K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

PHẦN I. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN (4.0 điểm ) Đọc văn bản sau:                NHÀN              Một mai(1), một cuốc, một cần câu Thơ thẩn dầu ai(2) vui thú nào Ta dại, ta tìm nơi vắng vẻ Người khôn, người đến chốn lao xao  Thu ăn măng trúc, đông ăn giá Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao Rượu, đến cội cây(3), ta sẽ uống Nhìn xem phú quý, tựa chiêm bao(4).                      (Nguyễn Bỉnh Khiêm, Hợp tuyển thơ văn...
Đọc tiếp

PHẦN I. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN (4.0 điểm )

Đọc văn bản sau:

               NHÀN             

Một mai(1), một cuốc, một cần câu
Thơ thẩn dầu ai(2) vui thú nào
Ta dại, ta tìm nơi vắng vẻ
Người khôn, người đến chốn lao xao 
Thu ăn măng trúc, đông ăn giá
Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao
Rượu, đến cội cây(3), ta sẽ uống
Nhìn xem phú quý, tựa chiêm bao(4).

                     (Nguyễn Bỉnh Khiêm, Hợp tuyển thơ văn Việt Nam, tập II)

* Chú thích:

(1) Mai: dụng cụ đào đất, xới đất.

(2) Dầu ai: mặc cho ai, dù ai có cách vui thú nào cũng mặc, tôi cứ thơ thẩn( giữa cuộc đời này).

(3) Cội cây: gốc cây.

(4) Hai câu 7 và 8: tác giả có ý dẫn điển Thuần Vu Phần uống rượu say nằm ngủ dưới gốc cây hòe, rồi mơ thấy mình ở nước Hòe An được công danh phú quý rất mực vinh hiển. Sau bừng mắt tỉnh dậy thì hóa ra đó là giấc mộng, thấy dưới cánh hoè phía nam chỉ có một tổ kiến mà thôi. Từ đó điển này có ý: Phú quý chỉ là một giấc chiêm bao.

Thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 5: 

Câu 1 (0.5 điểm): Xác định thể thơ của văn bản trên.

Câu 2 (0.75 điểm): Chỉ ra những hình ảnh nói về nét sinh hoạt hàng ngày đạm bạc, thanh cao của tác giả.

Câu 3 (0.75 điểm): Chỉ ra và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ liệt kê có trong hai câu thơ sau:

Một mai, một cuốc, một cần câu
Thơ thẩn dầu ai vui thú nào

Câu 4 (1.0 điểm): Quan niệm dại – khôn của tác giả trong hai câu thơ sau có gì đặc biệt?

Ta dại, ta tìm nơi vắng vẻ
Người khôn, người đến chốn lao xao

Câu 5 (1.0 điểm): Từ văn bản trên, anh/chị cảm nhận như thế nào về vẻ đẹp nhân cách của Nguyễn Bỉnh Khiêm? (Viết đoạn văn ngắn khoảng 5 – 7 dòng)  

0
4 tháng 3

câu 1 Sống ở thế chủ động là hành động độc lập với hoàn cảnh xung quanh, làm chủ được tình thế, dám nghĩ, dám hành động trên tất cả mọi lĩnh vực, chủ động tìm tòi, chủ động đề nghị, chủ động dấn thân… Tuổi trẻ nhất định phải luôn sống ở thế chủ động bởi cuộc sống không dễ dàng hay thiên vị đối với bất kì ai, luôn luôn đặt chúng ta vào những tình huống, thử thách phải chủ động tìm cách giải quyết. Sống chủ động giúp tuổi trẻ tự tin, bản lĩnh, linh hoạt ứng xử trong mọi tình huống để vượt qua khó khăn, hoàn thành mục tiêu, khát vọng, ước mơ. Tuổi trẻ chủ động sẽ không ngừng tạo được cơ hội mới khẳng định bản thân, đạt được thành công; Xã hội có nhiều cá nhân sống chủ động sẽ tạo ra một bầu không khí dám nghĩ, dám làm, nâng cao chất lượng công việc. Thật đáng buồn khi một số bạn trẻ đang sống dựa dẫm vào người khác, thiếu tự tin, đặt mình ở thế thụ động. Sống ở thế chủ động cần thiết trong môi trường xã hội hôm nay, là một thái độ tích cực của tuổi trẻ trong thời đại toàn cầu hóa, đặc biệt không thể thiếu đối với công dân toàn cầu. Tuổi trẻ cần tự tin, dám nghĩ, dám làm, chủ động sáng tạo tìm kiếm những cơ hội và xây dựng kế hoạch để chinh phục ước mơ.

câu 2 

Trong những ngày từ quan về ở ẩn tại Côn Sơn, Nguyễn Trãi đã viết nhiều bài thơ đặc sắc, trong số đó có bài số 43 trong chùm thơ Bảo kính cảnh giới. Bài thơ là bức tranh phong cảnh mùa hè độc đáo nhưng thấp thoáng là niềm tâm sự của tác giả.

