help,,me pleasee
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tham khảo :
Nguyễn Bỉnh Khiêm không chỉ là một nhân vật lịch sử có tầm ảnh hưởng trong suốt thế kỉ XVI đối với các tập đoàn phong kiến mà ông còn là một nhà thơ lớn của dân tộc với những vần thơ mang cảm hứng thế sự và những triết lí về nhân sinh, xã hội. Bài thơ Nhàn là một trong những tác phẩm viết bằng chữ Nôm giúp ta hiểu rõ hơn về ông - một nhân cách chính trực thanh cao, coi thường danh lợi nhưng vẫn nặng lòng với thời cuộc với đất nước. Nhàn là quan điểm chính của bài thơ, nhàn có nghĩa là có ít hoặc không có việc gì phải làm, phải lo nghĩ đến. Tư tưởng “nhàn” được thể hiện qua cách xuất -xử; hành – tàng của tầng lớp Nho sĩ trước thời cuộc, họ thường gửi gắm vào thiên nhiên tâm sự của bản thân về thế sự. Trong thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nhàn là một nội dung lớn đồng thời là triết lí sống phổ biến của tầng lớp nho sĩ thế kỉ XVI. Mở đầu bài thơ là hai câu thơ: “ Một mai một quốc một cần câu Thơ thẩn dầu ai vui thú nào” Với cách sử dụng số đếm và” một” rất linh hoạt kết hợp với hình ảnh những dụng cụ lao động nơi làng quê như mai, cuốc, cần câu cho ta thấy những công cụ cần thiết của cuộc sống thôn quê . Tác giả đã liệt kê ra hàng loạt những đồ dùng cùng biện pháp điệp từ "một" đã làm ta thấy rõ ràng hơn những sự đơn giản của tác giả khi ở quê, công việc luôn gắn liền với các đồ dùng quen thuộc. Chính những cái mộc mạc chân chất của những vật liệu lao động thô sơ ấy cho ta thấy được một cuộc sống giản dị không lo toan của tác giả. “ Ta dại ta tìm nơi vắng vẻ Người khôn người đến chốn lao xao ” Thủ pháp đối lập và cách nói ẩn dụ 'Ta dại- Người khôn". Nơi vắng vẻ là nơi tĩnh tại của thiên nhiên, nơi tâm hồn tìm thấy sự thảnh thơi; chốn lao xao là nơi quan trường, nơi bon chen quyền lực và danh lợi. Phác hoạ hình ảnh về lối sống của hai kiểu người Dại – Khôn → triết lí về Dại – Khôn của cuộc đời cũng là cách hành xử của tầng lớp nho sĩ thời bấy giờ Cách nói ngược, hóm hỉnh, thâm trầm mà ý vị. Trong cuộc sống hàng ngày, với Nguyễn Bỉnh Khiêm, lối sống Nhàn là hoà hợp với đời sống lao động bình dị, an nhiên vui vẻ tránh xa vòng danh lợi, bon chen. Rõ ràng Nguyễn Bỉnh Khiêm cho cách sống nhàn nhã là xa lánh không quan tâm tới danh lợi. “Thu ăn măng trúc đông ăn giá Xuân tắm hồ sen hạ tắm ao” Không chỉ giản dị trong các dụng cụ mà ngay cả món ăn của ông là những thức có sẵn ở ruộng vườn, mùa nào thức nấy: măng, trúc, giá,..... Cuộc sống sinh hoạt của ông cũng rất giản dị, cũng tắm hồ, tắm ao. Hai câu thơ vẽ nên cảnh sinh hoạt bốn mùa của tác giả, mùa nào cũng thong dong, thảnh thơi. Qua đó ta thấy được một cách sống thanh cao, nhẹ nhàng, tránh xa những lo toan đời thường. Phép đối kết hợp liệt kê tạo âm hưởng thư thái, tận hưởng. Lối sống của tác giả hiện lên là một lối sống hoà hợp, thuận theo tự nhiên. “ Rượu đến cội cây ta sẽ uống Nhìn xem phú quý tựa chiêm bao” Trong hai câu cuối tác giả đã sử dụng điển tích: Rượu đến cội cây, sẽ uống,/ Phú quý tựa chiêm bao. Nhìn xem là biểu hiện thế đứng từ bên ngoài, coi thường danh lợi. Khẳng định lối sống mà mình đã chủ động lựa chọn, đứng ngoài vòng cám dỗ của vinh hoa phú quý. Nguyễn Bỉnh Khiêm cảm thấy an nhiên, vui vẻ bởi thi sĩ được hoà hợp với tự nhiên, nương theo tự nhiên để di dưỡng tinh thần, đồng thời giữ được cột cách thanh cao, không bị cuốn vào vòng danh lợi tầm thường. Trong hơi men nồng nàn cùng sự bình yên của làng quê nhà thơ nhận ra phú quý quả thật chỉ là một giấc chiêm bao. Để thể hiện được quan điểm của mình tác giả đã sử dụng nhịp thơ chậm, thong thả, giọng điệu thơ nhẹ nhàng, hóm hỉnh. Ngôn ngữ mộc mạc, giản dị, tự nhiên, linh hoạt đẫ thể hiện được rõ quan điểm "nhàn" . Bài thơ thể hiện được quan niệm của nhà thơ về cuộc đời, đồng thời ta thấy được cuộc sống an nhàn của nhà thơ nơi thôn dã. Đó là một cuộc sống vô cùng giản dị. Nhàn không chỉ là tâm thế sống, niềm vui sống mà còn là một quan niệm sống, một triết lí sống .
