Đề bài: Em hãy viết một bài văn ngắn kể một câu chuyện về lòng hiếu thảo mà em được chứng kiến
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tk:
Hiếu thảo là một truyền thống đạo đức tốt đẹp của dân tộc ta từ xưa đến nay, con cái phải biết hiếu thảo với ông bà, cha mẹ, bởi không có cha mẹ làm sao có chúng ta trên cuộc đời này. Em đã từng được nghe rất nhiều câu chuyện về lòng hiếu thảo và đã được tận mắt chứng kiến những người con hiếu thảo với cha mẹ của mình.
Chị Nga là con của hai bác Năm và bác Oanh, chị năm nay vừa tròn 18 tuổi, đã tốt nghiệp cấp ba nhưng không thể đi học đại học vì hoàn cảnh gia đình quá khó khăn. Mẹ của chị mắc bệnh tim nên sức khỏe rất yếu, bố của chị làm thợ xây không may xảy ra tai nạn ngã giàn giáo nên đã mất đi một cánh tay, hiện tại chỉ ở nhà làm những việc nhẹ nhàng, gia đình chỉ còn mỗi chị là người khỏe mạnh nhất. Chị Nga nghỉ học đi làm thêm, ngày chị đi làm về rồi lại chăm sóc, cơm nước, giặt giũ, quét dọn, mọi việc nhà chị đều làm hết để cho bố mẹ được nghỉ ngơi. Chị đi làm kiếm được ít tiền nào lại lo mua thuốc thang cho mẹ, mua thức ăn bồi bổ cho bố mẹ, chị chẳng bao giờ nghĩ đến chuyện mua gì cho bản thân. Bạn bè được đi học, được ăn diện chơi bời chị đều không để ý nữa, chỉ cố gắng làm sao kiếm được tiền về lo cho gia đình, phụ giúp bố mẹ.
Em rất yêu quý chị Nga, thật cảm động trước lòng hiếu thảo của chị đối với bố mẹ, đối với em chị là tấm gương sáng để nhìn vào đó mà hiếu thảo với bố mẹ của mình.
Bà Sáu năm nay ngoài bảy mươi tuổi, sức khỏe yếu đi nhiều. Chị Lan kể: bà Sáu có ba người con đều hy sinh trong cuộc kháng chiến chống Mĩ. Vừa qua, bà được chính phủ phong tặng danh hiệu "Bà Mẹ Việt Nam Anh Hùng". Một mình neo đơn sống ở tuổi xế chiều mà không có con cháu đỡ đần những lúc trái gió trở trời nên chị Lan thương bà lắm. Thường ngày chị Lan sang giúp bà dọn dẹp nhà cửa, nấu cơm, giặt giũ quần áo, … Không ruột rà máu mủ nhưng, không họ hàng thân thích, vậy mà chị yêu bà sáu như bà ruột của mình.
Hôm hai chị em đến, thấy nhà cửa im lìm, tưởng bà đi đâu đó. Đứng ngoài sân gọi nhưng không thấy bà trả lời. Chị bước vào và đẩy cửa ra. Thấy bà Sáu đang nằm, chị vội chạy đến và lay gọi bà. Bà mới trở mình thều thào nói: “Bà mệt quá, hai chân bà tê, không dậy được “.
Chị quay sang em và bảo em xoa dầu bóp chân cho bà để chị đi mua cái gì cho bà ăn rồi chị vào ngay.
Em cảm động quá thấy trong lòng em dâng lên một tình thương và một sự cảm phục chị vô cùng. Chị mồ côi mẹ từ bé, chị thiếu đi tình thương bao la của người mẹ, chị sống với ba. Ba chị ở vậy nuôi chị cho đến bây giờ. Phải chăng sống trong hoàn cảnh ấy chị mới thấm thía cảnh cô đơn nên chị đem tình thương ấy sưởi ấm bà Sáu. Cả xóm ai cũng khen chị, quý chị.
Một lát sau chị quay lại với tô cháo trên tay, đến bên giường và đỡ bà Sáu dậy đút từng muỗng cháo cho bà, em nhớ lại hình ảnh trước đây mẹ đã chăm sóc nội như chị Lan bây giờ.
