ÔN TẬP VẬT LI 7 HỌC KÌ 1 HS
I/CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
Câu1. Chiếu một tia sáng lên gương phẳng ta thu được một tia phản xạ tạo với tia tới một góc 80o. Tìm giá trị góc tới?
A. 80o B. 60o C. 20o D. 40o D. 40o
Câu 2. Tần số dao động càng nhỏ thì:..
A. âm nghe càng to B. âm nghe càng bổng C. âm nghe càng trầm D. âm nghe càng vang
Câu3. Chiếu một tia sáng lên gương phẳng. Biết tia phản xạ hợp với mặt gương một góc bằng: 20o. hỏi góc tới bằng bao nhiêu?
A. 10o B. 20o C. 70o D. 40o
Câu4. Thế nào là vùng bóng tối?
A. Là vùng nhận được ánh sáng từ nguồn sáng chiếu tới.
B. Là vùng không nhận được ánh sáng từ nguồn sáng chiếu tới.
C. Là vùng chỉ nhận được một phần ánh sáng từ nguồn sáng chiếu tới.
D. Là vùng lúc nhận được, lúc không nhận được ánh sáng truyền tới.
Câu5. Đơn vị đo tần số là:
A. s (giây B. m/s
C. dB (đềxiben ) D. Hz (héc )
Câu6. Chỉ ra câu kết luận đúng trong các câu sau:
A. âm phát ra càng trầm khi tần số dao động càng cao
B. âm phát ra càng thấp khi tần số dao động càng nhanh
C. âm phát ra càng cao khi tần số dao động càng lớn
D. âm phát ra càng bổng khi tần số dao động càng chậm
Câu7. ảnh của một vật tạo bởi gương cầu lồi:
A. Gấp đôi vật B. Nhỏ hơn vật C. Lớn hơn vật D. Bằng vật
Câu8. Yếu tố quyết định khi chỉ có bóng tối được tạo ra và không có bóng nửa tối là:
A. Nguồn sáng nhỏ B. Màn chắn ở gần nguồn C. ánh sáng mạnh D. Màn chắn ở xa nguồn
Câu9. Bóp tay vào con chút chít đồ chơi thấy có tiếng kêu . âm thanh đó gây bởi nguồn âm nào?
A. Bàn tay B. Bộ phận "lưỡi gà " của con chút chít
C. Vỏ con chút chít D. Không khí ở bên trong con chút chít
Câu10. Hoàn thiện câu sau:Tất cả những âm thanh được tạo ra từ những.........gây nên sự ô nhiễm tiếng ồn.
A. Dao động có biên độ thấp
B. Dao động có biên độ cao
C. Dao động có tần số cao
D. Âm thanh to, kéo dầi, ảnh hưởng tới sức khoẻ con người
Câu11. Vật nào không phải là nguồn sáng ?
A. Một gương phẳng. B. Mặt trời .
C. Đèn ống đang sáng . D. Ngọn nến đang cháy .
Câu12. Khi biên độ dao động càng lớn thì:
A. Âm phát ra càng trầm B. Âm phát ra càng nhỏ
C. Âm phát ra càng to D. Âm phát ra càng bổng
Câu13. Xác định vị trí của pháp tuyến tại điểm tới đối với gương phẳng?
A. Trùng với mặt phẳng gương tại điểm tới B. ở phía bên trái so với tia tới
C. Vuông góc với mặt phẳng gương
D. ở phía bên phải so với tia tới
Câu14. Thông thường , tai người có thể nghe được âm có tần số:
A. Lớn hơn 20000Hz B.Trong khoảng 20Hz đến 20000Hz C.Nhỏ hơn 20Hz D. khoảng 30000Hz
Câu15. Vùng nhìn thấy trong gương phẳng.........vùng nhìn thấy trong gương cầu lồi (có cùng kích thước ).
A. rộng hơn B. hẹp hơn C. bằng D. rộng gấp đôi
Câu 16. Một vật sáng có dạng một đoạn thẳng đặt vuông góc với gương phẳng, ảnh của vật sáng đó qua gương phẳng ở vị trí như thế nào?
A. Song song với vật
B. Cùng phương ngược chiều với vật
C. Cùng phương cùng chiều với vật D. Vuông góc với vật
Câu 17. Tiếng ồn trong sân trường vào giờ ra chơi cỡ vào khoảng:A. 5dB B. 120dB C. 60dB D. 20dB
Câu 18. Mối quan hệ giữa góc tới và góc phản xạ khi tia sáng gặp gương phẳng?
A. Góc phản xạ bằng góc tới
B. Góc phản xạ bằng nửa góc tới
C. Góc phản xạ lớn hơn góc tới
D. Góc phản xạ nhỏ hơn góc tới
Câu19. Số dao động trọng một giây gọi là.......của âm.
A. Tần số B. Vận tốc C. Biên độ D. Độ cao
Câu20. Quan sát ánh sáng phát ra từ bóng đèn điện . Theo em ý kiến nào đúng?
