K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

25 tháng 3 2018

sếu mời cáo đến chơi và dọn bữa ăn trong một cái bình cổ dài . cáo không sao thò mõm vào bình để ăn , sếu vươn cái cổ dài thò mỏ vào bình và một mình ăn no

(kết thúc có hậu) ^-^

12 tháng 5

trong 1 cái bình có cái cổ hẹp. Cáo không thể nào làm gì để đưa cái mõm của nó vào trong cái bình, nhưng Sếu thì cắm cái mỏ dài vào và chén sạch mọi thứ. 

24 tháng 9 2023

Xác định trạng ngữ ,chủ ngữ ,vị ngữ trong mỗi câu trong đoạn văn sau .

''Cáo mời Sếu đến ăn bữa trưa và bày canh ra với cái mỏ dài của mình ,Sếu chẳng ăn được chút gì ,Cáo một mình chén sạch .Hôm sau,Sếu mời Cáo đến chơi và dọn bữa ăn trong một cái bình cổ dài .Cáo không sao thò mõm vào bình để ăn .Sếu vươn cổ đai thò mỏ vào bình và một mình ăn no.''

Cáo /mời Sếu đến ăn bữa trưa và bày canh ra.

CN       VN

Với cái mỏ dài của mình,// Sếu /chẳng ăn được chút gì.

TN                                       CN            VN

Cáo/ một mình chén sạch.

CN          VN

Sếu/ mời Cáo đến chơi và dọn bữa ăn trong một cái bình cổ dài.

CN                                 VN

Cáo/ không sao thò mõm vào bình để ăn.

CN                VN

Sếu/ vươn cái cổ dài thò mỏ vào bình và một mình ăn no

CN                 VN

Câu 1: Đặt cho mỗi nghĩa sau đây của từ " đầu " một câu tương ứng :a) Bộ phận trên cùng của người, có chứa bộ não ...................................................................................................................................................................................................b) Vị trí ngoài cùng của một số đồ...
Đọc tiếp

Câu 1: Đặt cho mỗi nghĩa sau đây của từ " đầu " một câu tương ứng :

a) Bộ phận trên cùng của người, có chứa bộ não .

..................................................................................................................................................................................................

b) Vị trí ngoài cùng của một số đồ vật.

..................................................................................................................................................................................................

c) Vị trí trước hết của một khoảng không gian.

...................................................................................................................................................................................................

d) Thời điểm trước hết của một khoảng không gian.

.....................................................................................................................................................................................................

Câu 2: Tìm từ đồng nghĩa với từ " cho " :

......................................................................................................................................................................................................

Câu 3: Tìm từ đồng nghĩa với từ " đen " dùng để nói về :

a) Con mèo :............................                            c) Con ngựa :...................................

b) Con chó :.............................                            d) Đôi mắt :.....................................

Câu 4: Dùng dấu gạch chéo để tách các từ trong hai câu sau :

     Mùa xuân mong ước đã đến.Đầu tiên, từ trong vườn, mùi hoa hồng, hoa huệ, sực nức bốc lên.

Câu 5: Xác định trạng ngữ ( TN ), chủ ngữ ( CN ), vị ngữ ( VN ) trong mỗi câu của đoạn văn sau:

     Cáo mời Sếu đến ăn bữa trưa và bày canh ra. Với cái mỏ dài của mình, Sếu chẳng ăn được chút gì. Cáo một mình chén sạch. Hôm sau, Sếu mời Cáo đến chơi và dọn bữa ăn trong một cái bình cổ dài. Cáo không saoo thò mõm vào bình để ăn. Sếu vươn cái cổ dài thò mỏ vào bình và một mình ăn no.

Giúp mik mik cho 30 tick

0
13 tháng 8 2019

Các bạn thấy không,bằng chiêu gậy ông đập lưng ông mà Sếu đã thỏa mãn rồi đó.Trong cuộc sống cũng vậy, phải Thua Keo Này bày Keo khác chứ!

Google luôn là sự lựa chọn nhanh và hoàn hảo nhất :)

Học tốt

&YOUTUBER&

23 tháng 9 2017

1. Dùng dấu gạch chéo để tách các từ trong 2 câu sau:

Mùa xuân/mong ước/đã/đến./Đầu tiên,/từ/ trong/vườn,/mùi/hoa hồng,/hoa huệ,/ sực nức/bốc lên.

2. Xác định trạng ngữ, chủ ngữ và vi ngữ trong mỗi câu của đoạn văn sau:

Cáo/mời Sếu đến ăn bữa trưa và bày canh ra. Với cái mỏ dài của mình,/Sếu/chẳng ăn được chút gì. Cáo/một mình chén sạch. Hôm sau,/Sếu/mời Cáo đến chơi và dọn bữa ăn trong một cái bình cổ dài. Cáo/ không sao thò mõm vào bình để ăn. Sếu/vươn cái cổ dài thò mỏ vào bình và một mình ăn no.