Thật tuyệt vời chị Lan là một tấm gương của lòng nhân ái và đức hạnh để cho em và các bạn noi theo.
Em tham khảo:
Chuyện về lòng nhân ái:
Sau những ngày tháng khó khăn trong đợt dịch Covid 19 vừa qua, tôi may mắn được đi, gặp và chứng kiến nhiều câu chuyên khiến mình nhận ra những giá trị sống tốt đẹp vẫn luôn tồn tại âm thầm khắp nơi trên đất nước này. Hành trình ấy tôi xin được đặt tên “Cảm ơn những anh hùng thầm lặng”.
Có mặt tại Lai Châu trong những ngày cuộc sống người dân dần trở lại bình thường, tôi được giới thiệu đến một nông trường cách xa trung tâm thành phố gần 10 km để gặp một anh nông dân chất phác, anh tên Trường. Anh Trường là người trong suốt những tuần lễ căng thẳng của dịch bệnh, đã quyên góp nông sản mình thu hoạch đem tặng được cho các y bác sĩ và các gia đình khó khăn đang cách ly, chữa bệnh tại bệnh viện Đa khoa tỉnh Lai Châu.
“Vào giai đoạn căng thẳng của dịch bệnh, khi nghe tin các y bác sỹ và những bệnh nhân nghèo ở bệnh viện tỉnh Lai Châu cần những phần nông sản để có bữa ăn đủ dinh dưỡng mỗi ngày, em mới chợt nhận ra là mình cũng có thể góp sức một chút gì đó. Cảm giác chạy xe mỗi sáng sớm để gửi tặng nông sản mình trồng được cho bệnh viện khó diễn tả lắm, nó khiến em thấy vui vui trong lòng cả ngày”, anh cười kể về những ngày vừa qua.
Lòng nhân ái đôi khi bình dị, mộc mạc như vậy đó. Nó luôn sẵn có trong mỗi người chúng ta, cứ cho đi và đừng nghĩ gì xa xôi, tình yêu đó sẽ lan tỏa rộng khắp.
II. LUYỆN TẬP:
Kể tóm tắt truyện “Buổi học cuối cùng”
- Câu chuyện kể về một buổi sáng như bao nhiêu ngày khác, Phrăng đến lớp học.
- Nhưng hôm nay trên đường đi học cậu thấy có những điều lạ thường đến khi cậu vào lớp thì lại càng ngạc nhiên hơn.
- Cậu đến lớp muộn nhưng không bị thầy Ha-men quở trách mà còn nói rất nhẹ nhàng.
- Hơn nữa, hôm nay thầy lại ăn mặc rất chỉnh tề như các ngày lễ trọng đại.
- Không khí trong lớp thì im lặng
- Hóa ra hôm nay là buổi học tiếng Pháp cuối cùng.
- Thầy Ha-men hôm nay nghẹn ngào, xúc động và kết thúc buổi học thầy đã viết : “Nước Pháp muôn năm”.
Câu 1: Câu chuyện được kể diễn ra trong hoàn cảnh cảnh, thời gian, địa điểm nào? Em hiểu thế nào về tên truyện “Buổi học cuối cùng”.
Truyện kể về buổi học tiếng Pháp cuối cùng ở lớp học của thầy Ha – men, tại một trường làng trong vùng An – dát. Đó là thời kì sau cuộc chiến tranh Pháp – Phổ, nước Pháp thua trận, phải cắt hai vùng An dát và Lo-ren cho Phổ. Các trường học ở hai vùng này, theo lệnh của chính quyền Phổ không được dạy tiếng Pháp nữa. Chính vì vậy, tác giả mới đặt truyện là “Buổi học cuối cùng”.
Câu 2:
* Truyện được kể theo lời nhân vật Phrăng. Kể theo ngôi thứ nhất.
* Truyện còn có những nhân vật khác như là: thầy Ha-men, bác phó rèn Oát-stơ, cụ Hô –de…
* Nhân vật thầy giáo Ha-men gây cho em ấn tượng nổi bật nhất.
Câu 3:
* Những điều khác lạ trên đường đến trường, quang cảnh ở trường và không khí trong lớp học:
- Khi qua trước trụ sở xã: có nhiều người đứng trước bảng dán cáo thị có lưới che.
