K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

4 tháng 5 2021

a) Sáng nay , diễn ra /  một cuộc họp.

        TN             VN             CN       

Vậy câu a là câu: Ai thế nào?

b) Trên trời , một ngôi sao /  vụt tắt 

         TN                CN               VN

Vậy câu b là kiểu câu: Ai thế nào?

4 tháng 5 2021

Chị ko chắc là Vũ Gia Huy đúng, vì lớp 6 có các kiểu câu phù hợp hơn

Mà e đg học tiểu học đúng ko

3 tháng 5 2021

Hôm qua, em được đọc câu chuyện “Cây tre trăm đốt” về một anh chàng nhà nghèo nhưng luôn cần cù, chịu khó được ông tiên hiện lên giúp đỡ để giúp đỡ anh làm được những công việc mà phú hộ giao cho mình. Đọc xong câu chuyện, em cũng rất muốn được gặp ông tiên một lần trong đời.

Gặp được ông em sẽ kể cho ông nghe những tâm sự của mình, để biết ông sẽ làm những gì. Thế rồi, một ánh sao băng bay lướt qua, em vội chắp tay cầu nguyện vì chị gái em thường bảo: cầu nguyện trước sao băng thì điều ước của mình sẽ trở thành sự thực. Và bỗng nhiên, một làn khói trắng hiện lên trước mắt em. Không thể tin được ông tiên đã thực sự hiện lên ở trước mắt em.

Ông hiện lên với em cũng giống như những gì mà em đã hằng tưởng tượng. Ông chưa nói gì mà chỉ nở nụ cười rất mực hiền từ. Hình ảnh của ông cười làm em cảm thấy cực kì thân thiết và an lành, như thế đó là nụ cười của một người ông dành cho cô cháu gái nhỏ của mình. Đôi mắt của ông tiên sáng như những ánh sao trên trời. Ánh mắt như thể nhìn được những suy nghĩ của những người đối diện vậy. Làn da hồng hào, khỏe mạnh.

Đặc biệt nhất là ông có một bộ râu dài thật dài và có màu trắng như những sợi cước. Bàn tay của ông khẽ vuốt bộ râu ấy. Mái tóc màu trắng của ông được búi lên một cách gọn gàng bằng một chiếc trâm cài bằng gỗ màu nâu nhạt. Đúng như những gì em tưởng tượng. Lúc ấy, em đã không biết phải làm gì, cứ như mình đang nằm mơ vậy. Mọi thứ hiện lên trước mắt mà em vẫn không thể ngờ được. Thấy em không nói gì, ông chỉ cười hiền rồi bảo: “Con muốn gặp ta phải không?”. Lúc này em mới vội cười rồi chào ông. Ông đáp lại bằng những cái gật đầu cùng nụ cười hiền từ, đầy ấm áp như ánh nắng mùa xuân. Em liền chỉ cho ông thấy căn nhà của mình. Giới thiệu cho ông những thành viên trong gia đình.

Em khoe cho ông thấy những cố gắng của mình trong học tập để có thể được gặp ông. Bởi em biết ông tiên chỉ yêu những người ngoan ngoãn và chăm chỉ mà thôi. Vừa kể chuyện cho ông nghe mà em cảm thấy thật là hạnh phúc. Ông đã cổ vũ và động viên em hãy cố gắng học tập cho thật là tốt.Bỗng tiếng chuông reo vang. Em đang không hiểu chuyện gì cả bởi hình ảnh của ông tiên bỗng như nhạt mất. Sau đó là âm thanh mẹ bảo em dậy để chuẩn bị đi học. Mở mắt, lúc này em mới hiểu hóa ra đó chỉ là một giấc mơ mà thôi. Thế nhưng đó chỉ là trong giấc mơ em cũng thấy rất vui rồi bởi em biết, có thể ông đã đi vào trong giấc mơ của em để động viên cho em.

3 tháng 5 2021

Vào phần tìm kiếm tương tự ik là ra :))

3 tháng 5 2021

1. TỪ ĐƠN

 Từ đơn là những từ được cấu tạo bằng một tiếng độc lập. Thí dụ: Nhà, xe, tập, viết, xanh, đỏ, vàng, tím,…

– Xét về mặt lịch sử, hầu hết từ đơn là những từ đã có từ lâu đời. Một số từ có nguồn gốc thuần Việt, một số từ vay mượn từ các ngôn ngữ nước ngoài như tiếng Hán, tiếng Pháp, Anh, Nga,…

– Xét về mặt ý nghĩa , từ đơn biểu thị những khái niệm cơ bản trong sinh hoạt của đời sống hàng ngày của người Việt, biểu thị các hiện tượng thiên nhiên, các quan hệ gia đình, xã hội , các số đếm,…

– Xét về mặt số lượng, tuy không nhiều bằng từ ghép và từ láy (Theo thống kê của A.Derode, từ đơn chiếm khoảng 25% trong tổng số từ tiếng Việt) nhưng là những từ cơ bản nhất, giữ vai trò quan trọng nhất trong việc biểu thị các khái niệm có liên quan đến đời sống và cấu tạo từ mới cho tiếng Việt.

