K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

26 tháng 2 2018

 Vĩnh Phúc: 

  • Làng Gốm truyền thống Hương Canh
  • Làng Mộc truyền thống Hợp Lễ
  • Làng Mộc truyền thống Yên Lan
  • Làng Mộc truyền thống Thanh Lãng
  • Làng nghề mây tre đan thôn mới–Cao Phong
  • Làng Đá truyền thống Hải Lựu
  • Làng Mây tre đan truyền thống Triệu Xá
  • Làng Mây tre đan truyền thống Xuân Lan
  • Làng nghề cơ khí vận tải đường thuỷ Việt An
  • Làng Rắn truyền thống Vĩnh Sơn
  • Làng rèn truyền thống Bàn Mạch
  • Làng Làng Mộc truyền thống Vân Giang
  • Làng Mộc truyền thống Văn Hà
  • Làng Mộc truyền thống Thủ Độ
  • Làng Mộc truyền thống Bích Chu
  • Làng mộc truyền thống Vĩnh Đông
  • Làng Mộc truyền thống Vĩnh Đoài
  • Làng Mộc truyền thống Lũng Hạ
  • Làng chế biến tơ nhựa Tảo Phú
  • Làng chế biến bông vải sợi thôn gia
  • Làng tái chế nhựa Đông Mẫu
  • Làng mộc truyền thống Vĩnh Trung
  • Làng Bún Bánh truyền thống Hòa Loan
  •  
11 tháng 3 2018

l;skfedhn;k aiyh mla[ hursdknla[t4 9ha

odaiFEm lwehNF V;DFPJ

Mình chỉ học có từng này :D

Vai trò của bản vẽ kĩ thuật trong sản xuất:

- Bản vẽ kĩ thuật là một phương tiện thông tin dùng trong đời sống và sản xuất
- Bản vẽ kĩ thuật là các thông tin kĩ thuật được trình bày theo các quy tắc thống nhất.
- Trong sản xuất, bản vẽ kĩ thuật được dùng để thiết kế, chế tạo, lắp ráp, thi công. Muốn làm ra một sản phẩm nào đó thì ta phải dựa vào bản vẽ kĩ thuật, để từ đó có thể sản xuất ra một sản phẩm có kích thước chính xác.

Vai trò của bản vẽ kĩ thuật trong đời sống:

- Trong đời sống, bản vẽ kĩ thuật giúp người tiêu dùng sử dụng các sản phẩm một cách hiệu quả và an toàn.

Vai trò của bản vẽ kĩ thuật đối với thiết kế:

+ Giai đoạn hình thành ý tưởng: Vẽ sơ đồ hoặc phác họa sản phẩm.

+ Giai đoạn thu thập thông tin: Đọc các bản vẽ liên quan đến sản phẩm khi thiết kế, lập các bản vẽ khác của sản phẩm.

+ Giai đoạn thẩm định: Trao đổi ý kiến thông qua các bản vẽ thiết kế sản phẩm

+ Giai đoạn lập hồ sơ kỹ thuật: Lập các bản vẽ tổng thể và chi tiết của sản phẩm 

19 tháng 2 2019

Trong mỗi giờ lên lớp, cô giáo vẫn nhắc nhở với chúng em rằng môi trường đang bị ô nhiễm và cần sự chung ta giúp đỡ của mọi người. Chúng em đang làm học sinh, chúng em sẽ làm những việc vừa sức mình để đóng góp sức nhỏ bảo vệ môi trường.

Mỗi ngày, chúng ta đi ra ngoài, nhìn thấy phố xá đông đúc, bụi mù mịt phủ lên những tán lá cây. Con người đang phải chịu đựng tiếng ồn, khói bẩn và ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe.

Tình trạng mọi người xả rác bừa bãi ra ngoài đường đã làm mất cảnh quan đô thị cũng như khiến cho cuộc sống của người dân phức tạp hơn.

Môi trường xung quanh chúng ta đang ôi nhiễm quá trầm trọng, những con sông đang ngập ngụa nước, tình cảnh thiếu nước sạch, rác thải tràn lan khiến cho con người không thể phát triển được.