- Quang cảnh ở trường: bình lặng như một buổi sáng chủ nhật.
- Phrăng đến lớp muộn nhưng thầy giáo không quở trách.
- Ở phía cuối lớp, dân làng ngồi lặng lẽ, có cả các cụ già đến dự buổi học và mặt ai cũng có vẻ buồn rầu.
Câu 4: Ý nghĩ, tâm trạng của chú bé Phrăng diễn biến trong truyện:
* Ý nghĩ tâm trạng của Phrăng:
- Lúc đầu cậu ngạc nhiên, sững sỡ khi nghe thầy Ha-men nói đây là buổi học cuối cùng.
- Cậu nuối tiếc và hối hận vì sự lười nhác, ham chơi của mình.
- Cậu xấu hổ và tự giận mình.
- Kinh ngạc khi nghe thầy Ha-men giảng ngữ pháp sao lại hiểu đến thế “Tôi cũng cho là chưa bao giờ mình chăm chú nghe đến thế”.
Câu 5:
* Nhân vật thầy giáo Ha-men được miêu tả:
- Trang phục: mặc chiếc áo rơ-đanh-gốt màu xanh lục, diềm lá sen gấp nếp mịn và đội cái mũ tròn bằng lụa đen thêu.
- Thái độ đối với học sinh: lời lẽ dịu dàng, nhắc nhở nhưng không trách phạt, quở mắng Phrăng khi cậu đến muộn và khi cậu không đọc được bài, nhiệt tình và kiên nhẫn giảng bài.
- Những lời nói về việc học tiếng Pháp: điều mà thầy muốn nói nhất với mọi người trong vùng An dát và cậu bé Phrăng đó là hãy biết yêu quý, giữ gìn và trau dồi cho mình tiếng nói, tiếng dân tộc (tức là tiếng Pháp),
- Hành động, cử chỉ lúc buổi học kết thúc: thầy nghẹn ngào, không nói được hết câu và thầy dằn mạnh hết sức viết lên bảng “NƯỚC PHÁP MUÔN NĂM”.
* Nhân vật thầy Ha-men gợi ra ở em cảm nghĩ: Thầy chính là một người con yêu nước và yêu tiếng của dân tộc hết mực: vui sướng khi được nói, dạy tiếng Pháp nhưng đau khổ, nghẹn ngào khi không còn được dạy thứ tiếng quen thuộc nữa.
Câu 6: Tìm một số câu văn trong truyện có sử dụng phép so sánh:
- Tiếng ồn ào như chợ vỡ.
- Mọi sự đều bình lặng y như một buổi sáng chủ nhật.
- Thầy Ha-men đứng lặng im trên bục và đăm đăm nhìn những đồ vật quanh mình như muốn mang theo trong ánh mắt toàn bộ ngôi trường nhỏ bé của thầy…
Câu 7: Trong truyện, thầy Ha-men nói: “…khi một dân tộc rơi vào vòng nô lệ…chìa khóa chốn lao tù…”. Em hiểu như thế nào và có suy nghĩ gì về lời nói ấy.
* Em hiểu về suy nghĩ ấy là: Câu nói của thầy nêu bật giá trị thiêng liêng và sức mạnh to lớn của tiếng nói dân tộc trong cuộc đấu tranh giành độc lập tự do. Tiếng nói dân tộc được hình thành và vun đắp bắng sự sáng tạo của bao thế hệ. Chính vì vậy, phải biết yêu quý, giữ gìn và học tập để phát huy tiếng nói của dân tộc
Em tham khảo :
Trong những người em từng gặp đến nay, người có lòng nhân hậu nhất là bà em. Bà có lòng thương người vô bờ bến.
Chuyện xảy ra trên đường bà đưa em đi học về. Bà đang chở em đi học về trên quãng đường dốc gồ ghề đầy đất đá. Bỗng bà thắng xe kêu kít. Thì ra có người đang có người nằm bất tỉnh giữa đường, không vật dụng Hay xe cộ bên cạnh. Đoạn đường này vắng vẻ, ít có xe cộ và không có nhà dân xung quanh. Dù có lay cỡ nào, người đàn ông ấy vẫn không tỉnh dậy. Cuối cùng, bà quyết định chở người đó đi bệnh viện xã cách đó mười cây số. Nhìn đoạn đường dốc lắm với cái nắng muốn bể đầu, em thấy thương bà làm sao. Càng thương bà hơn vì người đàn ông phía sau nặng nề. Em ngồi phía trước. Đến bệnh viện, mồ hôi nhễ nhại, bà nói chuyện với bác sĩ trong lúc thở dốc.
