Viết một đoạn văn kể về một người phụ nữ nhân hậu mà em biết.
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
trong những người em từng gặp đến nay ,người có lòng nhân hậu nhất là bà em .
Hiện nay, ở miền Trung đang có lũ lụt rất lớn đã cướp mất của cải và đất hoa màu. Để chia sẻ với những người dân miền Trung, sau đây, em xin kể một câu chuyện nói về điều đó. Câu chuyện như sau:
Một buổi tối, khi hai mẹ con đang xem ti vi thì cái Hoa thốt lên:
- Mẹ ơi, miền Trung khổ thật, mẹ nhỉ!
- Ừ, con có biết rằng bây giờ, miền Trung đang chịu đựng một thiệt thòi rất lớn không?
- Con biết chứ. À, mẹ ơi! Ngày mai, mẹ cho con ăn cơm rang nhé, con không ăn phở nữa đâu. Con dành tiền cho người dân miền Trung cơ!
- Thôi, con thích ăn phở thì cứ ăn đi, còn con thích ủng hộ bao nhiêu thì mẹ cho.
Nhưng cái Hoa vẫn một mực không chịu:
- Con thích tự mình ủng hộ chứ không phải mẹ cho tiền như thế đâu!
Hình như câu nói đó đã làm mẹ nó phải động lòng.
Bỗng mẹ ôm chầm lấy cái Hoa, nói:
- Ôi,con gái của mẹ có trái tim nhân hậu quá! Thôi, được rồi, con muốn thế nào thì mẹ sẽ chiều.
Cái Hoa tươi cười:
- Con cảm ơn mẹ ạ!
Câu chuyện nhỏ ở trên có làm trái tim bạn,suy nghĩ của bạn ngân rung lên không, dẫu là rất khẽ thôi?
Khi xem ti vi, đọc báo, khi nhìn thấy cảnh miền Trung phải chống chọi với lũ, hẳn ai cũng quặn lòng đau xót. Nhưng sao ở chỗ này, chỗ kia vẫn có những đồng tiền bị tiêu xài phung phí. Hãy một lần lắng nghe trái tim ta để chia sẻ thêm một chút nữa, để ta được trong sáng, đẹp đẽ với tuổi thơ, cái tuổi thơ mà ai cũng đáng có được.
Hiện nay, ở miền Trung đang có lũ lụt rất lớn đã cướp mất của cải và đất hoa màu. Để chia sẻ với những người dân miền Trung, sau đây, em xin kể một câu chuyện nói về điều đó. Câu chuyện như sau:
Một buổi tối, khi hai mẹ con đang xem ti vi thì cái Hoa thốt lên:
- Mẹ ơi, miền Trung khổ thật, mẹ nhỉ!
- Ừ, con có biết rằng bây giờ, miền Trung đang chịu đựng một thiệt thòi rất lớn không?
- Con biết chứ. À, mẹ ơi! Ngày mai, mẹ cho con ăn cơm rang nhé, con không ăn phở nữa đâu. Con dành tiền cho người dân miền Trung cơ!
- Thôi, con thích ăn phở thì cứ ăn đi, còn con thích ủng hộ bao nhiêu thì mẹ cho.
Nhưng cái Hoa vẫn một mực không chịu:
- Con thích tự mình ủng hộ chứ không phải mẹ cho tiền như thế đâu!
Hình như câu nói đó đã làm mẹ nó phải động lòng.
Bỗng mẹ ôm chầm lấy cái Hoa, nói:
- Ôi,con gái của mẹ có trái tim nhân hậu quá! Thôi, được rồi, con muốn thế nào thì mẹ sẽ chiều.
Cái Hoa tươi cười:
- Con cảm ơn mẹ ạ!
Câu chuyện nhỏ ở trên có làm trái tim bạn,suy nghĩ của bạn ngân rung lên không, dẫu là rất khẽ thôi?