23 tháng 9 2017


Ôn tập ngữ văn lớp 6 học kì I

Bây giờ chị làm lại cho dễ hỉu nhá :

1. Dùng dấu gạch chéo để tách các từ trong 2 câu sau:

Mùa xuân/mong ước/đã/đến./Đầu tiên,/ từ/trong vườn,/mùi/hoa hồng,/hoa huệ,/ sực nức/bốc lên./

2. Xác định trạng ngữ, chủ ngữ và vi ngữ trong mỗi câu của đoạn văn sau:

- Câu : Cáo mời Sếu đến ăn bữa trưa và bày canh ra.

Chủ ngữ : Cáo

Vị ngữ : mời Sếu đến ăn bữa trưa và bày canh ra.

- Câu : Với cái mỏ dài của mình, Sếu chẳng ăn được chút gì.

Trạng ngữ : Với cái mỏ dài của mình

Chủ ngữ : Sếu

Vị ngữ : chẳng ăn được chút gì.

- Câu : Cáo một mình chén sạch.

Chủ ngữ :Cáo

Vị ngữ : một mình chén sạch

- Câu : Hôm sau, Sếu mời Cáo đến chơi và dọn bữa ăn trong một cái bình cổ dài

Trạng ngữ : Hôm sau

Chủ ngữ : Sếu

Vị ngữ : mời Cáo đến chơi và dọn bữa ăn trong một cái bình cổ dàì

- Câu : Cáo không sao thò mõm vào bình để ăn.

Chủ ngữ : Cáo

Vị ngữ : không sao thò mõm vào bình để ăn.

- Câu : Sếu vươn cái cổ dài thò mỏ vào bình và một mình ăn no.

Chủ ngữ : Sếu

Vị ngữ : vươn cái cổ dài thò mỏ vào bình và một mình ăn no.

Ở một khu rừng nọ, có Gấu mẹ và hai chú Gấu con sống với nhau rất vui vẻ. Một hôm, hai Gấu con thưa với mẹ: Chúng con đã khôn lớn, xin mẹ cho chúng con tự đi kiếm ăn ạ.Gấu mẹ ôm lấy hai con ân cần dặn dò. Hai chú Gấu từ biệt mẹ ra đi.– “Hai anh em đi cẩn thận. Nhớ phải nhường nhịn nhau đấy nhé!”– “Vâng, chúng con biết rồi ạ.”– “Đi nhanh lên em!”– “Chờ em nào!”Chúng...
Đọc tiếp

Ở một khu rừng nọ, có Gấu mẹ và hai chú Gấu con sống với nhau rất vui vẻ. Một hôm, hai Gấu con thưa với mẹ: Chúng con đã khôn lớn, xin mẹ cho chúng con tự đi kiếm ăn ạ.

Gấu mẹ ôm lấy hai con ân cần dặn dò. Hai chú Gấu từ biệt mẹ ra đi.

– “Hai anh em đi cẩn thận. Nhớ phải nhường nhịn nhau đấy nhé!”

– “Vâng, chúng con biết rồi ạ.”

– “Đi nhanh lên em!”

– “Chờ em nào!”

Chúng đi mãi, bụng đã đói meo mà chẳng tìm được gì để ăn. Bỗng hai chú Gấu tìm được một miếng pho mát lớn. Chúng sung sướng định chia nhau nhưng ai cũng muốn tự chia vì sợ mình được phần ít hơn.Hai chú Gấu đã quên lời mẹ dặn phải nhường nhịn nhau nên đã tranh giành nhau kịch liệt. Vừa lúc đó, một con cáo già đi tới.

– “Để đấy anh chia cho.”

– “Không, để em. Anh chia toàn giành phần hơn.”

Cáo già hỏi thì hai chú Gấu kể lại rằng hai anh em đang tranh nhau chia miếng pho mát .

Cáo già nói: Chuyện đấy có gì mà rắc rối. Đưa đây, tôi chia cho thật đều nhau.

Hai anh em Gấu mừng rỡ nghe theo.

– “Tưởng gì chứ chia pho mát thì dễ hơn ăn kẹo! Yên tâm đi! Tôi chia là công bằng nhất!”

Cáo cố ý bẻ miếng bánh thành hai phần to, nhỏ khác nhau rõ rệt. Hai chú Gấu vội vàng kêu lên: Miếng này to hơn rồi!