Sau đó, gia đình người bị nạn đã đến chăm sóc người đàn ông nọ. Bà cháu em lủi thủi ra về. Trên đường về, bà bảo: "Mai mốt, con lớn lên con cũng hãy nhớ lấy hôm nay mà yêu thương cứu giúp mọi người không cần toan tính con nhé! Con giúp người, người sẽ giúp ta thôi". Câu nói của bà cứ vang vọng mãi trong đầu óc em. Bà em đúng là có lòng nhân hậu. Em rất sung sướng và hạnh phúc khi có người bà tuyệt vời như thế.
Thành phố Hồ Chi Minh lớn nhất và đông dân nhất nước. Hằng ngày, các con đường lúc nào cũng tấp nập người và xe cộ trông giống như những dòng sông cuồn cuộn tuôn chảy ra biển lớn. Giờ cao điểm, nhiều nơi thường xảy ra ùn tắc giao thông. Vì thế nên việc đi lại khá vất vả, nhất là với người đi bộ. Ngày nào đi học, em cũng chứng kiến cảnh ấy ở ngã tư đường Nguyễn Tri Phương và đường 3 tháng 2 thuộc quận 10.
Trưa thứ sáu tuần trước, em về đến đây thì đèn đỏ bật lên. Mấy người đi bộ vội vã băng qua phần đường dành cho người đi bộ. Có một bà cụ già tay chống gậy, vẻ mặt lo lắng, chưa dám bước qua. Em đến bên cụ, nhẹ nhàng bảo: "Bà ơi, bà nắm lấy tay cháu, cháu sẽ dắt bà !". Bà cụ mừng rỡ: "Thế thì tốt quá! Cháu giúp bà nhé!". Em bình tĩnh đưa bà cụ sang đến vỉa hè trước cửa uỷ ban Quận 10. Bà cụ bảo rằng bà đến thăm đứa cháu nội bị ngã xe đạp, sai khớp chân phải nghỉ học ở nhà.
Em đi cùng bà một quãng thì chia tay và không quên dặn bà đi cẩn thận. Bà cười móm mém và xiết chặt tay em: "Bà cảm ơn cháu! Cháu ngoan lắm, biết thương người già yếu! Bà sợ qua đường lắm vì một lần đã bị cậu bé chạy xe đạp vượt đèn đỏ đụng phải. Gớm! Người ta bây giờ chạy xe cứ ào ào, gây ra bao nhiêu tai nạn. Vội gì mà vội khiếp thế cơ chứ? Hôm nay may mà bà gặp được cháu! Thôi, cháu đi nhé!".
Em nhìn theo mái tóc bạc và cái dáng còng còng, bước đi chậm chạp, run rẩy của bà cụ mà trong lòng trào lên tình cảm xót thương. Ôi, những người bà, người mẹ đáng kính, suốt đời chỉ biết lo cho con, cho cháu! Giúp bà cụ qua đường là một việc rất nhỏ nhưng em cũng thấy vui vui. Đúng như lời ông nội em thường nhắc nhở: "Thương người như thể thương thân, cháu ạ! Đạo lí của dân tộc Việt Nam mình là như thế đấy!".
Mới hôm qua, trời hãy còn nắng, thế mà hôm nay, đường mưa lầy lội. Thật là tội nghiệp cho mấy em nhỏ và các cụ đi đường quá vì tôi, chính bản thân tôi- một cô bé tuổi vị thành niên xinh đẹp, khỏe mạnh- còn té lên té xuống.