Khi xem ti vi, đọc báo, khi nhìn thấy cảnh miền Trung phải chống chọi với lũ, hẳn ai cũng quặn lòng đau xót. Nhưng sao ở chỗ này, chỗ kia vẫn có những đồng tiền bị tiêu xài phung phí. Hãy một lần lắng nghe trái tim ta để chia sẻ thêm một chút nữa, để ta được trong sáng, đẹp đẽ với tuổi thơ, cái tuổi thơ mà ai cũng đáng có được
Một trong những nữ tướng mà em ngưỡng mộ nhất chính là Bà Triệu - Triệu Thị Trinh. Bà Triệu Thị Trinh còn được gọi là Triệu Trinh Nương, sinh ngày 2/10/226 tại miền núi Quan Yên, quận Cửu Chân, nay thuộc huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa.
Từ nhỏ, bà đã tỏ ra là người mạnh mẽ, thông minh, tài sắc khác thường. Đến tuổi trưởng thành bà cùng anh là Triệu Quốc Đạt chiêu mộ trai tráng, tập hợp quân sĩ dấy binh khởi nghĩa ở đất Quan Yên, được dân chúng khắp vùng nô nức tham gia. Từ miền đất Quan Yên, Bà Triệu cùng nghĩa quân vượt sông Chu tiến về ngàn Nưa, sau đó vượt sông Mã ra Bồ Điền. Sau đó, nghĩa quân nhanh chóng thu phục được các thành, ấp ở quận Cửu Chân và một số vùng của quận Giao Chỉ. Cuộc khởi nghĩa lan rộng như vũ bão và làm “ Chấn động Giao Châu” lúc bấy giờ.
Năm 248, Ngô Triều phải phái Lục Dận đem theo tám nghìn quân tinh nhuệ để đàn áp cuộc khởi nghĩa của Bà Triệu. Do lực lượng nghĩa quân còn non trẻ, không đủ sức chống lại một đạo quân lớn hơn mình gấp bội. Nên trong một trận huyết chiến với quân thù, trước thế mạnh và mưu kế hiểm độc, đê hèn của giặc, bà Triệu đã tuẫn tiết ở núi Tùng, xã Phú Điền, huyện Hậu Lộc vào năm 248 khi bà chỉ mới 22 tuổi. Bà Triệu là một nữ anh hùng thực sự của đất nước ta với sự dũng cảm, can trường của mình.
Cô của hai anh em thằng Giang, thằng Quỳ được bà con làng xóm gọi là Cô Ba Chìa.
Hai anh em nó mồ côi cả bố và mẹ. Cô nó nuôi hai anh em nó từ ngày tấm bé. Đi thanh niên xung phong 11 năm ở Trường Sơn, sau năm 1975 trở về quê, cô quá lứa lỡ thì, lại hay bị đau ốm nên không đi lấy chồng, ở vậy nuôi hai đứa cháu nhỏ mồ côi.
Cô Ba Chìa nay đã 46 tuổi, người gầy đen. Cô búi tóc. Mái tóc đã điểm bạc. Cô có đôi mắt rất sáng, giọng nói nhỏ nhẹ, dịu dàng. Ngoài tiền lương trợ cấp ít ỏi, cô trồng rau và bán rau để nuôi hai cháu ăn học.
Cái quần đen, cái áo màu xanh đã bạc sờn, khi nào gặp, em cũng thấy cô Ba Chìa ăn mặc mộc mạc như thế. Cô thức khuya dậy sớm trồng rau, gánh rau ra chợ bán. Cô rất thương hai cháu. Cứ đến ngày rằm hằng tháng, cô Ba Chìa lại cho mỗi đứa 10.000 đồng để “nuôi lợn nhựa”. Đầu năm học, dịp tết, cô mua sắm sách vở mới, cặp, ba lô mới, giày dép mới, mũ mới cho hai cháu.
Thằng Giang học lớp Ba, thằng Quỳ học lớp Hai. Cả hai đứa đều là học sinh giỏi, cháu ngoan Bác Hồ. Hai anh em nó thường đến nhà tôi chơi, rủ tôi đi học. Bà tôi khen hai anh em thằng Giang, thằng Quỳ ngoan. Bà tôi nói với bố mẹ tôi: “Cô Ba Chìa phúc đức quá! Sao lại có người đàn bà tốt thế!”.
