K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

25 tháng 4 2021

bạn có thể lên cái phần Hướng dẫn sử dụng OLM rồi tìm là được

mình thì không biết rõ lắm vì mình chưa đọc cái đó

25 tháng 4 2021

cảm ơn bn !

ĐỀ 3 Cho đoạn thơ:“Chú bé loắt choắt”        Câu 1. Chép tiếp để hoàn thiện khổ thơ 2 và 3 trong một bài thơ em đã học và cho biết đó là bài thơ nào? Của ai? Cho biết năm sáng tác?Câu 2. Phân tích cấu tạo của câu thơ “Chú bé loắt choắt”Câu 3. Chỉ ra các yếu tố nghệ thuật và nêu tác dụng  của các yếu tố nghệ thuật đó trong việc thể hiện...
Đọc tiếp

ĐỀ 3

 

Cho đoạn thơ:

“Chú bé loắt choắt”

       

Câu 1. Chép tiếp để hoàn thiện khổ thơ 2 và 3 trong một bài thơ em đã học và cho biết đó là bài thơ nào? Của ai? Cho biết năm sáng tác?

Câu 2. Phân tích cấu tạo của câu thơ “Chú bé loắt choắt”

Câu 3. Chỉ ra các yếu tố nghệ thuật và nêu tác dụng  của các yếu tố nghệ thuật đó trong việc thể hiện hình ảnh “chú bé” ở đoạn thơ trên.

Câu 4. Trong bài thơ có đoạn trích trên tác giả đã gọi “chú bé” bằng  nhiều đại từ xưng hô khác nhau, đó là những cách gọi nào? Vì sao tác giả lại xưng hô bằng nhiều cách như vậy?

Câu 5. Hình ảnh chú bé liên lạc trong bài thơ cùng với những  tấm gương thiếu nhi anh dũng như Kim Đồng, Lê Văn Tám gợi cho em suy nghĩ gì về thiếu nhi Việt Nam trong chiến tranh? Từ đó em muốn nhắn nhủ điều gì với các bạn nhỏ  của đất nước Việt Nam hòa bình, phát triển. Hãy trình bày bằng một đoạn văn khoảng nửa trang giấy thi.

 các bn ơi,giúp mk với,mk đang cần gấp

mai mk phải nộp r
giúp mk vs,pleass đó
cảm ơn các bn trccc^^

 

1
25 tháng 4 2021

câu 1 ko cần làm nhé ạ

25 tháng 4 2021

So sánh là đối chiếu 2 hay nhiều sự vật, sự việc mà giữa chúng có những nét tương đồng để làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho lời văn.

Nhân hóa là biện pháp tu từ sử dụng những từ ngữ chỉ hoạt động, tính cách, suy nghĩ, tên gọi ... vốn chỉ dành cho con người để miêu tả đồ vật, sự vật, con vật, cây cối khiến cho chúng trở nên sinh động, gần gũi, có hồn hơn.

Hoán dụ là biện pháp tu từ gọi tên sự vật, hiện tượng, khái niệm này bằng tên của một sự vật, hiện tượng khác có quan hệ gần gũi với nó nhằm làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.

Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác - chuyển từ cảm giác này sang cảm giác khác, cảm nhận bằng giác quan khác.
 

So sánh :

Cấu tạo đầy đủ gồm 4 thành phần chính gồm:

Vế A: Nêu tên sự vật, sự việc được so sánh.

Vế B: Nêu tên sự vật, sự việc dùng để so sánh.

- Từ ngữ chỉ phương diện so sánh.

- Từ ngữ dùng chỉ ý so sánh.

Kiểu So sánh

So sánh không ngang bằng : Trong câu có các từ gồm” kém, kém hơn, khác, chẳng bằng, không bằng

- So sánh ngang bằng : Trong câu có các từ so sánh gồm” như, tựa, tựa như, là, giống, giống như…”

Tác dụng : 

- So sánh có tác dụng gợi hình, giúp cho việc mô tả sự việc, sự vật được cụ thể, sinh động hơn.

