K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Phần Tổng (Phần giới thiệu khái quát về tác giả,tác phẩm) Em viết như này đã được chưa ạ ?.Em xin cảm ơn Phần Tổng: Hữu Thình là nhà thơ có cách viết rất độc đáo,sáng tạo và có chất riêng của bản thân trong từng tác phẩm.Ông là nhà thơ viết nhiều,viết hay về con người và thiên nhiên nông thôn mùa thu ở đồng bằng Bắc Bộ.Thơ ông thiên về những cảm nhận tĩnh lặng,thanh bình của thiên nhiên đất...
Đọc tiếp

Phần Tổng (Phần giới thiệu khái quát về tác giả,tác phẩm) Em viết như này đã được chưa ạ ?.Em xin cảm ơn

Phần Tổng:

Hữu Thình là nhà thơ có cách viết rất độc đáo,sáng tạo và có chất riêng của bản thân trong từng tác phẩm.Ông là nhà thơ viết nhiều,viết hay về con người và thiên nhiên nông thôn mùa thu ở đồng bằng Bắc Bộ.Thơ ông thiên về những cảm nhận tĩnh lặng,thanh bình của thiên nhiên đất nước và cuộc sống.Trong những trang thơ của mình,Hữu Thình luôn mang những cảm xúc tinh tế,nhẹ nhàng trước những biến chuyển tinh vi của thiên nhiên,đậm chất triết lí.Và có thể khẳng định rằng bài thơ “Sang thu” đã thể hiện ấn tượng đặc điểm,phong cách sáng tác độc đáo của thi nhân.Bài thơ được sáng tác năm 1977 và được in trong tập thơ “Từ chiến hào đến thành phố” xuất bản năm 1991.Đoạn trích trên thuộc hai khổ thơ đầu của bài thơ đã diễn tả tinh tế cảm xúc của nhà thơ lúc thu sang.

0
Phần II. Đọc đoạn trích và thực hiện các yêu cầu. (4,0 điểm) Câu 1. Xác định nội dung của đoạn trích. (0,5 điểm) Câu 2. Cụm từ in đậm trong đoạn trích thực hiện phép liên kết nào? (0,5 điểm) Câu 3. Em hiểu “hoàn cảnh nghiệt ngã” là gì? Tại sao nó lại có thể nhấn chìm con người? (1,0 điểm) Câu 4. Từ ý nghĩa đoạn trích kết hợp với hiểu biết xã hội, hãy viết đoạn văn có độ dài khoảng 2/3 trang...
Đọc tiếp

Phần II. Đọc đoạn trích và thực hiện các yêu cầu. (4,0 điểm)

Câu 1. Xác định nội dung của đoạn trích. (0,5 điểm)

Câu 2. Cụm từ in đậm trong đoạn trích thực hiện phép liên kết nào? (0,5 điểm)

Câu 3. Em hiểu “hoàn cảnh nghiệt ngã” là gì? Tại sao nó lại có thể nhấn chìm con người? (1,0 điểm)

Câu 4. Từ ý nghĩa đoạn trích kết hợp với hiểu biết xã hội, hãy viết đoạn văn có độ dài khoảng 2/3 trang giấy thi trình bày suy nghĩ của em về ý kiến: “Trong cuộc sống, lạc quan là liều thuốc tinh thần giúp chúng ta vượt lên mọi khó khăn, thử thách”. (2,0 điểm)

Bài đọc:

        Hoàn cảnh nghiệt ngã tưởng chừng đã có lúc nhấn chìm tôi. Hơn ai hết, tôi từng muốn tự tử, và tôi đã từng rất nhiều lần bỏ cuộc. Nhưng cuối cùng, tôi đã can đảm đứng dậy sau hàng ngàn lần ngã... Thường thì chúng ta cứ tự nhủ rằng mình không đủ thông minh hoặc không đủ hấp dẫn, hoặc không đủ tài năng để theo đuổi những ước mơ. Chúng ta tin những gì người khác nói về chúng ta, hoặc tự đặt ra những giới hạn cho bản thân. Tồi tệ hơn, khi bạn tự coi mình là một người vô giá trị, nghĩa là bạn đang đặt ra ranh giới cho những điều kì diệu. Cho dù những thách thức mà bạn đang phải đối mặt là gì đi nữa, cho dù những thách thức ấy có khốc liệt, nghiệt ngã đến mức nào đi chăng nữa, tôi cũng mong bạn hãy tin tưởng và cảm thấy như vậy về cuộc sống của chính mình.

