K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

26 tháng 9 2019

Đề bài là gì vậy

26 tháng 9 2019

phòng thủ

tra vấn

khai hoang

định cư

gia chủ

26 tháng 9 2019

Đề bàiPhát biểu cảm nghĩ về câu ca dao:

   Chiều chiều ra đứng ngõ sau,

Trông về quê mẹ ruột đau chín chiều!

***

Hướng dẫn lập dàn ý

I. Mở bài

   - Giới thiệu chung về số phận của người phụ nữ xưa: chịu rất nhiều bất hạnh, không được quyền quyết định cuộc đời của mình.

   - Có nhiều bài ca dao, tục ngữ nói về thân phận của người phụ nữ, trong đó nổi bật là bài ca dao:

Chiều chiều ra đứng ngõ sau,

Trông về quê mẹ ruột đau chín chiều.

II. Thân bài

- Ý nghĩa của bài ca dao:

+ Lời giãi bày của một người phụ nữ vì hoàn cảnh mà phải lấy chồng xa. Những lúc tủi hờn chỉ biết ôm nỗi buồn mà “trông về quê mẹ”.

- Thời gian:

+ Bài ca dao diễn tả tâm trạng của người phụ nữ vào buổi xế chiều.

+ Buổi xế chiều: thời điểm cuối ngày thường gợi nhiều suy nghĩ và thường gợi những nỗi buồn vương vấn. Đây cũng là thời điểm người phụ nữ tự đối diện với lòng mình.

+ “Chiều chiều”: không phải là một buổi chiều cụ thể nào cả mà đó là chỉ thời gian chung chung, giờ khắc của ngày tàn.

- Không gian:

+ “Ngõ sau”: Gợi đến thân phận hèn mọn của phận dâu tôi đòi.

+ “Quê mẹ”: một nơi xa, nơi có những người thân trong gia đình, nơi chứa đựng những yêu thương, những sẻ chia ấm lòng người.

+ “Chín chiều”: là chín bề, nhiều bề.

+ Nỗi đau chín chiều là nỗi đau quặn thắt, không nói nên lời, âm ỉ, dai dẳng làm héo hon lòng người.

⇒ Thời gian “chiều chiều” kết hợp với không gian “ngõ sau” gợi lên tình cảnh tội nghiệp của người phụ nữ: nhỏ bé, thui thủi một mình, đáng thương.

- Nghệ thuật:

+ Sử dụng từ ngữ có kết cấu vòng tròn đối xứng chiều chiều – chín chiều góp phần gợi tả bi kịch của đời người phụ nữ: họ không bao giờ thoát khỏi các vòng khổ đau của định mệnh.

⇒ Tình cảnh và tâm trạng của người phụ nữ: nặng nề, đau xót hơn.

III. Kết bài

- Bài ca dao có sức lay động những nỗi nhớ quê sâu kín của con người.

- Là lời tố cáo những tư tưởng phong kiến đã đẩy người phụ nữ vào những khổ đau của cuộc đời.


Học tốt !!!
#Min

26 tháng 9 2019

Người phụ nữ xưa phải chịu rất nhiều bất hạnh trong cuộc sống. Họ không có quyền quyết định cho cuộc sống của mình mà phải phụ thuộc vào người chồng người cha. Có rất nhiều câu ca dao tục ngữ nói về thân phận người phụ nữ lúc bấy giờ, trong đó nổi bật là câu ca dao:

                                                        "Chiều chiều ra đứng ngõ sau 

                                                   Trông về quê mẹ ruột đau chín chiều."

