K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

NV
23 tháng 6 2021

Không hiểu câu hỏi số 2 của em

Ở đây có 2 pt đường tròn khác nhau, vậy (C) là cái nào trong 2 cái trên? Hoặc đề yêu cầu tìm ảnh của cả 2 đường tròn?

23 tháng 6 2021

Dạ, đề yêu cầu tìm ảnh của cả 2 đường tròn ạ.

1. Phép tịnh tiến theo vecto \(\overrightarrow{v}\) biến đường thằng d: x+y=0 thành d':x+y-4=0. Biết \(\overrightarrow{v}\) cùng phương với vecto \(\overrightarrow{u}\) =(1;1). Tính độ dài vecto \(\overrightarrow{v}\) 2. Cho 2 đường thẳng d:x+y-1=0 và d':x+y-5=0. Phép tịnh tiến theo vecto \(\overrightarrow{u}\) biến đường thẳng d thành d'. Khi đó độ dài nhỏ nhất của vecto \(\overrightarrow{u}\)là bao nhiêu? 3. Cho 3 đường thẳng...
Đọc tiếp

1. Phép tịnh tiến theo vecto \(\overrightarrow{v}\) biến đường thằng d: x+y=0 thành d':x+y-4=0. Biết \(\overrightarrow{v}\) cùng phương với vecto \(\overrightarrow{u}\) =(1;1). Tính độ dài vecto \(\overrightarrow{v}\)

2. Cho 2 đường thẳng d:x+y-1=0 và d':x+y-5=0. Phép tịnh tiến theo vecto \(\overrightarrow{u}\) biến đường thẳng d thành d'. Khi đó độ dài nhỏ nhất của vecto \(\overrightarrow{u}\)là bao nhiêu?

3. Cho 3 đường thẳng d:2x+y+3=0, d':2x+y-1=0. Có bao nhiêu vecto \(\overrightarrow{v}\)có độ dàu bằng 2 sao cho phép tịnh tiến theo vecto \(\overrightarrow{v}\)biến d thành d'

4. Cho 2 đường thẳng d; x+y+3=0, d':x+y+m=0. Biết có duy nhất một vecto \(\overrightarrow{v}\)có độ dài bằng \(\sqrt{2}\) sao cho phép tịnh tiến theo vecto \(\overrightarrow{v}\) biến d thành d'. Tìm m

4
NV
18 tháng 10 2020

1.

Do \(\overrightarrow{v}\) cùng phương với \(\overrightarrow{u}\) nên \(\overrightarrow{v}=\left(a;a\right)\) với a là số thực khác 0

Chọn \(M\left(0;0\right)\) là 1 điểm thuộc d

Gọi M' là ảnh của M qua phép tịnh tiến \(\overrightarrow{v}\Rightarrow M'\in d'\)

\(\left\{{}\begin{matrix}x_{M'}=a+0=a\\y_{M'}=a+0=a\end{matrix}\right.\) \(\Rightarrow M'\left(a;a\right)\)

Thay vào pt d' ta được:

\(a+a-4=0\Rightarrow a=2\)

\(\Rightarrow\overrightarrow{v}=\left(2;2\right)\)

\(\Rightarrow\left|\overrightarrow{v}\right|=2\sqrt{2}\)

NV
18 tháng 10 2020

2.

Gọi \(\overrightarrow{u}=\left(a;b\right)\)

Gọi \(A\left(0;1\right)\) là 1 điểm thuộc d

Gọi A' là ảnh của A qua phép tịnh tiến \(\overrightarrow{u}\Rightarrow A'\in d'\)

Ta có: \(\left\{{}\begin{matrix}x_{A'}=a\\y_{A'}=b+1\end{matrix}\right.\)

Thay tọa độ A' vào pt d' ta được: \(a+b+1-5=0\Leftrightarrow a+b=4\)

Ta có:

\(\left|\overrightarrow{u}\right|=\sqrt{a^2+b^2}\ge\sqrt{\frac{1}{2}\left(a+b\right)^2}=2\sqrt{2}\)