(Cuộc sống không giới hạn, Nick Vujivic, First New)

0
Phần I. Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu. (6,0 điểm) Chân phải bước tới cha Chân trái bước tới mẹ Một bước chạm tiếng nói Hai bước tới tiếng cười Người đồng mình yêu lắm con ơi Đan lờ cài nan hoa Vách nhà ken câu hát Rừng cho hoa Con đường cho những tấm lòng Cha mẹ mãi nhớ về ngày cưới Ngày đầu tiên đẹp nhất trên đời. (Ngữ văn 9, tập 2, NXB Giáo dục) Câu 1. Đoạn thơ trích trong...
Đọc tiếp

Phần I. Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu. (6,0 điểm)

Chân phải bước tới cha
Chân trái bước tới mẹ
Một bước chạm tiếng nói
Hai bước tới tiếng cười
Người đồng mình yêu lắm con ơi
Đan lờ cài nan hoa
Vách nhà ken câu hát
Rừng cho hoa
Con đường cho những tấm lòng
Cha mẹ mãi nhớ về ngày cưới
Ngày đầu tiên đẹp nhất trên đời.

(Ngữ văn 9, tập 2, NXB Giáo dục)

Câu 1. Đoạn thơ trích trong bài thơ nào? Của ai? Em hiểu gì về cách gọi “người đồng mình” của tác giả? (1,0 điểm)

Câu 2. Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ nhân hóa được sử dụng trong hai câu thơ: “Rừng cho hoa/Con đường cho những tấm lòng”. (1,0 điểm)

Câu 3. Hai câu thơ “Rừng cho hoa/Con đường cho những tấm lòng” gợi cho em nhớ tới câu thơ nào trong chương trình Ngữ văn lớp 9 cũng nói về sự bao bọc và nuôi dưỡng của thiên nhiên với con người? Chép chính xác câu thơ đó và cho biết tên bài thơ. (0,5 điểm)

Câu 4. Dựa vào phần đã trích dẫn, hãy viết đoạn văn nghị luận khoảng 10 - 12 câu theo cách lập luận tổng - phân - hợp để làm rõ cội nguồn sinh dưỡng của mỗi con người. Trong đoạn văn có sử dụng câu ghép và phép thế (gạch chân và chú thích rõ). (3,5 điểm)

0
PHẦN I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm) Đọc đoạn trích và trả lời câu hỏi. Câu 1. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của đoạn trích. Câu 2. Xác định khởi ngữ trong câu sau: Đối với họ, mục tiêu chưa chắc là điều họ quan tâm, cái họ quan tâm hơn chính là phương thế để đạt đến mục tiêu trong cuộc sống. Câu 3. Vì sao tác giả cho rằng: Những người không bao giờ chấp nhận sống trong thân phận “tầm gửi”...
Đọc tiếp

PHẦN I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm)

Đọc đoạn trích và trả lời câu hỏi.

Câu 1. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của đoạn trích.

Câu 2. Xác định khởi ngữ trong câu sau: Đối với họ, mục tiêu chưa chắc là điều họ quan tâm, cái họ quan tâm hơn chính là phương thế để đạt đến mục tiêu trong cuộc sống.

Câu 3. Vì sao tác giả cho rằng: Những người không bao giờ chấp nhận sống trong thân phận “tầm gửi” chỉ tự hào với những gì do chính bản thân họ làm ra và đạt đến.?
Câu 4. Từ đoạn trích trên, hãy rút ra bài học có ý nghĩa nhất đối với bản thân.

Bài đọc:

     Khi nói đến ước mơ của mỗi người thì điều đầu tiên cần phải xác định đó không phải là những mong ước viển vông mà chính là mục đích con người đặt ra và cố gắng phấn đấu để đạt đến trong cuộc đời mình.

     Đồng thời một yếu tố cũng hết sức quan trọng là cần phải xác định cách thức để đạt được mục đích đó, bởi không ai trong cuộc đời này lại không muốn đạt đến một điều gì đó. Sự khác biệt chính là ở phương thức thực hiện, cách thức đạt đến ước mơ của mỗi người và điều này sẽ quyết định “đẳng cấp” về nhân cách của mỗi người.

      Có người đi đến ước mơ của mình bằng cách trung thực và trong sáng thông qua những nỗ lực tự thân tột cùng. Đây là những người có lòng tự trọng cao và biết dựa vào sức của chính mình, tin vào khả năng của chính mình và sự công bằng của xã hội. Đối với họ, mục tiêu chưa chắc là điều họ quan tâm, cái họ quan tâm hơn chính là phương thế để đạt đến mục tiêu trong cuộc sống.

     Chính vì vậy họ là những người không bao giờ chấp nhận sống trong thân phận “tầm gửi”, trở thành công cụ trong tay người khác hay giao phó tương lai của mình cho người khác. Sở dĩ như thế là bởi họ chỉ tự hào với những gì do chính bản thân họ làm ra và đạt đến, đồng thời cũng là những người xem phương tiện quan trọng như mục tiêu của cuộc đời mình.

          (Lê Minh Tiến, Đẳng cấp về nhân cách, http://tuoitre.vn)

0