Viết bài văn giới thiệu về ngành nghề ở xã Hùng Lô( làng bánh chưng)
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Một trong những vị anh hùng của đất nước ta mà em luôn kính mến đó là cụ Nguyễn Công Trứ. Cụ sinh năm 1778 và mất năm 1858. Cụ Nguyễn Công Trứ là một vị quan rất thanh liêm và chính trực. Cụ không bao giờ nhận tiền hối lộ mà sống một cuộc sống thanh bạch. Trong thời gian làm quan, số tiền và gạo cụ nhận được từ triều đình cụ đều cấp cho dân nghèo, số còn dư lại cụ đem nộp lại cho quốc khố. Gần cuối đời, dù đã 80 tuổi nhưng cụ vẫn một lòng yêu nước mà anh dũng xin xung trận khi nghe tin Pháp sang xâm lược nước ta. Giờ đây dù cụ đã không còn nhưng những gì về cuộc đời thanh cao, một đời vì nước vì dân của cụ vẫn sẽ mãi được lưu truyền cho những thế hệ sau này như chúng em biết ơn và noi theo.
“Thịt mỡ dưa hành câu đối đỏ
Cây nêu tràng pháo bánh chưng xanh”
Bánh chưng là một trong những món ăn không thể thiếu trong mỗi gia đình Việt Nam mỗi dịp Tết đến xuân về. Từ bao đời nay, bánh chưng đã như một món ăn gắn bó, sum vầy, mang đậm hương vị Tết cổ truyền dân tộc.
Truyện xưa kể rằng, từ đời Hùng Vương thứ 6, hoàng tử Lang liêu đã được vua cha lựa chọn để truyền ngôi với món bánh chưng, một thức bánh làm từ lúa gạo, do chính con người làm ra. Bánh chưng thường đi liền với bánh dày, nếu như bánh dày hình tròn, tượng trưng cho trời thì bánh chưng lại hình tượng trưng cho đất, con người luôn phải biết ơn mảnh đất đã sinh ra và nuôi sống chúng ta. Bánh chưng bao gồm những nguyên liệu rất đơn giản: Lá dong dùng để gói bánh, gạo nếp làm vỏ bánh và đỗ xanh, thịt lợn, hành làm nhân bánh. Để chuẩn bị gói bánh chưng, ta phải chuẩn bị những lá dong với nhiều kích cỡ, rửa sạch. Gạo nếp và đỗ xanh phải được ngâm sẵn, thịt lợn thái miếng và hành thái lát mỏng. Sau đó đến công đoạn gói bánh chưng. Ngày trước ông bà ta gói bánh chưng thuần túy bằng tay, nhưng bây giờ thường có khuôn để gói bánh được vuông vắn và dễ dàng hơn. Đầu tiên là đặt hai chiếc lạt biên dưới khuôn, sau đó xếp một lớp lá dong vuông vắn lên bốn mép khuôn. Tiếp theo là một lớp gạo nếp. Sau khi đã đổ gạo nếp lần thứ nhất, ta sẽ cho nhân bánh chưng gồm có đỗ, thịt và hành vào, xan đều ra giữa bánh rồi lại đổ thêm một lớp gạo nếp nữa. Cuối cùng là gói bánh lại và dùng lạt để cố định bánh cho chắc chắn. Khi gói bánh ta không nên xê dịch để tránh bị góc lệch. Những chiếc bánh chưng được coi là đạt tiêu chuẩn khi phần gạo và nhân bánh được nằm vuông vắn trong lớp lá, khi gói bánh chưng, không được cho lớp lá quá mỏng hay rách bởi nếu vậy khi luộc ruột bánh sẽ bị bung ra ngoài. Sau khi gói xong bánh chưng, ta cần chuẩn bị một nồi lớn để luộc bánh, thường thì sẽ luộc bánh chưng bằng bếp củi vì mất khá nhiều thời gian, xếp lần lượt bánh chưng vào nồi sau đó đổ nước vào, để lửa cháy âm ỉ trong khoảng 6-10 tiếng. Bánh chưng cần luộc lâu để chín đều và mềm thơm. Sau khi luộc xong bánh chưng cần được ép cho vuông vắn. Lúc ấy một chiếc bánh chưng mới hoàn chỉnh.