\(\Rightarrow\left|\overrightarrow{u}\right|_{min}=2\sqrt{2}\) khi \(a=b=2\)

17 tháng 6 2021

Gọi `A(0;1)` và `B(1;3)` là 2 điểm thuộc `\Delta`

`T_(\vec v): \Delta -> \Delta'`

`<=> T_(\vec v): A(0;1) -> A'(3;0) ; B(1;3) -> B'(4;2)`

`=> \vec(A'B') (1;2)`

`=> \Delta' : 1(x-3)+2(y-0)=0 <=> x+2y-3=0`

`(C)` có: `I(1;-2)` và `R=\sqrt6 =R'`

`T_(\vec v): (C) -> (C') => T_(\vecv): I (1;-2) -> I'(4;-3)`

`=> (C'): (x-4)^2 +(y+3)^2=6`

17 tháng 6 2021

- Lâu không làm, không biết có đúng khum...

15 tháng 3 2023

Gọi G là trọng tâm tam giác ABC. Ta có:

\(\left\{{}\begin{matrix}x_G=\dfrac{x_A+x_B+x_C}{3}=2\\y_G=\dfrac{y_A+y_B+y_C}{3}=3\end{matrix}\right.\) \(\Rightarrow G\left(2;3\right)\)

Do M nằm trên \(\Delta:3x-y+1=0\) nên \(M\left(m;3m+1\right)\). Ta có \(\left|\overrightarrow{MA}+\overrightarrow{MB}+\overrightarrow{MC}\right|=\left|3\overrightarrow{MG} \right|\) \(=3MG\)

Gọi I là tâm  tỉ cự của 2 điểm A, B ứng với bộ số \(\left(1;2\right)\) \(\Rightarrow\overrightarrow{IA}+2\overrightarrow{IB}=\overrightarrow{0}\). Điều này có nghĩa \(\overrightarrow{IB}=\dfrac{1}{3}\overrightarrow{AB}\). Mà \(\overrightarrow{AB}=\left(3;3\right)\) nên \(\overrightarrow{IB}=\left(1;1\right)\) \(\Rightarrow I\left(1;5\right)\)

Với điểm M, ta có \(\left|\overrightarrow{MA}+2\overrightarrow{MB}\right|=\left|\left(\overrightarrow{MI}+\overrightarrow{IA}\right)+2\left(\overrightarrow{MI}+\overrightarrow{IB}\right)\right|\) \(=\left|3\overrightarrow{MI}\right|=3MI\)  (do \(\overrightarrow{IA}+2\overrightarrow{IB}=\overrightarrow{0}\))

Từ đó \(\left|\overrightarrow{MA}+\overrightarrow{MB}+\overrightarrow{MC}\right|+\left|\overrightarrow{MA}+2\overrightarrow{MB}\right|\)

\(=3\left(MG+MI\right)\). Ta sẽ tìm GTNN của \(MG+MI\)

Ta thấy \(MG+MI\ge IG\). Ta lại có \(\left(3.2-3+1\right)\left(3.1-5+1\right)< 0\) nên I và G nằm khác phía so với đường thẳng \(\Delta:3x-y+1=0\). Do đó, \(MG+MI=IG\Leftrightarrow\) M nằm trên IG. 

Phương trình đường thẳng IG: \(\dfrac{y-3}{x-2}=\dfrac{5-3}{1-2}=-2\) \(\Leftrightarrow y-3=4-2x\) \(\Leftrightarrow2x+y-7=0\).

M thuộc IG \(\Leftrightarrow2m+\left(3m+1\right)-7=0\) \(\Leftrightarrow m=\dfrac{6}{5}\) \(\Rightarrow M\left(\dfrac{6}{5};\dfrac{23}{5}\right)\)

Vậy điểm \(M\left(\dfrac{6}{5};\dfrac{23}{5}\right)\) thỏa mãn ycbt.