2. TỪ GHÉP

Từ ghéplà những từ có hai hoặc hơn hai tiếng được ghép lại với nhau dựa trên quan hệ ý nghĩa.

Dựa vào quan hệ ngữ pháp giữa các yếu tố, có thể phân từ ghép ra làm 2 loại chính:

2.1. Từ ghép đẳng lập:

Từ ghép đẳng lập có những đặc trưng chung là:

– Quan hệ ngữ pháp giữa các thành tố trong từ là quan hệ bình đẳng.

– Xét về mặt quan hệ ý nghĩa giữa các thành tố có thể thấy:

+ Hoặc các thành tố đồng nghĩa nhau, trong đó:

 Có thể có một yếu tố thuần Việt và một yếu tố Hán Việt. Ví dụ: bạn hữu, bụng dạ, máu huyết,…

 Có thể cả hai yếu tố đều là Hán Việt. Ví dụ: tư duy, thổ địa, tiện lợi, cốt nhục,…

 Có thể cả hai yếu tố đều là thuần Việt. Ví dụ: đợi chờ, máu mủ, xinh đẹp,…

 Có thể có một yếu tố toàn dân và một yếu tố vố là từ địa phương. Ví dụ: chân cẳng, bát đọi, chợ búa,…

+ Hoặc các thành tố gần nghĩa nhau. Thí dụ: thương nhớ, nhà cửa, áo quần, ăn uống, đi đứng,…

+ Hoặc các thành tố trái nghĩa nhau. Thí dụ: đầu đuôi, sống chết, già trẻ, gần xa, trong ngoài,…

– Xét về mặt nội dung, nói chung, từ ghép đẳng lập thường gợi lên những phạm vi sự vật mang ý nghĩa phi cá thể hay tổng hợp (tức biểu thị sự vật, tính chất hay hành động chung, mang tính chất khái quát).

– Tuy có quan hệ bình đẳng về mặt ngữ pháp, nhưng không đưa đến hệ quả là ý nghĩa từ vựng của các thành tố trong từ đều có giá trị ngang nhau trong mọi trường hợp. Như ta sẽ thấy, những trường hợp một trong hai thành tố phai mờ nghĩa xảy ra phổ biến trong từ ghép đẳng lập.

– Căn cứ vào vai trò của các thành tố trong việc tạo nghĩa và phạm vi biểu đạt của từ ghép, có thể phân từ ghép đẳng lập thành ba loại nhỏ là từ ghép đẳng lập gộp nghĩa, từ ghép đẳng lập đơn nghĩa và từ ghép đẳng lập hợp nghĩa.

+ Từ ghép đẳng lập gộp nghĩa: bao gồm những từ ghép thuộc mô hình ngữ nghĩa AB = A+B. Tức là loại mà nghĩa của từng thành tố cùng nhau gộp lại để biểu thị ý nghĩa khái quát chung của cả từ ghép, trong ý nghĩa chung đó có ý nghĩa riêng của từng thành tố. Chẳng hạn, từ quần áo chỉ đồ mặc nói chung, trong đó có cả quần lẫn áo.

Một số ví dụ về từ ghép gộp nghĩa: điện nước, xăng dầu, tàu xe, xưa nay, chạy nhảy, học tập, nghe nhìn, thu phát, ăn uống, tốt đẹp, may rủi, hèn mọn,thầy trò, vợ con…

+ Từ ghép đẳng lập đơn nghĩa: bao gồm từ ghép thuộc mô hình ngữ nghĩa AB = A hoặc B. Tức là loại mà nghĩa khái quát chung của cả từ ghép tương ứng với ý nghĩa của một thành tố có mặt trong từ. Ví dụ: núi non, binh lính, thay đổi, tìm kiếm,…

Do nghĩa của cả từ ghép tương đương với nghĩa của một thành tố nên thành tố còn lại có xu hướng bị mờ nghĩa hoặc bị mất nghĩa. Yếu tố này sẽ làm chỗ dựa cho ý nghĩa của cả từ ghép. Có thể nói sự mờ nghĩa của núc (bếp núc), búa (chợ búa), pheo (tre pheo) … chính là kết quả cực đoan của mô hình đơn nghĩa này.