Cáo già bình thản đáp: Không vấn đề gì. Tôi sẽ sửa lại ngay. Nói rồi Cáo đưa phần to lên mồm cắn một miếng rõ to, nhai ngấu nghiến. Phần to trở thành phần nhỏ, hai Gấu con lại kêu lên: Hai phần này lại không bằng nhau!

Cáo già liếc mắt nhìn hai chú ra vẻ thương cảm: Không sao, tôi sửa một chút là đều ngay ấy mà.

Cáo lại ngoạm một miếng ở phần to, phần to lại hóa nhỏ hơn. Hai Gấu con hậm hực: Vẫn không đều!

Cáo liếm mép, an ủi hai chú Gấu con: Được rồi, được rồi, chỉ cần sửa lại một tí là hai phần đều nhau thôi!

Cứ thế, cứ thế, Cáo chén hết miếng này đến miếng khác. Hai Gấu con thèm nhỏ dãi, cứ hếch mũi lên xem phần nào to hơn, phần nào nhỏ hơn. Cáo chén no bụng rồi mới chia cho hai phần đều nhau. Và lúc bấy giờ thì mỗi phần chỉ còn lại là một mẩu bé tí tẹo.Cáo già đã no liền vẫy đuôi bỏ đi.

Câu 1: Nêu nội dung câu chuyện

Câu 2: Câu chuyện đem đến cho ta bài học gì? Viết đoạn văn (Khoảng 100 từ) trình bày suy nghĩ của em về bài học đó

Câu 3: Em hãy tưởng tượng thêm phần kế tiếp của hai chú gấu con sau khi cáo già bỏ đi...

6

3.hai chú gấu hối hận:thấy mình thật tham lam

11 tháng 2 2020

Trả lời đàng hoàng chứ,  3 là viết văn mà, mỗi câu ngắn ngủn thì bị trừ điểm à=((

12 tháng 3 2022

Tham khảo

Nếu được đứng trước tượng đài, em sẽ nói: Mình rất xúc động và khâm phục tinh thần, nghị lực và niềm tin yêu cuộc sống của bạn. Cũng rất thương bạn. Cái chết của các bạn làm mình nghĩ càng phải thêm yêu hòa bình và tận lực bảo vệ nó.
Xa-xa-ca=>Xa-xa-cô

12 tháng 3 2022

tham khảo

   Ngày 16-7-1945, nước Mĩ chế tạo được bom nguyên tử. Hơn nửa tháng sau, chính phủ Mĩ quyết định ném cả hai quả bom mới chế tạo xuống Nhật Bản.

   Hai quả bom ném xuống các thành phố Hi-rô-si-ma và Na-ga-sa-ki đã cướp đi mạng sống của gần nửa triệu người. Đến năm 1951, lại có thêm gần 100 000 người ở Hi-rô-si-ma bị chết do nhiễm phóng xạ nguyên tử.

   Khi Hi-rô-si-ma bị ném bom, cô bé Xa-xa-cô Xa-xa-ki mới hai tuổi đã may mắn thoát nạn. Nhưng em bị nhiễm phóng xạ. Mười năm sau, em lâm bệnh nặng. Nằm trong bệnh viện nhẩm đếm từng ngày còn lại của đời mình, cô bé ngây thơ tin vào một truyền thuyết nói rằng nếu gấp đủ một nghìn con sếu bằng giấy treo quanh phòng, em sẽ khỏi bệnh. Em liền lặng lẽ gấp sếu. Biết chuyện, trẻ em toàn nước Nhật và nhiều nơi trên thế giới đã tới tấp gửi hàng nghìn con sếu giấy đến cho Xa-xa-cô. Nhưng Xa-xa-cô chết khi em mới gấp được 644 con.

   Xúc động trước cái chết của em, học sinh thành phố Hi-rô-si-ma đã quyên góp tiền xây một tượng đài tưởng nhớ những nạn nhân bị bom nguyên tử sát hại. Trên đỉnh tượng đài cao 9 mét là hình một bé gái giơ cao hai tay nâng một con sếu. Dưới tượng đài khắc dòng chữ: "Chúng tôi muốn thế giới này mãi mãi hòa bình".

I. Đọc câu chuyện sau và trả lời các câu hỏi: Một ngày nọ, Cáo ta xuống triền núi và phát hiện ra phía trước có một vườn nho. Dưới tán lá xanh, từng chùm nho căng tròn mọng nước, dưới ánh sáng mặt trời trông lại càng hấp dẫn. Những chùm nho này khiến người ta thèm thuồng. Cáo thèm tới mức nước bọt cứ trào ra hai bên mép. Cáo ta nhìn trước ngó sau thấy chẳng có ai, nho lại nhiều...
Đọc tiếp

I. Đọc câu chuyện sau và trả lời các câu hỏi:

Một ngày nọ, Cáo ta xuống triền núi và phát hiện ra phía trước có một vườn nho. Dưới tán lá xanh, từng chùm nho căng tròn mọng nước, dưới ánh sáng mặt trời trông lại càng hấp dẫn. Những chùm nho này khiến người ta thèm thuồng. Cáo thèm tới mức nước bọt cứ trào ra hai bên mép. Cáo ta nhìn trước ngó sau thấy chẳng có ai, nho lại nhiều như thế này, cũng muốn chén ngay mấy chùm.