Không biết cụ Danh sẽ ra sao, cụ đã lớn tuổi rồi, sức khỏe yếu, đứng còn không nổi nói chi đi. thế mà con cụ ở Sài Gòn lại đổ bệnh. Mấy bữa nay, cụ cứ than mãi với tôi: "Con cụ ở Sài Gòn chưa có vợ, nên ốm đau gì cụ cũng phải lên thăm, giờ cụ không có tiền, cháu có không cho cụ trăm xu lên Sài Gòn!". Bản thân tôi không ghét cụ, ngược lại còn rất mến cụ cơ! Vậy mà tôi không có tiền, tôi không muốn cụ buồn, sáng nay tôi có 25 xu, tôi trích ra 5 xu mua bánh mì để ăn sáng, còn 20 xu tôi biếu cụ, cụ có vẻ hơi buồn nhưng vẫn cảm ơn tôi rối rít. Bụng dạ tôi thầm nghĩ:" Còn cái Thanh, cái Thương nhà giàu, chắc nó sẽ cho cụ mượn.". Tôi vội đến nhà cái Thanh, tôi nói:
-Thanh ơi, mày ra đây cho tao hỏi cái này!
-Có phải cái Sa không?
-Tao đây chứ ai hử?
-Thôi, từ từ, tao ra.
Nó vừa ra, tôi đã hỏi:
-Mày có tiền không?
-Mày hỏi làm chi?
-Tao cho cụ Danh
-Chi vậy? Rảnh quá hử?
-Không đâu, mai cụ lên thăm con ở Sài Gòn, chú ấy bị ốm.
-May thật, sáng nay tao có 100 xu, mà cụ cần bao nhiêu?
-Cụ cần trăm xu, tao đưa cụ 20 xu rồi!
-Vậy tao cho cụ 50 xu nhé! U tao biết tao cho tiền, u tao la!
-Ừ, còn cái Thương.
Thế là còn cái Thương nữa, nhưng tôi chợt lo; nhà nó rõ giàu, nhưng keo lắm. Nhưng cũng mừng vì mẹ nó cho no nhiều tiền. Chắng mấy chốc đã tới nhà nó. Như cái Thanh, tôi lại co
Xin lỗi nha! Mình ấn lộn nút, tiếp tục:
Thế là còn cái Thương nữa, nhưng tôi chợt lo; nhà nó rõ giàu, nhưng keo lắm. Nhưng cũng mừng vì mẹ nó cho no nhiều tiền. Chắng mấy chốc đã tới nhà nó. Như cái Thanh, tôi lại có thêm một cuộc đối thoại tương tự:
-Thương ơi, mày có nhà không?
-Tao ra ngay đây, mày gọi tao cái gì?
Nó không hỏi tên tôi vì cái giọng đanh đanh chua chua của tôi thì nó biết rõ. Nó vừa chạy ra, tôi hỏi ngay:
-Mày có tiền không?
-Có
-Mấy xu?
-300 xu, mày cần gì? Nếu muốn, tao cho mày luôn 3 lượng bạc. Dạo này tao có nhiều tiền lắm!
-Thật sao? Vậy cho cụ Danh mượn đi!
-Mày rảnh ruồi thật, tao mà lại cho cái ông già lọm khọm đó làm chi? Ổng cần gì?
-Mày làm ơn đi, cụ cần về thăm con ở Sài Gòn, chú ấy bị bệnh!
-Được, tao cho mày 30 xu, cầm nó rồi cút xéo, tao phải đi đám rồi.
_____________________________________Sẽ_còn_tiếp________________________________________
Mỗi chúng ta, ai ai cũng được nhận tình thương của mẹ dành cho ta phải không các bạn? Mẹ là người đã nâng niu, chăm sóc ta từ khi ta còn thơ bé. Mẹ luôn luôn chia sẻ, động viên khi chúng ta gặp những niềm vui hay nỗi buồn. Sau đây, tôi xin kể cho các bạn nghe một câu chuyện về tình thương yêu đã để lại cho tôi những ấn tượng sâu sắc nhất, câu chuyện như sau:
Thuở xưa, có một gha đình chỉ có hai mẹ con. Người mẹ đã xấp xỉ tuổi sáu mươi còn người con chỉ độ chín, mười tuổi. Sức già con dại, mẹ không làm được gì nhiều chỉ đủ để đắp đổi qua ngày. Tuy nghèo nhưng hai mẹ con sống phúc đức nên được bà con lối xóm thương yêu quý mến.
