K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Ngày xửa ngày xưa có 1 chàng trai trẻ chưa cưới được vợ, chàng trai sống bằng nghề nông quanh năm gắn bó với con trâu và cái cày. Vào 1 ngày nọ chàng trai vác rìu lên rừng kiếm củi. Trong lúc chàng trai đang hì hụi đốn cây, anh nhìn thấy 1 con quạ đen tha 1 con chim sẻ nhỏ bay tới đậu ở 1 tảng đá tại gần chỗ anh đang làm việc. Nhìn thấy con quạ sắp ăn thịt con chim sẻ, chàng trai bỗng...
Đọc tiếp

Ngày xửa ngày xưa có 1 chàng trai trẻ chưa cưới được vợ, chàng trai sống bằng nghề nông quanh năm gắn bó với con trâu và cái cày. Vào 1 ngày nọ chàng trai vác rìu lên rừng kiếm củi. Trong lúc chàng trai đang hì hụi đốn cây, anh nhìn thấy 1 con quạ đen tha 1 con chim sẻ nhỏ bay tới đậu ở 1 tảng đá tại gần chỗ anh đang làm việc. Nhìn thấy con quạ sắp ăn thịt con chim sẻ, chàng trai bỗng động lòng trắc ẩn thương cho chú chim nhỏ bé sắp sửa lọt vào miệng loài quạ quái ác.

Chàng trai cúi xuống nhặt một viên đá ném vào con quạ. Con quạ đen giật mình thấy có ai ném mình nên bỏ lại con mồi rồi vỗ cánh bay lên. Bực tức bởi vì hỏng ăn, con quạ chửi bới om sòm. Chàng trai nhặt thêm viên đá nữa ném tiếp vào con quạ và mắng: – “Đồ chim quái ác, mày hãy biến ngay !”. Con quạ đen tức tối bay đi, trước khi bay đi nó còn đe dọa chàng trai là sẽ quay lại trả thù. Chàng trai chạy lại phiến đá nhặt chú chim sẻ đang ngoi ngóp, anh tìm đủ mọi phương cách ủ cho con chim sống lại. Với cố gắng và lỗ lực cứu chú chim, chỉ gần 1 tiếng sau, chú chim nhỏ đã tỉnh lại và vỗ cánh bay được. Chú chim sẻ cảm ơn chàng trai và bảo anh ngồi đợi nó một lát để nó bay đi lấy tặng anh 1 vật quý.

Truyện cổ tích việt nam: Ai mua hành tôi

Truyện cổ tích Việt Nam: Ai mua hành tôi

1 lúc sau, chú chim đã quay trở lại và trong miệng ngậm 1 cái lọ bé tí xíu đặt xuống bên cạnh chàng trai và nói: – “Đây là lọ nước thần có phép màu làm cho một người đang già có thể trẻ lại, làm cho một vật nhỏ có thể to thêm, trên thế gian này không có một ai có”. Nói xong chú chim sẻ vỗ cánh bay đi. Chàng trai tò mò bèn mở nút lọ nước thần ra xem, anh thấy nước trong lọ tỏa ra một hương thơm ngào ngạt. Chàng trai nghĩ thầm: – “Những thứ nước thơm như này chủ yếu để cho các bà nhà giàu có sức vào làm đỏm, chứ mình thì chắc chả bao giờ dùng loại nước thơm này “. Rồi anh đậy nắp lọ lại cẩn thận, cất vào túi áo và gánh củi mang về. Về tới nhà anh treo lọ nước lên kèo nhà, rồi thời gian cứ thế trôi qua, cũng do quá bận bịu với công việc đồng áng nên anh cũng bẵng quên đi, không còn nhớ tới cái lọ nước ấy nữa.

Một vài năm sau đó, vất vả mãi chàng trai mới cưới được một cô vợ. Vợ của anh cũng là con gia đình làm nông nên quanh năm chân lấm tay bùn, vì suốt ngày phải tiếp xúc với việc đồng áng cho nên vợ anh cũng đen đủi và xấu xí. Nhưng vợ chồng nhà anh rất yêu thương nhau.