Tác dụng gợi cảm giúp biểu hiện tư tưởng, tình cảm sâu sắc.

25 tháng 4 2021

  + Nội dung: Cảnh thiên nhiên và sinh hoạt của con người trên vùng đảo Cô Tô hiện lên thật trong sáng và tươi đẹp. Bài văn cho ta hiểu biết và yêu mến một vùng đất của Tổ quốc – quần đảo Cô Tô

   + Nghệ thuật: từ ngữ điêu luyện, chính xác, giàu hình ảnh, so sánh,…

25 tháng 4 2021

fgfhvghjfgshfggfdgfgfhjsdgfhdsfsgfsfghfgsfgsjfhsdfsdgfdsgfsgfhsgd

25 tháng 4 2021

- so sánh là đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật sự việc khác trên cơ sở quan hệ tương đồng để làm tăng sức gợi hình gợi cảmcho ngôn ngữ so sánh vừa giúp cho việc miêu tả các sự vật sự việc cụ thể , sinh động vừa có tác dụng bộc lộ tình cảm cảm xúc - nhân hóa là dùng những từ ngữ vốn được dùng để gọi hoặc tả người để gọi hoặc tả các đồ vật, con vật, cảnh vật......biện pháp nhân hóa giúp cho các đối tượng cần miêu tả trở nên sinh động , có sức sống và gần gũi với con người - ẩn dụ là gọi tên sự vật hiện tượng này bằng tên sự vật hiện tượng khác có nét tương đồng nhằm tăng sức gợi hình gợi cảm cho ngôn ngữ - hoán dụ là gọi tên sự vật ,hiện tượng, khái niệm bằng tên của một sự vật , hiện tượng , khái niệm khác cọp quan hệ gần gũi với nó nhằm khắc sâu đặc điểm tiêu biểu của đối tượng được miêu tả và tăng khả năng khai quát cho ngôn ngữ

25 tháng 4 2021

Thơ Tự Do

-Số chữ trong mỗi câu không hạn định : ít nhất một từ, và nhiều thì có thể trên một chục từ.

-Không có những khái niệm về Niêm , Luật, Đối . -Về Vần : cũng không có một luật lệ cố định nào. Nói chung là vần muốn gieo ở đâu cũng được cả.

Truyện thơ

 -Là những truyện kể dài bằng thơ sự kết hợp giữa hai yếu tố tự sự và trữ tình, phản ánh cuộc sống của người nghèo khổ, khát vọng về tình yêu tự do, hạnh phúc và cộng lí.

- Khát vọng tự do yêu thương và hạnh phúc lứa đôi. ...

+ Vượt qua, thoát khỏi cảnh ngộ, chết cùng nhau hoặc sống bên nhau hạnh phúc.

mình chỉ biết nhiêu đây thôi chứ ki biết kí, mong bạn thông cảm

Bài 1: Xác định phép nhân hoastrong cách câu thơ sau và phân tích tác dụnga,           Đêm qua đứng bờ ao        Trông cá đá lặn, trông sao sao mờ              Buồn trông con nhện trăm tơ        Nhện ơi! Nhện hỡi! Nhện chờ mối ai?              Buồn trông trênh trếch sao mai         Sao ơi! Sao hỡi! Nhớ ai sao mờ?b,                Mẹ hỏi cây khơ-nia                   -Rễ...
Đọc tiếp

Bài 1: Xác định phép nhân hoastrong cách câu thơ sau và phân tích tác dụng

a,           Đêm qua đứng bờ ao

        Trông cá đá lặn, trông sao sao mờ

              Buồn trông con nhện trăm tơ

        Nhện ơi! Nhện hỡi! Nhện chờ mối ai?

              Buồn trông trênh trếch sao mai 

        Sao ơi! Sao hỡi! Nhớ ai sao mờ?

b,                Mẹ hỏi cây khơ-nia

                   -Rễ mày uống nước đâu?

