hãy nêu tình huống sử dụng hợp lí câu tục ngữ sau;
Trai mà chi gái mà chi
sinh con có nghĩa có nghì là hơn.
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
khi bố mẹ hay cả hai đều khinh nam trọng nữ
đúng cho mik 1 tick nha
Nguyễn Thị Thục Quyên
-Trai mà chi, gái mà chi; sinh ra có ngãi có nghì thì hơn:
+ Phản đối quan niệm trọng nam khinh nữ.
+Sinh con trai hay con gái không quan trọng, miễn là con cái hiếu nghĩa với cha mẹ.
Học tốt
lúc bố mẹ nghe người khác khoe nhà mình may mắn , sinh toàn con trai mà bố mẹ ko có lấy 1 đứa con trai nào thì trong trường hợp đó bn nên sử dụng ( chỉ là ví dụ nhé)
Trên đường tới trường, Lan gặp Nam và đã than thở rằng:
- Sao dạo này tớ thấy tớ ngủ được ít lắm, mới nằm chút mà trời đã sáng tinh mơ rồi.
- Cậu biết tại sao không, Lan?
- Tại sao vậy?
- Thế cậu nói cho tớ biết bây giờ là tháng mấy?
- Tháng 5, nhưng mà sao?
- Thế cậu đã nghe câu: "Đêm tháng Năm, chưa nằm đã sáng; Ngày tháng Mười, chưa cười đã tối" chưa?
Bầu trời thật khó hiểu, chỗ thì âm u chỗ lại bừng sáng. Em ra sân ngắm trời, băn khoăn không biết thời tiết ra sao để sắp xếp các việc vào buổi chiều. Vừa lúc đó, bà em từ trong nhà đi ra, em hỏi bà:
- Bà ơi, thời tiết khó hiểu quá!
- Sao cháu lại nói vậy?
- Nhìn lên bầu trời mà cháu không biết sẽ mưa hay nắng ạ.
Bà cười hiền từ rồi nói:
- Cháu hãy nhìn những chú chuồn chuồn nhé:
“Chuồn chuồn bay thấp thì mưa,
Bay cao thì nắng, bay vừa thì râm”
Em cảm ơn bà vì điều bổ ích và thú vị!
Tình huống :
Khi bố mẹ hay cả hai đều trọng nam khinh nữ , không muốn sinh con gái
Chúc học tốt !!!
Theo như chúng ta biết thì hầu như tổng thống Mĩ đều có con gái. Tổng thống mới đắc cử Barack Obama có một điểm chung với nhiều đời tổng thống trước ông như G. Bush, B. Clinton, Nixon, Johnson: có con gái. Trong 80 năm qua, chỉ có một cậu bé đến sống ở Nhà Trắng. Cậu bé cuối cùng sống trong ngôi nhà số 1600 đại lộ Pennsylvania là John F. Kennedy Jr., khi cha cậu lên làm tổng thống Mỹ năm 1961. Trong một cuộc hội nghị liên minh giữa các nước, có một phóng viên hỏi:
- Ngài nghĩ gì về việc các tổng thống toàn có con gái?
Thủ tướng thản nhiên trả lời:
- Trai mà chi, gái mà chi
Sinh con có nghĩa có nghì thì hơn.
Tham khảo:
-Trai mà chi, gái mà chi; sinh ra có ngãi có nghì thì hơn:
+ Phản đối quan niệm trọng nam khinh nữ.
+Sinh con trai hay con gái không quan trọng, miễn là con cái hiếu nghĩa với cha mẹ.
Học tốt
câu 1:
Sớm. Có 1 cậu bé tên là Nam , là bạn của Hoa vứt rác ra đường.Hoa chạy vội , nhắc nhở cậu :
-Nam!Sao cậu đồi bại, vô liêm sỉ thế ? Vứt rác bừa bãi sẽ gây ra nhiều hậu quả xấu đấy.
-Mình xin lỗi !Mình hiểu rồi , mình sẽ không vứt rác ra đường nữa. - Nam nói. Rồi cậu cầm đống rác lên vứt lại vào thùng rác.
*Câu đặc biệt : Sớm .
+TD: Xác định thời gian diễn ra sự việc được nói đến trong đoạn.
Nam!
+TD: Gọi đáp.
Câu 2:
Xế chiều. Cơn gió vụt qua khiến lá cây bay đi mất , chỉ để lại 1 chiếc lá cuối cùng.Nào đâu biết , bên trong cái bệnh viện kia là một cậu bé nói : '' Khi chiếc lá cuối cùng rơi xuống , thì cũng là lúc mình ra đi.'' Cậu bé liền lên cơn đau tim, phải đưa vào phòng cấp cứu. Cơn gió ấy lại thổi qua 1 lần nữa làm chiếc lá cuối cùng rơi xuống . Píp...Píp...Píp... Cậu bé ra đi.