Mỗi bạn học sinh khi đang ngồi trên ghế nhà trường, hãy chung tay của mình bảo vệ môi trường bằng những hành động nhỏ nhặt đến hành động lớn lao hơn. Chỉ là một hành động vứt rác vào thùng rác theo quy định. Không phải bạn học sinh nào cũng có ý thực bảo vệ môi trường như thế này. Nhiều bạn vẫn vứt rác bừa bãi ra đường, khiến cho mặt đường bẩn, mất cảnh quan. Ý thức cũng không được nâng cao.

Mỗi khi về nhà, rác rất nhiều, cần nên gom rác lại giúp mẹ, cho vào một túi lớn và chờ xe rác đến để xử lý.

Năm nay em đã lớn rồi,ý thức bảo vệ môi trường cũng cần được quan tâm. Em giữ gìn vệ sinh trong lớp học, làm trực nhật thường xuyên, để rác đúng nơi quy định. Lúc về nhà em có thể tự đi xe đạp để bảo vệ môi trường, tránh bụi bẩn.

Mỗi năm có dịp Tết trồng cây thì em sẽ tham gia với mọi người gieo mầm những cây xanh để lan tỏa bóng mát. Đây là việc làm giúp cho môi trường thêm xanh sạch đẹp hơn mà nhiều người cần phải ý thức có được.

Môi trường của chúng ta được bảo vệ, luôn xanh sạch đẹp thì sức sống của mỗi người cũng được nâng cao lên rất nhiều. Bởi vậy bảo vệ môi trường chính là trách nhiệm của mỗi người.

19 tháng 2 2019

Vấn đề môi trường sống của con người trên trái đất đã và đang bị ô nhiễm là một vấn đề cấp bách đối với bất kì quốc gia nào. Vì nó gây ra những hiện tượng biến đổi khí hậu dẫn đến những thảm hoạ thiên tai khủng khiếp. Ở Việt Nam sự ô nhiễm môi trường là vấn đề đáng báo động. Đây là một hiện tượng xấu, nhiều tác hại, cần nhanh chóng khắc phục.

Trước hết, ta cần hiểu môi trường là gì? Môi trường sống của con người là một khái niệm rộng. Nó bao gồm tất cả các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo bao quanh con người, có ảnh hưởng đến cuộc sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và mọi sinh vật trên trái đất. Môi trường có hai loại chính: đó là môi trường tự nhiên và môi trường xã hội. Môi trường tự nhiên bao gồm các thành phần tự nhiên như địa hình, địa chất, đất trồng, khí hậu, nước, sinh vật,... Môi trường xã hội là tổng thể các mối quan hệ giữa con người với con người, quan hệ cá nhân với cộng đồng thể hiện bằng luật pháp, thể chế, cam kết, quy định,...

Thực trạng ô nhiễm môi trường đang diễn ra rất nghiêm trọng. Ô nhiễm nguồn không khí: các nhà máy đã và đang thải ra môi trường không khí một nguồn cacbonnic khổng lồ, các loại axit, các loại khí gây hiệu ứng nhà kính, khói bụi xe hơi và các loại động cơ khác. Ô nhiễm nguồn nước: hiện nay thế giới và đặc biệt là Việt Nam đã bị ô nhiễm nguồn nước, nhu cầu về nước uống và nước sinh hoạt ở nhiều vùng miền đang bị thiếu nghiêm trọng, số lượng người được sử dụng nước sạch chiếm tỉ lệ không lớn. Các nguồn nước: ao, hồ, sông, suối, biển cả đại dương, nguồn nước ngầm, nước mưa,... Ô nhiễm nguồn đất: đất đai ngày càng bị thoái hoá, bị rửa trôi, rác thải công nghiệp, rác thải sinh hoạt, rác thải bệnh viện.

Từ cách hiểu trên ta thấy ô nhiễm môi trường có nhiều tác hại. Có rất nhiều ví dụ về ô nhiễm môi trường trong những năm gần đây. Theo ước tính của những nhà khí tượng thủy văn, hằng năm trên Biển Đông có tới 9 đến 10 cơn bão hoạt động và 3 đến 4 cơn bão ảnh hưởng trực tiếp tới Việt Nam, hiện tượng sa mạc hóa ở ven biển miền Trung đang diễn ra ngày càng nhanh chóng đã ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống và sản xuất của người dân. Nghiêm trọng nhất chính là việc khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long của nước ta sẽ có thể chìm ngập dưới mực nước biển trong thời gian sắp tới, một vùng đồng bằng châu thổ màu mỡ, một vựa lúa lớn nhất của nước ta có thể mất đi nếu như ngay từ bây giờ chúng ta không có biện pháp kịp thời để khắc phục. Và còn biết bao những ảnh hưởng khôn lường mà biến đổi khí hậu gây ra đối với người dân Việt Nam.