Câu thơ đầu tiên, ta đọc lên thoáng qua sao có vẻ an nhàn, êm đềm, thanh thoát đến thế.

"Rồi hóng mát thuở ngày trường"

Câu thơ hiện lên hình ảnh của nhà thơ Nguyễn Trãi, ông đang ngồi dưới bóng cây nhàn nhã như hóng mát thật sự. Việc quân, việc nước chắc đã xong xuôi ông mới trở về với cuộc sống đơn sơ, giản dị, mộc mạc mà chan hòa, gần gũi với thiên nhiên. Một số sách dịch là "Rỗi hóng mát thuở ngày trường". Nhưng "rỗi" hay "rồi" cũng đều gây sự chú ý cho người đọc. Rảnh rỗi, sự việc còn đều xong xuôi, đã qua rồi "Ngày trường" lại làm tăng sự chú ý. Cả câu thơ không còn đơn giản là hình ảnh của Nguyễn Trãi ngồi hóng mát mà nó lại toát lên nỗi niềm, tâm sự của tác giả: "Nhàn rỗi ta hóng mát cả một ngày dài". Một xã hội đã bị suy yếu, nguyện vọng, ý chí của tác giả đã bị vùi lấp, không còn gì nữa, ông đành phải rời bỏ, từ quan để về ở ẩn, phải dành "hóng mát" cả ngày trường để vơi đi một tâm sự, một gánh nặng đang đè lên vai mình. Cả câu thơ thấp thoáng một tâm sự thầm kín, không còn là sự nhẹ nhàng thanh thản nữa.

Về với thiên nhiên, ông lại có cơ hội gần gũi với thiên nhiên hơn. Ông vui thú, say mê với vẻ đẹp của thiên nhiên.

"Hòe lục đùn đùn tán rợp giương

Thạch lựu hiên còn phun thức đỏ

Hồng liên trì đã tiễn mùi hương".

Cảnh mùa hè qua tâm hồn, tình cảm của ông bừng bừng sức sống. Cây hòa lớn lên nhanh, tán cây tỏa rộng che rợp mặt đất như một tấm trướng rộng căng ra giữa trời với cành lá xanh tươi. Những cây thạch lựu còn phun thức đỏ, ao sen tỏa hương, màu hồng của những cánh hoa điểm tô sắc thắm. Qua lăng kính của Nguyễn Trãi, sức sống vẫn bừng bừng, tràn đầy, cuộc đời là một vườn hoa, một khu vườn thiên nhiên muôn màu muôn vẻ. Cảnh vật như cổ tích có lẽ bởi nó được nhìn bằng con mắt của một thi sĩ đa cảm, giàu lòng ham sống với đời...

Qua cảnh mùa hè, tình cảm của Nguyễn Trãi cũng thể hiện một cách sâu sắc:

"Lao xao chợ cá làng ngư phủ

Dắng dỏi cầm ve lầu tịch dương".

"Chợ" là hình ảnh của sự thái bình trong tâm thức của người Việt. Chợ đông vui thì nước thái bình, thịnh trị, dân giàu đủ ấm no: chợ tan rã thì dễ gợi hình ảnh đất nước có biến, có loạn, có giặc giã, có chiến tranh, đao binh... lại thêm tiếng ve kêu lúc chiều tà gợi lên cuộc sống nơi thôn dã. Chính những màu sắc nơi thôn dã này làm cho tình cảm ông thêm đậm đà sâu sắc và gợi lại ý tưởng mà ông đang đeo đuổi.

"Dẽ có Ngu cầm đàn một tiếng

Dân giàu đủ khắp đòi phương".