    Câu ca dao là lời giãi bày tâm sự của một người phụ nữ vì hoàn cảnh mà phải lấy chồng xa. Do ảnh hưởng của những quan niệm phong kiến, người phụ nữ lúc bấy giờ chưa được quyền bình đẳng, phải hứng chịu những đau đớn trong cuộc đời. Việc lấy chồng là việc hệ trọng của đời người nhưng người phụ nữ thời đó phải chấp nhận cảnh cha mẹ đặt đâu con ngồi đó, thậm chí phải lấy chồng lấy vợ từ khi lên năm lên ba. Sống trong nhà chồng người con gái đi lấy chồng xa thường phải chịu nhiều nỗi tủi hờn, đau khổ. Những lúc tủi phận, những lúc nhớ nhà nàng chỉ còn biết thui thủi ôm nỗi buồn mà “trông về quê mẹ”. 

     Câu ca dao diễn tả tâm trạng người phụ nữ vào buổi chiều. Đó là thời điểm cuối ngày thường gợi nhiều suy nghĩ và thường gợi những nỗi buồn vương vất. Dân gian dùng từ láy Chiều chiều cho ta biết rằng không phải một buổi chiều mà chiều nào cũng vậy, khi thời gian bước vào cái giây khắc của ngày tàn, người phụ nữ lại “đứng ra ngõ sau” để “trông về quê mẹ” mà “ruột đau chín chiều”. Bước vào chiều tà không gian đã nhập nhoạng tối, người phụ nữ lại chọn địa điểm “ngõ sau” rất kín đáo để tự mình đối diện với lòng mình. 

     “Ngõ sau” chẳng những gợi đến thân phận hèn mọn của phận dâu tôi mà kết hợp với thời gian chiều tối nó còn tạo ra một góc riêng cho người phụ nữ tội nghiệp ấy: một cái góc vừa tối vừa hẹp. Trong khung cảnh ảm đạm, hình ảnh người phụ nữ cô đơn thui thủi một mình càng nhỏ bé, đáng thương hơn nữa. Nàng lặng lẽ “Trông về quê mẹ ruột đau chín chiều”. Nhắc đến “mẹ” là nhắc đến điểm tựa tâm hồn của người con. Nhắc đến “quê mẹ” là nhắc đến những yêu thương, những đồng cảm, những sẻ chia làm ấm lòng người. Đặc biệt, từ “trông” không chỉ có nghĩa là nhìn mà còn có ý nghĩa là trông ngóng. Người phụ nữ “trông về quê mẹ” còn là đang khao khát những tình cảm ấm nồng, còn đang mong ngóng ngày trở về quê mẹ với những người thân yêu nhất của mình. Trong hoàn cảnh bèo dạt mây trôi nơi đất khách quê người, nàng trông về nơi ấy mà ruột đau chín chiều. Chín chiều là “chín bề”, là “nhiều bề”. Nỗi đau “chín chiều” là nỗi đau quặn thắt không nói nên lời, nó âm ỉ, nó dai dẳng làm mòn làm héo con người. Cách sử dụng từ ngữ có kết cấu vòng tròn đối xứng chiều chiều – chín chiều đã góp phần gợi tả bi kịch đời người phụ nữ: họ chẳng bao giờ thoát khỏi cái vòng trong khổ đau định mệnh. Tình cảnh và tâm trạng của người phụ nữ ấy vì thế mà càng nặng nề, đau xót hơn. 

     “Chiều chiều ra đứng ngõ sau…” là bài ca dao có sức lay động những miền thương miền nhớ dù là sâu kín nhất của con người. Và vì thế, bài ca dao mang trong mình một tinh thần nhân đạo sâu sắc.

      Chỉ có hai câu thơ ngắn gọn nhưng chất chứa nhiều ý nghĩa sâu xa, câu ca dao đã lột tả được hết tâm trạng của người phụ nữ khi phải đi lấy chồng xa, tủi phận cô đơn, nhớ quê nhà, nhớ mẹ, bởi ở nơi đó không có chỗ nào là chỗ dựa cho người con gái bất hạnh ấy. Câu ca dao như một lời tố cáo cái xã hội phong kiến thối nát, đẩy người phụ nữ mềm yếu xuống bước đường cùng của cuộc sống.

26 tháng 9 2019

Chào bạn Jung sang ki thân mến!