A. Đèn phát ra một tia sáng chiếu tới mắt. B. Đèn phát ra các chùm sáng phân kỳ.
C. Đèn phát ra các chùm sáng song song. D. Đèn phát ra các chùm sáng hội tụ.
Câu 21. Ta nhận biết được ánh sáng khi nào ?
A. Ta mở mắt và phía trước ta có vật sáng
B. Xung quanh ta có vật sáng
C. Trước mắt ta không có vật chắn sáng D. Có ánh sáng truyền vào mắt ta.
Câu22. Chùm sáng song song gồm các tia sáng ...............trên đường truyền của chúng.
A. Cắt nhau B. Giao nhau C. loe rộng ra D. không giao nhau
Câu 23. Âm có thể truyền qua môi trường nào dưới đây?
A. Chất rắn B. Chất lỏng
C. Chất khí D. Chất lỏng, rắn và khí
Câu 24. Tàu phát ra siêu âm và thu được âm phản xạ của nó từ đáy biển sau 3 giây. Biết vận tốc truyền siêu âm trong nước là 1500m/s thì độ sâu của đáy biển là A. 1500m
B. 2000m C. 1,5km D. 2,25km
Câu 25. Âm thanh được tạo ra nhờ:
A. ánh sáng B. Dao động C. Nhiệt D. Điện
Câu 26. Biên độ dao động của vật là :
A. Vận tốc truyền dao động B. Tần số dao động
C. Tốc độ dao động của vật
D. Độ lệch lớn nhất khi vật dao động
Câu 27. Một vật dao động càng nhanh thì âm phát ra càng:.... A. Trầm B.Truyền đi xa
C. Bổng D. Vang
Câu 28. Hãy xắp xếp theo thứ tự tăng dần khả năng truyền âm của các môi trường?
A. Lỏng, khí, rắn B. Khí ,lỏng, rắn C. Rắn, lỏng, khí D. Rắn ,khí ,lỏng
Câu 29. âm phát ra càng cao ( càng bổng ) khi tần số dao động..............
A. Càng lớn B. càng mạnh C. Càng nhỏ D. càng yếu
Câu 30. Ngưỡng đau có thể làm điếc tai là:
A. 60dB B. 130dB C. 150dB D. 100dB
Câu 31. âm không thể truyền qua môi trường nào dưới đây?
A. Nước biển B. Khoảng chân không C. tường bê tông D. Không khí
Câu 32. ảnh ảo của một vật tạo bởi gương cầu lõm :
A. Lớn hơn vật B. Bằng vật C. Nhỏ hơn vật D. Bằng nửa vật
Câu33. Hãy chọn câu sai:
A. Chân không là môi trường không thể truyền âm.
B. Âm thanh có thể truyền trong các môi trường chất lỏng,rắn và khí.
C. Hầu hết các chất rắn truyền âm tốt hơn chất lỏng và chất khí
D. Chất rắn luôn truyền âm thanh tốt hơn chất lỏng và chất khí.
Câu34. Tìm câu đúng trong các câu kết luận sau:
A. Trong môi trường trong suốt, đồng tính, ánh sáng truyền theo đường thẳng.
B. ánh sáng luôn truyền theo đường thẳng.
C. Trong môi trường trong suốt, ánh sáng truyền theo đường thẳng.
D. Trong môi trường đồng tính,ánh sáng truyền theo đường thẳng.
Câu35. ảnh của một điểm sáng S đặt trước gương phẳng được tạo bởi ..................
A. Giao nhau của các tia tới
B. giao nhau của các tia phản xạ
C. Giao nhau của đường kéo dài các tia phản xạ
D. Giao nhau của đường kéo dài các tia tới
Câu 36. Hiện tượng ánh sáng khi gặp mặt gương phẳng bị hắt lại theo một hướng xác định là hiện tượng:
A. Tán xạ ánh sáng B. nhiễu xạ ánh sáng C. Khúc xạ ánh sáng D. Phản xạ ánh sáng
Câu 37. Chiếu một tia tới lên gương phẳng . Biết góc tới i=15o. Hỏi góc phản xạ bằng bao nhiêu?
A. 30o B. 60o C. 45o D. 15o
Câu38. Hai vật giống hệt nhau, một vật đặt trước gương phẳng và một vật đặt trước gương cầu lồi, thu được hai ảnh. Có nhận xét gì về đặc điểm của hai ảnh đó ?
A. Cùng là ảnh ảo, lớn hơn vật.
B. Cùng là ảnh ảo.
C. Cùng là ảnh ảo, nhỏ hơn vật.
D. Cùng là ảnh ảo, bằng vật.
Câu 39. Âm phát ra càng to khi nguồn âm : ....
A. dao động càng nhanh
B. Có biên độ dao động càng lớn
C. Có kích thước càng lớn D. dao động càng mạnh Câu 40. Vật phát ra âm khi nào? A. Khi kéo căng vật B. Khi nén vật
D. Khi uốn cong vật
Câu 40 : Điểm sáng S đặt trước gương phẳng một đoạn 25cm cho ảnh S’, xác định khoảng cách SS’?
