Phân tích nguyên nhân trực tiếp và hậu quả của hai cuộc chiến tranh phong kiến lớn ở thế kỷ XVI và thế kỷ XVII theo các ý sau:
Cuộc chiến thứ nhất:
- Tên gọi
- Nguyên nhân trực tiếp
- Hậu quả
Cuộc chiến thứ hai:
- Tên gọi
- Nguyên nhân trực tiếp
- Hậu quả:
+ Đối với nhân dân
+ Đối với đất nước
Tham khảo
* Cuộc chiến thứ nhất:
- Tên gọi: Chiến tranh Nam - Bắc triều
- Nguyên nhân trực tiếp:
+ Năm 1527, Mạc Đăng Dung cướp ngôi nhà Lê, lập ra triều Mạc (Bắc triều).
+ Năm 1533, Nguyễn Kim chạy vào Thanh Hóa, lập một người thuộc dòng dõi nhà Lê lên làm vua, lấy danh nghĩa “Phù Lê diệt Mạc”(Nam triều).
=> Chiến tranh Nam - Bắc triều diễn ra.
- Hậu quả: sản xuất đình trệ, làng mạc bị tàn phá. Nhân dân đói khổ, bị bắt đi lính, đi phu.
* Cuộc chiến thứ hai:
- Tên gọi: Chiến tranh Trịnh - Nguyễn
- Nguyên nhân trực tiếp: năm 1545, Nguyễn Kim chết, con rể là Trịnh Kiểm lên thay. Nguyễn Hoàng (con thứ của Nguyễn Kim) vào trấn thủ Thuận Hóa, Quảng Nam.
=> Bùng nổ chiến tranh Trịnh - Nguyễn với hai thế lực ở hai miền.
- Hậu quả:
+ Đối với nhân dân: bị lôi kéo vào các cuộc chiến, li tán, đói khổ.
+ Đối với đất nước: ảnh hưởng đến sự phát triển của đất nước. Chia rẽ sức mạnh dân tộc khi có ngoại xâm đến.
tk:
Cuộc chiến thứ nhất là cuộc chiến Nam-Bắc chiều
-Do Mạc Đăng Dung cướp ngôi nhà Lê lập ra triều Mạc vào năm 1527 sau đó tới năm 1533, 1 võ quân nhà Lê là Nguyễn Kim đã đưa 1 người dòng dõi nhà Lê lên làm vua hai phe này xảy ra chiến sự khốc liệt Nhà Mạc được gọi là Bắc triều còn nhà Lê được gọi là Nam triều
Hậu quả:
-Ảnh hưởng rất lớn tới sự phát triển của đất nước, đẩy nhân dân vào con đường khổ cực
Cuộc chiến thứ 2: Chiến tranh Trịnh - Nguyễn
-Sau khi Nguyên Kim chết con rể là Trịnh kiểm lên thay chiếm toàn bộ quyền hành người con trai là Nguyễn Hoàng được cử vào trấn thủ Thuận Hóa, Quảng Nam tới đầu thế kỉ XVII cuộc chiến bùng nổ
Hậu quả:
-Gây ra đau thương mất mát cho nhân dân, đặc biệt là về sự phát triển của đất nước.