"Dân giàu đủ", cuộc sống của người dân ngày càng ấm no, hạnh phúc là điều mà Nguyễn Trãi từng canh cánh và mong ước. Ở đây, ông đề cập đến Ngu cầm vì thời vua Nghiêu, vua Thuấn nổi tiếng là thái bình thịnh trị. Vua Thuấn có một khúc đàn "Nam Phong" khảy lên để ca ngợi nhân gian giàu đủ, sản xuất ra nhiều thóc lúa ngô khoai. Cho nên, tác giả muốn có một tiếng đàn của vua Thuấn lồng vào đời sống nhân dân để ca ngợi cuộc sống của nhân dân ấm no, vui tươi, tràn đầy âm thanh hạnh phúc. Những mơ ước ấy chứng tỏ Nguyễn Trãi là nhà thơ vĩ đại có một tấm lòng nhân đạo cao cả. Ông luôn nghĩ đến cuộc sống của nhân dân, chăm lo đến cuộc sống của họ.

Đó là ước mơ vĩ đại. Có thể nói, dù triều đình có thể xua đuổi Nguyễn Trãi nhưng ông vẫn sống lạc quan yêu đời, mong sao cho ước vọng lí tưởng của mình được thực hiện để nhân dân có một cuộc sống ấm no.

Bài thơ này đã làm rõ nỗi niềm tâm sự của Nguyễn Trãi trong thời gian ở Côn Sơn với tấm lòng yêu nước thương dân vẫn ngày đêm "cuồn cuộn nước triều Đông". Ông yêu thiên nhiên cây cỏ say đắm. Và có lẽ chính thiên nhiên đã cứu Nguyễn Trãi thoát khỏi những phút giây bi quan của cuộc đời mình. Dù sống với cuộc sống thiên nhiên nhưng Ức Trai vẫn canh cánh "một tấc lòng ưu ái cũ". Nguyễn Trãi vẫn không quên lí tưởng nhân dân, lí tưởng nhân nghĩa, lí tưởng: mong cho thôn cùng xóm vắng không có một tiếng oán than, đau sầu.

Một điều đặc sắc nữa của bài thơ là tác giả đã căng mở tất cả các giác quan để cảm nhận một cách tinh tế và tái hiện một cách xuất thần vẻ đẹp của bức tranh thiên nhiên cuộc sống. Với xúc giác Nguyễn Trãi đã mang đến cho người đọc ấn tượng đầu tiên về bức tranh thiên nhiên ấy là sự mát mẻ, dễ chịu, tạo cho người đọc ấn tượng về phong thái nhàn hạ, thoải mái của thi nhân khi tận hưởng từng cơn gió thuở ngày hè. Bên cạnh đó thị giác lại mang đến những ấn tượng sâu sắc về dáng hình của thiên nhiên với những màu sắc rực rỡ, đó là màu xanh lục của cây hòe rợp bóng, rồi nổi bật trên cái nền xanh thẫm ấy là màu đỏ rực rỡ của những đóa thạch lựu, và màu hồng dịu dàng của loài sen đã nở rộ trong đầm. Và cuối cùng cả ba gam màu ấy lại được tắm mình trong cái màu vàng nhàn nhạt của ánh hoàng hôn sắp tắt để đem đến một bức tranh mùa hè tươi tắn, sức sống căng đầy mạnh mẽ, thể hiện sự yêu đời, yêu sống, nhìn cảnh vật bằng tình yêu thiên nhiên tha thiết của tác giả Nguyễn Trãi. Thêm vào đó, sự cảm nhận tinh tế của khứu giác về mùi của loài hoa sen, một loài hoa vốn nhàn nhạt hương sắc, mà chỉ những con người thực sự có tấm lòng tha thiết với sen mới có thể cảm nhận được cái mùi hương thanh mát, đang lan tỏa một cách nồng nàn, trong không gian khoáng đạt. Mùi hương ấy cũng gián tiếp thể hiện cái vẻ đẹp của hoa sen vào mùa nở rộ, khiến người đọc dễ dàng liên tưởng đến hình ảnh một đầm sen hồng, không quá rực rỡ, nhưng cũng đủ khiến bức tranh thiên nhiên bừng lên những vẻ đẹp rộn rã, yêu đời từ hương sắc của loài hoa thanh cao này. Và cuối cùng bức tranh thiên nhiên cảnh ngày hè càng trở nên sôi động, náo nhiệt thông qua sự cảm nhận một cách tinh tế của nhà văn về âm thanh của con người của sự vật. Đó là tiếng “lao xao” thể hiện sự nhộn nhịp trong đời sống sinh hoạt của con ngày và buổi chợ chiều, là tiếng ve “dắng dỏi” vang vọng khắp không gian, như nhắc nhở người ta về một ngày hè rạo rực. Việc sử dụng biện pháp đảo cấu trúc đưa các từ láy mô tả âm thanh lên vị trí đầu câu lại càng nhấn mạnh sự náo nhiệt của cuộc sống rộn ràng trong buổi chiều tà, gợi cảm giác vui tươi, hứng khởi của cuộc sống, làm lu mờ cái cảm giác vắng vẻ, hiu quạnh mà những buổi chiều trong thi ca thường mang lại. Như vậy việc huy động tất cả những giác quan của tác giả đã tái hiện một cách xuất sắc bức tranh thiên nhiên cuộc sống, cảnh ngày hè của Nguyễn Trãi không chỉ đẹp mà còn có chiều sâu, thể hiện được tam quan của tác giả về cuộc đời, luôn nhìn sự sống bằng đôi mắt hứng khởi, tha thiết, thể hiện tấm lòng yêu thiên nhiên, cuộc đời tha thiết của tác giả.