 

Vào một hôm, khi người chồng đang cày giở nốt mảnh ruộng người đồng, vợ anh ở nhà cho lợn gà ăn và thu dọn nhà cửa sạch sẽ. Trong lúc đang lau dọn, chị phát hiện trên kèo nhà có một lọ gì đó nho nhỏ, chị tò mò mở ra thì ngửi thấy một hương thơm ngào ngạt lan tỏa ra khắp nhà, chị tưởng đây là nước thơm chồng để đây nhân dịp đặc biệt sẽ tặng cho vợ. Lát sau, chị đun nước tắm gội rồi cho nọ nước thơm xức khắp mình mẩy.

Thật không ngờ, sau khi xức xong, từ một con người với vẻ ngoài xấu xí, bỗng chốc chị đã trở lên xinh đẹp lạ thường. Vẻ đẹp của chị giờ có thể nói là “nghiêng nước nghiêng thành” không ai sánh bằng. Nước thần trên người chị chảy xuống mấy cây hành nhỏ bên cạnh giếng, bỗng nhiên mấy cây hành bỗng lớn phổng một cách lạ thường, củ hành to như bình vôi, dọc hành dài như một chiếc đòn gánh.

Khi người vợ đi cày trở về nhà thì anh không thể nhận ra vợ mình nữa, anh cứ ngỡ rằng mình đang gặp một tiên nữ giáng trần, mãi sau anh mới nhận ra vợ vì nghe được giọng nói quen thuộc của chị. Chị vợ ngồi kể cho chồng nghe toàn bộ sự việc, nghe xong anh mới sực nhớ ra lọ nước thần mà con chim sẻ 3 năm trước báo đáp đền ơn anh đã cứu mạng. Kể lại chuyện cũ trong rừng cho vợ nghe, hai vợ chồng ôm nhau mừng rỡ, anh ngồi ngắm vợ mãi không biết chán.

Cũng kể từ hôm đó, anh quấn lấy vợ không rời. Chính vì thế mà một phần việc đồng áng có chút phần bê trễ. Nhưng cứ ở nhà ngắm vợ như này mãi không ổn, như này thì hai vợ chồng không có cơm để ăn mất. Anh nghĩ ra một cách, ngày hôm sau anh đi tìm và thuê một thợ vẽ cực giỏi để vẽ hình vợ anh. Thế là từ giờ, cứ mỗi khi ra đồng làm việc, anh lại mang theo tấm hình của vợ để ngắm lúc mệt mỏi.

Một hôm khi đang cày ruộng, vừa cày được mươi luống thì con quạ năm xưa xà xuống quắp mất tấm hình của vợ anh rồi bay đi mất. Anh thấy vậy đuổi theo nhưng không kịp, con quạ đã vẫy cánh bay xa. Để báo thù mối thù 3 năm về trước, con Quạ mang bức tranh tới tận kinh đô, thả xuống sân rồng (Sân của hoàng cung nhà vua). Bọn lính canh thấy có bức tranh vẽ hình một cô gái rất đẹp nên đã cầm lên trình vua xem. Vì người con gái trong tranh quá xinh đẹp, vua ngắm mãi không hề biết chán, trong bụng nghĩ “Trong cung ta đã có rất nhiều mỹ nữ xinh đẹp tuyệt trần, nhưng không có một người nào đẹp như người con gái trong tranh. Hẳn là trời sai con quạ kia đến mách cho ta đây!”.

Lập tức vua ra lệnh cho một viên quan đại thần trong triều phải gấp rút tìm được cho ra người con gái xinh đẹp trong tranh và mang nàng về đây. Viên quan cho người đi dò la lùng sục khắp mọi vùng. Để việc dò la hiệu quả hơn, viên quan còn cho mở hội ở các vùng, khi người dân đến chơi hội đông, chúng lấy bức tranh ra và giả vờ nói là tình cờ nhặt được, ai là chủ nhân thực sự của bức tranh thì đến nhận lại.

Một hôm, chúng tới mở hội ở quên hai vợ chồng anh chàng có lọ nước thần. Quả nhiên anh chàng đã rơi vào bẫy của chúng. Thấy tấm hình của vợ mình, anh mừng rỡ tới nhận lại tranh. Nhưng anh không ngờ rằng, bọn chúng đã bí mật theo anh về tới tận nhà. Khi nhìn thấy vợ anh đúng là người phụ nữ trong tranh, chúng ập tới bắt nàng và đưa lên kiệu rước nàng về kinh đô, mặc cho người chồng của nàng quỳ lạy than khóc.