Bánh chưng thường được dùng để cúng ông bà tổ tiên, mang làm quà biếu tặng mỗi dịp Tết đến xuân về, vừa gần gũi lại vừa lịch sự. Bóc bánh chưng, màu bánh phải xanh màu lá dong, gạo phải mềm và chín tới mới ngon. Bánh chưng không cắt bằng dao mà dùng chính lạt gói bánh để cắt rất dễ dàng. Lớp vỏ bánh dính chặt và thơm mùi gạo nếp, mùi lá dong, đỗ bở tới, quyện với thịt lợn và hành tươi tạo nên một hương vị độc đáo và riêng biệt. Bánh chưng thường được ăn kèm với hành muối và dưa món,… Những chiếc bánh chưng trong mâm cơm ngày Tết vừa là món ăn thân thuộc vừa là mong chờ và niềm chúc cho những điều tốt đẹp trong năm mới sẽ đến với mỗi gia đình.
Cho dù xã hội có phát triển đến đâu, những món ăn mới và ngon như thế nào có ra đời, vị trí của bánh chưng trong mỗi dịp lễ trọng đại của dân tộc vẫn không thể thay thế. Món bánh chưng mộc mạc giản dị mà đầy ý nghĩa, vừa là sự biết ơn với ông cha ta, vừa là nét đẹp văn hóa không thể phai mờ.
Cũng như bao truyền thống khác, tinh thần yêu nước là một nét đặc sắc trong văn hóa lâu đời của nước ta, nó được thể hiện từ xưa đến nay và đi sâu vào từng hành động, ý nghĩ của mỗi con người. Lòng yêu nước là yêu tất cả những gì tốt đẹp, yêu thiên nhiên muôn hình vạn trạng, yêu bầu trời trong xanh, yêu đàn chim bay lượn, yêu cả những dòng sông thân thương hay gần gũi nữa là yêu những chiếc lá mỏng manh. Nói cho cùng thì tinh thần yêu nước nó xuất phát từ ý chí, sự quyết tâm phấn đấu, xây dựng Tổ quốc, tình yêu thương và cả niềm hi vọng. Tinh thần yêu nước bao gồm cả nhiều tình yêu khác: tình yêu gia đình, quê hương, tình yêu con người. Nó được bộc lộ ở mọi lúc mọi nơi, mọi cá nhân, bất cứ nơi nào có người dân Việt Nam sống thì đó sẽ mãi là mầm mống, là chồi non của tinh thần yêu nước Việt Nam. Và đó cũng sẽ không phải là lí tưởng của mình dân tộc Việt Nam mà còn rất nhiều nước khác, lí tưởng ấy luôn đi đầu
Đến làng nghề làm mỳ gạo Hùng Lô vào những ngày cuối tháng 8 trong cái nắng rát của buổi chiều trời quang mây sau cơn mưa kéo dài chúng tôi bắt gặp hình ảnh những người dân làm mỳ gạo đang tất bật đội nắng phơi mỳ.
Tất cả các công đoạn sản xuất mỳ, bún đều được các hộ dân tại làng nghề tuân thủ tiêu chuẩn VS ATTP.
Làng nghề Hùng Lô tồn tại từ rất lâu đời, nếu không vào tận nơi chứng kiến khung cảnh làng quê cùng các nghề chế biến nông sản, ít ai có thể biết rằng từng thế hệ người Hùng Lô đã trải qua bao thăng trầm để giữ nghề truyền thống của cha ông để lại.
Nghề làm mì gạo không đòi hỏi vốn lớn nên hộ gia đình nào cũng có thể làm được, có ít làm ít, có nhiều làm nhiều, rải rác khắp các xóm thuộc xã Hùng Lô. Trước đây người làm nghề hoàn toàn làm thủ công, hiện nay đã có máy móc thay thế sức người nên năng suất và sản lượng không ngừng tăng lên, có hộ gia đình đạt sản lượng tới 2 - 3 tạ mì/ngày.
Gia đình ông Nguyễn Đức Chiêu mỗi ngày sử dụng 2 tạ gạo để làm nguyên liệu sản xuất mì.
Nở nụ cười, vừa nhanh tay đảo giá mì vừa nói chuyện ông Nguyễn Đức Chiêu, khu 4, xã Hùng Lô cho biết: "Nhà tôi đã gắn với nghề làm mì gạo này 3 đời rồi, đời con cái nữa là đời thứ 4. Mì gạo ở đây rất được ưa chuộng vì sợi mỳ nhỏ, trắng và dai.