Tham khảo!
Bấy giờ cha ta là vua An Dương Vương xây thành Cổ Loa để ngăn chặn sự xâm chiếm lãnh thổ của giặc phương bắc Triệu Đà. Khốn nỗi thành nay xây mai lại đổ biết bao nhiêu người phu này đến người phụ khác đều lần lượt đến rồi lại đi. Mỗi bữa cơm thấy vua cha buồn rầu không nói lòng ta thương cha vô hạn.
Một hôm cha ta lập đàn tế mong trời đất phù hộ để xây được thành và bảo vệ đất nước và nhân dân. Một cụ rùa đến thành tự xưng là thần Kim Quy, sứ thanh giang đến để dạy cách xây thành. Tấm lòng yêu nước thương dân của vua cha đã động lòng trời đất. Sau khi xây thành xong, thần Kim Quy còn tặng cha ta một cái vuốt vàng và bảo hãy làm nó thành một chiếc nỏ thần. Chiếc nó ấy sẽ giúp cho vua cha ta có thể bảo vệ cho đất nước này. Vua cha nghe lời thần và sai tướng Cao Lỗ rèn chiếc nỏ thành một chiếc nỏ lớn.
Mấy hôm sau Triệu Đà đem quân sang xâm chiếm nước ta, vua cha sai người mang nỏ thần ra bắn. Lạ kì thay mũi tên nào từ chiếc nỏ thần bắn ra đều trúng rất nhiều người, mũi nào mũi nấy đâm sâu vào tim vào bụng lũ cướp nước. triệu Đà thua trận liền rút quân về nước. Trong thành vua cha lấy làm hài lòng và hết mực biết ơn thần Kim Quy đã giúp đỡ. Vài hôm sau Triệu Đà lại đến, nhưng lần này hắn không đem quân đến đánh mà lại đến xin hòa và muốn kết thân. Hai bên vua cha nói chuyện với nhau hồi lâu và ngỏ ý muốn cho ta và người con trai của Triệu Đà kết duyên chồng vợ. Ban đầu ta hơi lo lắng nhưng phận nữ nhi cha mẹ đặt đâu con ngồi đó nên cũng đành ưng thuận. Tuy nhiên khi nhìn thấy một người con trai khôi ngô tuấn tú, nét mặt hiền lành ta lấy làm bằng lòng lắm.
Ngày qua ngày ta có một cuộc sống hạnh phúc khi đất nước yên bình cha già vui mừng và đặc biệt ta có thêm một người chồng yêu thương ta, chiều chuộng ta hết mực. Ta nhìn thấy trong mắt chàng, cảm nhận được những hành động chăm sóc của chàng là tình yêu lớn dành cho ta. Trọng Thủy có hỏi ta về chiếc nỏ thần, ta liền kể lại câu chuyện về rùa vàng và chiếc nỏ thần ấy. Ta tin tưởng chàng vì chàng yêu ta, ta còn cho chàng biết chỗ cất dấu và cho chàng xem qua. Một hôm nọ chàng xin vua cha về nước thăm cha Triệu Đà của mình. Ngặt nỗi ta không thể theo chàng. Chàng dặn nếu có gì thì phải mặc áo lông ngỗng đi tới đâu rắc lông ngỗng tới đó để chàng tìm ta. Ta cũng không thắc mắc nhiều chỉ nghĩ rằng chàng yêu ta đến mức chỉ một ngày đi cũng sợ mất ta nên ta ngoan ngoãn vâng lời.
