ke ve mot tro choi dan gian ma em chung kien
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Chẳng biết có từ khi nào nữa mà những trò chơi dân gian cứ dần dần rồi dần dần trở thành những trò chơi không thể thiếu đối với tất cả những đứa trẻ không chỉ ở thôn quê mà còn ở thành thị nữa. Những trò chơi dân gian chẳng phải chỉ dành cho trẻ em mà nó dành cho tất cả mọi lứa tuổi. Nói đến những trò chơi dân gian ta không thể không nhắc đến một trò choi gắn liền đối với chúng ta đó là trờ chơi thả diều.
Diều được làm từ rất nhiều chất liệu khác nhau như bằng giấy,vải hay bằng lino. Nhưng được ưa chuộng nhất là nilon bởi là bằng vật liệu này diều không những có thể làm được những màu sắc hình dạng rất đẹp mà còn rất biền sử dụng được thời gian lâu. Tùy vào màu sắc và hình dạng ta có thể chọn rất nhiều loại diều với những hình dạng phong phú ,người chơi có thể chọn được tùy theo ý thích của mình. Đó là đối với những loại diều dùng để sản xuất bán cho người chơi không thể chuẩn bị được hay không làm được. Ưu điểm của những loại diều này chính là mẫu mã rất đẹp lại phong phú đa dạng rất hợp mắt người choi. Nhưng đối với những trẻ em ở quê thi lựa chọn số một vẫn là diều làm bằng giấy. Đối với loại diều này thì chất liêu làm ra rất đơn giản hợp với môi trường và sẵn có. Các em có thể tận dụng tất cả những giấy vở đã không dùng nữa để làm. Đối với những em nhỏ ở quê thì diều giấy không thể thiếu được khi mỗi mùa hè đến. Những cánh diều giấy nhẹ nhàng vút cao lên đến tận mây xanh khiến cho chúng ta như đang được bay lên cao cùng diều cùng với gió mấy thật thú vị biết nhường nào.
Thả diều là trò chơi dân gian dựa theo sức nâng của gió bởi thế để thực hiện được trò này trước tiên chúng ta cần phải chọn được địa điểm thích hợp. Đó là một bãi đất rộng thoáng không vướng cây côi hay vật chắn nào đó xa lối đi và phải có gió nhẹ. Và chúng ta cũng đừng quên những người bạn để cùng nhau thả diều thì mới vui. Những cánh diều thi nhau bay lên không trùn sẽ tạo cho chúng ta những cảm giác thăng hoa rất sảng khoái. Khi có gió thả diều thì một người cầm diều một người thả dây hoặc chúng ta có thể làm cả hai việc đó được mà không cần ai khác. Khi thả diều ta chọn đúng hướng gió,khi có gió ta ta thả diều thật nhẹ cho thật cân.
Cánh diều thường có hình trăng hoặc hình lưỡi liềm hay còn gọi là diều quạ. Khung diều thì thường được làm bằng cật tre bánh tẻ chuốt tròn và nối với nhau. Giu khung diều là một xương sống bằng tre cứng to bản to nhô ra bên. Hai bên cánh diều cong lên tạo thành khung diều hình lưỡi liềm. Chiều cong của cánh diều phải thật cân đối, khung diều phải chắc chắn và nhẹ. Diều được phất bằng giấy bản, bồi thành nhiều lớp bằng hồ dán. Sáo được xâu lại bằng một thanh tre đặt chéo góc ước chừng ba mươi độ với xương sống diều. Sáo thường làm bằng ống nứa, chia làm hai khoang, đầu gắn nắp hình vòm xẻ rãnh để gió lùa vào tạo nên âm thanh. Diều sáo trông đơn giản nhưng phải khéo tay mới làm được. Ngày trước chưa có loại dây dù, nylon nên dây neo thường là dây mây, sợi nhỏ được đập dập, xoắn lại rồi thắt nối thành sợi dây dài chừng dăm bảy trăm mét. Chẳng may dây neo mà đứt, cánh diều theo gió cuốn xa, thật xa, mang theo cả niềm tiếc nuối của người thả diều. Ngày nay, trước sự phát triển của nhịp sống hiện đại, các nhà máy, các dự án khu công nghiệp, dịch vụ thi nhau mọc lên. Những không gian thoáng đãng, lộng gió ở các vùng nông thôn đang dần bị thu hẹp, thú chơi thả diều cũng vì thế mà bị mai một. Bên cạnh đó, sự lấn át của các phương tiện giải trí hiện đại như: trò chơi điện tử, internet đã khiến cho không ít trẻ em không còn mặn mà với những cánh diều truyền thống. Song cánh diều ngày xưa của tuổi thơ hồn nhiên đầy ước vọng ngày thơ sẽ mãi vẹn nguyên trong tâm thức chẳng thể phai mờ.
