K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Trong những năm tháng chiến tranh, học sinh, sinh viên cũng là một lực lượng vô cùng đông đảo, nhiệt tình tham gia đấu tranh để giành lại độc lập cho tổ quốc. Trong đó, không thể không nhắc đến chàng trai Thánh Gióng.Hình ảnh vị anh hùng Thánh Gióng dũng mãnh, phi thường đánh đuổi giặc Ân xâm lược bước ra từ truyền thuyết Thánh Gióng.

Mặc dù sinh ra trong một gia đình bình thường nhưng Thánh Gióng không phải là một người phàm. Bởi người mẹ mang thai khi ướm chân lên vết chân rất to ở ngoài đồng. Vì sự ra đời kì lạ đó nên đến năm ba tuổi, cậu bé vẫn không hề biết nói, không biết cười, không biết đi. Thời gian cứ thế trôi đi cho đến lúc nghe giặc Ân sang xâm lược nước ta. Chúng hung hăng, tàn bạo khiến ai ai cũng đểu câm giận. Nhưng thế giặc rất mạnh, triều đình không thể chống đỡ nổi bèn sai sứ giả đi tìm người tài ra cứu nước,thấy sứ giả tìm kiếm nhân tài tiêu diệt giặc Ân, cậu bé bỗng cất lên tiếng nói đòi ra trận giết giặc.Dù rất ngạc nhiên nhưng sứ giả vẫn tâu với nhà vua chuẩn bị những thứ mà chú bé dặn. Và càng lạ lùng hơn, từ sau khi gặp sứ giả, chú bé bỗng lớn nhanh như thổi. Cơm ăn mấy cũng chả no, áo vừa may xong đã đứt chỉ. Hai vợ chồng làm ra bao nhiêu cũng không đủ nuôi con. Cuối cùng hai ồng bà đành chạy nhờ bà con lối xóm. Mọi người vui vẻ góp gạo nuôi chú vì ai cũng mong chú sớm ra đánh giặc cứu nước.

Nhận được đủ lễ vua ban, cậu bé vươn vai trở thành một tráng sĩ oai nghi lẫm liệt. Nai nịt xong, chàng lên ngựa, vung roi vun vút. Ngựa phun lửa xông thẳng vào đội hình giặc khiến chúng ngã chết như rạ.
Đánh xong Gióng đi đến núi Sóc Sơn và bay về trời.Người ta kể rằng những bụi tre đằng ngà ở huyện Gia Bình vì ngựa phun lửa bị cháy mới ngả màu vàng óng như thế, còn những vết chân ngựa nay thành những hồ ao liên tiếp. Người ta còn nói khi ngựa thét lửa, lửa đã thiêu cháy một làng, cho nên làng đó về sau gọi là Làng Cháy.

Sau khi thắng trận, để nhớ ơn người anh hùng, vua Hùng sai lập đền thờ Gióng ở làng quê, phong Gióng làng Phù Đổng Thiên Vương, phong mẹ Gióng là Thánh Mẫu Bảo Vương, cho làng có xóm Bẩn nơi Gióng sinh ra được đặt tên là làng Phù Đổng.

Có j e tham khảo nha !!!

9 tháng 6 2021

cảm ơn bn

10 tháng 7 2021

Bạn tham khảo :)

Trong cuộc sống có nhiều những tấm gương đã hi sinh bản thân mình để đóng góp công sức xây dựng đất nước, chống lại đói nghèo, lạc hậu và vì hạnh phúc của người dân. Câu chuyện về bác sĩ Trần Hoàng Minh khiến em vô cùng xúc động.
Bác sĩ trẻ Trần Hoàng Minh năm nay 30 tuổi, sang Mĩ sống từ khi còn nhỏ và đã tốt nghiệp đại học Y ở cả Mĩ và Úc. Sau khi tốt nghiệp bác sĩ đã quyết định về nước làm việc, dù cơ hội việc làm ở hai đất nước phát triển đều chào đón anh.
Khi về nước, bác sĩ không chọn một bệnh viện lớn mà chọn một bệnh viện nhỏ của quận Gò Vấp làm nơi công tác. Anh quan niệm dù bệnh nhân là người như thế nào thì bác sĩ cũng phải luôn coi bệnh nhân là trên hết. Theo Minh, mỗi bệnh nhân đều để lại cho bác sĩ một ký ức, một kinh nghiệm trong nghề nghiệp và chính bệnh nhân đã giúp bác sĩ nâng cao được tay nghề.
Các bệnh nhân đến khoa cấp cứu Bệnh viện Q.Gò Vấp đều cảm nhận được ở Minh một bác sĩ rất ân cần, nhẹ nhàng và tận tụy với bệnh nhân. Khi hỏi bệnh những bệnh nhân lớn tuổi hơn, bác sĩ Minh luôn bắt đầu bằng từ “Thưa...” rất lễ phép.
Khi bệnh nhân xuất viện, bác sĩ đều gọi điện hỏi thăm họ hoặc đến tận nhà những bệnh nhân có hoàn cảnh khó khăn để theo dõi tình hình bệnh. Tấm gương của bác sĩ Minh đã truyền cảm hứng cho mọi người dân về sự cống hiến, vì lợi ích của đất nước. . .v.v..