Câu đặc biệt : - xế chiều TD: xác định thời gian diễn ra sự việc được nói đến trong đoạn
- Píp ... Píp ...Píp TD: Liệt kê, thông báo về sự tồn tại của sự vật, hiện tượng
Cảm ơn bạn Nguyễn Thái Sơn nha.Bạn đã giúp mình rất nhiều đó
dù gái hay trai chỉ 2 là phặc
:)))))))
- Nghì trong câu “Trai mà chi, gái mà chi/ Con nào có nghĩa có nghì là hơn” được bachkhoatrithuc.vn giải thích: “Có con trai hay con gái không quan trọng, miễn là đứa con ấy biết ăn ở có hiếu, có nghĩa với cha mẹ”.
Cũng trong từ điển trực tuyến này, ở mục từ Bộ râu có đoạn: “Đàn ông không râu vô nghì/ Đàn bà không vú lấy gì nuôi con (bất nghì: tức là bất nghĩa, không sống theo đạo lý, lẽ phải)”.
Từ điển tiếng Việt (tra trực tuyến tại informa.uni-leipzig.de) giải thích cụ thể hơn: (1) Nghì: chữ “nghĩa” được đọc chệch ra; (2) Nghì: (danh từ) Tình nghĩa thủy chung: Ăn ở có nhân có nghì; (3) Nghì trời mây: Ơn nghĩa cao cả như trời mây.
Như thế, “nghì” ban đầu là do chữ “nghĩa” đọc chệch ra, về sau thành danh từ có nghĩa là “tình nghĩa thủy chung”. Với trường nghĩa này sẽ dễ dàng hiểu hai câu ca dao đang xét, nhất là câu Con nào có nghĩa có nghì là hơn (nếu nghì = nghĩa thì câu ca trùng lắp ý).
Về chữ “nghì” trong câu ca “Đàn ông không râu bất nghì/ Đàn bà không nhũ lấy gì nuôi con”, có người cho rằng “nghì” có nghĩa là nghị lực, suy diễn từ việc đàn ông ít hoặc không có râu là do thiếu nội tiết tố nam và thiếu nội tiết tố nam nên... không có nghị lực (!).
Cũng nói về đề tài này, tác giả bài “Phiếm luận về râu” đăng trên Khoa học & Đời sống - Sống vui sống khỏe số Xuân Mậu Tý (2008) có đoạn diễn giải như sau:
“Người phương Đông cũng cực kỳ coi trọng bộ râu. Bộ râu đàn ông đối sánh với bộ nhũ của đàn bà: Đàn ông không râu bất nghì/ Đàn bà không vú lấy gì nuôi con.
Nghì là gì? Theo từ điển, nghì tức là nghĩa, tình nghĩa. Bất nghì tức là bất nghĩa, sống bội bạc. Nghì cũng là dũng, là oai phong. Như vậy, không có râu tức là không còn ra cái thể thống đàn ông cả về hình dung lẫn tính cách. Như Mã Giám Sinh “mày râu nhẵn nhụi”khác với Từ Hải “râu hùm hàm én, mày ngài”.
Cùng suy nghĩ cho rằng “nghì” (trong “không râu bất nghì”) là dũng, là oai phong nên có tác giả cho rằng chữ “nghì” này là chữ “nghi” (儀) đọc chệch thành “nghì” cho xuôi “vận” của câu văn vần (thể lục bát). Chữ “nghi” đọc chệch âm là “nghì” này cũng có nhiều nghĩa. Nhưng dựa vào ý câu ca dao trên, thì chữ “nghi” ở đây là danh từ, chỉ dáng vẻ, dung mạo (như: uy nghi là dáng vẻ nghiêm trang oai vệ). Tác giả này kết luận: “Do vậy, nghĩa câu ca dao trên là: (Theo quan niệm người xưa) Người đàn ông không có râu, thì tướng mạo trông không uy nghi. Người đàn bà không có vú thì trông nhan sắc không được đẹp”.
Tuy nhiên, theo chúng tôi, nếu nghì chính gốc là nghi (dáng vẻ, dung mạo) thì trong câu ca dao trên cứ để nguyên là nghi chứ hà cớ gì phải “đọc chệch” thành nghì, bởi nghi vẫn “xuôi vận của câu văn vần (thể lục bát)”.
Tóm lại, “nghì” trong hai câu ca dao nói trên đều là do chữ “nghĩa” đọc chệch ra, về sau đứng riêng thành một danh từ có nghĩa là “tình nghĩa thủy chung”.
Nói thêm, một số tác giả đã “lạm dụng” từ “nghì” trong một thành ngữ Hán Việt là “bất khả tư nghị”, có nghĩa là không thể nào suy nghĩ bàn luận ra được, vượt ngoài lý luận; câu này dùng để tả cái tuyệt đối, chỉ có ai đạt giác ngộ mới biết. Rất tiếc là đã có không ít người đã đọc nhầm câu triết lý uyên thâm Phật giáo này thành “bất khả tư nghì”.