Từ những cảm nhận tinh tế về bức tranh thiên nhiên cuộc sống, Nguyễn Trãi đã bộc lộ tấm lòng yêu dân ái quốc của mình qua hai câu thơ kết bài.

“Dẽ có Ngu cầm đàn một tiếng

Dân giàu đủ khắp đòi phương"

Từ những quan sát về cuộc sống náo nhiệt của nhân dân nơi chợ cá làng Ngư phủ, tác giả đã mường tượng ra hình ảnh cuộc sống vô cùng tươi đẹp, sung túc đầy đủ của nhân dân. Điều đó gợi ra trong tâm hồn của tác giả những niềm vui, niềm hạnh phúc khi chứng kiến cảnh quốc thái dân an, thế nên muốn có Ngu cầm của vua Nghiêu vua Thuấn để đàn ra khúc Nam Phong, ca ngợi cảnh thái bình thịnh trị của đất nước. Thể hiện niềm mong ước của Nguyễn Trãi về sự giàu có, phồn vinh của nhân dân giống như hai triều đại trong lịch sử. Đồng thời hai câu thơ còn thể hiện sự mãn nguyện, hài lòng của tác giả khi mong ước cả cuộc đời, với tư tưởng nhân nghĩa, hướng về về nhân dân nay đã trở thành hiện thực. Tất cả đã làm nổi bật lên vẻ đẹp tâm hồn cao quý của Nguyễn Trãi, dù là khi còn làm quan, còn được trọng dụng hay khi đã thất thế sa cơ thì tấm lòng của ông vẫn không một lần thay đổi. Tác giả luôn hướng trái tim mình về với nhân dân, với cuộc sống lao động bình thường dân dã, thể hiện niềm yêu tha thiết với vẻ đẹp của thiên nhiên, của cuộc đời. Nguyễn Trãi ấy, đã dành cả kiếp nhân sinh để lo nghĩ cho nhân dân, cho đất nước bằng những tư tưởng cao đẹp, bằng tấm lòng nhân hậu, nhân nghĩa, một lòng phụng sự cho Tổ quốc, cho dân tộc, thật đáng quý vô cùng.

Cảnh ngày hè là một bài thơ hay, thể hiện rõ nét vẻ đẹp tâm hồn của tác giả Nguyễn Trãi, ở đó người ta không chỉ thấy hiện lên vẻ đẹp của bức tranh thiên nhiên rực rỡ, náo nhiệt căng tràn sức sống. Mà còn nhìn nhận được tấm lòng thiết tha của tác giả dành cho vận mệnh đất nước, vận mệnh dân tộc, cả một đời người chỉ mong ước sự phồn hoa, ấm no, hạnh phúc cho nhân dân, thể hiện nổi bật tư tưởng chính nghĩa và tư tưởng vì nhân dân mà tác giả vẫn luôn hằng tâm niệm.

