K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

28 tháng 9 2022

Mỗi chúng ta sinh ra không ai có thể tự lựa chọn gia đình của mình. Có những đứa trẻ may mắn, cũng có những đứa trẻ lại bất hạnh. Hồng cũng là một số phận không may mắn. Tuy chỉ là hàng xóm. không hiểu hết mọi chuyện, nhưng tôi cũng biết được hoàn cảnh của cậu. Tôi eaast thương cậu, đặc biệt khi tình cờ nghe được cuộc nói chuyện giữa Hồng và cô cậu.

Người trong làng ai cũng biết chú bé Hồng, thầy mất, mẹ lại bỏ quê đi. Tôi bằng tuổi Hồng nhưng không chơi với cậu. Hồng có lẽ không để ý còn tôi lại âm thầm dõi theo cuộc sống của cậu. Tôi khâm phục nghị lực ở cậu bạn nhỏ bé ấy.

Một hôm, tôi đang ra vườn hái rau thì nghe tiếng nói chuyện bên nhà Hồng. Vườn nhà tôi ở sát vách nhà câu nên tiếng nói chuyện nghe rõ mồn một. Tôi kiễng chân còn nhìn thấy toàn cảnh qua khe hở. Tôi thấy Hồng đã bỏ đi khăn tang trắng, tôi nhớ ra đã gần đến ngày giỗ đầu thầy cậu. Tôi thấy bà cô Hồng mỉm cười diễn kịch, cất giọng cay độc:

-Hồng! Mày có muốn vào Thanh Hóa chơi với mợ mày không?

Nét mặt Hồng hơi khác lạ, dường như phân vân điều gì đó, chắc hẳn cậu cũng muốn gặp mẹ lắm. Nhưng dường nhận ra những ý nghĩ cay độc trong giọng nói và nét mặt khi cười kia, hồng lại cúi đầu, không đáp. Tôi nghe người lớn nói cô Hồng ghét mẹ cậu, bà ta chỉ muốn gieo rắc vào đầu óc Hồng những hoài nghi để cậu khinh miệt và ruồng rẫy mẹ. Mẹ Hồng là một người đàn bà mang tội góa chồng, nợ nần cùng túng quá, phải bỏ con bỏ cái đi tha hương cầu thực. Mọi người không ưa cô ấy, nhưng tôi hiểu Hồng yêu mẹ của mình. Làm sao tình yêu thương, kính mến mẹ của một người con  lại bị những rắp tâm dơ bẩn xâm phạm, lay chuyển? Khi tôi đang miên man suy nghĩ thì Hồng đã cười đáp lại:

 - Không! Cháu không muốn vào. Cuối năm thế nào mợ cháu cũng về.

Bà cô nghe thế vẫn dùng cái giọng ngọt ngào hỏi luôn:

 - Sao lại không vào? Mợ mày phát tài lắm, có như dạo trước đâu?

Rồi hai con mắt long lanh của cô ta chằm chặp xoáy vào đứa cháu đang ngồi trước mặt. Hồng im lặng, đầu cúi xuống đất. Tôi thoáng thấy khóe mắt cậu ấy đỏ lên. Cô Hồng vẫn không buông tha mà vỗ vai cậu cười nói:

 - Mày dại quá cứ vào đi, tao chạy cho tiền tàu. Vào mà bắt mợ mày may vá sắm sửa cho và thăm em bé chứ.

Hai tiếng “em bé” ngân dài ra, xoắn vào nỗi đau trong tâm hồn một đứa trẻ. Như không thể kìm nén, nước mắt Hồng ròng ròng rớt xuống hai bên mép rồi rơi xuống đầm đìa ở cả cằm và cổ. Mắt tôi cũng bất giác cay cay, mẹ Hồng đã chịu bao đắng cay. Thành kiến xã hội đã đẩy bà rời bỏ anh em Hồng, nỗi đau ấy xót xa biết chừng nào.Tôi giật mình nhìn Hồng cười dài trong tiếng khóc, hỏi cô:

 - Sao cô biết mợ con có con?