Một ngày nọ, sau buổi làm đồng về, bà mẹ bỗng nhuốm bệnh. Làn da bà xanh xao, cặp môi khô nứt. Bà con trong xóm đến thăm, giúp đỡ tiền bạc, thuốc thang nhưng bệnh tình của bà vẫn không thuyên giảm. Hằng ngày, cậu bé phải túc trực bên gường bệnh không rời nửa bước. Nhiều lúc, cậu phải nhịn ăn nhường cho mẹ. Tuy vất vả nhưng cậu bé vẫn không than vãn gì. Một hôm, người mẹ nói:
– Con ạ ! Miệng mẹ khô quá, bây giờ mà được ăn một quả táo thì sẽ khỏe lên nhiều. Nhưng mùa này kiếm đâu ra táo con nhỉ !
Cậu bé thầm nghĩ : Ôi! Thương mẹ quá ! Mùa này đất đai khô cằn thì kiếm đâu ra táo đây? Phải vào rừng may ra mới kiếm được táo cho mẹ ! Nói xong, cậu liền chờ mẹ ngủ say rồi chạy sang nhà hàng xóm nhờ trông nom mẹ rồi ra đi.
Cậu bé đi mãi, đi mãi rồi đến một cánh rừng nọ. Không sợ nguy hiểm, cậu bé tiếp tục đi. Bỗng nhiên cậu thấy xuất hiện trước mặt mình một con sông lớn, sóng cuồn cuộn lại chẳng có thuyền. Lo lắng cậu nhìn quanh thì thấy một chú cá vàng đang bị mắc kẹt giữa hai hòn đá cuội trắng phau. “Ồ, đáng thương quá !” Cậu thốt lên rồi đi đến nhẹ tay nâng chú cá lên tay. “Ta đưa chú về với bố mẹ chú nhé !”. Đột nhiên, chú cá biến thành một chàng trai khôi ngô tuấn tú. Chàng mỉm cười nói : “May mắn gặp được em, cám ơn em nhiều lắm. Ta là con của vua Thủy Tề, vì sơ ý trong khi bơi mà bị mắc nạn. Vậy còn em là ai, sao em lại đến đây?” Cậu bé kể lại mọi chuyện. Chàng hoàng tử thương tình cõng cậu bé qua sông. Qua được sông rồi, cậu bé tạm biệt hoàng tử và tiếp tục đi tiếp. Càng đi sâu vào rừng, cây cối càng rậm rạp. Những chiếc gai nhọn cứ thi nhau đâm vào cậu bé nhưng cậu vẫn nghiến răng chịu đau và tiếp tục đi. Đến tận sâu cuối rừng, cậu lả người đi vì mệt, hai chân như tê cứng lại. Bỗng trước mắt cậu là những tia sáng vàng rực rỡ, lấp lánh từ những quả táo phát ra. cậu dụi mắt và mừng rỡ. Hai chân cậu như khỏe lại, cậu chạy một mạch đến bên cây táo, đưa tay định hái. Bỗng bên tai cậu vang lên một tiếng gầm dữ dội. Cậu quay người lại thì không thể tin được. Một con Sư tử đang há rộng miệng để lộ những chiếc răng nanh dài đang lao đến định chồm vào người cậu. Cậu bé lùi lại, van xin : “Xin ông tha cho tôi, tôi chỉ muốn xin một quả táo về cho mẹ tôi. Mẹ tôi đang ốm nặng và chỉ muốn được ăn một quả táo!”. Sư tử như hiểu được tiếng người, ông ta hạ giọng :”Được, nhưng đổi lại cậu phải cho ta ăn một miếng thịt cửa ngươi.” Cậu bé sợ hãi nhưng nghĩ thương mẹ, cậu lấy dao định cắt thịt mình thì Sư tử bỗng lên tiếng : “Thôi được rồi, nhà ngươi thật là hiếu thảo dám hi sinh cả tính mạng của mình để hái tạo cho mẹ. Ta rất cảm phục trước tấm lòng của ngươi. Ngươi hãy hái bao nhiêu tùy thích. Cậu bé mừng rỡ, trèo lên cây hái táo rồi vội vã trở về nhà đưa táo mời mẹ ăn. Thật lạ lùng thay, người mẹ sau khi ăn hết quả táo bà cảm thấy khỏe khoắn như chưa từng bị bệnh gì. Hai mẹ con mừng rỡ ôm chầm lấy nhau hạnh phúc.