                  -Uống nước nguồn miền Bắc

Bài 2: Xác định phép ẩn dụ và phân tích tác dụng

a,              Thuyền về có nhớ bế chăng

            Bến thì 1 dạ khăng khăng đòi thuyền

b,                   Một thuyền, một bến, một dây

               Ngọt bùi ta hưởng, đắng cay ta chịu cùng

c,                      Gió đưa cây cải về trời

                Rau dăm ở lại chịu lời đắng cay

 

 

0
25 tháng 4 2021

Không sợ đạn kẻ thù, Lượm đã dũng cảm băng qua mặt trận để làm tốt nhiệm vụ của mình. Hai chữ ''vụt qua'' thể hiện quyết tâm chiến đấu, hành động nhanh nhẹn, quả cảm của người chiến sĩ, coi cái chết tựa như lông hồng. Nhưng không may một viên đạn đã bắn trúng vào em và em đã hi sinh ngã xuống như bao chiến sĩ khác trong cuộc kháng chiến. Dòng máu tươi của Lượm đã đổ ra nhuộm thêm thẫm màu cờ tổ quốc. Các từ ''nằm, nắm chặt, bay'' vừa gợi tả lí tưởng chiến đấu cao đẹp, vừa thể hiện sự hi sinh thanh thản của người anh hùng dám xả thân vì đất nước quê hương. ''Lúa thơm mùi sữa'' của quê hương như đang ôm ấp, ru một giấc ngủ ngon cho Lượm. Linh hồn bé nhỏ của người chiến sĩ nhỏ bé này đã hóa thân vào quê hương, đất nước.

Bài này bn có thể tham khảo nha!!

25 tháng 4 2021

Trong bài thơ Lượm những hình ảnh chú bé Lượm nhanh nhẹn tinh nghịch và sự can đảm đã để lại trong em những ấn tượng khó quên. Đây là hình ảnh em nhớ nhất sau khi đọc xong bài thơ này.

Nhiệm vụ của Lượm được giao hàng ngày đó là làm liên lạc, đảm bảo thông tin luôn được thông suốt. Hôm nay vẫn như mọi lần em nhận thư và giao đến các đơn vị, con đường đi của Lượm không bình yên khi phải băng qua những những mặt trận ác liệt được diễn tả bằng cảnh “đạn bay vèo vèo” nhưng chú vẫn can đảm “Sợ chi hiểm nghèo”, Chiếc đầu nhỏ nhắn đội mũ ca lô nhấp nhô trên sóng lúa mênh mông của những cánh đồng ruộng vàng, Lượm luôn dặn lòng phải dũng cảm vượt qua mọi hiểm nguy để hoàn thành nhiệm vụ. Bỗng từ đâu một viên đạn xuyên qua người, một dòng máu tươi tuôn ra, em đã trúng đạn. Đôi mắt nhắm nghiền, đôi tay vẫn còn nắm chặt những bông lúa thơm mùi sữa, em ngã xuống trên những bông lúa như một chiếc nệm êm đưa em vào giấc ngủ say nồng.

Cậu bé Lượm ngã xuống một sự hi sinh vì độc lập, sự hi sinh khi làm nhiệm vụ. Không còn cậu bé Lượm vui đùa, nhí nhảnh, đáng yêu không còn chú bé lượm với chiếc xắc xinh xinh sẵn sàng băng qua mưa bom bão đạn nữa.

Sự hi sinh cao cả của Lượm khi làm nhiệm vụ đó là tình yêu nước, sự dũng cảm, dù ngã xuống nhưng Lượm sống mãi trong lòng chúng ta.

25 tháng 4 2021

Kì nghỉ hè đã kết thúc, tôi hân hoan chào đón niềm vui được cắp sách tới trường. Ngày đầu đi học trở lại, tôi đã được thưởng thức một buổi bình minh rực rỡ, tràn trề sức sống của một buổi sáng mùa thu.

