PHIẾU HỌC TẬP SỐ 40
Họ và tên…………………………… Lớp….
Bài 01. (01 điểm) Gạch chân từ khác loại trong những nhóm từ sau:
a. nhanh chóng, nhanh gọn, nhanh nhảu, nhanh trí
b. hoa lá, tươi tốt, nhà kho, leo trèo
c. cánh diều, cánh quạt, cánh chim, cánh đồng
d. chăm sóc, dạy dỗ, yêu thương, nỗi niềm
Bài 02. (01 điểm) Xác định các nhận xét sau đúng hay sai bằng cách đánh dấu x vào ô trống.
Nhận...
Đọc tiếp
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 40
Họ và tên…………………………… Lớp….
Bài 01. (01 điểm) Gạch chân từ khác loại trong những nhóm từ sau:
a. nhanh chóng, nhanh gọn, nhanh nhảu, nhanh trí |
b. hoa lá, tươi tốt, nhà kho, leo trèo |
c. cánh diều, cánh quạt, cánh chim, cánh đồng |
d. chăm sóc, dạy dỗ, yêu thương, nỗi niềm |
Bài 02. (01 điểm) Xác định các nhận xét sau đúng hay sai bằng cách đánh dấu x vào ô trống.
Nhận xét |
Đúng |
Sai |
1. Anh hai, hai anh đều là những từ ghép. |
2. Nhóm từ im lìm, thưa thớt, yên ắng là những từ đồng nghĩa. |
3. Từ nhân dân là từ ghép Hán Việt. |
4. Câu Năm nay, Nam như cao hơn năm ngoái. sử dụng biện pháp so
sánh. |
Bài 03. (4,5 điểm) Đọc đoạn văn sau trong bài Đất Cà Mau của Mai Văn Tạo:
(1) Cà Mau đất xốp. (2) Mùa nắng, đất nẻ chân chim, nền nhà cũng rạn nứt. (3) Trên cái
đất phập phều và lắm gió, dông như thế, cây đứng lẻ khó mà chống nổi với những cơn thịnh nộ của
trời. (4) Cây bình bát, cây bần cũng phải quây quần thành chòm, thành rặng; rễ phải dài, phải
cắm sâu vào lòng trong lòng đất. (5) Nhiều nhất là đước. (6) Đước mọc san sát đến tận mũi đất
cuối cùng, thẳng đuột nhưng hằng hà sa số cây dù xanh cắm trên bãi. (7) Nhà cửa dựng dọc theo
những bờ kênh, dưới những hàng đước xanh rì. (8) Nhà nọ sang nhà kia phải leo trên cầu bằng
thân cây đước.
a. Tìm trong câu (2) và (4) rồi điền vào chỗ trống:
- Từ ghép tổng hợp:……………………………………………………………………………
- Từ ghép phân loại:…………………………………………………………………………...
- Từ láy:………………………………………………………………………………………..
b. Tìm từ đồng nghĩa với từ thẳng đuột:……………………………………………………...
c. Tác dụng của dấu phẩy trong câu (7):………………………………………………………
d. Tìm trong đoạn văn: Các câu đơn:…………………….Các câu ghép:…………………….
e. Đoạn văn sử dụng phép liên kết nào?....................................................................................
f. Xác định thành phần câu trong những câu sau:
(2) Mùa nắng, đất nẻ chân chim, nền nhà cũng rạn nứt.
(3) Trên cái đất phập phều và lắm gió, dông như thế, cây đứng lẻ khó mà chống nổi với những cơn
thịnh nộ của trời.
g. Câu văn số (6) sử dụng biện pháp tu từ gì? Nhờ đó giúp em hình dung gì về cây đước?
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………............................
Bài 04. (2 điểm) Đọc đoạn thơ sau:
Nắng khẽ vươn tay ngà
Vén chăn mây bừa bộn
Còn lem nhem góc nhà
Bóng đêm vừa chạy trốn |
Hê! Một hai ba bốn
Nào vẫy cánh, xoạc chân
Gà con tập thể dục
Trước khi chơi đánh vần.
(Trích Tinh khôi ngày mới - Nguyễn Ngọc Hưng) |
a. Đoạn thơ trên sử dụng biện pháp nghệ thuật nào? Gạch chân từ ngữ thể hiện biện pháp đó.
…………………………………………………………………………………………………
b. Có nên thay từ vén trong đoạn thơ bằng từ kéo hay không ? Vì sao?
………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………… …………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
c. Em có cảm nhận gì về bức tranh thiên nhiên trong đoạn thơ trên?
………………………………………………………………………………………………… ……
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
Bài 05. (1,5 điểm) Viết một đoạn văn nói về vẻ đẹp của Hà Nội và tình cảm của em dành cho
mảnh đất Thủ đô yêu dấu.
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………