Trước đây các gia đình làm nghề này đều làm thủ công, tráng bằng tay sau đó mang phơi, ủ cho mềm mới thái. Nhưng giờ đây công nghệ phát triển, người làm mì chúng tôi đã đầu tư máy làm mì để đảm bảo năng suất mà chất lượng tốt nhất, đưa sản phẩm ngon sạch ra thị trường".
Sản phẩm mỳ, bún của làng nghề Hùng Lô cung cấp tới các tỉnh, thành lân cận như: Yên Bái, Bắc Ninh, Hà Nội,…
“Mì Hùng Lô nổi tiếng ngon, nhưng ngoài chịu sự canh tranh về giá, còn bị cạnh tranh bởi các loại đồ khô như mì, phở, mì tôm công nghiệp. Để cho ra lò mẻ mì chất lượng cao, người dân phải làm nhiều công đoạn. Nguyên liệu làm mì phải chọn gạo sạch, ngâm khoảng 4 tiếng cho mềm. Sau khi ngâm, gạo phải rửa qua một nước nữa rồi mới cho vào máy xay thành bột. Sau đó hàm bột thành hồ, đưa bột vào máy đùn sợi mì, vắt lên giá và cuối cùng phơi khô mì. Trong đó việc nấu bột, hấp mì rất quan trọng, nếu chưa chín mì sẽ bị sượng, chín quá khi nấu mì sẽ nở bung, nát bét”, ông Chiêu nói.
“Nhà tôi có 2 ông bà làm nên một ngày chỉ làm được khoảng 2 tạ gạo. Tính trung bình mỗi tạ gạo chúng tôi lãi khoảng 150.000 - 200.000 đồng. Một ngày 2 ông bà tất bật cũng kiếm ra hơn 300.000”, ông Chiêu cười.
Trong cái nắng gắt, người dân tất bật với công việc phơi mì.
Được biết trên địa bàn xã Hùng Lô hiện nay có khoảng 27 hộ gia đình đang phát triển nghề làm mì gạo này. Mì gạo Hùng Lô luôn được khách hàng ưa chuộng, đầu ra luôn ổn nên những người làm nghề luôn có thu nhập ổn định, “có của ăn của để”.
Ông Nguyễn Văn Đoàn, chủ cơ sở làm mỳ gạo Đoàn Phấn khu 4, xã Hùng Lô cho biết: Trong khoảng 5 năm trở lại đây, làng nghề đã được hiện đại hóa lên nhiều, máy móc, thiết bị được đầu tư mạnh, nguồn vốn và thị trường ổn định. Nhờ vậy mà kinh tế người dân làm nghề ổn đỉnh hơn nhiều.
Những sợ mì gạo được đủn ra tất cả đều đã chín, có thể thưởng thức tại chỗ.
“Để chuyên nghiệp trong sản xuất, tôi đã đầu tư máy móc thiết bị vào sản xuất mì thay vì làm thủ công như trước đây. Đồng thời, việc sản xuất mì khô phải sạch từ gạo đảm bảo chất lượng cho đến việc nói không với chất tẩy rửa, chất phụ gia và chất bảo quản. Nhờ vậy sản phẩm gia đình tôi làm ra luôn được ưa chuộng, nhiều khách hàng từ các tỉnh, vùng lân cận thường xuyên đặt mua”.
Bắt đầu từ khâu chọn gạo, bột đều phải làm cẩn thận để có được nguyên liệu làm mỳ ngon.
Ông Đoàn cho biết: Trung bình một ngày gia đình tôi làm được khoảng 2- 2.5 tạ gạo. Công việc làm mì khá vất vả, phải thức dậy lúc 3-4h sáng để ngâm gạo, sau đó rửa thật sạch cho vào máy xát thành bột khô. Khi đã có thành phẩm là bột gạo khô, mịn lúc này người thợ mới trộn bột với nước the tỷ lệ phù hợp.
Nói đến công đoạn này, bà Phấn (vợ ông) sẽ đảm nhiệm vì làm nhiều năm quen tay rồi sẽ rất dễ dàng trong ước lượng tỉ lệ pha trộn sao cho ra thành phẩm bún dai, dẻo mà không bị nát. Bột sau khi trộn với nước theo tỉ lệ phù hợp sẽ được đổ vào máy làm bún. Từ sợ bún trắng ngần, dai dẻo từ từ được đẩy ra , lúc này người thợ sẽ cắt thành từng đoạn ước chừng khoảng 1 cân và đặt lên giá phơi.