Sau khi bị bắt vào cung, người vợ không cười mà cũng không nói, biết bao nhiêu áo đẹp nhưng nàng vẫn không mặc, đầu tóc rối bù không chải, không cho một ai đến gần. Đem được người đẹp về cung, vua lấy làm mừng rỡ nhưng làm đủ mọi cách, người đẹp cũng không nở một nụ cười, không cất lên một tiếng, suốt ngày chỉ im lặng. Vua lệnh cho rao trong dân chúng rằng, hễ trong nhân gian có ai làm cho nàng cười nói được, người đó sẽ được phong quan và thưởng rất hậu hĩnh.

Nghe được tin này, từ những gánh hề nổi tiếng cho tới những bậc cao y nô nức kéo nhau đến kinh thành với hy vọng có thể làm cho người đẹp nói cười. Nhưng đủ trò được giở ra, đủ mọi biện pháp từ diễn hề tới cúng bái cũng không làm cho nàng mở miệng.

Lại nói đến chuyện anh chồng, từ khi mất vợ, anh không thiết làm gì nữa, tất cả công việc anh đều không màng tới, chỉ ở nhà nhớ vợ. Khi nghe được tin loan báo ai làm cho người đẹp trong cung cười nói thì sẽ được vua ban thưởng, anh liều mình một phen lên kinh tìm vợ. Trước khi đi, anh nhổ mấy củ hành lớn bên cạnh giếng buộc làm một gánh quẩy theo. Đến kinh đô, anh đi qua đi lại trước cửa hoàng cung rồi rao lớn:

“Dọc bằng đòn gánh,
Củ bằng bình vôi,
Ai mua hành tôi,
Thì thương tôi với!”

Tiếng rao của anh mỗi lúc một lớn vọng vào cung vua. Nghe thấy tiếng chồng, nét mặt của người vợ tươi tỉnh hắn. Cuối cùng nàng cũng quay ra nói với thị nữ:

– Hãy ra mời người bán hành vào đây cho ta!

Khi nhìn thấy chồng mình, người vợ cười lên một tiếng. Thấy người đẹp bỗng dưng cười nói, vua lấy làm sung sướng, lại thấy mấy cây hành to kì lạ, vua càng làm thấy ngạc nhiên. Cứ ngỡ rằng chắc nàng cười nói là do mấy cây hành kì lạ kia, vua nảy ra một ý muốn tự cải trang thành người bán hành gánh qua gánh lại để làm vui lòng người đẹp. Vua bảo anh chồng:

– Nhà ngươi cởi hết quần áo ra, ta sẽ cho ngươi tạm mặc long bào vào, ta sẽ mặc bộ quần áo của ngươi để giả làm người bán hành rong.

Thấy vua mặc quần áo xong, gánh gánh hành đi qua đi lại rao như anh chồng rao, người vợ lại càng cười ngặt ngẽo. Thấy người đẹp thích thú vua lại càng làm già. Nhưng đột nhiên người vợ bảo thị nữ thả chó ra. Đàn chó thấy vua cứ ngỡ là người lạ liền nhảy bổ vào cắn xé cho đến chết. Người vợ bảo chồng mình:

– Mình hãy mau mau leo lên ngai vàng ngồi đi!

Anh chồng lật đật trèo lên ngai vàng giữa lúc trăm quan và cung nữ rập đầu bái mạng. Từ đó anh làm vua và ở với vợ trọn đời.

LÀ CHUYỆN CỔ TÍCH GÌ???TRẢ LỜI THÌ NHỚ KẾT BẠN LUÔN NHA

13
24 tháng 3 2018

là truyện cổ tích Lọ nước thần 

30 tháng 4 2018

biết là chuyện Lọ Nước Thần rồi lại còn hỏi

BA LƯỠI RÌU Xưa có một anh chàng tiều phu nghèo, mồ côi cha mẹ từ nhỏ. Gia tài của anh chỉ có một chiếc rìu sắt. Hàng ngày, anh xách rìu vào rừng đốn củi bán lấy tiền kiếm sống qua ngày. Một hôm, như thường ngày, chàng tiều phu vác rìu vào rừng để đốn củi, trong lúc đang chặt củi cạnh bờ sông thì chẳng may chiếc rìu của chàng bị gãy cán và lưỡi rìu văng ra rơi xuống dòng sông chảy xiết. Anh chàng vội...
Đọc tiếp

BA LƯỠI RÌU

Xưa có một anh chàng tiều phu nghèo, mồ côi cha mẹ từ nhỏ. Gia tài của anh chỉ có một chiếc rìu sắt. Hàng ngày, anh xách rìu vào rừng đốn củi bán lấy tiền kiếm sống qua ngày.