Bà cô vốn không hề quan tâm nỗi đau của cháu ruột, vẫn cứ tươi cười kể các chuyện cho. Nào là một bà họ nội xa vào trong Thanh Hóa cân gạo về bán. Một hôm đi qua chợ thấy mẹ Hồng ngồi cho con bú ở một bên rổ bóng đèn. Mẹ Hồng ăn mặc rách rưới, mặt mày xanh xao, người thì gầy rạc đi, thấy thế bà ta thương tình toan gọi hỏi xem sao thì mẹ cậu vội quay đi, lấy nón che mặt. Bà ta say sưa kể mãi, còn Hồng thì nét mặt ngày càng thay đổi. Giống nhưu nghẹn lại, khóc không thành tiếng. Tôi nghe còn thấy xót xa, huống chi là Hồng. Một lát sau, cô cậu bỗng đổi giọng, vừa vỗ vai vừa nhìn vào mặt Hồng, nghiêm nghị nói:

- Vậy mày hỏi cô Thông chỗ ở của mợ mày, rồi đánh giấy cho mợ mày, bảo dù sao cũng phải về. Trước sau cũng một lần xấu, chả nhẽ bán xới mãi được sao?

Thông có lẽ là tên người đàn bà họ nội xa kia.

- Mấy lại rằm tháng tám là giỗ đầu cậu mày, mợ mày về dù sao cũng đỡ tủi cho cậu mày, và mày cũng phải có họ, có hàng, người ta hỏi đến chứ? Bà cô vẫn tiếp tục những lời nói cay độc của mình.

Hai người còn nói chuyện thêm nữa, nhưng tôi phải về ngay để nấu cơm cho mẹ. Tôi tần ngần rời khỏi vườn, lòng man mác buồn khi nghĩ đến khuôn mặt xót xa, đầy nước mắt của Hồng. Cùng là trẻ con nhưng cậu ấy lại không được đón nhận tình thương từ một gia đình trọn vẹn. Câu chuyện cứ quẩn quanh ám ảnh trong tâm trí tôi về số phận, cuộc đời của những hoàn cảnh bất hạnh.

28 tháng 9 2022

có vở văn mẫu mà mình toàn tìm ở đấy thôi 

28 tháng 9 2022

Truyền thuyết kể lại rằng: Thuở xưa, ở vùng đất Lạc Việt - bây giờ chính là vùng Bắc Bộ nước ta, có một vị thần tên là Lạc Long Quân, con trai của thần Long Nữ. Thần mình Rồng, sức khỏe phi thường và có nhiều phép lạ. Thần sinh sống dưới thuỷ cung, thỉnh thoảng lên cạn, giúp nhân dân diệt trừ yêu quái như Ngư Tinh, Hồ Tinh, Mộc Tinh và dạy nhân dân cách trồng trọt, chăn nuôi.

Cũng khi ấy, ở vùng núi cao phương Bắc, có một nàng tiên cực kì xinh đẹp, thuộc dòng dõi Thần Nông, tên gọi là Âu Cơ. Nàng thích ngao du đây đó, thích đến những nơi có phong cảnh đẹp. Nghe nói vùng đất Lạc Việt có nhiều hoa thơm cỏ lạ, nàng liền tìm đến thăm. Tại đây, Âu Cơ và Lạc Long Quân tình cờ gặp nhau. Hai người yêu nhau rồi nên vợ nên chồng. Họ sống trong cung điện Long Trang.

Ít lâu sau, Âu Cơ mang thai. Nhưng thật kì lạ, đến kì sinh nở, nàng lại sinh ra một cái bọc trăm trứng, trăm trứng nở ra trăm người con trai trắng trẻo, hồng hào, khôi ngô tuấn tú. Cả một trăm người con cứ lớn nhanh như thổi, chẳng cần bú mớm mà vẫn lớn nhanh như thổi, khỏe mạnh như thần.