Một số ví dụ về từ ghép đẳng lập đơn nghĩa: bếp núc, chợ búa, đường sá, áo xống, ăn mặc, ăn nói, viết lách, …

+ Từ ghép đẳng lập hợp nghĩa: bao gồm những từ ghép nằm trong mô hình ngữ nghĩa AB > A+B. Tức là loại mà ở đó nghĩa của cả từ không phải chỉ là phép cộng đơn thuần nghĩa của các thành tố, mà nó là sự tổng hợp nghĩa của các thành tố kèm theo sự trừu tượng hóa dựa trên cơ sở liên tưởng ẩn dụ hay hoán dụ. Do đó, nghĩa của cả từ mới hơn so với nghĩa của từng thành tố. Thí dụ, đất nước không phải chỉ đất và nước nói chung hay chỉ đất hoặc nước, mà hai yếu tố được hợp lại để chỉ lãnh thổ của một quốc gia trong đó có những nét tiêu biểu là đất và nước. Trường hợp non sông, sông núi, sơn hà cũng vậy. Một ví dụ khác, ruột thịt không phải chỉ ruột hay thịt nói chung mà cả hai hợp lại hợp lại để chỉ quan hệ máu mủ, huyết thống. Hay gan dạ để chỉ sự mạnh mẽ, không lùi bước trước nguy hiểm cũng là một trường hợp tương tự.

Chú ý về trật tự các thành tố trong từ ghép đẳng lập.

Bàn về từ ghép đẳng lập, người ta thường bàn đến khả năng hoán vị giữa các thành tố. Tuy nhiên cần chú ý là khả năng ấy không xảy ra phổ biến đối với toàn bộ lớp từ ghép đẳng lập, và không phải xảy ra vô điều kiện trong mọi trường hợp. Về hiện tượng này có thể nêu mấy nhận xét chung như sau:

+ Có thể hoán vị được đối với một số từ ghép gộp nghĩa trường hợp không có yếu tố Hán – Việt. Thí dụ: quần áo – áo quần, rủi may – may rủi, tươi tốt – tốt tươi,…

+ Khả năng hoán vị ít xảy ra giữa các thành tố trong từ ghép đơn nghĩa, đặc biệt đối với trường hợp từ ghép có yếu tố mờ nghĩa, mất nghĩa.

+ Khả năng hoán vị bị sự khống chế của một số yêu cầu:

 Không được phép làm thay đổi ý nghĩa của từ ghép ban đầu. Ví dụ: đi lại – lại đi ; cơm nước – nước cơm khác nghĩa.

• Không đi ngược lại tập quán cổ truyền của dân tộc. Ví dụ: nam nữ – nữ nam; ông bà – bà ông, anh em – em anh, vua quan – quan vua,… không hoán vị được.

 Không tạo nên những trật tự khó đọc. Chẳng hạn: sửa chữa dễ đọc hơn chữa sửa.

2.2. Từ ghép chính phụ:

Là những từ ghép mà ở đó có ít nhất một thành tố cấu tạo nằm ở vị trí phụ thuộc vào một thành tố cấu tạo khác, tức trong kiểu từ ghép này thường có một yếu tố chính và một yếu tố phụ về mặt ngữ pháp. Loại này có những đặc điểm sau:

– Xét về mặt ý nghĩa, nếu từ ghép đẳng lập có khuynh hướng gợi lên các sự vật, tính chất có ý nghĩa khái quát, tổng hợp, thì kiểu cấu tạo từ này có khuynh hướng nêu lên các sự vật theo mang ý nghĩa cụ thể.

– Trong từ ghép chính phụ, yếu tố chính thường giữ vai trò chỉ loại sự vật, đặc trưng hoặc hoạt động lớn, yếu tố phụ tường được dùng để cụ thể hóa loại sự vật, hoạt động hoặc đặc trưng đó.