Một hôm, như thường ngày, chàng tiều phu vác rìu vào rừng để đốn củi, trong lúc đang chặt củi cạnh bờ sông thì chẳng may chiếc rìu của chàng bị gãy cán và lưỡi rìu văng ra rơi xuống dòng sông chảy xiết. Anh chàng vội lặn ngay xuống sông để tìm nhưng tìm hoài không thấy. Thất vọng, anh chàng tiều phu lên bờ than thở. Bỗng từ đâu đó, có một ông cụ với vẻ mặt phúc hậu và đôi mắt rất hiền từ tiến lại trước mặt chàng. Ông cụ nhìn chàng tiều phu và hỏi:

- Này con, con đang có chuyện gì mà ta thấy con khóc than buồn bã thế?

Anh chàng tiều phu buồn rầu nhìn cụ già rồi trả lời:

- Thưa cụ, bố mẹ cháu mất sớm, cháu phải sống mồ côi từ nhỏ, gia cảnh nhà cháu rất nghèo, tài sản duy nhất của cháu là chiếc rìu sắt mà bố mẹ cháu trước lúc qua đời để lại. Có chiếc rìu đó cháu còn vào rừng đốn củi kiếm sống qua ngày. Chẳng may lúc nãy đốn củi, cháu đã làm nó bị rơi xuống sông, cháu không biết lấy gì để kiếm sống nữa. Vì vậy, cháu buồn lắm cụ ạ!

Nói rồi, anh lại thở dài nhìn dòng nước đang chảy xiết. Ông cụ đáp lời chàng tiều phu:

- Ta tưởng có chuyện gì lớn, cháu đừng buồn nữa, để ta lặn xuống sông lấy hộ cháu chiếc rìu lên.

Anh tiều phu chưa kịp ngăn ông lại thì ông cụ lao mình xuống dòng sông đang chảy xiết. Một lúc sau, ông cụ ngoi lên khỏi mặt nước tay cầm một chiếc rìu bằng bạc sáng loáng và hỏi anh chàng tiều phu nghèo:

- Đây có phải lưỡi rìu mà con đã sơ ý làm rơi xuống không?

Anh chàng tiều phu hết sức ngạc nhiên về cụ già nhưng nhìn lưỡi rìu bằng bạc thấy không phải của mình nên anh lắc đầu đáp:

- Thưa cụ, không phải lưỡi rìu của cháu cụ ạ!

Lần thứ hai, ông cụ lại lao mình xuống dòng sông chảy xiết để tìm chiếc rìu cho chàng tiều phu. Một lúc sau, ông cụ ngoi lên khỏi mặt nước tay cầm chiếc rìu bằng vàng và hỏi chàng tiều phu:

- Đây có phải là lưỡi rìu mà con đã làm rơi xuống sông không? Anh chàng tiều phu nhìn lưỡi rìu bằng vàng sáng chói, anh lại lắc đầu và bảo:

- Không phải là lưỡi rìu của cháu cụ ạ! Lưỡi rìu của cháu bằng sắt cơ!

Lần thứ ba, ông cụ lại lao mình xuống sông và lần này khi lên ông cụ cầm trên tay là chiếc rìu bằng sắt. Cụ chưa kịp hỏi thì chàng tiều phu đã reo lên sung sướng:

- Đúng là cái này rồi cụ ạ! Đây chính là lưỡi rìu khi nãy cháu chẳng may đánh rơi xuống nước.