11 tháng 7 2021

Trong những ngày qua, trên các phương tiện thông tin đại chúng, chúng ta được biết thông tin hàng ngày khi năng lực xét nghiệm của các địa phương ngày càng được nâng lên. Số mẫu xét nghiệm theo ngày ở các tỉnh có dịch hay có yếu tố liên quan đến vùng dịch được gia tăng nhanh chóng. Để có những thành công đó, không thể không kể đến những hy sinh thầm lặng của từng cán bộ làm công tác xét nghiệm.

Đó là câu chuyện của chị Nguyễn Thị Ánh Hồng, cử nhân xét nghiệm - Khoa xét nghiệm vi thuộc Trung tâm kiểm soát bệnh tật Quảng Ninh. Chị Ánh Hồng có 24 năm trong nghề xét nghiệm, trải qua rất nhiều lần chống dịch như H5N1, H1N1, sốt xuất huyết hay đại dịch SARS năm 2003, nhưng chị chưa bao giờ thấy công việc lại áp lực như trong đợt dịch bệnh COVID-19  này. Chị và các đồng nghiệp luôn phải đối mặt với nguy cơ dịch bệnh và áp lực công việc; nhưng điều đó cũng không khiến chị lùi bước. 24 năm gắn bó với công việc không phải nói sợ, nói lo lắng là bỏ đi được ngay. Được sự động viên từ gia đình, đồng nghiệp chị có thêm động lực để  luôn hoàn thành công việc của mình. Chị Hồng tâm sự: “Trong môi trường làm việc tiềm ẩn nhiều nguy cơ, rủi ro lây nhiễm song chúng tôi luôn luôn cố gắng hoàn thành tốt công việc, vì đó là nghề mà chúng tôi đã chọn”.

Thạc sĩ Phạm Thị Thanh Loan, đồng nghiệp của chị Ánh Hồng, người có 8 năm gắn bó với công việc xét nghiệm tại CDC Quảng Ninh cũng cho biết: “Ngày ít việc nhất cũng phải tầm 21h mới rời cơ quan, hôm nào các đơn vị gửi mẫu về chậm thì chúng tôi làm việc thâu đêm để sáng mai kịp trả mẫu”.

Cũng giống chị Ánh Hồng hay chị Loan của CDC Quảng Ninh, “biệt đội xét nghiệm” của CDC Bắc Ninh, đó là những cán bộ nữ như Thảo, Cẩm Anh, Hồng, Dung. Điều đặc biệt ở 4 cô gái này là họ đã ở lại luôn cơ quan đã hơn 20 ngày nay để làm nhiệm vụ mà chưa một lần về nhà. Do nguồn nhân lực ít mà khối lượng công việc lớn, nên tất cả các thành viên đều phải làm việc không kể ngày đêm. Họ phải ngồi liên tục nhiều giờ liền trong phòng xét nghiệm. Có những thời điểm mấy chị em phải thay nhau làm việc triền miên từ sáng đến nửa đêm mới nghỉ. Sáng hôm sau họ lại phải bắt nhịp với guồng quay mới.

Làm việc trong môi trường  tiềm ẩn nhiều rủi ro như thế, nhưng các cô ấy vẫn lạc quan. “Chúng em thấy quen rồi. Mỗi người một nhiệm vụ, chúng em cố gắng để hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, đóng góp một phần công sức vào việc đẩy lùi dịch bệnh. Đó là niềm vui, niềm tự hào của cán bộ xét nghiệm”. Họ nói.

Cảm giác của bạn sẽ thế nào khi chứng kiến hình ảnh người chồng hàng ngày lặng lẽ mang cơm vào cho vợ ở cơ quan chống dịch, rồi hình ảnh những cán bộ  ăn vội vàng hộp mì tôm để kịp tiếp tục trở lại với công việc. Và còn có cả ánh mắt trẻ thơ, ngơ ngác nhìn mẹ như người xa lạ vì mẹ đi lâu quá chưa về…

Khó khăn, vất vả là vậy nhưng phía sau những người chiến sĩ áo trắng vẫn luôn là sự cảm thông, động viên, chia sẻ của gia đình của đồng nghiệp và của cả cộng đồng. Có lẽ nhờ vậy mà mỗi giờ trôi qua trong phòng xét nghiệm hay những lúc đi xuống hiện trường đã không còn trở nên quá mệt mỏi, áp lực.