Mình vừa đọc bức thư của bạn xong, mình nhắm mắt lại và hít thật sâu suy nghĩ và tưởng tượng rằng. Đất nước của bạn thật tuyệt vời! Một hoàng cung lộng lẫy! sang trọng và có những nét hoa văn thật đẹp . Và còn hòn đảo chechu của nước cậu thì có đầy thiên nhiên, những thảm cỏ xanh mướt, êm ái. Và xứ sở kim chi , nghanh` điện ảnh cũng phong phú,phát triển. Con người ở đó rất thân thiện. Chắc cậu tự hào về đát nước của cậu nhỉ! Tớ cũng như cậu, cũng tự hào về đất nước của mình. Tớ kể cho cậu nghe nhé !
Đất nước của tớ có những danh lam thám cảnh rất nổi tiếng. Như là ở Hà Nội thì có Hồ Gươm.Mặt nước trong xanh, có những cái cây xoè rộng cánh tay để che chở cho mặt hồ, Tháp rùa thì đó là do con người tạo ra nhưng nó có sự hài hoà rất cao với thiên nhiên . Nó có về một sự tích của nó đấy! Tớ sẽ kể cho cậu nghe nha!
Hồi xưa thời Hùng Vương , khi bị giặc xâm phạm lãnh thổ, Long Vương sai con rùa lên đưa gươm để đánh giặc. Sau khi giặc đã dẹp xong, đất nước yên bình, và có một ngày kia, khi vua đj giạo quanh hồ Tả Vọng Thì Long Vương sai kon rủa lên lấy lại thanh kiếm. Vì sự tích đó nên bây giờ người ta gọi thành Hồ Gươm hay Hồ Hoàn Kiếm. Đó là ở Hà Nội. .Rồi còn nhìu truyền thuyết nữa như là Hạ Long,truyền thuyết nói rằng vào thời kỳ nọ khi đất nước có giặc ngoại xâm, một con rồng đã bay theo dọc sông xuôi về phía biển và hạ cánh xuống ở vùng ven biển Đông Bắc làm thành bức tường thành chắn bước tiến của thủy quân giặc. Chỗ rồng đáp xuống che chở cho đất nước được gọi là Hạ Long.
Còn níi Sam,xưa kia nơi đây từng là hòn đảo giữa biển. Trên đảo có nhiều sam nên được gọi là “Học lãnh Sơn” - núi con Sam.
Và,Thác Bà nằm gọn trong núi Ông và gắn với một truyền thuyết xưa về tình yêu son sắt của người vợ, sự ăn năn hối hận của người chồng. Chuyện kể rằng, ở đây có hai vợ chồng và một người con trai chung sống. Người chồng rất thương yêu vợ nhưng có một tật xấu là khi ngồi vào bàn cờ, thì không ai hay đều gì có thể khiến ông phân tâm. Một ngày kia, ông lên núi đánh cờ với tiên ông. Đều là những tay lão luyện, ván cờ của hai vị kéo dài từ ngày này sang ngày khác, tháng này qua tháng kia, năm này đến năm nọ. Người vợ ở nhà chờ chồng đến khi tóc bạc như mây vẫn không thấy chồng về. Bà qua đời, tóc xoã trắng bên sườn núi thành một ngọn thác. Sau khi kết thúc ván cờ, Người chồng về nhà, thấy vợ đã mất. Vừa giận mình, vừa hối hận, ông hoá thành ngọn núi ôm thác trong lòng. Đến nay, đền thờ Ông và dinh Cậu vẫn còn trên đỉnh núi.
Roi con rat nhiu danh lam thang canh nua nhu:
Jung sang ki thân mến, minh tin chắc rằng nếu như không có mạng lưới bưu chính đang ngày một hiện đại toả khắp hành tinh nay thì hôm nay có lẽ minh không thể nào bày tỏ và chia sẻ tình cảm của cháu đối với ban được. Bưu chính mãi mãi là nhịp cầu nối liền tình cảm của biết bao người, biết bao dân tộc trong một thế giới hoà bình và hữu nghị.kim-bum ơi ! Một lần nữa từ trái tim ,mình xin gửi đến ban tình cảm dep de nhat. minh hy vọng rằng một ngày nào đó, ban có dịp sang Việt Nam thăm đất nước và con người của dân tộc VN