Trò chơi thả diều sẽ mãi là một trò chơi là thú vui của nhiều người trong những ngày hè oi ả. Những ngày gió to ta đem diều ra thả chúng ta sẽ có những phút giây thật thú vị bình yên cùng cánh chim va một mảng xanh biêng biếc của bầu trời.
em đã từng được chơi nhiều trò chơi dân gian như rồng rắn lên mây,ô ăn quan,bịt mắt bắt dê...nhưng trong đó em thích nhất là trò rồng rắn lên mây
rồng rắn lên mây kể về lần đi chơi trên mây của con rồng con rắn,bất chợt gặp vị thầy thuốc muốn bắt lũ rồng rắn nhưng người đứng đàu có trách nhiệm che chở cho những người đứng sau khỏi bị lão thầy thuốc bắt. chơi trò này rất vui vừa rèn luyện sức khỏe đôi chân vừa có tinh thần đồng đội điều đó càng làm cho em chú ý đến trò chơi này nhiều hơn.đám bạn và em cũng chơi rồng rắn lên mây nhiều lần mà cảm xúc vẫn như lần đầu tiên vậy thích thú hồi hộp vui tươi.và em cũng muốn giữ những cái đẹp của dân gian nên đã kêu gọi các bạn tham gia cùng càng đông càng vui.người lên hay người già trẻ nhỏ đều thích chơi dân gian và cũng muốn chúng ta chơi những trò đó bởi ai cũng muốn khơi dậy những cái bản sắc tốt đẹp của dân gian.tuy nhiên khi chơi chúng ta cần chú ý ko xô đảy làm những hành vi ko như mong muốn như vậy mói đúng với trò chơi mà chơi vui được.trò chơi dân gian này còn làm đẹp tuổi thơ chúng em một hình ảnh gợi nhớ cho tất cả mọi người
em sẽ cố gắng gìn giữ những trò chơi dân gian bản sắc đẹp của dân tộc và kêu gọi mọi người cùng làm điều đó
nhớ tk cho mk nha mk phải suy nghĩ mãi đó
Đề 1:
Mở bài:
- Giới thiệu việc tốt mà em đã làm.
- Kết quả của việc mà em đã làm như thế nào?
Thân bài:
- Việc tốt mà bạn đã làm là gì?
- Thời gian và địa điểm bạn làm công việc đó?
- Có bao nhiêu người hay chỉ mình bạn?
- Có người khác chứng kiến hay không?
- Tâm trạng của người được em giúp đỡ như thế nào?
- Em có vui khi làm công việc đó?
- Đưa ra những suy nghĩ của em sau khi hoàn thành công việc.
Kết bài: Chốt lại vấn đề và đưa ra những việc làm sau này của mình.
Đề 2:
Mở bài:
Thứ hai tuần trước vì ở nhà ham chơi, không học bài để kiểm tra môn Lý nên tôi đã có hành động sai trái là mở sách và tập trong giờ kiểm tra. Chính điều này đã làm cho cô giáo buồn.
Thân bài:
1/ Sự việc mở đầu:
- Đi học về, ăn cơm xong, tôi định lên phòng học bài chuẩn bị cho giờ kiểm tra Lý ngày mai.
- Thằng bạn bên cạnh nhà qua rủ tôi đi chơi điện tử - một trò chơi tôi rất thích – tôi đi ngay, định chơi một lát rồi về nhà học bài.
2/ Sự việc diễn biến:
- Trò chơi hấp dẫn quá nên tôi về nhà khá trễ.
- Tôi bị bố mắng: đi học về không lo học bài mà lại đi chơi (may là bố không biết tôi đi chơi điện tử, nếu không thì tôi ốm đòn). Bố bảo tôi về phòng học bài.
- Tôi lí nhí xin lỗi bố và nhanh chân về phòng. Lúc đi ngang qua phòng anh trai, tôi thấy ti vi đang chiếu phim “Hiệp sĩ bóng đêm”. Sao lại nhiều thứ hấp dẫn thế này? Làm sao đây? “Xem một tí thôi rồi về học bài” – tôi tự trấn an mình.
- Phim kết thúc khá muộn, hai mắt tôi díu lại. Tôi ngủ một mạch đến sáng.
- Tôi choàng tỉnh và quáng quàng chạy đến lớp.