A. 25cm. B. 20cm.
C. 50cm. D. 40cm.
II/CÂU HỎI ÔN TẬP VÀ BAI TẬP TỰ LUẬN
Câu 1: Ta nhận biết được ánh sáng khi nào? Khi nào ta nhìn thấy một vật? Thế nào là nguồn sáng, vật sáng? Cho ví dụ.
Câu 2: Phát biểu định luật truyền thẳng của ánh sáng? Có mấy loại chùm sáng, đặc điểm của mỗi loại chùm sáng?
Câu 3: Thế nào là bóng tối, bóng nửa tối?
Câu 4: Hãy giải thích hiện tượng nhật thực? Vùng nào trên Trái Đất quan sát được nhật thực toàn phần hay một phần?
Câu 5: Hiện tượng nguyệt thực xảy ra khi nào? Tại sao nguyệt thực thường xảy ra vào đêm rằm âm lịch?
Câu 6: Hiện tượng phản xạ ánh sáng là gì? Phát biểu định luật truyền thẳng của ánh sáng.
Câu 7: Nêu tính chất ảnh của vật tạo bởi gương phẳng? Tại sao ta nhìn thấy ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng nhưng không hứng được ảnh đó trên màn chắn?
Câu 8: Nêu tính chất ảnh của vật tạo bởi gương cầu lồi, gương cầu lõm? Nêu ứng dụng của gương phẳng, gương cầu lồi, gương cầu lõm trong thực tế.
Câu 9: So sánh điểm giống và khác nhau về sự tạo ảnh của gương phẳng và gương cầu lồi. So sánh vùng nhìn thấy của gương cầu lồi với vùng nhìn thấy của gương phẳng có cùng kích thước.
Câu 10: Trình bày sự phản xạ ánh sáng trên gương cầu lõm.
CHƯƠNG II: ÂM HỌC
Câu 1: Nguồn âm là gì? Cho ví dụ. Đặc điểm chung của các nguồn âm.
Câu 1: Thế nào là tần số? Đơn vị của tần số? Âm cao (âm bổng), âm thấp (âm trầm) phụ thuộc vào yếu tố nào?
Câu 2: Thế nào là biên độ dao động? Độ to của âm được đo bằng đơn vị nào? Độ to của âm phụ thuộc thế nào vào biên độ dao động?
Câu 3: Âm truyền được qua những môi trường nào, không truyền được qua môi trường nào? So sánh vận tốc truyền âm truyền qua các môi trường đó.
Câu 4: Tiếng vang là gì? Em thường nghe thấy tiếng ở đâu? Vì sao em nghe được tiếng vang đó?
Câu 5: Ô nhiễm tiếng ồn là gì? Ở địa phương em có những tiếng ồn nào em cho là ô nhiễm? Nêu các biện pháp làm giảm tiếng ồn đó.
BÀI TẬP
1. Một tia sáng SI chiếu đến gương phẳng .Góc tạo bởi tia SI với mặt gương bằng 300. Hãy vẽ tia phản xạ và tính góc phản xạ.
2. Chiếu một tia sáng SI lên một gương phẳng ta thu được tia phản xạ IR tạo với tia tới một góc 600. Vẽ vị trí đặt gương và tính góc tới.
3. Hãy vẽ tia sáng xuất phát từ điểm M tới gương rồi phản xạ qua điểm A. Nêu cách vẽ. |
|
4. Cho vật sáng AB đặt trước gương phẳng như hình vẽ. a) Vẽ ảnh A’B’ của AB tạo bởi gương. b) Vẽ tia sáng từ A đến gương cho tia phản xạ qua B. c) Vẽ vị trí đặt mắt để nhìn thấy A’ che khuất B’ biết gương rất rộng. | B
A
Hình 2 |
5. Một nguồn sáng S đặt trước một gương phẳng. a.Xác định khoảng không gian cần đặt mắt để quan sát thấy ảnh của S. b.Nếu đưa S lại gần gương hơn thì khoảng không gian này sẽ biến đổi như thế nào? | S
|
6. Trên xe ô tô, xe máy người ta thường lắp một gương cầu lồi ở phía trước người lái xe để quan sát ở phía sau mà không lắp một gương phẳng. Làm như vậy có lợi gì?
7. Trong nhiều phòng hòa nhạc, phòng ghi âm, phòng chiếu bóng, người ta thường làm tường sần sùi và treo rèm nhung để giảm tiếng vang. Hãy giải thích tại sao?
8. Tính khoảng cách ngắn nhất từ người nói đến bức tường để ta có thể nghe được tiếng vang. Biết rằng vận tốc truyền âm trong không khí là 340 m/s
9. Một tàu phát ra siêu âm và thu được âm phản xạ của nó ở đáy biển sau 3 giây. Tính độ sâu gần đúng của biển? Biết vận tốc truyền siêu âm trong nước là 1500m/s.
10. Ở ngoài khoảng không vũ trụ hoặc trên các hành tinh không có không khí vì sao các nhà du hành vũ trụ không thể nói chuyện với nhau một cách bình thường như khi họ ở trên mặt đất?