viết doạn văn ngắn về1vấn đề tự chọntrong doạn văn sử dụngcác từlập lại ể liên kết các câu
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Nhà tuy rất nghèo, nhưng Mạc Đĩnh Chi rất hiếu học.Thuở nhỏ, từng hôm, đi mót củi, cậu bé lại tranh thủ ghé vào lớp học thầy đồ gần nhà để học lỏm. Thấy cậu nhà nghèo ham học, thầy đồ gọi vào học cùng chúng bạn. Nhờ sáng dạ lại cần cù, cậu học trò họ Mạc nhanh chóng trở thành học trò giỏi nhất lớp của thầy đồ.
Tham khảo:
Nguồn: Hoidap247
Mẹ của em ở trường là cô giáo mến thương. Người mẹ thứ hai của em ở trường là cô Dung. Cô là người đã dạy em từng con chữ, dạy em cái hay của văn chương, sự kì diệu của những con số. Cô cũng là người dạy em biết cách ứng xử, biết sống đúng mực. Mỗi điều đáng quý ấy em đều khắc sâu trong lòng. Chúng là hành trang để em có thể phấn đấu, nỗ lực nhiều hơn nữa trong cuộc sống. Sau này dẫu có đi đâu bao xa em vẫn sẽ luôn nhớ về cô, người phụ nữ dịu dàng đã dạy chúng em biết bao điều quý giá trong cuộc sống.
Trong bốn mùa: Xuân, Hạ, Thu, Đông; mỗi mùa đều có vẻ đẹp riêng khiến cho lòng người có những cảm giác khó quên. Đối với tôi thì mùa Xuân là mùa đẹp nhất bởi vì khí trời mùa xuân ấm áp, mát mẻ. Khắp mọi nơi trăm hoa đua nở, tỏa ngát hương thơm. Trên trời cao, chim hót véo von, ong bướm chao lượn bên những cánh hoa tươi thắm. Mùa Xuân, ngày Tết là dịp để mọi người đoàn tụ bên gia đình sau một năm dài lao động vất vả.
♥Tomato♥
REFER
Quê hương Hải Dương của em cũng có vải thiều, đó là vải thiều Thanh Hà, loại vải ngon nhất nhì và nổi tiếng chỉ sau vải thiều của Bắc Giang.
Về quê em mọi người sẽ bắt gặp những vườn vải rộng mênh mông ở đồng bằng, những hàng vải dài cả cây số trên đường, cành lá sum suê và sai trĩu quả. Cây vải là cây ăn quả lâu năm, thân gỗ cao lớn, nhiều cành và tán rộng, đối với vải mùa nào trông nó cũng tươi tốt vì chẳng có mùa rụng lá, chúng thay lá thường xuyên chứ không rụng trơ trụi theo mùa. Mùa xuân thì xanh tốt với những lộc non mơn mởn, mùa hè thì rực rỡ hoa trắng rồi đến khi những chùm vải chín làm đỏ rực cả cây, mùa thu và mùa đông là lúc cây vải nghỉ ngơi, chuẩn bị cho một mùa hoa tiếp theo.
Quả vải là thức quả thơm ngon, hiếm ở đâu có được, quả vải tròn xoe, to bằng hai đầu ngón tay, quả to thì bằng ngón chân cái, vỏ mỏng nhẵn nhụi, cùi vải dày và căng mọng, nhiều nước. Vải có mùi thơm dịu nhẹ, vị ngọt rất đậm đà, còn ngọt hơn cả nước đường. Cứ mỗi mùa vải chín về trên quê hương là đi đâu cũng thấy vải, vải ở trên cây đỏ rực, vải ở ngoài chợ và mọi người thường mang vải làm quà biếu tặng cho nhau.
Cây vải thiều là niềm tự hào của quê hương em, nhờ có nó mà người dân có thêm thu nhập, trở thành thức quà gửi đi khắp mọi miền, để lại trong lòng người thưởng thức những dư vị khó quên.
Tham khảo:
Trong vườn nhà em có một cây vải thiều. Cây này là do bố em cất công lên tận nhà bác Năm ở Bắc Giang xin cây giống rồi đem về nhà trồng và chăm sóc.
Đến nay, cây vải cũng đã được hơn tám năm tuổi rồi. Cây cao lớn lắm, còn cao hơn cả mái nhà tầng hai của gia đình em. Thân cây mọc thẳng đuột, to như là cột nhà vậy. Lớp vỏ trên thân cây có màu nâu sẫm, không quá xù xì và thô ráp như cây bàng, cây phượng. Phần rễ cây hoàn toàn chìm trong đất nên em chẳng biết nó trông như thế nào cả.