Tôi thức dậy lúc trời còn sớm. Không khí se lạnh. Làn gió buổi sớm thổi nhẹ khẽ lay động những giọt sương còn e ấp trên những cánh hoa. Những chiếc lá non xanh mơn mởn. Phố xá như bồng bềnh trong biển sương sớm.

Tôi cất bước trên con đường dẫn đến trường. Hai bên đường, tán bàng, tán me đan kĩu kịt vào nhau như trò chuyện. Ở chân trời phía đằng đông, những tia nắng tinh nghịch trốn mẹ đi chơi rải xuống con đường ánh sáng dịu dàng. Ánh nắng chan hòa, phố xá như một bức tranh nên thơ mà đẹp lạ.

Ông mặt trời hiện ra rực rỡ giữa những đám mây trắng, tỏa hơi ấm áp xuống mặt đất. Đường phố trở nên nhộn nhịp. Trên con đường lớn chạy dài giữa hai hàng phố xá sầm uất xuất hiện từng dòng xe đạp, ô tô, xe máy. Dường như ai cũng tất bật với công việc của riêng mình. Các hàng quán bên đường đã mở, khách ra vào tấp nập. Tiếng rao hàng, tiếng còi xe, tiếng nhạc ven đường hòa quyện vào nhau thành một thứ âm thanh rất lạ. Từng tốp học sinh tới trường, vui tươi bước đi thoăn thoắt như những chú chim nhỏ. Tiếng trò chuyện, cười nói ríu rít. Thấp thoáng đâu đây, những tà áo dài bay bay trong gió sớm. Đường phố được các chị học sinh cấp ba điểm thêm những đốm trắng tinh khiết, đáng yêu. Ai ai cũng vui sướng với ngày tựu trường. Rảo bước trên con đường quen thuộc, tôi thấy khoan khoái vô cùng. Ánh nắng vàng rực rỡ đã soi rõ tất cả những khuôn mặt hớn hở. Được ánh nắng tươi đẹp chiếu rọi, mọi vật như đều mang một tâm hồn, sắc thái mới. Hàng cây gió đưa rì rào như thì thầm trò chuyện. Phải chăng chúng cũng cảm nhận được niềm vui của các bạn học sinh? Ông mặt trời như đang mỉm cười với cuộc sống sôi động xung quanh, với phố xá tươi đẹp.

Ngắm nhìn đường phố lúc sớm mai, trong buổi tựu trường, lòng tôi rộn lên những cảm xúc khó tả. Tôi tự hỏi:

– Quê hương mình đẹp thế này sao?

25 tháng 4 2021

Quê hương! Hai tiếng ấy cất lên thật thiêng liêng trong lòng mỗi con người. Quả đúng như vậy, hình bóng quê hương yêu dấu thanh bình, yên ả đã hằn sâu vào kí ức tuổi thơ em. Càng lớn khôn trưởng thành em càng thấy quê hương mình có nhiều vẻ đẹp. Nhưng có lẽ thích nhất là được ngắm nhìn phong cảnh quê em vào những buổi sáng mùa xuân đẹp trời.

Khi tiếng gà gáy râm ran vang vọng khắp xóm làng như xé tan bầu không khí yên tĩnh của buổi sớm mai, gọi mọi vật tỉnh giấc sau một đêm dài yên lặng. Làn sương mùa xuân mỏng manh như tấm khăn voan khổng lồ bao trùm khắp không gian. Gió vẫn nhè nhẹ thổi. Những ngôi sao trên bầu trời thức dậy muộn hối hả chạy trốn. Từ trong các bếp ánh lửa bập bùng, ngọn khói lan xa. Đâu đó tiếng chó sủa văng vẳng, tiếng vo gạo sàn sạt, tiếng xoong nồi va vào nhau loảng xoảng vọng ra từ các gia đình. Tiếng gọi nhau dậy đi học, đi làm í ới. Em cũng đã trở dậy ăn sáng rồi chuẩn bị đến trường. Vừa bước chân ra đến đầu làng em đã thấy một bầu không khí trong lành và dễ chịu. Chao ôi! Tiết trời mùa xuân thật là đẹp từ phía đằng đông ông mặt trời từ từ nhô lên chiếu muôn vàn ánh hào quang xuống trần gian. Từ trong vòm cây vải, cây nhãn trong vườn nhà ông Tư đầu làng những anh chích choè đang luyện giọng hoà cùng muôn điệu tiếng chim khác tấu lên khúc nhạc không lời chào bình minh tươi đẹp. Em khoan khoái dạo bước trên con đường quen thuộc cùng các bạn trong xóm đến trường. Trên đường tấp nập, nhộn nhịp những bước chân, tiếng trò chuyện của người đi làm, đi chợ, tiếng các bạn học sinh cười nói vui vẻ, ríu ran...