Mẹ kính yêu của con, mẹ biết không? Ở lớp học, cô giáo có phát động cuộc thi viết thư cho mẹ và con muốn nhờ bức thư này để nói lên tình cảm của con dành cho mẹ.
Con biết hằng ngày mẹ rất bận rộn, với nhiều công việc đang đợi mẹ. Vào buổi sáng, mẹ phải dậy sớm để đưa con ra xe buýt đến trường rồi mới đi làm. Buổi chiều về, mẹ phải đi chợ, nấu ăn cho cả gia đình, kèm con học bài, chơi với con rồi ru cho con ngủ. Mỗi khi con bị ốm, mẹ thức trắng cả đêm bên cạnh con kiểm tra nhiệt độ, giúp con hạ nhiệt, vỗ về cho con dễ đi vào giấc ngủ.
Khi mùa hè đến, mẹ sẽ cho con đi rất nhiều nơi và dạy con hiểu về những bài học của cuộc sống. Con nhớ nhất là kỷ niệm đi chơi ở Sapa cùng mẹ. Con và mẹ đi đến bản nghèo, gặp gỡ và nói chuyện với các bạn nhỏ. Nhờ vậy, con biết mình đang được hưởng một cuộc sống đầy đủ và hạnh phúc. Sau chuyến đi, con tự nhủ mình phải học hành chăm chỉ, trở thành người có ích và giúp đỡ những người nghèo, gặp khó khăn.
Và nhân ngày 8/3, không món quà nào quan trọng hơn tấm lòng thành, nên con xin chúc mẹ luôn luôn xinh đẹp, hạnh phúc và có sức khỏe dồi dào để chăm lo cho gia đình của mình, đặc biệt là phải yêu thương con nhiều hơn nữa mẹ nhé. Con yêu mẹ rất nhiều.
Ngày xưa, không rõ vào thời nào, ở xã Nam Mẫu thuộc tỉnh Bắc Cạn, người ta mở hội cúng Phật để cầu phúc. Bỗng xuất hiện một bà lão ăn xin, thân thể gầy còm như que sậy, lại còn bị lở lói như người bị bệnh hủi. Đi đến đâu bà cũng bị xua đuổi.
May sao, bà gặp được hai mẹ con bà goá vừa đi chợ về. Hai mẹ con thương tình đưa cụ về nhà, lấy cơm cho ăn rồi nghỉ lại. Khuya hôm ấy, hai mẹ con bà goá chợt tỉnh dậy, thấy chỗ của bà lão ăn xin sáng rực lên. Một con giao long to lớn đang cuộn mình, đầu gác lên xà nhà, đuôi thò xuống đất. Hai mẹ con rụng rời kinh hãi, đành nằm im phó mặc cho số phận. Sáng hôm sau tỉnh dậy, họ không thấy giao long đâu. Trên giường vẫn là bà cụ ăn xin. Khi sửa soạn ra đi bà nói "vùng này sắp có lụt lớn, ta cho hai mẹ con chị gói tro này, nhớ rắc xung quang nhà mới tránh được nạn". Người mẹ liền hỏi: "Thưa cụ, vậy làm thế nào để cứu được mọi người khỏi chết chìm?" Bà cụ nhặt một hạt thóc cắn vỡ làm đôi đưa cho hai mẹ con vỏ trấu và bảo: "Cái này sẽ giúp hai mẹ con nhà chị làm việc thiện". Nói rồi cụ vụt biến mất.
Tối hôm đó, đám hội đang náo nhiệt bỗng có một cột nước từ dưới đất phun lên rất mạnh nhấn chìm tất cả trong biển nước. Chỉ có ngôi nhà của hai mẹ con là khô ráo. Hai mẹ con liền lấy hai mảnh vỏ trấu đặt xuống nước. Chúng biến thành hai chiếc thuyền để họ cứu người bị nạn. Ngày nay, chỗ đất bị sụt ấy là hồ Ba Bể, còn nền nhà của hai mẹ con thành hòn đảo giữa hồ. Người địa phương gọi là gò Bà Goá.