6 tháng 10 2021

hay qua 

eoeo

26 tháng 9 2019

Cụm danh từ :

+ Những thôn ấp 

+ Những anh thanh niên

+ Những chị phụ nữ

+ Những em bé

+ Những cụ già

26 tháng 9 2019

Em sẽ viết thư cho Thành một cách quyết liệt và đầy đau đớn và xin bố mẹ tái hôn (Ý kiến cá nhân thôi nhé bạn, mik ko phải hs chuyên văn!)

20 tháng 10 2019

cau ca dao cua ta hay vay ma ai lai di sang tac bay ba nhu vay chu

26 tháng 9 2019

I. Nội qui tham gia "Giúp tôi giải toán"

1. Không đưa câu hỏi linh tinh lên diễn đàn, chỉ đưa các bài mà mình không giải được hoặc các câu hỏi hay lên diễn đàn;

2. Không trả lời linh tinh, không phù hợp với nội dung câu hỏi trên diễn đàn.

3. Không "Đúng" vào các câu trả lời linh tinh nhằm gian lận điểm hỏi đáp.

Các bạn vi phạm 3 điều trên sẽ bị giáo viên của Online Math trừ hết điểm hỏi đáp, có thể bị khóa tài khoản hoặc bị cấm vĩnh viễn không đăng nhập vào trang web.

26 tháng 9 2019

Mỗi một chúng ta, ai cũng có quê hương của mình cả. Quê hương là chùm khế ngọt... Mẹ về nón lá nghiêng che...”. Nơi để lại những kỉ niệm đẹp nhất của cuộc đời. Dẫu có phải đi xa, bao giờ người ta cũng nhớ về quê cha đất tổ.

Em lớn lên ở vùng chiêm trũng, nơi có cánh đồng thẳng cánh cò bay. Và có lẽ cánh đồng lúa quê em luôn có sức hấp dẫn kéo những người đi xa nghĩ về nơi chôn nhau cắt rốn của mình. Những buổi sáng mùa xuân ra đứng ở đầu làng mà nhìn cánh đồng lúa thì thích thú biết bao! Gió xuân nhẹ thối, sóng nhấp nhô từng đợt, từng đợt đuổi nhau ra mãi xa. Một đàn cò trắng dang rộng đôi cánh bay qua nổi bật trên nền trời xanh thẳm. Nhất là những buổi bà con nông dân đi làm cỏ, cánh đồng rộn lên bao câu ca tiếng hát với những người thanh niên nam nữ. Từng đàn bướm đủ màu sắc sặc sỡ như đùa giỡn với thảm lúa xanh. Vào những ngày mùa lúa chiêm đang chín rộ, nếu ai đứng ở xa nhìn lại sẽ thấy một biển vàng mênh mông chói lọi. Rải rác khắp cánh đồng là cảnh bà con nông dân đang gặt lúa, nón trắng nhấp nhô. Chiều đến khi gió nồm thổi nhẹ, lúa khẽ lay động rì rào như đang thầm thì tâm sự với nhau. Những buổi chiều thu, làn sương phủ trên cánh đồng, trông xa như một màn khói loãng, trắng nhờ nhờ. Sáng ra, màn sương tan đi để lại những giọt sương long lanh trên lá lúa. Đến khi mặt trời lên sưởi ấm cánh đồng, những tia nắng rọi vào hạt sương, tưởng như muôn vàn hạt ngọc li ti, ánh lên những tia sáng muôn màu muôn vẻ trông rất đẹp. Ở xóm em, có những anh chị đi xa, lần nào về thăm quê cũng ra thăm ngắm cánh đồng. Họ say sưa nhìn ngắm những con chim sẻ đi kiếm ăn bay là là trên đồng lúa. Thỉnh thoảng nó đậu hẳn xuống rồi lại bay vút lên trời xanh ríu rít gọi nhau.