Phóng tầm mắt ra xa nhìn cánh đồng quê hương trong buổi ban mai mới thấy sức sống mùa xuân đang dâng trào mãnh liệt. Cánh đồng lúa mượt mà như một tấm thảm bằng nhung xanh trải dài xa tít. Nắng sớm dìu dịu, làn gió mơn man làm cho cánh đồng hệt như một bức tranh thêu của một nghệ nhân khéo léo. Những giọt sương mai còn đọng trên lá cây ngọn cỏ láp lánh. Một đàn cò trắng bay ngang rồi đậu xuống một bờ cỏ xanh mượt. Hương lúa nồng nàn lan toả theo chiều gió, sóng lúa nhấp nhô, rì rào.

Xa xa là dòng sông quê hương hiền hoà chảy. Sông tốt bụng lắm, xin bao nhiêu nước cũng cho. Hai bên bờ những bãi dâu, vườn chuối xanh um. Vài con thuyền chầm chậm xuôi dòng. Tiếng máy hút cát trên thuyền xình xịch vang động mặt sông. Trên triền đê mấy chú bò thung thăng gặm cỏ. Luỹ tre ven đê vẫn đu mình trong gió, xanh biếc một màu xanh quê hương. Mặt trời đã lên cao, nắng vàng lan toả khắp muôn nơi. Em cùng các bạn đã đến trường từ lúc nào không biết. Em bước vào lớp học trong lòng trào dâng một cảm xúc khó tả.

Quê hương thật thân quen giản dị. Quê hương đã lưu giữ bao kỉ niệm êm đềm ngày thơ ấu. Dù có đi đâu xa, em cũng chẳng thể nào quên được vẻ đẹp của quê mình vào những buổi sáng mùa xuân đẹp trời. Bởi đó là những gì thiêng liêng thơ mộng nhất của tuổi thơ em.

#Hemingson

25 tháng 4 2021

Sáng 4-5, hơn 170.000 học sinh ở hai khối 9 và 12 đang theo học tại các trường THCS, THPT, trung tâm giáo dục thường xuyên, giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên công lập trên địa bàn TP.HCM trở lại trường học.

Hòa cùng không khí đó, hàng trăm học sinh khối 12 Trường THPT Nguyễn Du (quận 10) đã bắt đầu trở lại trường để học tập, chuẩn bị cho kỳ thi THPT quốc gia sắp tới.

Từ sáng sớm, công tác chuẩn bị đón học sinh đã được các thầy cô chuẩn bị kỹ lưỡng. Ở khu vực cổng trường, bốn lối đi được phân ra với các giáo viên trực đo thân nhiệt, rửa tay sát khuẩn để đón lần lượt các học sinh vào bên trong. Tại đây, các em được nhắc nhở đeo khẩu trang liên tục, tránh tụ tập đông người và rửa tay thường xuyên.


Học sinh trở lại trường được kiểm tra thân nhiệt và sát khuẩn tay ngay khi vào cổng.