Qua câu chuyện trên em thấy hai mẹ con bà goá là người có tấm lòng thương người.
Một nhà văn lớn đã ca ngợi người phụ nữ: “ Không có mặt trời thì hoa không nở, không có tình yêu thì không có hạnh phúc, không có đàn bà thì không có tình yêu, không có người mẹ thì cả nhà thơ và anh hùng đều không có”.
Điều này khẳng định vai trò của người phụ nữ là đặc biệt quan trọng. Với thiên chức làm mẹ; với bốn đức tính công, dung, ngôn, hạnh; người phụ nữ luôn là người hiền hậu, chung thủy, đảm đang yêu thương chồng con và chăm lo cho gia đình rất toàn vẹn.
Từ bốn đức tính đó mà người phụ nữ đã làm nên lịch sử. Nếu như trước kia người phụ nữ chỉ quanh quẩn trong nhà làm việc nhà, việc nội trợ, cuộc sống của họ không thoát khỏi lũy tre làng. Ngày nay thì sao? Ngoài việc nhà, chị em đã tham gia các công việc xã hội khác nhau để khẳng định vị trí của mình trong xã hội. Đồng thời họ đóng góp không nhỏ trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước. Chính vì lẽ đó mà phụ nữ luôn được đề cao và tôn vinh. Ngày nay, đất nước đang trong thời kì đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước lại tiếp tục không thể thiếu vắng vai trò của người phụ nữ.
Phát huy truyền thống đáng quý của phụ nữ Việt Nam nói chung, phụ nữ Lào Cai nói riêng, với tinh thần dân tộc và ý thức độc lập, tự chủ mạnh mẽ, với bản sắc dân tộc đậm đà của mình họ đã có những đóng góp thực sự to lớn trong công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Có không ít người phụ nữ trên địa bàn tỉnh ta đã có những cống hiến như vậy, tất cả đều muốn chung tay đóng góp công sức, trí tuệ , năng lực vào việc xây dựng đất nước Việt Nam ngày càng giàu mạnh. Nhiều trong số họ là những thầy cô giáo, những người mang trên vai sứ mệnh trồng người mà toàn xã hội tin tưởng. Những người thầy đó không quản khó khăn, hết mình vì đàn em thân yêu. Tôi muốn nói đến một tấm gương như thế, đó chính là người đồng nghiệp của tôi, cô giáo Trần Thị Nguyệt, hiện đang công tác tại trường Tiểu học Nguyễn Bá Ngọc, thành phố Lào Cai.
Cô là tấm gương tiêu biểu tâm huyết với nghề. Hơn 30 năm gắn bó với nghề , cô đã cùng các đồng nghiệp từng bước xây dựng trường lớp ngày càng khang trang, vững mạnh.Từ một ngôi trường đơn sơ, có rất ít học sinh, nay trở thành ngôi trường khang trang có tới gần 500 học sinh. Cô đã cùng các anh chị em, đồng chí của mình tự tay góp công góp sức xây dựng khuôn viên nhà trường; trồng và chăm sóc, bảo vệ bồn hoa cây cảnh; trang trí lớp học; trồng rau xanh; vệ sinh trường lớp, … theo mô hình “ Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”.
Là một giáo viên dạy Tiểu học, cô luôn nhẹ nhàng, ân cần với các em học sinh trong lời nói, từng hành động ở mọi lúc, mọi nơi. Với tâm niệm “ Tất cả vì học sinh thân yêu” cô đã cống hiến hết mình cho các em. Đó là dạy chữ, những tri thức mới, những năng lực, phẩm chất làm người. Để các em mở rộng tầm hiểu biết, để các em có hành trang bước vào tương lai đang đón chờ ở phía trước. Cô còn dành rất nhiều thời gian và công sức cho các em, đó là sự quan tâm đến các em có hoàn cảnh khó khăn, đặc biệt các em ở Trung tâm bảo trợ xã hội tỉnh. Cô đã tập thể các anh ,chị em trong trường và các em học sinh quyên góp quần áo, … để các em có thêm quần áo mặc đến trường vào mùa đông giá lạnh, chăm lo từng giấc ngủ trưa cho các em. Chính tâm hồn cô đã sưởi ấm, động viên, thôi thúc sự hào hứng học tập của các em . Cô Nguyệt chính là ngọn lửa thắp sáng tâm hồn các em học sinh và là tấm gương cho các em học tập và noi theo. Đúng như câu nói “ Một thầy cô giáo như ngọn nến đốt chính mình để soi rọi cho người khác”.