Nhiều người vẫn nói, nghề này vinh quang thì ít mà khó khăn thì nhiều. Dù vậy, phía sau những lớp khẩu trang in hằn lên mặt, những bộ quần áo bảo hộ nóng bức phải mặc trong nhiều giờ liền vẫn là những nụ cười, vẫn là nhiệt huyết, sự tận tâm của họ với công việc mình đã lựa chọn. Chính nhờ lòng nhiệt huyết với nghề, lấy công việc làm niềm vui, coi khó khăn là động lực của những cán bộ làm xét nghiệm, đã góp phần không nhỏ cùng ngành y tế trong cuộc chiến chống dịch COVID- 19 cũng như nhiều loại dịch bệnh truyền nhiễm. 

đây nha bn, bn có thể tích cho mik đc ko?

27 tháng 2 2021

tự làm là hạnh phúc của mỗi công dân

21 tháng 3 2022

em hãy viết 1 đoạn văn khoảng 15 câu (trong đó có sử dụng câu bị động) để trình bày suy nghĩ về những người hùng thầm lặng trong bối cảnh đất nước chung tay đẩy lùi dịch bệnh covid 19

16 tháng 4 2020

                                                                                  Bài làm

       Trong quá trình ngày đêm đang “chiến đấu” với dịch bệnh đội ngũ thầy thuốc đã phải đối mặt với không ít khó khăn, vất vả, nguy hiểm, đã có không ít những tấm gương sáng. Họ là những y, bác sĩ ngày đêm cứu chữa bệnh nhân nhiễm Covid-19, trực tiếp thực hiện việc xét nghiệm, sàng lọc, cách ly bệnh nhân đang phải đối mặt với nguy cơ lây nhiễm từ chính bệnh nhân; là những nhà khoa học nghiên cứu chỉ trong thời gian rất ngắn đã nuôi cấy và phân lập thành công virus Covid-19 tạo điều kiện cho việc xét nghiệm nhanh trường hợp nhiễm và nghi nhiễm Covid-19.

Tham khảo nha

Hok Tốt !

# mui #

Ở giai đoạn 1, Phó thủ tướng Vũ Đức Đam từng phát biểu ý kiến trước việc có nên cho học sinh đi học trở lại hay không bằng hai từ "an tâm - an toàn". Với giai đoạn 2 này, tôi nghĩ hai từ ấy vẫn là kim chỉ nam trong phòng chống dịch. Trong đó vai trò của từng cá nhân trong cộng đồng là một trong những yếu tố quan trọng nhất.

“Toàn dân phòng dịch, sự bình tĩnh và sáng suốt đòi hỏi trước hết ở từng cá nhân. Sao lại tự làm mình suy yếu hơn vì sự hoang mang, hoảng loạn, thiếu sáng suốt?

Đừng "tự thua" khi chưa chiến đấu

Về mặt an toàn, có thể nhìn thấy nỗ lực không ngơi nghỉ của Chính phủ và các bộ ngành liên quan, qua đó tạo ra được sự an toàn đang trong vòng kiểm soát, tạo ra sự an tâm cho nhiều người có sự bình tĩnh và khách quan khi nhìn về diễn tiến dịch bệnh trong mối tương quan so sánh với nhiều quốc gia khác. 

Sự khách quan này bao gồm cả những đánh giá cao từ các quốc gia khác khi VN là nước nằm ngay cạnh ổ dịch.

Vậy mà mọi thứ trở nên bất an sau ca nhiễm thứ 17. Bất an không chỉ vì số ca bệnh tăng lên, mà do có chuyện né cách ly, khai báo thông tin không đầy đủ, nháo nhào đi gom hàng hóa và chia sẻ những thông tin không chính xác, gây hoang mang cộng đồng. 

Nhiều bạn bè tôi thật sự ngán ngẩm trước sự tràn ngập thông tin về dịch bệnh trên Facebook, trong đó không ít tin đồn, kiểu đưa tin gieo rắc thêm nỗi lo sợ và đủ kiểu không tiếc lời công kích, đổ lỗi và xúc phạm người khác.

Chúng ta chưa bao giờ và không bao giờ chủ quan, nhưng cũng không vì thế mà vô tâm gieo rắc thêm sự sợ hãi không cần thiết vào lúc này. 

         P/s: ~ Phần gạch chân: Câu bị động

               ~Nguồn: Báo Tuổi trẻ ngày 11/03/2020 09:06

                                                 ~Học tốt!~

28 tháng 3 2022

          Mình biết mỗi Hai Bà Trưng (còn biết nhưng quên)

28 tháng 3 2022

:V