Cụ già lên bờ đưa cho chàng tiều phu lưỡi rìu sắt. Chàng tiều phu vui sướng đón lấy lưỡi rìu của mình, luôn miệng cảm ơn cụ già. Cụ già nhìn anh cười một cách hiền hậu. Trong phút chốc, cụ đã hóa phép trở thành một ông Bụt râu tóc bạc phơ với chiếc áo choàng lấp lánh. Cụ nói:

- Con quả là người thật thà và trung thực, không hề ham tiền bạc và lợi lộc. Nay ta tặng thêm cho con hai lưỡi rìu bằng vàng và bạc này. Đây là quà ta tặng con, con cứ vui vẻ nhận.

Anh chàng tiều phu cúi đầu cảm tạ, hai tay đỡ lấy hai lưỡi rìu cẩn thận. Ông cụ vuốt râu cười rồi biến mất. Lúc đó anh chàng tiều phu mới biết rằng mình vừa được Bụt giúp đỡ.

 

mang chiếc rìu sắt lên cho chàng tiều phu ngay từ lần đầu tiên?

Câu 10: Viết đoạn văn khoảng 7 – 9 câu trình bày cảm nhận của em về nhân vật chàng tiều phu. Trong đoạn văn có sử dụng từ ghép và từ láy, gạch chân và chú thích rõ một từ ghép và một từ láy.

0
17 tháng 2 2022

Hẳn đây là câu chuyện về Thạch Sanh nhỉ !? 

Dữ liệu bài còn thiếu ở 4 câu đầu  vì thiếu đoạn văn cần phân tích 

29 tháng 8 2017

"Ngựa của ai về sau sẽ là người thắng cuộc!"

Về hình thức cuộc thi chỉ tính ngựa của ai về sau sẽ là người thắng cuộc nên khi đó hai chàng trai đã đổi ngựa cho nhau. Khi đó ngựa của người nào về đích trước sẽ thắng.

29 tháng 8 2017

hoi lam j v

Ngày xưa, có một chàng trai nghèo tên là ThạchSanh. Thạch Sanh sống lủi thủi một mình trong túp lềucũ dựng dưới gốc đa. Cả gia tài chỉ có một lưỡi búa,hằng ngày lên rừng đốn củi kiếm ăn.Một hôm có người hàng rượu tên là Lí Thông điqua đó, nghỉ ở gốc đa. Thấy Thạch Sanh gánh về mộtgánh củi lớn, hắn nghĩ bụng: "Người này khỏe như voi.Nếu nó về ở cùng với ta thì lợi bao nhiêu". Lí Thông lânla gợi...
Đọc tiếp

Ngày xưa, có một chàng trai nghèo tên là Thạch
Sanh. Thạch Sanh sống lủi thủi một mình trong túp lều
cũ dựng dưới gốc đa. Cả gia tài chỉ có một lưỡi búa,
hằng ngày lên rừng đốn củi kiếm ăn.
Một hôm có người hàng rượu tên là Lí Thông đi
qua đó, nghỉ ở gốc đa. Thấy Thạch Sanh gánh về một
gánh củi lớn, hắn nghĩ bụng: "Người này khỏe như voi.
Nếu nó về ở cùng với ta thì lợi bao nhiêu". Lí Thông lân
la gợi chuyện rồi gạ Thạch Sanh kết nghĩa anh em. Vì sớm mồ côi cha mẹ, tứ cố vô thân, nay lại có người săn sóc đến mình, Thạch Sanh cảm
động, vui vẻ nhận lời và chàng từ giã gốc cây đa đến sống chung với mẹ con Lí Thông.

Câu 1
Truyện được mở đầu bằng thời gian
như thế nào? Em biết đến truyện cổ
tích nào cũng được mở đầu theo
cách như vậy?

 Câu 2

Nêu lai lịch của Thạch Sanh được
thể hiện trong đoạn trích. Từ đó,
cho biết Thạch Sanh thuộc kiểu
nhân vật cổ tích nào?
Câu 3
Chỉ ra và giải nghĩa các thành ngữ
có trong ngữ liệu.

Câu 4

Trước gia cảnh của Thạch Sanh, Lí Thông đã có suy nghĩ và hành động gì? Qua đó,
em nhận xét gì về nhân vật Lí Thông?
Câu 5

Em rút ra bài học cuộc sống nào qua đoạn trích trên?