Một thời gian sau, Lạc Long Quân vì không quen sống trên cạn và nhớ biển cả nên chàng trở về thuỷ cung, để lại Âu Cơ cùng đàn con trên cạn. Ngày qua ngày, Âu Cơ chờ mãi chờ mãi, nàng sốt ruột trông ngóng chồng với tâm trạng buồn tủi. Cuối cùng, nàng gọi chồng lên mà than thở:

- Sao chàng nỡ bỏ thiếp mà đi, không cùng thiếp nuôi dạy các con?

Lạc Long Quân nghe vậy, đành phải nói với Âu Cơ rằng:

- Ta vốn nòi Rồng, quen sống ở miền nước thẳm, nàng là dòng tiên, quen sống ở chốn non cao. Kẻ trên cạn người dưới nước, tính tình tập quán khác nhau, khó lòng nào mà ăn ở cùng nhau một nơi lâu dài được. Nay ta đưa năm mươi con xuống biển, nàng đưa năm mươi con lên núi, chúng ta chia nhau cai quản các phương. Kẻ trên miền núi, người dưới miền biển, khi có việc gì khó khăn thì giúp đỡ nhau, đừng quên lời hẹn.

Âu Cơ nghe theo, từ biệt chồng, đưa năm mươi người con lên núi, đến vùng đất Phong Châu. Người con trưởng được tôn làm vua, lấy hiệu là Hùng Vương, lập ra nước Văn Lang, đóng đô ở Phong Châu (vùng Bạc Hạc, Lâm Thao, Phú Thọ ngày nay). Triều đình có quan văn, quan võ (Lạc tướng, Lạc hầu). Con trai của vua gọi là lang, con gái vua gọi là mị nương. Vua cha chết thì con trai trưởng sẽ nối ngôi. Mười tám đời vua kế tiếp nhau đều lấy hiệu Hùng Vương. Nhân dân ta từ đó luôn hết lòng đoàn kết, yêu thương nhau, cùng nhau bảo vệ đất nước, đứng lên đánh đuổi nhiều lần giặc ngoại xâm.

Cho đến hôm nay, khi nhiều thập kỉ đã qua đi, truyền thuyết Con Rồng cháu Tiên vẫn được lưu giữ trong nhân dân ta, từ thế hệ này sang thế hệ khác. Truyền thuyết không chỉ giải thích nguồn gốc cao quý của tổ tiên mà còn khẳng định nhân dâm Việt Nam đều là anh em một nhà, phải đoàn kết yêu thương lẫn nhau, sống xứng đáng với cội nguồn con cháu Rồng Tiên của mình.

Âu Cơ nghe theo, từ biệt chồng, đưa năm mươi người con lên núi, đến vùng đất Phong Châu. Người con trưởng được tôn làm vua, lấy hiệu là Hùng Vương, lập ra nước Văn Lang, đóng đô ở Phong Châu (vùng Bạc Hạc, Lâm Thao, Phú Thọ ngày nay). Triều đình có quan văn, quan võ (Lạc tướng, Lạc hầu). Con trai của vua gọi là lang, con gái vua gọi là mị nương. Vua cha chết thì con trai trưởng sẽ nối ngôi. Mười tám đời vua kế tiếp nhau đều lấy hiệu Hùng Vương. Nhân dân ta từ đó luôn hết lòng đoàn kết, yêu thương nhau, cùng nhau bảo vệ đất nước, đứng lên đánh đuổi nhiều lần giặc ngoại xâm.

Cho đến hôm nay, khi nhiều thế kỉ đã qua đi, truyền thuyết Con Rồng cháu Tiên vẫn được lưu giữ trong nhân dân ta, từ thế hệ này sang thế hệ khác. Truyền thuyết không chỉ giải thích nguồn gốc cao quý của tổ tiên mà còn khẳng định nhân dân Việt Nam đều là anh em một nhà, phải đoàn kết yêu thương lẫn nhau, sống xứng đáng với cội nguồn con cháu Rồng Tiên của mình. Câu chuyện cũng cho thấy sức mạnh đoàn kết chống lại giặc ngoại xâm của nhân dân ta suốt bao đời.