Mì sau khi đun thành sợi sẽ được ủ trong khoảng 13 -14 giờ, để đảm bảo cho mì có độ tơi. Sau đó sẽ tiến hành giũ các sợi mì này để đem phơi, công việc này thường được thực hiện trong khoảng thời gian sáng sớm, vì như vậy sẽ đảm bảo mì được phơi khô trong ngày.
Những giá mì sau khi ủ sẽ được vò sau đó đem hong trong cái nắng ngày hè.
“Nghề làm bún tại làng nghề này dù khá vất vả, giá bán mỳ khô là 15 nghìn/kg, trung bình 1 ngày gia đình tôi cũng có lãi khoảng 350- 400 nghìn đồng/2 -2.5 tạ gạo. Nhưng nghề này chỉ làm được vào những hôm trời nắng, trời nắng càng to thì dân làng nghề càng phấn khởi. Nếu trời mưa là phải nghỉ làm vì có làm ra không hơi được cũng đổ đi” bà Phấn nói.
Sản phẩm mì sau khi phơi khô sẽ được bó lại thành từng bó 1kg được bán với giá 15-20 nghìn đồng.
Uy tín được tạo dựng, chất lượng sản phẩm ngày càng được nâng cao mì, bún sạch của Hùng Lô không những có chỗ đứng vững chắc trên thị trường trong tỉnh mà đã vươn tới các tỉnh, thành lân cận như: Yên Bái, Bắc Ninh, Hà Nội. Nhờ nghề làm mì gạo người dân có thu nhập ổn định, cuộc sống nơi đây đã dần có sự khởi sắc.
#Nguyễn Chí Bảo
Tham Khảo:
Làng Nghề Bánh Tráng Túy Loan cách 14km trung tâm Đà Nẵng về phía Tây Nam, nằm ở xã Hòa Phong huyện Hòa Vang. Làng nghề này đã có từ hơn 500 về trước, dã đi qua biết bao nhiêu thay đổi của lịch sử, truyền thống và văn hóa Việt Nam. Bánh tráng đã không còn xa lạ gì đối với người Việt Nam và kể cả những khách du lịch ngoại quốc, đây là một món ăn đi kèm không thể thiếu trong rất nhiều mòn ăn truyền thống, đặc biệt là mỳ Quảng. Gạo- nguyên liệu chính làm nên bánh tráng được người dân nơi đây chọn lọc rất kỹ lưỡng, phải là gạo rất thơm ngon được thu hoạch vụ đông- xuân. Nhiều gia vị được thêm vào như nước mắm, muối, đường, tỏi và mè khiến cho sản phẩm càng trở nên hấp dẫn và độc đáo. Không như những nơi khác, bánh sau khi tráng xong được hơ trên than lửa thay vì phơi khô dưới ánh nắng mặt trời, giúp cho bánh không bị mốc. Đến thăm ngôi làng có tuổi đời 5 thế kỉ, thưởng thức mỳ quảng cùng với bánh tráng tại làng nghề Túy Loan chắc chắn sẽ là kỉ niệm đáng nhớ trong chuyến du lịch Đà Nẵng của bạn.
Bánh tráng cuốn Đà Nẵng được biến tấu theo nhiều công thức chế biến khác nhau như: bánh tráng cuốn thịt heo, bánh tráng cuốn ram, bánh tráng cuốn bơ… Mỗi công thức kết hợp các loại nguyên liệu khác nhau để tạo ra được món ăn thơm ngon, khó cưỡng. Sự đa dạng này giúp thực khách có nhiều lựa chọn để thay đổi vị giác và phù hợp với sở thích của mình.
Bài 1: Ăn cơm;; Ăn chay; Ăn no; Ăn cháo
Bài 2: Bánh chiên; Bánh nướng; Bánh hấp;bánh tráng; Bánh nhúng
Bài 3:
Mỗi chúng ta sinh ra đều may mắn và hạnh phúc vì có một gia đình đầm ấm, có ba có mẹ, có chị có em. Gia đình em có 6 người, ba mẹ, 3 chị gái và em; mọi người trong gia đình em đều rất yêu thương nhau. Ba mẹ em đều là nông dân, quanh năm bán mặt cho đất bán lung cho trời nên ít khi có thời gian để ở bên cạnh chị em em. Mặc dù làm việc quần quật suốt ngày nhưng ba mẹ luôn dành nhiều tình cảm cho chúng em, ba mẹ chăm lo từng bữa cơm giấc ngủ, chăm lo từng cái quần cái áo.