0
Cho đoạn văn sau:Ngày xưa, có một chàng trai nghèo tên là Thạch Sanh. Thạch Sanh sống lui thủi một mình trong túp lều c tilde u dựng dưới gốc đa. Cả gai tài chỉ có một lưỡi búa, hằng ngày lên rừng đổn củi kiếm ăn.Câu 1: Đoạn văn trên trích trong văn bản nào?Câu 2: Tóm tắt những sự việc chính trong văn bản trên? Cho biết thể loại của văn bản? Hãy k hat e tên ít nhất 2 câu chuyện khác cũng viết cùng thể loại...
Đọc tiếp

Cho đoạn văn sau:

Ngày xưa, có một chàng trai nghèo tên là Thạch Sanh. Thạch Sanh sống lui thủi một mình trong túp lều c tilde u dựng dưới gốc đa. Cả gai tài chỉ có một lưỡi búa, hằng ngày lên rừng đổn củi kiếm ăn.

Câu 1: Đoạn văn trên trích trong văn bản nào?

Câu 2: Tóm tắt những sự việc chính trong văn bản trên? Cho biết thể loại của văn bản? Hãy k hat e tên ít nhất 2 câu chuyện khác cũng viết cùng thể loại với văn bản trên?

Câu 3: Chỉ ra từ láy được sử dụng trong đoạn văn trên? Giải thích nghĩa của từ láy đó?

Câu 4: Trong câu chuyện trên, nhân vật chính đã có những chiến công nào? Chiến công nào làm em thích nhất? Vì sao?

Câu 5: Chỉ ra các chi tiết kì ảo có trong văn bản? Câu 6: Viết một đoạn văn ngắn bày tỏ cảm nghĩ của em v^ hat e nhân vật Thạch Sanh. Trong đoạn văn có sử dụng một từ ghép đăng lập.

1
17 tháng 2 2022

Câu 1 Văn bản Thạch Sanh 

Câu 2 

Ở quận Cao Bình có hai vợ chồng tuổi đã già mà chưa có con. Thấy họ tốt bụng Ngọc Hoàng bèn sai Thái tử xuống đầu thai làm con. Cậu vừa chào đời thì mẹ mất, cậu sống lủi thủi trong túp lều cũ nát. Người ta gọi cậu là Thạch Sanh. Cậu được dạy đủ các môn võ nghệ và mọi phép thần thông. Thạch Sanh bị Lý Thông lợi dụng rủ về sống chung. Nhưng Lý Thông độc ác lừa Thạch Sanh nộp mạng thay mình cho Chằn tinh. Lý Thông cướp công giết Chằn tinh được vua khen ngợi phong làm quận công. Lần nọ, đại bàng đến quắp công chúa đi. Thạch Sanh bèn dùng cung tên bắn đuổi theo, cứu công chúa. Lý Thông lại lần nữa hãm hại Thạch Sanh. Chàng đã dùng tiếng đàn để giải oan, được vua gả công chúa cho. Nhờ niêu cơm ăn mãi không hết và tiếng đàn thần kì, Thạch Sanh đã chiến thắng mười tám nước chư hầu.

Thể loại : Cổ tích

 Câu 3 : Từ láy : thui lủi

Theo ý hiểu : Một cách âm thầm, lặng lẽ, với vẻ cô đơn, đáng thương. 

Ví dụ  : Lủi thủi ra về. 

Câu 4

Truyện Thạch Sanh có nhiều chi tiết thần kì, trong đó em thấy đặc sắc nhất là chiến công của thạch sanh trong chi tiết niêu cơm đãi quân sĩ mười tám nước chư hầu

Vì 

- Chi tiết niêu cơm: Niêu cơm thì bé tí xíu, được Thạch Sanh đưa lên thết đãi những kẻ thua trận với lời thách thức trọng thưởng họ nếu ăn hết cơm. Nhưng khi đó, quân sĩ mười tám nước ăn mãi, ăn mãi mà không hết khiến chúng phải cúi đầu lạy tạ rồi kéo nhau về nước.

     + Thể hiện sự hòa ái, khoan dung của Thạch Sanh

     + Đây cũng chính là tấm lòng nhân đạo, ưa chuộng hòa bình của nhân dân ta

     +  Đồng thời, nhắc nhở những kẻ có ý định xâm chiếm nước ta, tuy nước ta còn yếu nhưng lại có lòng tự tôn dân tộc, sức mạnh đoàn kết và tinh thần yêu nước, không chịu mất nước, không chịu làm nô lệ của bất kỳ nước nào.