Ngoài các tiết dạy trên lớp, cô còn tâm sự và trò chuyện cùng các em học sinh trong giờ ra chơi để hiểu về các em hơn, thường xuyên quan tâm, rèn luyện kĩ năng sống cho mỗi học sinh, tổ chức các hoạt động tập thể, vui chơi lành mạnh. Qua đó, giúp các em phát triển nhân cách một cách toàn diện hơn. Học sinh luôn coi cô như người mẹ thứ hai của mình.
Trường Tiểu học Nguyễn Bá Ngọc là ngôi trường với đặc thù nhiều học sinh thuộc Trung tâm bảo trợ xã hội tỉnh. Các em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Nên ngày đêm cô trăn trở phải đổi mới, vận dụng linh hoạt các phương pháp dạy học, đặc biệt dạy học theo mô hình VNEN, trong đó lấy học sinh làm trung tâm để nâng cao chất lượng dạy học. Cô dành nhiều thời gian cho việc nghiên cứu giáo án, hoạt động ngoài giờ lên lớp, các phong trào thi đua…Chính vì những nỗ lực không ngừng đó mà cô luôn luôn đạt những thành tích đáng tự hào và luôn được đồng nghiệp, các em học sinh, phụ huynh tin yêu, quý mến.
Một điều đáng trân trọng và đáng quý hơn, cô luôn gần gũi, thân thiện với các anh chị em đồng nghiệp. Cô sẵn lòng giúp đỡ mọi người không hề tính toán thiệt hơn hay mong trả lại, đúng như câu nói “ Làm ơn ai há mong người trả ơn”. Đặc biệt cô đã dành cho đồng nghiệp những lời khuyên, những góp ý rút kinh nghiệm vừa thẳng thắn lại vừa chân thành như người cô, người chị thân thiết vậy. Vì lẽ đó mà phát huy được tinh thần làm việc có trách niệm, hiệu quả của các anh chị em trong trường.
Cống hiến cho việc trường như vậy, Việc gia đình cô rất vẹn toàn. Một mình cô nuôi con gái khôn lớn trưởng thành. Cô con gái ngoan, giỏi. Đó là niềm tự hào, là động lực lớn nhất cuộc đời cô.
Thật không dễ dàng khi người phụ nữ hằng ngày đảm nhiệm hài hòa giữa công việc cơ quan và công việc gia đình. Thế mà cô nguyệt đã làm được điều đó. Hơn ai hết cô hiểu các em học sinh cần mình và gia đình cũng cần bản thân cô. Vì thế, cô luôn làm tròn bổn phận một người con đối với bố mẹ, trách nhiệm của một người mẹ hết mực yêu thương con. Cô chính là tấm gương sáng về người phụ nữ “ Giỏi việc nước, đảm việc nhà” cho tập thể cán bộ, giáo viên chúng tôi học tập và làm theo.
Có lần tâm sự với tôi, cô nguyệt đã nói: “ Nhìn các em vui chơi hồn nhiên, ngây thơ cô rất thương các em , chính vì thế dù mùa hè nóng bức hay mùa đông lạnh giá cô vẫn không nản lòng”. Không hiểu sao câu nói ấy cứ vang mãi trong tôi. Câu nói ấy như thôi thúc tôi không ngừng rèn luyện, phải phấn đấu để cống hiến nhiều hơn cho sự nghiệp giáo dục, cho đất nước Việt Nam yêu dấu cho dù tôi biết sự cống hiến của tôi là sự cống hiến vô cùng nhỏ bé.