Chị lớn em học lớp 12, chị hai học lớp 9, chị ba học lớp 5 và em năm nay học lớp 3. Ba chị đều rất yêu thương em, có gì ngon cũng để dành phần em nhiều hơn, bài nào em không làm được ba chị đều giúp em giải quyết được hết. Chị của em học rất giỏi, chăm ngoan nữa nên em vẫn luôn tự hào về chị. Đến lớp học em vẫn thường khoe với bạn bè rằng em có chị học giỏi, bạn nào cũng rất ngưỡng mộ em. Gia đình em dù sống vất vả nhưng mọi người đều yêu thương và đùm bọc lẫn nhau. Em yêu gia đình mình nhiều lắm.
Bài 1: Ăn cơm, ăn cháo, ăn no, ăn bánh, ăn kẹo,...
Bài 2: Bánh chiên, bánh nướng, bánh tráng,...
Bài 3: Mình không biết
Xã Hùng Lô (TP. Việt Trì, tỉnh Phú Thọ) là nơi có nhiều làng nghề truyền thống lâu năm được duy trì và phát triển như: Làng nghề mì gạo, làng nghề rượu xốm… nhưng được biết tới nhiều hơn cả vẫn là làng nghề gói bánh chưng.
Bánh chưng tại xã Hùng Lô có tiếng là ngon vì được lựa chọn kỹ từ thịt, gạo, lá dong và được nấu "mộc" bằng bếp than. Theo lời kể của những người dân sinh sống lâu năm cho biết, làm bánh quan trọng nhất là cách chọn nguyên liệu, cách gói và cách luộc. Bánh chưng luộc suốt đêm. Bí quyết để luộc bánh mau nhừ rất đơn giản, khi luộc bánh cứ sau khoảng 1 giờ lại pha thêm một ít nước lã vào nồi nước đang sôi.
Bánh chưng tại xã Hùng Lô ngon có tiếng vì được lựa chọn kỹ từ thịt, gạo, lá dong và được nấu "mộc" bằng bếp than.
Được biết, xã Hùng Lô được coi là cái nôi của nghề gói bánh chưng truyền thống dâng Vua Hùng vào dịp giỗ Tổ Hùng Vương.
Tiếp tục dò hỏi những người làm bánh chưng lâu năm trong làng, chúng tôi được biết xã Hùng Lô được coi là cái nôi của nghề gói bánh chưng truyền thống dâng Vua Hùng vào dịp giỗ Tổ Hùng Vương. Ngày nay, hàng chục hộ dân trong xã vẫn duy trì nghề gói bánh chưng quanh năm suốt tháng.
Nếu cách đây vài năm, trong làng chỉ có khoảng 30 hộ gói bánh chưng truyền thống nhưng đến nay số hộ gói bánh đã lên đến 70 hộ. Những ngày giáp Tết cổ truyền của dân tộc, xã Hùng Lô lại nhộn nhịp hơn bao giờ hết, từ ngoài ngõ vào sân, trong nhà bạt ngàn màu xanh của lá dong, màu trắng của gạo, màu vàng của đỗ.
Từ người già, người trẻ đều hối hả rửa lá, vo gạo, gói bánh. Khi trời về chiều cũng là lúc mọi công đoạn gói bánh hoàn tất, bánh được xếp vào những nồi to đặt lên bếp. Bếp lửa rực sáng suốt đêm luộc bánh. Gần sáng, bánh được vớt ra ép cho sạch nước. Có lẽ vì sự cầu toàn và tỉ mỉ trong từng chiếc bánh mà bánh chưng Hùng Lô là hương vị không thể thiếu trong những dịp quan trọng như cỗ bàn, cưới hỏi, quà biếu, lễ Tết.
Bánh chưng Hùng Lô không chỉ riêng của đất Phú Thọ mà đã trở thành đặc sản yêu thích của cộng đồng người Việt.
Nhiều du khách thập phương đến vùng đất này, nhất định không về tay không mà phải xách thêm năm mười chiếc bánh về làm quà. Từ đó, mà bánh chưng Hùng Lô không còn là “độc nhất” của đất Phú Thọ mà đã trở thành đặc sản yêu thích của cộng đồng người Việt.
Trao đổi với PV Thương hiệu và Pháp luật, ông Nguyễn Tiến Đức, Chủ tịch UBND xã Hùng Lô cho biết: "Sự tích bánh chưng, bánh dày có từ thuở lập quốc mở làng. Bánh chưng xanh của Lang Liêu gắn với lịch sử Việt Nam trong việc chọn người trị vì đất nước.