Các bạn thấy không ? Nhờ lòng hiếu thảo mà cậu bé đã vượt qua biết bao nguy hiểm, thử thách. Một tấm gương rất xứng đáng để người đời học tập và noi theo phải không các bạn
Trong lớp học của chúng em, bạn Tâm là người luôn nhận được sự yêu quý và giúp đỡ của các bạn trong lớp không chỉ vì bạn học giỏi mà bạn còn là một người con hiếu thảo với mẹ của mình.
Hoàn cảnh của Tâm thuộc những bạn khó khăn nhất trong lớp, Tâm mồ côi bố từ khi bạn mới bốn tuổi, nghe bạn kể thì vì một tai nạn giao thông mà bố bạn mất, còn mẹ bạn thì may mắn thoát khỏi lưỡi hái của tử thần nhưng bây giờ vẫn còn để lại di chứng mỗi khi trái gió trở trời thì lại đau ốm.
Từ nhỏ gia đình nhỏ bé của Tâm đã thiếu vắng đi người trụ cột gia đình, còn Tâm đã thiếu vắng đi tình thương của bố, một mình mẹ vất vả nuôi Tâm khôn lớn và càng vất vả hơn khi Tâm đi học, chính vì vậy bạn ấy rất thương mẹ mình, Tâm luôn cố gắng học tập rất chăm chỉ và đạt nhiều thành tích học tập cao để mẹ vui lòng, năm học vừa rồi bạn đã giành giải Nhất huyện và giải Nhì của tỉnh trong kì thi chọn học sinh giỏi.
Mẹ Tâm bán rau ở một chợ gần nhà lấy tiền trang trải cho cả gia đình và nuôi Tâm ăn học, mỗi khi tan học là bạn về luôn chợ để giúp mẹ dọn hàng, những ngày được nghỉ học, bạn xin mẹ đi bán rau cùng để mẹ đỡ vất vả. Có những hôm mẹ bị ốm, bạn ấy phải dậy thật sớm nấu cháo cho mẹ rồi mới đi học, sau giờ học lại vội vã về để chăm sóc mẹ. Có một lần, bạn đã từng có ý định nghỉ học cho mẹ đỡ vất vả vì cứ mỗi lần đến kì nộp học phí là mẹ Tâm lại phải chạy vạy khắp nơi mới có tiền cho bạn ấy nộp.
Nhưng rồi với sự động viên của mẹ Tâm, của cô giáo và của cả lớp bạn ấy quyết định tiếp tục theo học để thực hiện ước mơ của mình là đỗ vào một trường đại học sau đó có một công việc ổn định để báo đáp công ơn của mẹ. Trong buổi sinh hoạt lớp, hôm đó vì mẹ ốm nên Tâm nghỉ học, cô giáo và các bạn học sinh trong lớp đã bí mật thành lập một quỹ riêng của lớp để giúp Tâm.
Mỗi tháng sẽ hỗ trợ bạn ấy một khoản tiền nhỏ để phụ giúp mẹ và phục vụ cho việc học, lần đó là lần đầu tiên cô giáo và bạn lớp trưởng đến nhà Tâm để trao số tiền hỗ trợ hàng tháng đó cho bạn và tiện thể thăm mẹ Tâm luôn, nhưng mẹ Tâm và bạn ấy kiên quyết từ chối vì bạn không muốn là gánh nặng cho cả lớp, nhưng cuối cùng cô giáo đã thuyết phục được Tâm nhận số tiền đó vì cố bảo đó là tinh thần tự nguyện giúp đỡ của cả lớp dành cho bạn với mong muốn bạn sẽ cố gắng học tập và không bao giờ từ bỏ ước mơ của mình.
Con cái cần hiếu thảo với ông bà và cha mẹ, đấy là đạo lý muôn đời của dân tộc ta. Chúng ta cần học tập sự hiếu thảo của Tâm để trở thành một người con tốt với cha mẹ của mình.