PHẦN I. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN (4.0 điểm ) Đọc văn bản sau:                NHÀN              Một mai(1), một cuốc, một cần câu Thơ thẩn dầu ai(2) vui thú nào Ta dại, ta tìm nơi vắng vẻ Người khôn, người đến chốn lao xao  Thu ăn măng trúc, đông ăn giá Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao Rượu, đến cội cây(3), ta sẽ uống Nhìn xem phú quý, tựa chiêm bao(4).                      (Nguyễn Bỉnh Khiêm, Hợp tuyển thơ văn...
Đọc tiếp

PHẦN I. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN (4.0 điểm )

Đọc văn bản sau:

               NHÀN             

Một mai(1), một cuốc, một cần câu
Thơ thẩn dầu ai(2) vui thú nào
Ta dại, ta tìm nơi vắng vẻ
Người khôn, người đến chốn lao xao 
Thu ăn măng trúc, đông ăn giá
Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao
Rượu, đến cội cây(3), ta sẽ uống
Nhìn xem phú quý, tựa chiêm bao(4).

                     (Nguyễn Bỉnh Khiêm, Hợp tuyển thơ văn Việt Nam, tập II)

* Chú thích:

(1) Mai: dụng cụ đào đất, xới đất.

(2) Dầu ai: mặc cho ai, dù ai có cách vui thú nào cũng mặc, tôi cứ thơ thẩn( giữa cuộc đời này).

(3) Cội cây: gốc cây.

(4) Hai câu 7 và 8: tác giả có ý dẫn điển Thuần Vu Phần uống rượu say nằm ngủ dưới gốc cây hòe, rồi mơ thấy mình ở nước Hòe An được công danh phú quý rất mực vinh hiển. Sau bừng mắt tỉnh dậy thì hóa ra đó là giấc mộng, thấy dưới cánh hoè phía nam chỉ có một tổ kiến mà thôi. Từ đó điển này có ý: Phú quý chỉ là một giấc chiêm bao.

Thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 5: 

Câu 1 (0.5 điểm): Xác định thể thơ của văn bản trên.

Câu 2 (0.75 điểm): Chỉ ra những hình ảnh nói về nét sinh hoạt hàng ngày đạm bạc, thanh cao của tác giả.

Câu 3 (0.75 điểm): Chỉ ra và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ liệt kê có trong hai câu thơ sau:

Một mai, một cuốc, một cần câu
Thơ thẩn dầu ai vui thú nào

Câu 4 (1.0 điểm): Quan niệm dại – khôn của tác giả trong hai câu thơ sau có gì đặc biệt?

Ta dại, ta tìm nơi vắng vẻ
Người khôn, người đến chốn lao xao

Câu 5 (1.0 điểm): Từ văn bản trên, anh/chị cảm nhận như thế nào về vẻ đẹp nhân cách của Nguyễn Bỉnh Khiêm? (Viết đoạn văn ngắn khoảng 5 – 7 dòng)  

0
(2.0 điểm) Viết đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ) nêu cảm nhận của anh/chị về nghệ thuật miêu tả nhân vật Nguyệt trong văn bản sau:             [...] Xe tôi chạy trên lớp sương bềnh bồng. Mảnh trăng khuyết đứng yên ở cuối trời, sáng trong như một mảnh bạc. Khung cửa xe phía cô gái ngồi lồng đầy bóng trăng. Không hiểu sao, lúc ấy, như có một niềm tin vô cớ mà chắc chắn từ trong không gian ùa...
Đọc tiếp

(2.0 điểm)

Viết đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ) nêu cảm nhận của anh/chị về nghệ thuật miêu tả nhân vật Nguyệt trong văn bản sau:

            [...] Xe tôi chạy trên lớp sương bềnh bồng. Mảnh trăng khuyết đứng yên ở cuối trời, sáng trong như một mảnh bạc. Khung cửa xe phía cô gái ngồi lồng đầy bóng trăng. Không hiểu sao, lúc ấy, như có một niềm tin vô cớ mà chắc chắn từ trong không gian ùa tới tràn ngập cả lòng tôi. Tôi tin chắc người con gái đang ngồi cạnh mình là Nguyệt, chính người mà chị tôi thường nhắc đến. Chốc chốc tôi lại đưa mắt liếc về phía Nguyệt, thấy từng sợi tóc của Nguyệt đều sáng lên. Mái tóc thơm ngát, dày và trẻ trung làm sao! Bất ngờ, Nguyệt quay về phía tôi và hỏi một câu gì đó. Tôi không kịp nghe rõ vì đôi mắt tôi đã choáng ngợp như vừa trông vào ảo ảnh. Trăng sáng soi thẳng vào khuôn mặt Nguyệt, làm cho khuôn mặt tươi mát ngời lên và đẹp lạ thường!