Có lẽ vì trân trọng ý nghĩa đó nên trong Tết Nguyên đán nghìn đời nay, không chỉ riêng gì con em Phú Thọ mà khắp mọi nơi đều có bánh chưng. Đặc biệt, bánh chưng Hùng Lô vinh dự được tỉnh nhà chọn là sản phẩm phục vụ ngành du lịch của tỉnh. Đây sẽ là điểm đột phá để đưa Hùng Lô phát triển toàn diện cả về kinh tế, xã hội, an ninh quốc phòng...".
Bánh chưng tại xã Hùng Lô có tiếng là ngon vì được lựa chọn kỹ từ thịt, gạo, lá dong và được nấu "mộc" bằng bếp than. Theo lời kể của những người dân sinh sống lâu năm cho biết, làm bánh quan trọng nhất là cách chọn nguyên liệu, cách gói và cách luộc. Bánh chưng luộc suốt đêm. Bí quyết để luộc bánh mau nhừ rất đơn giản, khi luộc bánh cứ sau khoảng 1 giờ lại pha thêm một ít nước lã vào nồi nước đang sôi.Bánh chưng tại xã Hùng Lô ngon có tiếng vì được lựa chọn kỹ từ thịt, gạo, lá dong và được nấu "mộc" bằng bếp than.Được biết, xã Hùng Lô được coi là cái nôi của nghề gói bánh chưng truyền thống dâng Vua Hùng vào dịp giỗ Tổ Hùng Vương. Tiếp tục dò hỏi những người làm bánh chưng lâu năm trong làng, chúng tôi được biết xã Hùng Lô được coi là cái nôi của nghề gói bánh chưng truyền thống dâng Vua Hùng vào dịp giỗ Tổ Hùng Vương. Ngày nay, hàng chục hộ dân trong xã vẫn duy trì nghề gói bánh chưng quanh năm suốt tháng.
Nếu cách đây vài năm, trong làng chỉ có khoảng 30 hộ gói bánh chưng truyền thống nhưng đến nay số hộ gói bánh đã lên đến 70 hộ. Những ngày giáp Tết cổ truyền của dân tộc, xã Hùng Lô lại nhộn nhịp hơn bao giờ hết, từ ngoài ngõ vào sân, trong nhà bạt ngàn màu xanh của lá dong, màu trắng của gạo, màu vàng của đỗ.
Từ người già, người trẻ đều hối hả rửa lá, vo gạo, gói bánh. Khi trời về chiều cũng là lúc mọi công đoạn gói bánh hoàn tất, bánh được xếp vào những nồi to đặt lên bếp. Bếp lửa rực sáng suốt đêm luộc bánh. Gần sáng, bánh được vớt ra ép cho sạch nước. Có lẽ vì sự cầu toàn và tỉ mỉ trong từng chiếc bánh mà bánh chưng Hùng Lô là hương vị không thể thiếu trong những dịp quan trọng như cỗ bàn, cưới hỏi, quà biếu, lễ Tết.Bánh chưng Hùng Lô không chỉ riêng của đất Phú Thọ mà đã trở thành đặc sản yêu thích của cộng đồng người Việt.
Nhiều du khách thập phương đến vùng đất này, nhất định không về tay không mà phải xách thêm năm mười chiếc bánh về làm quà. Từ đó, mà bánh chưng Hùng Lô không còn là “độc nhất” của đất Phú Thọ mà đã trở thành đặc sản yêu thích của cộng đồng người Việt.
Trao đổi với PV Thương hiệu và Pháp luật, ông Nguyễn Tiến Đức, Chủ tịch UBND xã Hùng Lô cho biết: "Sự tích bánh chưng, bánh dày có từ thuở lập quốc mở làng. Bánh chưng xanh của Lang Liêu gắn với lịch sử Việt Nam trong việc chọn người trị vì đất nước.
Có lẽ vì trân trọng ý nghĩa đó nên trong Tết Nguyên đán nghìn đời nay, không chỉ riêng gì con em Phú Thọ mà khắp mọi nơi đều có bánh chưng. Đặc biệt, bánh chưng Hùng Lô vinh dự được tỉnh nhà chọn là sản phẩm phục vụ ngành du lịch của tỉnh. Đây sẽ là điểm đột phá để đưa Hùng Lô phát triển toàn diện cả về kinh tế, xã hội, an ninh quốc phòng...".