Em yêu mến cánh đồng làng em, yêu mến quê hương em. Nơi đây, em đã sinh ra và lớn lên trên cõi đời này. Giờ đây, vùng chiêm trũng này đã có những cậu “trâu sắt” băng băng chạy ngang cánh đồng. Điện cao thế bừng sáng xóm làng. Cuộc sống đang tràn đầy trên con đường hạnh phúc

26 tháng 9 2019

                                                           Bn tham khảo nha

“Quê hương tôi có con sông xanh biếc

Nước gương trong soi tóc những hàng tre…”

Đó là ‘những câu thơ ca ngợi quê hương của một nhà thư Giang Nam. Nhưng đối với tôi, không có cái gì quyến rũ, nhớ thương bằng biển. Biển là quê hương tôi, quê hương Vũng Tàu.

Biển, thủy chung đôn hậu! Đã có người tặng cho nó vần thơ:

“Khi ra biển mới thấy biển đẹp 

Khi ngắm biển mới thấy biển hiền”.

Một ngày xuân ấm áp, khi ngắm biến, bạn sẽ thốt lên: “Biển tuyệt đẹp!”. Phải chăng cái đẹp ấy là do tạo hóa ban tặng con người.

Biển nên thơ vào những buổi chiều tà, biến dạt dào vào những lúc bình minh thức dậy, biển chói lọi khi mặt trời chiếu xuống làm xuất hiện vô vàn những hạt kim cương trong những ngày đẹp nắng. Nhưng đâu phải cái đẹp đó theo một khuôn mẫu nhất định.

Sáng sớm, khi bình minh ló dạng, ông mặt tròi có màu hồng đào như lòng quả trứng gà thì biển đã dâng trào sức sống. Nó ào dậy với niềm tin mãnh liệt đón chào ngày mới. Phía tít trời xa, biển như một dải lụa đào rực rỡ. Nhưng lùi về phía bờ, biển là một dải băng vĩ đại tô nhuộm bởi một màu xanh biếc, càng vào trong, càng nhạt dần. Hình như biển là một người khổng lồ khoác tấm áo đủ màu khoe mình trong vũ trụ bao la. Sóng như con trăn ưỡn mình múa lượn, đuổi xô nhau tung bọt trắng vào bờ.

Mặt trời càng lên cao, nước biển càng lóng lánh. Biển lộng lẫy trong bộ áo vàng rực rỡ. Muôn vàn hạt bụi li ti nhảy nhót tung tàng trên đầu con sóng. Bãi cát liền bờ càng vàng rực lên dưới ánh nắng chói chang của ông mặt trời. Trong các kẽ đá, tiếng nước biển va đập ầm ào như những lời tâm sự.

Đối với tôi, biển là người bạn gần gũi, thân yêu nhất. Người bạn đó dịu dàng, chân thật trong những buổi chiều tà thường thủ thỉ trò chuyện vui buồn cùng tôi.

Biển có cái đẹp vừa hiền hòa vừa mạnh mẽ, đồng thời lại mang trong mình cả kho tài nguyên phong phú. Kho tài nguyên đó làm giàu thêm cho cuộc sống. Biển hiền lành, chăm chỉ, giản dị như người dân Vũng Tàu. Quê tôi đâu chỉ có biển mà còn bao phong cảnh hữu tình: Bạch Dinh, Núi Lớn, Thích Ca Phật đài… Bao công trình kiến trúc của người xưa. Có cái nguy nga tráng lệ, có cái giản dị, hiền hòa.

Bạn hãy đến với Vũng Tàu – vùng biển quê tôi. Bạn hãy đến đây để thưởng thức vị hương say; say với biển; say với những tấm lòng nhân hậu; với cuộc đời và với tất cả tình yêu.