            Tôi vội nhìn thẳng vào đoạn đường đầy ổ gà, không dám nhìn Nguyệt lâu. Từng khúc đường trước mặt cũng thếp từng mảng ánh trăng...

(Trích Mảnh trăng cuối rừng, in trong Nguyễn Minh Châu – Tuyển tập truyện ngắn, NXB Văn học, 2009, tr.88)

* Tác giả

Nguyễn Minh Châu (1930 – 1989), quê ở huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An, vào bộ đội năm 1950 và bắt đầu viết văn từ năm 1954. Nguyễn Minh Châu là một trong những cây bút văn xuôi tiêu biểu của nền văn học thời kì kháng chiến chống Mĩ. Sau năm 1975, sáng tác của Nguyễn Minh Châu – đặc biệt là các truyện ngắn – đã thể hiện những tìm tòi quan trọng về tư tưởng và nghệ thuật.

* Tác phẩm

Truyện ngắn “Mảnh trăng cuối rừng” được viết năm 1970 khi cuộc kháng chiến chống Mĩ đang diễn ra vô cùng ác liệt. Câu chuyện kể về cuộc gặp gỡ giữa người lính lái xe thời chống Mỹ tên Lãm và cô thanh niên xung phong tên Nguyệt. Chị gái muốn giới thiệu cho Lãm một cô người yêu. Khi đang trên đường đi thăm chị gái ở đơn vị thanh niên xung phong, Lãm đã tình cờ gặp cô gái cùng tên với người yêu chị đã giới thiệu - Nguyệt, cô xin anh cho đi nhờ xe. Trên chuyến xe ấy, hai người đã nhanh chóng trở nên thân thiết qua những cuộc trò chuyện. Cả hai đã cùng nhau trải qua những giờ phút nguy nan nhất khi phải lái xe băng qua bom đạn và Nguyệt đã giúp Lãm khỏi phải bị thương trong lúc hỗn độn đó, làm trào dâng sự yêu mến và cảm phục khó tả dành cho cô gái dũng cảm. Kết thúc câu chuyện, khi đến thăm đơn vị của chị gái, Lãm biết được Nguyệt lại chính là cô bạn gái mà chị Lãm giới thiệu cho anh lúc trước. Khi biết được điều này, Lãm vô cùng vui sướng và viết ngay lá thư đầu tiên gửi cho Nguyệt. Đoạn trích trên là khi Nguyệt đi nhờ xe của Lãm, cô và anh đã làm quen sau vài ba câu chào hỏi, nhưng cả hai vẫn chưa biết đối phương là người đã được chị Lãm mai mối.

0
(1.0 điểm) Chỉ rõ và phân tích tác dụng của biện pháp so sánh trong dòng thơ: Miệng thế nhọn hơn chông mác nhọn. Bài đọc: BẢO KÍNH CẢNH GIỚI BÀI 9 Trần trần1 mựa cậy2 những ta lành, Phúc hoạ tình cờ xẩy chửa đành. Miệng thế nhọn hơn chông mác nhọn, Lòng người quanh nữa nước non quanh. Chẳng ngừa nhỏ âu nên lớn, Nếu có sâu thì bỏ canh. Ở thế an nhàn chăng có sự, Ngàn muôn tốn nhượng3 chớ đua...
Đọc tiếp

(1.0 điểm)

Chỉ rõ và phân tích tác dụng của biện pháp so sánh trong dòng thơ: Miệng thế nhọn hơn chông mác nhọn.

Bài đọc:

BẢO KÍNH CẢNH GIỚI BÀI 9

Trần trần1 mựa cậy2 những ta lành,

Phúc hoạ tình cờ xẩy chửa đành.

Miệng thế nhọn hơn chông mác nhọn,

Lòng người quanh nữa nước non quanh.

Chẳng ngừa nhỏ âu nên lớn,

Nếu có sâu thì bỏ canh.

Ở thế an nhàn chăng có sự,

Ngàn muôn tốn nhượng3 chớ đua tranh.

(Nguyễn Trãi toàn tập, NXB Khoa học xã hội, 1976)

1. Trần trần: tự nhiên, chất phác, ý chỉ lối sống có sao là vậy.

2. Mựa: chớ đừng – mựa cậy: đừng ỷ vào, đừng cậy vào.

3. Tốn: từ tốn; nhượng: khiêm nhượng – ngàn muôn tốn nhượng: muôn đời sống từ tốn, khiêm nhường.

0
13 tháng 3

Hcligxoutx