- Tiết đầu là giờ kiểm tra Lý. Cả lớp im phăng phắc vì ai cũng chăm chú làm bài.
- Tôi vô cùng bối rối. Đầu óc trống rỗng không một chữ thì làm sao? Trong đầu tôi hiện rõ điểm không tròn vo như giễu cợt và cây roi mây trên tay bố.
- Thôi, đành liều vậy. Tôi mở vở bài tập và sách giáo khoa ra. Mặt lấm lét vừa chép vào bài kiểm tra vừa canh chừng cô giáo.
- Đúng là “Thiên bất dung gian”. Tôi đang cặm cụi chép thì cô giáo xuất hiện. Tôi nhanh chóng gấp sách vở cất vào ngăn bàn. Cô gọi tôi đứng lên. Cả lớp đổ dồn những cặp mắt nhìn tôi. Tôi chối phắt ngay nhưng trước những lời lẽ chân tình của cô tôi đã cúi đầu nhận lỗi. Mặt tôi nóng ran, tôi vô cùng xấu hổ.
3/ Sự việc kết thúc:
- Cô bảo tôi xuống phòng giám thị và viết bản kiểm điểm.
- Tôi vô cùng ân hận, xin lỗi cô và hứa không bao giờ tái phạm.
- Cô tha lỗi cho tôi và khuyên tôi nên chăm học và phải trung thực nhận lỗi.
Kết bài:
- Tôi vô cùng ân hận trước lỗi lầm của mình.
- Tự hứa với bản thân sẽ bỏ hết trò chơi vô bổ, chăm lo học hành để bố mẹ vui lòng và thầy cô không buồn nữa.
Dê 3:
Mở bài:
- Giới thiệu qua về thầy/cô giáo mà em sắp kể.
- Kể lại hoàn cảnh và ấn tượng khiến em kính trọng và quý mến cô/thầy giáo.
Thân bài:
- Miêu tả đôi nét về thầy/cô giáo mà em quý mến. Nên tả những nét độc đáo và ấn tượng của thầy/cô giáo.
- Kể về tính tình, tính cách của thầy/cô giáo.
- Kỉ niệm sâu sắc nhất giữa em và thầy/cô giáo đó là gì?
- Nay đã lên lớp 6, tình cảm của em đối với thầy/cô giáo đó ra sao?
Kết bài: Nêu ra sự kính trọng và yêu mến khi không còn được học với thầy/cô giáo và em sẽ phấn đấu trong việc học tập để không phụ lòng thầy/cô.
Dề 4:
a. Mở bài.
- Người bạn cùng xóm tên là Thành sống với nhau từ thuở nhỏ.
- Học xong tiểu học thì xa nhau vì em theo gia đình ra Hà Nội.
b. Thân bài.
- Tả qua mấy nét về con người, tính tình (Thành rất vui tính)
- Nhớ lại lúc còn nhỏ hai đứa chơi đùa với nhau như: trèo cây, câu cá, bắn chim.
- Khi học ở trường tiểu học là bạn thân giúp nhau học tập. Có lần trốn học cả hai đứa bị cô giáo bắt phạt.
- Em nhớ lại một cách sâu sắc đầy ấn tượng là hôm Thành tặng em một món quà kỉ niệm chia tay nhau: tập nhật kí của Thành và chiếc bút «Kim Tinh» của Trung Quốc. Trong nhật kí có nhiều chuyện vui buồn của hai đứa.
c. Kết bài.
- Giờ đây, mỗi lần đọc lại cuốn nhật kí chữ viết nghuệch ngoạc nhưng tình cảm thì rất thân thương làm em nhớ mãi đến người bạn có tên là Thành.
- Đề 5:
Mở bài:
- Giới thiệu về người bạn tốt mà em sắp kể.
- Giới thiệu qua về thành tích học tập hay việc tốt của bạn.
Thân bài:
- Kể những điểm nội bật về người bạn của em.
- Hoàn cảnh gia đình.
- Thành tích học tập.
- Lối sống.
- Quan hệ bạn bè, thầy cô ra sao?
- Kỉ lại một kỉ niệm sâu sắc của người bạn đó để lại ấn tượng trong lòng em.
- Học được điều gì khi chơi với người bạn đó?
Kết bài:
- Viết ra những cảm nghĩ của em về người bạn đó (tự hào, thán phục).
- Nêu bài học về việc giao lưu với bạn (gần mực thì đen, gần đèn thì rạng).
