ độ kết dính và không quá dẻo. Từ hai màu trắng – xanh của bột và rau khúc, theo nhịp giã nhịp nhàng nắm bột mịn chuyển màu xanh nhạt đều mịn.
Nhân bánh khúc làng Diềm có nhiều nét giống với bánh chưng như đỗ xanh đồ chín giã nhỏ, hạt tiêu thơm phức và thịt ba chỉ thái nhỏ, chỉ khác cho thêm chút tóp mỡ băm nhỏ trộn đỗ xanh để tăng vị béo ngậy khi ăn. Công đoạn gây hứng thú nhất với du khách có lẽ là tham gia nặn bánh. Bạn sẽ được các cô các chị ở đây hướng dẫn véo nắm bột nhỏ, dàn đều và mỏng rồi gắp nhân bỏ vào giữa, nặn tròn hoặc hình tai voi tùy thích. Dù nặn thế nào thì quan trọng nhất vẫn là vỏ phải mỏng đều và không bị lộ nhân.
Bánh nặn xong được xếp ra mâm, chờ nước sôi rồi bỏ vào nồi hấp như đồ xôi, nếu thích lúc này có thể rắc lớp gạo nếp đã ngâm kỹ thành lớp áo bánh bên ngoài. Tuy nhiên, bánh khúc làng Diềm mời khách đến chơi thường hấp không để thấy được lớp áo màu xanh thẫm đặc trưng rau khúc.
Thưởng thức bánh khi còn nóng hổi là thơm ngon nhất. Lúc này lớp vỏ bánh bóng mọng bốc hơi nghi ngút, khách vừa thổi vừa ăn để cảm nhận hương thơm, bùi của lá khúc cùng vị ngậy béo của nhân đỗ thịt. Chiếc bánh khúc dường như là sự kết hợp hoàn hảo các sản vật đặc trưng của làng Diềm, mang đến hương vị độc đáo, hấp dẫn không dễ gì trộn lẫn.
Với nhiều loại bánh khác, người ăn có thể dùng một hai cái đã cảm thấy ngán nhưng với bánh khúc làng Diềm, ăn đến 4-5 chiếc mà vẫn thòm thèm, luyến tiếc. Bởi thế, không ít người ăn xong phải mua thêm để làm quà và ăn dần khi nhớ. Bánh hấp xong để nguội có thể cất trong tủ lạnh trong vòng một tháng, khi ăn đem hấp lại hương thơm như vẫn nguyên vẹn