Cành cây vải khá nhiều và chắc khỏe. Các cành to cành nhỏ mọc đan xen lẫn nhau, tạo nên một tán lá lớn. Những chiếc lá vải không quá to nhưng dày dặn và xanh lắm. Chúng mọc rất dày, chi chít giúp tán cây vải không có kẽ hở nào cho nắng có thể chiếu xuyên qua. Đến mùa, cây cho trái rất nhiều. Vải mọc thành từng chùm lớn, ít thì cũng phải độ năm, bảy quả. Quả vải thiều to tròn như chén trà, vỏ sần sùi và mỏng màu đỏ cam. Thịt quả màu ngà, ăn giòn ngọt, thích lắm.
Em rất thích cây vải của nhà em. Đều đặn mỗi chiều em đều ra thăm và tưới nước cho cây để cây luôn khỏe mạnh và xanh tốt.
- Đoạn văn đảm bảo nội dung trọn vẹn, đúng hình thức lùi đầu dòng, kết thúc bằng dấu câu.
- Đoạn văn có sử dụng phương thức liên kết.
- HS chỉ ra được phương thức liên kết
- HS phân tích được hiệu quả của phương thức liên kết có trong đoạn văn
Tham khảo:
Bài 1:
Từ xưa đến nay, đất nước ta đã trải qua bao nhiêu thăng trầm mới có được hòa bình và nền độc lập như hôm nay. Đó là nhờ vào sự nỗ lực cống hiến cũng như tinh thần đoàn kết và lòng yêu nước sâu sắc của mỗi thế hệ. Cho đến ngày nay, lòng yêu nước vẫn luôn là thứ tình cảm thiêng liêng cần được trân trọng và phát triển hơn nữa. Lòng yêu nước là tình yêu đối với quê hương, đất nước; nỗ lực cố gắng không ngừng để dựng xây và phát triển đất nước ngày càng giàu mạnh hơn. Lòng yêu nước là tình cảm cao cả, thiêng liêng của mỗi người dành cho quê hương đất nước. Đó là yêu sông, yêu núi, yêu làng, yêu xóm, yêu người dân sống trên mảnh đất hình chữ S. Tình cảm ấy đơn giản, gần gũi và nằm ngay trong lời ăn tiếng nói hằng ngày của mỗi người. Biểu hiện của lòng yêu nước không phải là những thứ quá cao xa, nó nằm ngay ở ý thức và hành động của mỗi người. Trong thời kỳ kháng chiến, lòng yêu nước chính là đứng lên, cầm súng ra trận chiến đấu với kẻ thù. Mọi khó khăn, gian khổ đều không ngần ngại, xông lên phía trước dành lại độc lập tự do cho nhân dân. Lòng yêu nước lúc đó mạnh mẽ và quyết liệt. Đó là tinh thần đoàn kết, giúp đỡ, tương thân tương ái, cùng nhau chống lại kẻ thù. Chiến tranh ác liệt nhưng như Bác Hồ từng nó thì “lòng yêu nước có thể nhấn chìm bè lũ bán nước và cướp nước”. Lòng yêu nước lúc đó chính là cố gắng không ngừng nghỉ, cố gắng ngày và đêm để giữ lấy độc lập của đất nước. Quân thù hung ác nhưng ý chí chiến đấu của nhân dân càng phải quyết tâm. Tình yêu nước nồng nàn và tha thiết đó là vũ khí để chiến thắng kẻ thù. Trong thời bình, lòng yêu nước thể hiện ở việc chung ta xây dựng xã hội chủ nghĩa, mang lại cuộc sống no đủ cho nhân dân và sự vững bền cho đất nước. Tình yêu mà chúng ta dành cho làng quên yên bình, cho những dòng sông đổ nặng phù sa, cho bãi mía nương dâu. Nhà văn Ê ren bua từng nói “Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu quê hương tạo nên lòng yêu Tổ quốc”. Những tình yêu tưởng chừng như bình dị như vậy nhưng lại tạo nên một tình yêu lớn lao và cao cả hơn.