đề 4:
Gợi ý:
Mở bài:
- Giới thiệu người bạn của mình là ai? Kỉ niệm khiến mình xúc động là kỉ niệm gì? (nêu một cách khái quát).
Thân bài:
- Tập trung kể về kỉ niệm xúc động ấy.
- Nó xảy ra ở đâu, lúc nào (thời gian, hoàn cảnh...) với ai (nhân vật).
- Chuyện xảy ra như thế nào? (mở đầu, diễn biến, kết quả).
- Điều gì khiến em xúc động? Xúc động như thế nào (miêu tả các biểu hiện của sự xúc động).
Kết bài:
Em có suy nghĩ gì về kỉ niệm đó.
-Lịch sự ,lễ phép,không làm những việc mất lịch sự,...
Hành vi có văn hóa:
-Gặp người lạ hay quen đều phải chào hỏi
-Nói chuyện có văn hóa
-...
(Mik không chắc đúng nên thông cảm nhe)
CHÚC BẠN HỌC TỐT
Tick cho mik nha
trong lớp em có 1 bạn nam tên bạn là Phú học rất là giỏi và bạn có nói với em rằng mục đích học tập của bạn là để sau này có thể làm một công việc có ích cho xã hội và điều đó đã được chứng minh bằng những việc làm của bạn đólà : luôn cố gắng học tập, điểm kiểm tra 15 phút, 45 phút, giữa học kì hay cuối học kì của bạn rất cao và chắc chắn là bạn chẳng bao giờ gian lận trong bất kì hoạt động nào điều này làm em tin rằng bạn ấy đang cố gắng phấn đấu làm 1 con người có ích trong tương lai.
Mở bài:Giới thiệu câu chuyenj sắp kể(gọi tên tình huống truyện)
Thân bài
+Hoàn cảnh xảy ra câu chuyện.
+Các nhân vật và những lời nói,hành động của nhân vật dẫn đến tình huống truyện.
+Phản ứng của các nhân vật khi tình huống xảy ra.Hành động của em , kết quả tốt đẹp của hành động ấy.
Kết bài:Cảm nghĩ của em về việc tốt mà mình đã làm được.
Đề 1 bạn nhé !!!^_^
"Giải Nhất đã thuộc về lớp 6A. Xin chúc mừng các em! Mời lớp trưởng của lớp 6A đại diện lên nhận phần thưởng". Giọng nói của cô Tổng phụ trách vang lên, em tự tin đi lên sân khấu trong tiếng vỗ tay của các bạn trong toàn khối, Lớp em đã giành giải Nhất trong cuộc thi kéo co chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 vừa qua, Đó là một kỉ niệm mà em và các bạn sẽ không bao giờ quên.
Trong các hoạt động được tổ chức chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 thì kéo co là trò chơi được các bọn học sinh toàn trường đón xem nhiều nhất. Dưới sự cổ vũ nhiệt tình của các khán giả, đội thi đấu của lớp em đã lọt vào vòng chung kết, Vòng cuói, chúng em phải đọ sức với một đối thủ đáng gờm là lớp 6C - bạn nào trong đội đó cũng cao lớn và khỏe mạnh.
Trong khi các thầy cô chuẩn bị cho trận đấu thì các bọn học sinh cả hai đội đều thực hiện các động tác khởi động tay và chân để lúc vào kéo không bị trượt chân hoặc mất thăng bàng. Trước đó, cả hai đội đều được thầy, cô giáo tư vấn về chiến thuật thi đấu sao cho hiệu quả nhất.
Mỗi đội theo quy định sẽ có mười người - năm nam, năm nữ tham gia kéo. Nhà trường đỗ chuẩn bị một sợi dây thừng to, dài và chắc chắn. Ở giữa sợi dây có buộc một chiếc khăn màu đỏ để đánh dấu điểm ngăn cách. Khi sợi dây đỏ đó bị kéơ qua vạch vôi phía bên nào trước thì bên đó sẽ giành chiến thắng.
Khi cuộc chơi sắp bắt đâu, mỗi đội đứng vào hàng theo những vị trí đã được sắp xếp. Đôi chân của các bọn ghì chặt lấy mặt đất, hai tay bám chặt sợi dây thừng. Khoảng cách đứng giữa các bọn cũng cân phải xác định rõ, tránh việc đứng quá thưa hay quá dày, như thế mãi tạo được độ bền cũng như phân phối được lực một cách đều nhất.