Ngay sau khi Trọng Thủy đi không lâu, vua cha Triệu Đà mang quân đến. Ta không biết có chuyện gì xảy ra, hai bên nước đánh nhau hồi lâu. Ta không thấy Trọng thủy đâu không biết chàng có bị làm sao trên đường về không. Vua cha An Dương Vương và ta lên ngựa chạy khỏi thành, chạy về phía biển để cầu cứu thần Kim Quy. Nhớ lời chàng Trọng Thủy đi tới đâu ta rắc lông ngỗng tới đó. Đi tới biển thần Kim Quy hiện lên và chỉ vào mặt ta mà nói “giặc ở sau lưng ngươi kìa”. Lập tức vua cha tung gươm lên cao, ta ngạc nhiên sững sờ nhìn theo gươm và nhìn vào mắt cha mình không hiểu chuyện gì đang xảy ra.
Tham khảo:
Tôi là Mị Châu, con gái của vua An Dương Vương. Được vua cha yêu thương hết mực nhưng tôi cũng gieo vạ lớn cho cha và đất nước vì nhẹ dạ và ngây thơ tin người. Câu chuyện của tôi là một bài học đắt giá để người đời soi vào, lấy đó làm lời răn về sự cảnh giác. Cho đến tận bây giờ cái cảm giác đau đớn vì bị phản bội vẫn còn âm ỉ trong tôi.
Sau khi giúp cha tôi xây thành cổ Loa, thần Kim Quy cho cha tôi một cái móng của mình để làm lẫy nỏ mà giữ thành. Theo lời thần dặn, nỏ có được cái lẫy làm bằng móng chân thần sẽ là chiếc nỏ bắn trăm phát trúng cả trăm, và chỉ một phát có thể giết hàng ngàn quân địch. Cha tôi chọn trong đám gia thần được một người làm nỏ rất khéo tên là Cao Lỗ và giao cho Lỗ làm chiếc nỏ thần. Lỗ gắng sức trong nhiều ngày mới xong. Chiếc nỏ rất lớn và rất cứng, khác hẳn với những nỏ thường, phải tay lực sĩ mới giương nổi. Cha quý chiếc nỏ thần vô cùng, lúc nào cũng treo gần chỗ nằm.
Lúc bấy giờ Triệu Đà chúa đất Nam Hải, mấy lần đem quân sang cướp đất Âu Lạc, nhưng vì cha tôi có nỏ thần, quân Nam Hải bị giết hại rất nhiều nên Đà đành cố thủ đợi chờ thời cơ. Triệu Đà thấy dùng binh không được, bèn xin giảng hòa với cha tôi, sai con trai là Trọng Thuỷ sang cầu thân, nhưng chủ ý là tìm cách phá chiếc nỏ thần. Điều này thì về sau, khi quân đà kéo sang và nỏ thần không còn hiệu nghiệm, cùng cha bỏ trông tôi mới vỡ lẽ. Trong những ngày đi lại để giả kết tình hoà hiếu, Trọng Thuỷ gặp tôi. Lúc bấy giờ tôi là một cô gái mới lớn, một thiếu nữ mày ngài, mắt phượng. Trọng Thuỷ đem lòng yêu tôi, tôi dần dần cũng xiêu lòng. Và dần trở nên thân thiết, không còn chỗ nào trong Loa thành mà tôi không dẫn chàng đến xem. Cha tôi không nghi kỵ gì cả. Thấy đôi trẻ thương yêu nhau, vua liền gả tôi cho Trọng Thuỷ. Chàng cùng chung sống trong cung điện với tôi. Một đêm trăng sao vằng vặc, trong câu chuyện tỉ tê, Trọng Thuỷ hỏi: Nàng ơi, bên Âu Lạc có bí quyết gì mà không ai đánh được? Tôi vô tư đáp:
- Có bí quyết gì đâu chàng, Âu Lạc đã có thành cao, hào sâu, lại có nỏ thần bắn một phát chết hàng nghìn quân địch, như thế còn có kẻ nào đánh nổi được?
Chàng ngỏ ý muốn xem chiếc nỏ. Tôi không ngần ngại, ngây thơ chạy ngay vào chỗ nằm của cha, lấy nỏ thần đem ra cho chồng xem, lại chỉ cho chàng biết cái lẫy vốn là chiếc móng chân thần Kim Quy và giảng cho Trọng Thủy cách bắn. Trọng Thủy chăm chú nghe, chăm chú nhìn cái lẫy, nhìn khuôn khổ cái nỏ hồi lâu, rồi đưa cho tôi cất đi.