Qua các ví dụ trên ta thấy, ô nhiễm môi trường gây ra những tác hại lớn về con người.

Đối với sức khỏe con người: không khí ô nhiễm có thể giết chết nhiều cơ thể sống trong đó có con người. Ô nhiễm ozone có thể gây bệnh đường hô hấp, bệnh tim mạch, viêm họng, đau ngực, tức thở. Ô nhiễm nước gây ra xấp xỉ 14.000 cái chết mỗi ngày, chủ yếu do ăn uống bằng nước bẩn chưa được xử lý. Các chất hóa học và kim loại nặng nhiễm trong thức ăn nước uống có thể gây ung thư không thể chữa trị. Đối với hệ sinh thái: lưu huỳnh điôxít và các ôxít của nitơ có thể gây mưa axít làm giảm độ pH của đất. Đất bị ô nhiễm có thể trở nên cằn cỗi, không thích hợp cho cây trồng. Điều này sẽ ảnh hưởng đến các cơ thể sống khác trong lưới thức ăn. Khói lẫn sương làm giảm ánh sáng mặt trời mà thực vật nhận được để thực hiện quá trình quang hợp. Các loài động vật có thể xâm lấn,cạnh tranh chiếm môi trường sống và làm nguy hại cho các loài địa phương, từ đó làm giảm đa dạng sinh học. Khí CO2 sinh ra từ các nhà máy và các phương tiện qua lại còn làm tăng hiệu ứng nhà kính, làm Trái Đất ngày một nóng dần lên, các khu sinh thái sẵn có dần bị phá hủy...

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến ô nhiễm môi trường. Nguyên nhân chính là do ý thức của con người không tôn trọng luật pháp bảo vệ môi trường. Tình trạng chặt phá rừng đầu nguồn, rừng phòng hộ, diện tích bao phủ bị giảm nghiêm trọng. Vì lợi nhuận kinh tế trước mắt mà các công ti, nhà máy xí nghiệp đã bất chấp luật pháp thải ra môi trường, nước thải công nghiệp chưa qua xử lí, rác thải công nghiệp, rác thải y tế, rác thải sinh hoạt không phân huỷ được,... Nhận thức của con người về ô nhiễm môi trường còn rất hạn chế... Luật pháp chưa thực sự nghiêm minh, chưa đủ mạnh để ngăn chặn mọi sự vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường... Việc giáo dục ý thức giữ gìn, bảo vệ môi trường sống chưa được quan tâm đúng mức, chưa được tổ chức thường xuyên. Mặc dù trên các phương tiện thông tin đại chúng vẫn có những chương trình kêu gọi ý thức bảo vệ môi trường của con người nhưng chúng quá ít ỏi, không đáp ứng được nhu cầu tìm hiểu và học hỏi của người dân. Do đó mà trình độ hiểu biết của người dân còn thấp dẫn đến thái độ tuân thủ nội quy nơi công cộng chưa đi vào nề nếp. Một phần là do sự quản lý, kiểm soát của các cơ quan chức năng chưa chặt chẽ, kém hiệu quả,... chưa có hình thức xử lý nghiêm khắc những cá nhân, đơn vị, công ty vi phạm, hay nói cách khác là biết mà làm ngơ.

