Từ điểm M nằm ngoài (O ; R) vẽ 2 tiếp tuyến MA , MB với O( A,B là các tiếp điểm), cát tuyến MPO không đi qua tâm O( P nằm giữa M,O).Gọi H là giao điểm của OM và AB
1) CMR: góc HPO = góc HQO
2) Tìm điểm E thuộc cung lớn AB để 1/EA + 1/EB có giá trị nhỏ nhât
Bạn vẽ hình ra được không?
1) Ta thấy ngay \(\Delta MPA\sim\Delta MAQ\left(g-g\right)\) \(\Rightarrow\frac{MP}{MA}=\frac{MA}{MQ}\Rightarrow MP.MQ=MA^2\) (1)
Xét tam giác vuông MAO, đường cao AH. Áp dụng hệ thức lượng ta có:
\(MA^2=MH.MO\) (2)
Từ (1) và (2) suy ra \(MP.MQ=MH.MO\Rightarrow\frac{MP}{MO}=\frac{MH}{MQ}\)
Vậy thì ta có: \(\Delta AHP\sim\Delta MQO\left(c-g-c\right)\)
\(\Rightarrow\widehat{MHP}=\widehat{MQO}\)
\(\Rightarrow\) HPQO là tứ giác nội tiếp.
Vậy thì \(\widehat{HPO}=\widehat{HQO}\) (Hai góc nội tiếp cùng chắn một cung)
2) Trên tia đối của tia EA lấy điểm F sao cho EB = EF. Vậy thì tam giác BEF cân tại E hay \(\widehat{BFA}=\frac{1}{2}\widehat{BEA}\)
Ta có \(\widehat{AFB}=\frac{\widehat{AEB}}{2}\) nên F di chuyển trên cung chứa góc \(\frac{\widehat{AEB}}{2}\) dựng trên đoạn BC.
Ta có: \(\frac{1}{EA}+\frac{1}{EB}\ge\frac{1}{EA+EB}\). Vậy \(\frac{1}{EA}+\frac{1}{EB}\) nhỏ nhất khi EA + EB lớn nhất hay EA + EF lớn nhất hay AF lớn nhất.
Gọi I là điểm chính giữa cung lớn AB, ta có \(\Delta IAB\) cân tại M, suy ra IA = IB (3).
Ta có ngay \(\Delta EIB=\Delta EIF\left(c-g-c\right)\) \(\Rightarrow IB=IF\) (4)
Từ (3) và (4) suy ra I là tâm cung chứa góc \(\frac{\widehat{AEB}}{2}\) dựng trên doạn BC.
Do đó AF lớn nhất khi nó là đường kính của đường tròn tâm I, hay E trùng I.
Vậy khi E là điểm chính giữa cung lớn AB thì \(\frac{1}{EA}+\frac{1}{EB}\) nhỏ nhất.