Cáo đứng thẳng người, vươn tay hái nho. Nhưng giàn nho thì cao quá, Cáo ta dù có vươn người đến đâu cũng không thể tới được. Cáo nhanh trí nghĩ ra một cách, thử nhảy lên xem sao nhưng cố lắm cũng chỉ với tới lá nho mà thôi.

Cáo ta không đành lòng rời khỏi vườn nho khi chưa chén được quả nào, thế là nó lượn mấy vòng quanh vườn, cuối cùng cũng phát hiện ra một cây nho khá thấp. Cáo ta lại nhảy lên, không tới được chùm nho, lại gắng sức nhảy lên lần nữa, vẫn không hái được quả nho nào. Cáo ta lại lượn xung quanh giàn nho. Ha ha, cuối cùng thì cũng phát hiện ra một chùm nho còn thấp hơn chùm lúc nãy. Thích chí quá, Cáo ta tự đắc:

- Không có việc gì có thể làm khó ta được, ha ha!

Nước dãi trong cổ họng cứ trào ra, lùi lại mấy bước lấy đà, Cáo nhảy lên, nhưng hỡi ôi, vẫn chẳng với tới được.

Cáo ta dù có làm thế nào cũng không thể hái được nho, thở đánh thượt một cái rồi nói:

- Làm sao mà mình lại cứ phải cố ăn mấy cái chùm nho này nhỉ? Vỏ thì xanh thế, chắc chắn là chưa chín rồi. Không biết chừng còn vừa chua vừa chát, không nuốt được, có khi còn phải nhổ ra, đúng là chả ra làm sao cả. Nói xong, Cáo rầu rĩ rời khỏi vườn nho.

                          (Kho tàng truyện dân gian Việt Nam)

Câu 1. Câu chuyện trên thuộc loại truyện dân gian nào em đã học? Căn cứ nào để em xác định như vậy? Kể tên một truyện em đã được học cũng thuộc loại truyện này.

Câu 2. Nêu ý nghĩa của các hình ảnh:

-         Con Cáo

-         Chùm nho

-         Giàn nho cao

-         Cây nho thấp

Câu 3. Đọc lại đoạn văn sau:

       - Làm sao mà mình lại cứ phải cố ăn mấy cái chùm nho này nhỉ? Vỏ thì xanh thế, chắc chắn là chưa chín rồi. Không biết chừng còn vừa chua vừa chát, không nuốt được, có khi còn phải nhổ ra, đúng là chả ra làm sao cả. Nói xong, Cáo rầu rĩ rời khỏi vườn nho.

        Theo em, có phải con cáo thực sự không thích những chùm nho nên mới rời đi không? Hành động của con cáo gợi cho em suy nghĩ gì?

Câu 4. Câu chuyện trên ngụ ý răn dạy con người bài học nào trong cuộc sống?

Câu 5. Em hãy đặt một nhan đề cho văn bản và giải thích vì sao em đặt nhan đề đó.

II. Thực hiện bài tập sau:

Câu 6. Cho câu văn sau:

     Cáo ta không đành lòng rời khỏi vườn nho khi chưa chén được quả nào, thế là nó lượn mấy vòng quanh vườn, cuối cùng cũng phát hiện ra một cây nho khá thấp.

a. Giải thích nghĩa của từ “chén”?

b. Tìm từ đồng nghĩa với từ “chén” và đặt câu với 1 từ tìm được.

Câu 7. Cho biết câu văn sau thuộc kiểu câu nào phân loại theo mục đích nói, dấu hiệu nào cho biết điều đó?

       Làm sao mà mình lại cứ phải cố ăn mấy cái chùm nho này nhỉ?

Câu 8. Ghi lại 3 từ ngữ diễn tả tâm trạng con Cáo khi “rầu rĩ rời khỏi vườn nho”.

III. Tập làm văn:

Trong cuộc sống, em đã từng gặp tình huống khó khăn như con Cáo trong câu chuyện trên chưa? Em đã xử lý như thế nào. Hãy viết bài văn ngắn kể lại câu chuyện đó của em.

ai giúp mk mk tích cho

0