Đa số học sinh đều bày tỏ vui mừng khi được trở lại trường học. Em Võ Thành An (học sinh lớp 12/11) bày tỏ: “Ngày đầu tiên đi học lại, em rất vui vì đã lâu rồi không được đi học. Ba mẹ cũng đã trang bị cho em khẩu trang, bình nước riêng và nước sát khuẩn. Quay lại trường, em mong muốn đại dịch mau qua để mọi người trở lại nhịp sống bình thường, việc học tập suôn sẻ hơn và đạt được kết quả như mong muốn”.

Thầy Huỳnh Thanh Phú (Hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Du) cho biết công tác chuẩn bị đón học sinh trở lại trường đã thực hiện từ sau ngày 3-2, việc vệ sinh trường lớp luôn được đảm bảo sạch sẽ và khử khuẩn. Hằng tháng, toàn trường được tiến hành khử khuẩn một lần, riêng sàn các phòng học thì thực hiện liên tục mỗi ngày. Ngày 2-5, tổng vệ sinh bàn ghế để đón các em, ngắt tất cả cầu dao điện máy lạnh, chỉnh đốn tất cả đèn, quạt, đồng thời chuẩn bị khẩu trang, nước rửa tay.

“Tất cả mọi người vào trong trường cũng đều được đo thân nhiệt và rửa tay. Hiện trường có 36 bồn rửa tay, đảm bảo tỉ lệ 30 người sử dụng một bồn. Sắp tới, hội phụ huynh sẽ lắp thêm 24 bồn rửa tay di động bên ngoài” - thầy Phú nói.

Về khoảng cách giữa các học sinh, hiện mỗi phòng học có 30 em, diện tích sàn mỗi em sử dụng là 1,8 m, đảm bảo nằm trong quy định của TP.

QUẢNG CÁO

Trong sáng cùng ngày, sau khi các học sinh đã về lớp và ổn định, lễ chào cờ đầu tuần được thực hiện ngay tại lớp học và các học sinh đều bắt buộc phải đeo khẩu trang.

Các em sẽ được nghe các thông báo, hướng dẫn và chép thời khóa biểu mới, sau đó ra về và chính thức vào học từ ngày 5-5.


Nhà trường thực hiện căng dây chia thành từng lối đi riêng để đảm bảo không tập trung đông học sinh.

Sau khi đo thân nhiệt, học sinh được rửa tay sát khuẩn trước khi vào lớp.


Các thầy cô làm nhiệm vụ đón học sinh tại cổng được trang bị thêm mặt nạ ngăn giọt bắn phòng dịch COVID-19.


Khu vực căn tin trường đóng cửa để đảm bảo phòng dịch COVID-19.


Nhà trường tận dụng phòng khánh tiết để làm phòng cách ly khi có trường hợp học sinh có biểu hiện ho, sốt. Sau đó, nhà trường sẽ liên hệ cơ quan y tế gần nhất.


Trong buổi sáng đầu tuần, toàn thể học sinh khối 12 đã có một buổi chào cờ đặc biệt. Học sinh và giáo viên chủ nhiệm sẽ chào cờ tại lớp, các thầy cô còn lại sẽ chào cờ tại sân trường.


Lễ chào cờ diễn ra trong mùa dịch, cả thầy và trò đều bắt buộc đeo khẩu trang.


Sau lễ chào cờ, học sinh được nghe thầy cô hướng dẫn các biện pháp phòng dịch, chép thời khóa biểu mới, sau đó ra về và chính thức vào học từ ngày 5-5.

Sáng 4-5, hơn 170.000 học sinh ở hai khối 9 và 12 đang theo học tại các trường THCS, THPT, trung tâm giáo dục thường xuyên, giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên công lập trên địa bàn TP.HCM trở lại trường học.

Hòa cùng không khí đó, hàng trăm học sinh khối 12 Trường THPT Nguyễn Du (quận 10) đã bắt đầu trở lại trường để học tập, chuẩn bị cho kỳ thi THPT quốc gia sắp tới.