 
28 tháng 9 2022

nhỏ

vụng

muộn

28 tháng 9 2022

nhỏ

vụng

khuya

28 tháng 9 2022

Thanh Hải sáng tác bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” vào những năm cuối đời, khi ông nằm trên giường bệnh. Qua bài thơ chúng ta thấy được những chiêm nghiệm của nhà thơ về cuộc đời, khát khao và ước nguyện được cống hiến cuộc đời cho đất nước, cho nhân dân. Sau này bài thơ được nhạc sĩ Trần Hoàn phổ nhạc. Trần Hoàn vốn là bạn thân với Thanh Hải. Khi vào giường bệnh thăm bạn, đọc bài thơ, nhạc sĩ hứa sẽ phổ nhạc và chỉ  sau một tuần ông đã hoàn thành. Bài hát được nghệ sĩ Kim Phúc hát vang trên sóng truyền hình năm 1981, sau khi nhà thơ Thanh Hải qua đời. Sau này bài hát đã trở nên quen thuộc với công chúng, qua bao thế hệ, bao bước thăng trầm của lịch sử vẫn có một chỗ đứng nhất định trong lòng khán thính giả cả nước.

 Bà Thanh Tâm là vợ của nhà thơ Thanh Hải có kể lại rằng, vào những ngày cuối đời nhà thơ vẫn có thói quen cầm bút, không quên được việc sáng tác thơ. Ngay trên giường bệnh ông đã sáng tác bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” giống như một bản di chúc, tổng kết về cuộc đời và khát vọng của mình. Bệnh tình không có dấu hiệu thuyên giảm, biết mình chẳng còn sống được bao lâu, Thanh Hải đã trao bài thơ cho Trần Hoàn và ngỏ ý người bạn của mình sẽ chuyển thành bài hát, phổ nhạc cho đứa con tinh thần của mình. Xúc động với ý thơ và linh cảm sắp phải vĩnh biệt người bạn thân, Trần Hoàn không kìm được những giọt nước mắt. Thời gian rất ngắn, chỉ chưa đầy một tuần sau đó bài thơ đã được phổ nhạc thành công. Sau khi hoàn thành ông lao ngay vào bệnh viện hát cho bạn nghe. Thanh Hải sung sướng, thỏa mãn và nói “Bài này chắc chắn sẽ lại có tiếng vang như  bài hát “Lời ru trên nương” và cảm ơn Trần Hoàn nhiều lắm.

Trần Hoàn cho biết ông gần như giữ hết các câu chữ trong bài thơ này và chỉ thay đổi rất ít, chẳng hạn câu “Đất nước như vì sao, cứ đi lên phía trước” thì ông sửa thành “ vững vàng lên phía trước”, hoặc “Tôi đưa tay tôi hứng” thành “tôi đưa tay hứng về”. Bên cạnh đó ông cắt bỏ một số câu thơ để bài hát được chặt chẽ và gọn gàng về bố cục.

Sau đó Trần Hoàn gửi bài hát ra Đài tiếng nói Việt Nam để thu thanh với hy vọng Thanh Hải kịp nghe một lần trước khi đi xa. Tết năm đó bài hát vang trên sóng truyền hình nhưng đáng tiếc Thanh Hải chưa kịp nghe thì đã qua đời.

 Giờ đây cứ mỗi độ xuân về, “Mùa xuân nho nhỏ” lại vang lên ở khắp mọi nơi, đem đến cho người đọc bao nhiêu cảm xúc khó tả. Những ước nguyện chân thành được thể hiện trong bài hát cũng là mong ước của bao nhiêu thế hệ con người Việt Nam “lặng lẽ dâng cho đời, dù là khi 20, dù là khi tóc bạc”.