30 tháng 8 2017

mk ko biết bn ơi\

thông cảm nhé

tk cho mk mình đang âm điểm

30 tháng 8 2017

Cô em thích thì làm thôi!ahihi

16 tháng 3 2016

Hỏi chàng tên là gì?

16 tháng 3 2016

Hỏi đầu nàng có bao nhiêu sợi tóc??????

SỰ TÍCH CAY TRE TRĂM ĐỐT “Ngày xưa có một chàng trai hiền lành, khỏe mạnh tên là Khoai đi cày thuê cho vợ chồng ông phủ hộ. Hai vợ chồng phú hộ hứa: “Con chịu khó làm lụng giúp ta, ba năm nữa ta sẽ gả con gái ta cho”. Anh Khoai tin vào lời hứa của 2 vợ chồng phú hộ, ra sức làm việc chăm chỉ, không ngại khó nhọc, vất vả. Thời gian 3 năm trôi qua, anh đã giúp cho hai vợ chồng phú hộ có mọi thứ của cải trên...
Đọc tiếp

SỰ TÍCH CAY TRE TRĂM ĐỐT
“Ngày xưa có một chàng trai hiền lành, khỏe mạnh tên là Khoai đi cày thuê cho
vợ chồng ông phủ hộ. Hai vợ chồng phú hộ hứa: “Con chịu khó làm lụng giúp ta, ba năm
nữa ta sẽ gả con gái ta cho”. Anh Khoai tin vào lời hứa của 2 vợ chồng phú hộ, ra sức
làm việc chăm chỉ, không ngại khó nhọc, vất vả.
Thời gian 3 năm trôi qua, anh đã giúp cho hai vợ chồng phú hộ có mọi thứ của cải
trên đời. Đến lúc phải thực hiện lời hứa thì ông bèn trở mặt, không giữu lời hứa. Ông
đưa ra một điều kiện là anh Khoai phải tìm được một cây tre có đủ trăm đốt tre, để làm
nhà cưới vợ thì ông mới đồng ý gả con gái cho. Anh Khoai đồng ý lên rừng và quyết tâm
tìm được một cây tre đủ trăm đốt. Nhưng tìm mãi, tìm mãi vẫn không thấy, anh bèn thất
vọng ngồi sụp xuống khóc. Bỗng nhiên, một Ông Bụt hiện lên và bảo anh cứ đi tìm và
chặt đủ 100 đốt tre lại đây, rồi đọc hai câu thần chủ: “khắc nhập, khắc nhập!” lập tức
100 đốt tre nhập lại thành một cây tre trăm đốt và khi đọc “khắc xuất, khắc xuất” thì lập
tức cây tre trăm đốt tách rời ra thành từng đốt như cũ. Anh Khoai mừng rỡ cảm ơn Ông
Bụt và gánh 100 đốt tre về làng ra mắt ông phủ hộ. Ông phú hộ nhìn thấy liền cười và
bảo “ ta nói cây tre trăm đốt, không phải trăm đốt tre”. Anh Khoai liền đọc câu thần chú
“khắc nhập” “khắc nhập” như lời Bụt đã dạy. Ông phủ hộ không tin vào những gì mình
nhìn thấy, ông sờ tay vào cây tre và phép màu của Bụt đã hút ông dinh luôn vào cây tre.
Khi ông đồng ý giữ lời hứa, anh Khoai mới đọc “khắc xuất” “ khắc xuất” để giải thoát
cho cha vợ của mình. Sau khi được anh Khoai cứu giúp, ông phủ hộ đồng ý giữ lời hứa,
gả con gái cho anh.
Từ đấy, anh và con gái ông phủ hộ sống hạnh phúc bên nhau mãi mãi”.

- Nêu thể loại, phương thức biểu đạt?
- Xác định ngôi kể?
- Xác định nội dung, ý nghĩa câu truyện? bài học(nếu có) từ câu truyện
- Tìm trạng ngữ và ý nghĩa trạng ngữ có trong câu truyện?
- Tìm một số từ ghép, từ láy trong câu truyện?

0