 

 

AH
Akai Haruma
Giáo viên
29 tháng 3 2020

Lời giải:

a)

\(\overrightarrow{x}=\overrightarrow{u}-\overrightarrow{v}=(1-2, 2-2,3-(-1))=(-1,0,4)\)

b)

\(\overrightarrow{x}=\overrightarrow{u}-\overrightarrow{v}+2\overrightarrow{w}=(1-2+2.4,2-2+2.0; 3-(-1)+2(-4))\)

\(=(7, 0, -4)\)

c)

\(\overrightarrow{x}=2\overrightarrow{u}+4\overrightarrow{v}-\overrightarrow{w}=(2.1+4.2-4, 2.2+4.2-0, 2.3+4.(-1)-(-4))\)

\(=(6,12,6)\)

d)

\(2\overrightarrow{x}=3\overrightarrow{u}+\overrightarrow{w}=3(1,2,3)+(4,0,-4)=(3.1+4, 3.2+0,3.3+(-4))\)

\(=(7,6,5)\Rightarrow \overrightarrow{x}=(\frac{7}{2}, 3, \frac{5}{2})\)

e)

\(3\overrightarrow{x}=-2\overrightarrow{u}-\overrightarrow{v}+\overrightarrow{w}=-2(1,2,3)-(2,2,-1)+(4,0,-4)\)

\(=(-2,-4,-6)-(2,2,-1)+(4,0,-4)=(-2-2+4,-4-2+0,-6-(-1)+(-4))\)

\(=(0,-6,-9)\Rightarrow \overrightarrow{x}=(0,-2,-3)\)

AH
Akai Haruma
Giáo viên
29 tháng 3 2020

trần phi yến: bạn xem lại quy tắc cộng trừ vecto trong sách là sẽ làm đc.

Bài 1 : cho \(\overrightarrow{u}=\overrightarrow{a}+3\overrightarrow{b}\)vuông góc với \(\overrightarrow{v}=7\overrightarrow{a}-5\overrightarrow{b}\)và \(\overrightarrow{x}=\overrightarrow{a}-4\overrightarrow{b}\)vuông góc với\(\overrightarrow{y}=7\overrightarrow{a}-2\overrightarrow{b}\). Khi đó góc giữa hai vectơ \(\overrightarrow{a}\)và \(\overrightarrow{b}\)là ? Bài 2 : Cho ΔABC có diện tích S=\(\frac{3}{2}\), hai đỉnh A(2,-3) và B(3.-2) . Trọng tâm G năm...
Đọc tiếp

Bài 1 : cho \(\overrightarrow{u}=\overrightarrow{a}+3\overrightarrow{b}\)vuông góc với \(\overrightarrow{v}=7\overrightarrow{a}-5\overrightarrow{b}\)\(\overrightarrow{x}=\overrightarrow{a}-4\overrightarrow{b}\)vuông góc với\(\overrightarrow{y}=7\overrightarrow{a}-2\overrightarrow{b}\). Khi đó góc giữa hai vectơ \(\overrightarrow{a}\)\(\overrightarrow{b}\)là ?

Bài 2 : Cho ΔABC có diện tích S=\(\frac{3}{2}\), hai đỉnh A(2,-3) và B(3.-2) . Trọng tâm G năm trên đường thẳng 3x-y-8=0 . Tìm tọa độ điểm C ?

Bài 3: Cho cá số dương x,y,z thỏa mãn xyz=1 . Khi đó giá trị nhỏ nhất của biểu thức

P=\(\frac{\sqrt{1+x^3+y^3}}{xy}+\frac{\sqrt{1+y^3+z^3}}{yz}+\frac{\sqrt{1+x^3+z^3}}{xz}\) là bao nhiêu ?

Bài 4 : Cho (H) là đồ thị hàm số f(x)= \(\sqrt{x^2-10x+25}+\left|x+5\right|\)Xét các mệnh đề sau :

I. (H) đối xứng qua trục Oy II. (H) đối xứng qua trục Ox

III. (H) không có tâm đối xứng

Mệnh đề nào đúng , mệnh đề nào sai ? Giải thích tại sao ?

Bài 4 : Hãy liệt kê các phần tử của tập hợp : X={ x∈ R /\(x^2+x+1\)=0 }

1
12 tháng 3 2019

các bạn làm hộ mình nhé . Mình sắp thi rùi