Từ sáng sớm, công tác chuẩn bị đón học sinh đã được các thầy cô chuẩn bị kỹ lưỡng. Ở khu vực cổng trường, bốn lối đi được phân ra với các giáo viên trực đo thân nhiệt, rửa tay sát khuẩn để đón lần lượt các học sinh vào bên trong. Tại đây, các em được nhắc nhở đeo khẩu trang liên tục, tránh tụ tập đông người và rửa tay thường xuyên.


Học sinh trở lại trường được kiểm tra thân nhiệt và sát khuẩn tay ngay khi vào cổng.

Đa số học sinh đều bày tỏ vui mừng khi được trở lại trường học. Em Võ Thành An (học sinh lớp 12/11) bày tỏ: “Ngày đầu tiên đi học lại, em rất vui vì đã lâu rồi không được đi học. Ba mẹ cũng đã trang bị cho em khẩu trang, bình nước riêng và nước sát khuẩn. Quay lại trường, em mong muốn đại dịch mau qua để mọi người trở lại nhịp sống bình thường, việc học tập suôn sẻ hơn và đạt được kết quả như mong muốn”.

Thầy Huỳnh Thanh Phú (Hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Du) cho biết công tác chuẩn bị đón học sinh trở lại trường đã thực hiện từ sau ngày 3-2, việc vệ sinh trường lớp luôn được đảm bảo sạch sẽ và khử khuẩn. Hằng tháng, toàn trường được tiến hành khử khuẩn một lần, riêng sàn các phòng học thì thực hiện liên tục mỗi ngày. Ngày 2-5, tổng vệ sinh bàn ghế để đón các em, ngắt tất cả cầu dao điện máy lạnh, chỉnh đốn tất cả đèn, quạt, đồng thời chuẩn bị khẩu trang, nước rửa tay.

“Tất cả mọi người vào trong trường cũng đều được đo thân nhiệt và rửa tay. Hiện trường có 36 bồn rửa tay, đảm bảo tỉ lệ 30 người sử dụng một bồn. Sắp tới, hội phụ huynh sẽ lắp thêm 24 bồn rửa tay di động bên ngoài” - thầy Phú nói.

Về khoảng cách giữa các học sinh, hiện mỗi phòng học có 30 em, diện tích sàn mỗi em sử dụng là 1,8 m, đảm bảo nằm trong quy định của TP.

QUẢNG CÁO

Trong sáng cùng ngày, sau khi các học sinh đã về lớp và ổn định, lễ chào cờ đầu tuần được thực hiện ngay tại lớp học và các học sinh đều bắt buộc phải đeo khẩu trang.

Các em sẽ được nghe các thông báo, hướng dẫn và chép thời khóa biểu mới, sau đó ra về và chính thức vào học từ ngày 5-5.


Nhà trường thực hiện căng dây chia thành từng lối đi riêng để đảm bảo không tập trung đông học sinh.

Sau khi đo thân nhiệt, học sinh được rửa tay sát khuẩn trước khi vào lớp.


Các thầy cô làm nhiệm vụ đón học sinh tại cổng được trang bị thêm mặt nạ ngăn giọt bắn phòng dịch COVID-19.


Khu vực căn tin trường đóng cửa để đảm bảo phòng dịch COVID-19.


Nhà trường tận dụng phòng khánh tiết để làm phòng cách ly khi có trường hợp học sinh có biểu hiện ho, sốt. Sau đó, nhà trường sẽ liên hệ cơ quan y tế gần nhất.


Trong buổi sáng đầu tuần, toàn thể học sinh khối 12 đã có một buổi chào cờ đặc biệt. Học sinh và giáo viên chủ nhiệm sẽ chào cờ tại lớp, các thầy cô còn lại sẽ chào cờ tại sân trường.


Lễ chào cờ diễn ra trong mùa dịch, cả thầy và trò đều bắt buộc đeo khẩu trang.


Sau lễ chào cờ, học sinh được nghe thầy cô hướng dẫn các biện pháp phòng dịch, chép thời khóa biểu mới, sau đó ra về và chính thức vào học từ ngày 5-5.