Mô hình: Từ... đến (in đậm)Câu tục ngữ " Ăn quả nhớ kẻ trồng cây" đã đúc kết kinh nghiệm của ông cha ta về con người và xã hội. Câu tục ngữ gồm 2 vế,sử dụng hình ảnh ẩn dụ. "Ăn quả" là những người hưởng thụ những trái quả ngon ngọt, mát lành ; "kẻ trồng cây" là những người tạo nên những trái quả ngon ngọt đó ; "nhớ" là hành động biết ơn. Câu tục ngữ muốn đề cao một đạo lí, truyền thống, lời khuyên cho tất cả mọi người về lòng biết ơn bởi trong tự nhiên không có một thành quả nào mà không nhờ tới công sức của con người. Vì thế, chúng ta khi hưởng thụ thành quả phải biết trân trọng, giữ gìn những thành quả tốt đẹp mà những tiền nhân đã tạo ra. Làm như thế là đã có lòng biết ơn. Câu tục ngữ trên rất hay và giàu ý nghĩa, nó mang giá trị trường tồn.
Lòng biết ơn là một trong những vẻ đẹp của đạo lý dân tộc. Lòng biết ơn thể hiện phẩm chất đạo đức cần phải có ở mỗi một chúng ta. Trong cuộc sống, chúng ta mang ơn cha mẹ, thầy cô ,những người lao động làm ra sản phẩm cho chúng ta dùng..Công ơn của thế hệ đi trước đã cho ta bầu trời tự do và cuộc sống yên bình,,, Lẽ nào ta sống mà quên ơn những người vì hạnh phúc của mình? Biết ơn sẽ làm cho cuộc sống mỗi người tốt đẹp hơn. Ai cũng sẽ có những hành động tốt đem lại niềm vui cho người khác. Lòng biết ơn là cơ sở bền vững cho những tình cảm tốt đẹp như lòng yêu nước, thương dân, hiếu thảo với cha mẹ, kính yêu thầy cô...Quả như cha ông ta đã nhắc nhở: " Uống nước nhớ nguồn", " Ăn quả nhớ kẻ trồng cây". Chúng ta luôn học tập và thể hiện sâu sắc ý nghĩa của sự biết ơn trong cuộc sống thường nhật của mình.
Bạn tự tìm câu rút gọn nhé ~~
Càng ra xa bến cảng, cảnh dòng sông càng thanh bình và êm đềm. Mặt sông uốn lượn như một tấm vải lụa trải dài đến xa tít chân trời, vắng bóng tàu thuyền nên sông cũng ít sóng đi, chỉ nghe soàn soạt vài tiếng sóng vỗ bờ. Những cụm lục bình đâu rồi nhỉ? Có lẽ chúng thấy mình quá nhỏ bé trước cảnh sông nước bao la nên đã trốn đi. Mặt trời đã chiếu những tia nắng gay gắt, mặt sông lấp lánh như được dát muôn ngàn viên pha lê. Ô kìa, những chiếc thuyền đánh cá, chở hàng buôn bán lặng lẽ đậu giữa dòng sông như đang ngẫm nghĩ điều gì đó. Bến cảng đã thưa dần, thấp thoáng đây đó những ngôi nhà cao tầng trong làn sương mờ mờ ảo ảo. Bên kia, nhà cũng ít lại, những vườn cây trái xanh um chạy dài ven bờ sông. Gió lùa qua lá cây xào xạc, tràn xuống mặt nước mát rượi. Đứng trước sông nước mênh mông, em thấy lòng mình nhẹ lân lân làm sao!
Đất nước Việt Nam được thế giới biết đến là một nước nhỏ nhưng lịch sử của của chúng ta là những trang sử hào hùng và chói lọi nhất. Chúng ta vinh dự khi được tiếp nối, xây dựng và phát triển những tinh hoa mà các bậc tiền bối đã để lại. Và trong thâm tâm mỗi người dân Việt Nam cũng thấm nhuần những tư tưởng nhân nghĩa, những truyền thống mang giá trị nhân văn cao cả. Một trong những đoá hoa thơm ngát nhất giữa rừng hoa ấy chính là tư tưởng đã tồn tại bền vững từ ngàn đời nay, đó là truyền thống “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây, uống nước nhớ nguồn”. Mối nhân sinh quan “Biết ơn, nhớ ơn và báo ơn” cũng chính là ý nghĩa của đại lễ Vu Lan. Nhân đại lễ Báo Hiếu, Jin muốn gửi những tâm sự của mình đến ba mẹ minh` và cũng mong được chia sẻ với tất cả mọi người những tâm sự của một người con. Tấm lòng của minh` có thể không được viết ra bằng những ngôn từ mỹ miều nhưng lòng biết ơn của Jin là vô hạn. Và những lời này minh` cũng xin gửi thay cho những ai muốn nói lời cảm ơn đến những người làm cha làm mẹ, những người đã sinh thành, dưỡng dục chúng ta lớn khôn....
ngu thế