Ô nhiễm môi trường gây ra nhiều tác hại nghiêm trọng nên cần có những biện pháp để ngăn chặn. Bản thân con người phải ý thức được những tác hại to lớn khi môi trường ô nhiễm. Hệ thống pháp lí, chế tài nghiêm minh để xử phạt thích đáng cho các cá nhân và tổ chức vi phạm. Nhà trường phối hợp với các ban ngành thường xuyên nhắc nhở, tuyên truyền, kiểm tra ý thức tự giác của mọi người về việc giữ gìn vệ sinh. Nên có những hình thức khiển trách đúng mức đối với những học sinh có thói quen vứt rác bừa bãi. Giáo dục ý thức cộng đồng về bảo vệ môi trường. Trong thời gian gần đây, chúng ta thường được nghe nói đến phong trào "Giờ Trái Đất". Đó cũng là một trong những hoạt động thiết thực để góp phần bảo vệ môi trường. Và chúng ta cần phải thực hiện các giải pháp trên một cách đồng bộ, thường xuyên để khắc phục những hậu quả của sự ô nhiễm môi trường, tạo ra môi trường sống trong lành cho con người.

Tóm lại, ô nhiễm môi trường ở nước ta hiện nay là một vấn nạn gây hậu quả nghiêm trọng cần lên án và loại bỏ. Hãy bảo vệ môi trường. Bảo vệ môi trường là bảo vệ sự sống của mọi người, vì vậy mỗi người chúng ta cần có ý thức, góp phần chung tay xây dựng một môi trường xanh – sạch – đẹp.

11 tháng 1 2017

Quả mọng khác với quả hạch ở chỗ:

- quả mọng có phần thịt quả rất dày và mọng nước

-Ở quả hạch, ngoài phần thịt quả, còn có hạch rất cứng chứa hạt bên trong -quả mọng :quả chanh, quả hồng, quả đu đủ

-quả hạch :quả nhót, quả mơ, quả đào

17 tháng 1 2017

Dế Mèn phiêu lưu kí là tác phẩm nổi tiếng của Tô Hoài dành cho thiếu nhi. Thông qua đó, tác giả thể hiện những khát vọng đẹp đẽ của tuổi trẻ. Bài học đường đời đầu tiên trích từ chương I của tác phẩm, kể về lai lịch Dế Mèn từ lúc còn nhỏ cho tới lúc chú rút ra bài học đầu tiên.

Thông qua việc miêu tả hình dáng, lời nói, tâm trạng và những việc làm tai hại của Dế Mèn, tác giả muốn khuyên các bạn nhỏ không nên kiêu căng, tự mãn. Trước khi làm bất cứ việc gì đều phải suy nghĩ kĩ để tránh gây ra những điều có hại tới bản thân và người khác.

Bài văn có hai đoạn chính: đoạn một miêu tả hình ảnh Dế Mèn – một chàng dế thanh niên cường tráng. Đoạn hai là câu chuyện về trò đùa dại dột của Dế Mèn trêu chọc chị Cốc, dẫn đến cái chết thảm thương cho Dế Choắt. Bài văn thể hiện được nét đặc sắc của ngòi bút Tô Hoài trong nghệ thuật miêu tả và kể chuyện.

Sau khi ra đời được vài ngày, mẹ Dế Mèn đã cho mấy anh em chú ra ở riêng, bắt đầu cuộc sống tự lập, đúng theo tục lệ lâu đời của họ hàng nhà Dế. Để các con bớt khó khăn trong những ngày đầu, Dế mẹ đã chuẩn bị chu đáo cho từng đứa, từ cái hang cho đến mấy ngọn cỏ non đặt sẵn trước cửa. Thời gian đầu xa mẹ, tâm trạng của Dế Mèn là khoan khoái trước cuộc sống tự do. Chú chưa nghĩ đến những chuyện xa xôi mà cho rằng sự ung dung, độc lập của mình là điều thú vị lắm rồi. Dế Mèn vun vén, sửa sang cái hang thành nơi ở thuận tiện và an toàn.

Cuộc sống cứ thế trôi đi trong vui vẻ, nhàn nhã. Chiều chiều, Dế Mèn cùng anh chị em hàng xóm quanh bờ ruộng tụ họp lại, vừa gảy đàn vừa hát một bài hát hoàng hôn chào tạm biệt ông mặt trời. Tối đến, cả họ nhà Dế tụ tập giữa bãi cỏ, uống sương đọng, ăn cỏ ướt… cùng nhau ca hát, nhảy múa linh đình tới sáng bạch… Ngày nào, đêm nào, sáng và chiều cũng ngần ấy thứ việc, thứ chơi… Đối với tuổi trẻ hiếu động và đầy khát vọng như Dế Mèn thì cuộc sống ấy dần dần trở nên nhàm chán.