Tiếng còi của trọng tài vang lên. Trận đấu thực sự bắt đầu! Vận động viên của hai bên giữ chột lấy sợi dây thừng, chân cứ miết chặt xuống mặt đất. Hai bên giằng co sợi dây, lúc thì chiếc khăn đỏ nghiêng về lớp 6A, nhưng chỉ khoảng năm giây sau, lớp 6C lại kéo được nó sang phía mình, tình thế căng thẳng khiến khán giở mấy phen... "đứng hình". Các bạn bên đội 6C cao to hơn bên lớp em một chút, nhưng các bạn lớp em lại rất dai sức, không chịu bỏ cuộc mặc dù chiếc khăn đỏ cứ nhích dần nhích dần từng tí một về phía lớp 6C.
"Cố lên! Cố lên!" - tiếng cổ vũ của các khán giả bên ngoài đã tiếp thêm sức mạnh cho các bạn. Tiếng reo hò xen lân tiếng vỗ tay đã khiến cho không khí cả sân trường trở nên khí thế, sôi động và thú vị hơn. Tình thế được lật ngược khi các bạn 6A lớp em bất ngờ phản công và túm chặt sợi dây thừng hon nữa rồi ra sức kéo. Hai bên vẫn cứ giằng co nhau, gương mặt ai nấy cũng đỏ bừng, thở hổn hển. Chiếc khăn đỏ được kéo dân dân vượt qua vạch vôi quy định về phía lớp của chúng em.
Và chúng em đã chiến thắng. Các thầy cô, cổ động viên hò reo cổ vũ chúc mừng. Các thành viên trong đội thì ôm nhau hạnh phúc và xúc động vì có một màn lội ngược dòng ngoạn mục. Các bạn khác trong lớp cũng chạy vào bắt tay chúc mừng. Lớp em cũng không quên chúc mừng các bạn lớp 6C vì các bạn ấy đã thi đấu hết mình.
Đi lên sân khấu nhận thưởng mà những hình ảnh và không khí của buổi kéo co hôm ấy cứ như một cuốn phim quay chậm trong đầu em. Em sẽ nhớ mãi kỉ niệm đẹp đẽ này!
Quê em có rất nhiều trò chơi. Trò chơi nào cũng thể hiện bản lĩnh và thể hiện sự khéo léo của người chơi. Một trong những trò chơi đó là trò chơi Đi thuyền đốt pháo. Trò chơi như sau: một cây sào cắm cách bờ ao làng khoảng 4 đến 5 mét. Trên đầu cây sào có buộc một sợi dây dài. Ở cuối đầu dây buộc một cái pháo tép. Người đốt pháo phải ngồi trên một cái thuyền thúng và phải dùng than trên đầu que hương chứ không được dùng lửa để đốt. Khi đốt pháo, phải đứng trên thuyền chứ không được ngồi. Ai đốt pháo nổ trong thời gian nhanh nhất thì người đó thắng cuộc. Người tham gia chơi trò chơi này chủ yếu là nam thanh niên. Thỉnh thoảng mới có một vài chú lớn lớn tuổi. Trọng tài là bác Phó Chủ tịch xã. Bác cầm cái đồng hồ để tính giờ. Người xem đứng xung quanh để cổ vũ. Có người, vừa chèo thuyền ra đến nơi, khi đứng lên, thuyền chòng chành, thế là rơi tõm xuống nước. Người ướt sũng. Năm bảy người tham dự mà vẫn chưa ai thắng cuộc. Thật bất ngờ, em thấy một chị thanh niên rất trẻ xung phong tham dự. Mấy anh thanh niên nhìn chị có vẻ coi thường lắm. Chị không nói gì, chỉ lẳng lặng tham gia. Chèo thuyền ra đến nơi, chị từ từ đứng lên. Chiếc thuyền chòng chành, chòng chành rồi từ từ đứng im. Lúc đó, chị ấy nhẹ nhàng đứng lên. Hình như các chị khéo léo hơn các anh thì phải nên chị đã đụng được đầu cây hương vào ngòi pháo. Tất cả hồi hộp, không biết pháo có nổ không. Mấy chị đi xem thì ủng hộ hết mình. Các chị hò la ầm ĩ. Rồi đùng một tiếng, quả pháo tép nổ. Một tràng pháo tay vang lên. Mấy anh thanh niên nhìn chị với ánh mắt cảm phục. Sau đó, cũng có mấy người đốt được pháo nhưng chị thanh niên là tốn ít thời gian nhất, nên chị thắng cuộc. Khi lớn lên, thế nào em cũng tham gia trò chơi này. Vì nó giúp ta rèn luyện lòng can đảm, sự khéo léo, kiên trì
k mk nha