Sau đó, Trọng Thủy xin phép cha tôi về Nam Hải, Trọng Thủy thuật lại cho Triệu Đà biết về chiếc nỏ thần. Đà sai một gia nhân chuyên làm nỏ, chế một chiếc lẫy nỏ giống hệt của An Dương Vương. Lẫy giả làm xong, Trọng Thủy giấu vào trong áo, lại trở sang Âu Lạc. Thừa lúc bố tôi không để ý, Trọng Thủy đánh tráo ăn cắp nỏ thần.
Trọng Thủy lấy cớ "nghĩa mẹ cha không thể dứt bỏ" nói dối về phương Bắc thăm cha. Tôi buồn rầu lặng thinh, Trọng Thủy nói tiếp: Bây giờ đôi ta sắp phải xa nhau, không biết đến bao giờ gặp lại! Nếu chẳng may xảy ra binh đao, biết đâu mà tìm?
Tôi tin lời chàng ngay, lòng đau đớn nói:
- Thiếp có cái áo lông ngỗng, hễ thiếp chạy về hướng nào thì thiếp sẽ rắc lông ngỗng ở ngã ba đường, chàng cứ chạy theo dấu lông ngỗng mà tìm.
Về đất Nam Hải, Trọng Thủy đưa cái móng rùa vàng cho cha. Chỉ ít ngày sau, Triệu Đà đã ra lệnh cất quân sang đánh Âu Lạc. Nghe tin bao, cha cậy có nỏ thần, không phòng bị gì cả. Đến khi quân giặc đã đến sát chân thành, cha sai đem nỏ thần ra bắn thì không thấy linh nghiệm nữa. Quân Triệu Đà phá cửa thành, ùa vào. Cha vội lên ngựa, để tôi ngồi sau lưng, phi thoát ra cửa sau.
Ngồi sau lưng cha, tôi bứt lông ngỗng ở áo rắc khắp dọc đường.
Ngựa chạy luôn mấy ngày đêm đến Dạ Sơn gần bờ biển. Hai cha con định xuống ngựa ngồi nghỉ thì quân giặc đã gần đến. Không còn lối nào chạy, cha liền hướng ra biển, khấn thần Kim Quy phù hộ cho mình. Cha vừa khấn xong thì một cơn gió lốc cát bụi bốc lên mù mịt, làm rung chuyển cả núi rừng. Thần Kim Quy xuất hiện, bảo cha rằng:
- Kẻ ngồi sau lưng chính là giặc đó!
Cha tỉnh ngộ, tôi cũng đau đớn hiểu ra sự tình, nguyện sinh nhận cái chết để chuộc lỗi lầm khủng khiếp mà mình đã gây ra. Tuy vậy lòng tôi không khỏi ân hận. Tôi tự trách mình đã gây ra cảnh mất nước, trách Trọng Thủy lợi dụng tình yêu của tôi.
Từ câu chuyện của chính mình, tôi khuyên các bạn lúc yêu đừng nên mù quáng mà đánh mất chính mình, đừng để sai lầm của mình mà tạo ra sự mất mát và đau khổ của người khác. Tôi cố gắng làm những việc tốt để mong bù lại tội lỗi mà mình đã gây ra.
\(\Leftrightarrow x\left(\frac{1}{x-3}-\frac{1}{x-5}-\frac{1}{x-4}+\frac{1}{x-6}\right)=0\)
\(\Leftrightarrow x\left(\frac{1}{x-3}-\frac{1}{x-5}-\frac{1}{x-4}+\frac{1}{x-6}\right)=0\)
\(\Leftrightarrow x\left[\frac{x-6+x-3}{\left(x-3\right)\left(x-6\right)}-\left(\frac{x-4+x-5}{\left(x-5\right)\left(x-4\right)}\right)\right]=0\)
\(\Leftrightarrow x\left(\frac{2x-9}{x^2-9x+18}-\frac{2x-9}{x^2-9x+20}\right)=0\)
\(\Leftrightarrow x\left(2x-9\right)\left(\frac{1}{x^2-9x+18}-\frac{1}{x^2-9x+20}\right)=0\) Vì \(\frac{1}{x^2-9x+18}-\frac{1}{x^2-9x+20}\ne0\)
\(\Rightarrow\orbr{\begin{cases}x=0\\2x-9=0\end{cases}}\) \(\Leftrightarrow\orbr{\begin{cases}x=0\\x=\frac{9}{2}\end{cases}}\)
#Hok tốt
Có M là trung điểm AB
=> AM=MB=1/2 AB=4cm
Có AN>AM nên N nằm giữa M và B
MN=AN-AM=6-4=2cm
=> MN=1/2 MB
Do đó N là trung điểm của MB
hình như là 28 số
Đáp án C nha