– Căn cứ vào vai trò của các thành tố trong việc tạo nghĩa, có thể chia từ ghép chính phụ thành hai tiểu loại:

+ Từ ghép chính phụ dị biệt: là từ ghép trong đó yếu tố phụ có tác dụng phân chia loại sự vật, hoạt động, đặc trưng lớn thành những loại sự vật , hoạt động, đặc trưng, cụ thể. Vì vậy có thể nói tác dụng của yếu tố phụ ở hiện tượng này là tác dụng phân loại. Thí dụ :

• máy may, máy bay, máy bơm, máy nổ, máy tiện,…
• làm việc, làm thợ , làm duyên, làm ruộng, làm dâu,…
• vui tính, vui tai, vui mắt, vui miệng,…

Chú ý, ở kiểu từ ghép này trật tự của các yếu tố trong từ ghép thuần Việt, hoặc Hán – Việt Việt hoá khác từ ghép Hán – Việt. ở hai trường hợp đầu, yếu tố chính thường đứng trước, ở trường hợp cuối, yếu tố phụ thường đứng trước. Ví dụ:

• vùng biển, vùng trời, xe lửa, nhà thơ,…
• hải phận, không phận, hỏa xa, thi sĩ,…

+ Từ ghép chính phụ sắc thái hóa: là những từ ghép trong đó thành tố phụ có tác bổ sung một sắc thái ý nghĩa nào đó khiến cho cả từ ghép này khác với thành tố chính khi nó đứng một mình như một từ rời, hoặc khiến cho từ ghép sắc thái hóa này khác với từ ghép sắc thái hóa khác về ý nghĩa. Thí dụ , so sánh xanh lè với xanh và xanh biếc, …

* Cre : Mạng *

* Dẹc hiểu cái màu nâu nâu ở đou ra, howei khó nhìn *

#Ninh Nguyễn

3 tháng 5 2021

truyền thuyết là loại truyện kể về những nhân vật và sự kiện liên quan tới lịch sử qúa khứ

3 tháng 5 2021

Trong mỗi cuộc đời, có biết bao kỉ niệm đẹp về tình cảm gia đình và tình bạn, những kỷ niệm ấy thật thiêng liêng cao đẹp biết bao. Nhưng ấn tượng sâu nặng nhất đối với tôi là những kỷ niệm hồi học ở trường tiểu học.

Ngôi trường của tôi ở nông thôn nên không có nét đẹp gì đặc biệt. Nhưng nó đã mang lại cho tôi kỷ niệm ngọt ngào khi lần đầu bước vào trường: cô giáo dạy tôi nắn nót từng chữ, đôi tay của cô nắm chặt tay tôi để rèn chữ, bàn tay cô ấm áp làm sao và cô lại còn tập cho chúng tôi múa hát, giọng cô trong trẻo làm sao. Thời gian trôi qua mau, kỷ niệm lại càng có nhiều với mái trường này... Tôi còn nhớ mãi những kỷ niệm đẹp lúc ra chơi, cùng các bạn chơi đủ các trò, nào là: chơi đuổi bắt, nhảy dây, chơi cầu nhưng ấn tượng sâu nhất đối với tôi đó là trò chơi bịt mắt bắt dê. Hôm ấy vào giờ ra chơi, Lan rủ các bạn trong lớp cùng nhau chơi. Đông quá các bạn phải oẳn tù tì xem ai bắt, cuối cùng là Nam bắt. Lan dùng khăn quàng của mình để bịt mắt Nam lại, các bạn chạy xoay vòng cậu ta, lúc này bạn ấy không thấy gì cả, chỉ tóm bừa nên chúng tôi chạy tán loạn. Bỗng dưng dính một người, Nam sờ từ đầu cho đến tóc và khẳng định là Nga. Nam bỏ khăn ra nhìn, hóa ra đó là bạn lớp khác. Lúc này hai người đều đỏ mặt còn các bạn cùng chơi thì bật cười. Bỗng dưng có một tiếng nói to “Cho tớ chơi với!” Đó chính là Thành, người bạn hay đùa nhất của lớp tôi. Bạn ấy từ trong lớp chạy ra và xung phong bắt. Lan dùng khăn bịt mắt Thành lại, các bạn bắt đầu trốn, Thành đứng giữa sân nhìn qua nhìn lại chẳng thấy gì cả, nhưng hình như bạn ấy đang nghe tiếng bước chân của Hiền. Hiền thấy thế liền chạy qua cột cờ và dừng chân lại, đứng nép một bên. Thành nhào tới bắt, ai ngờ Thành bắt dính cột cờ, cả lớp cười lăn lộn, Thành cũng ôm mặt cười. Tiếng trống tùng tùng báo hiệu giờ vào học, thế là giờ ra chơi đã hết, vào lớp các bạn đều dùng tập, sách để quạt cho mát. Đó là một kỷ niệm sâu sắc nhất với tôi dưới mái trường này.

Tuy bây giờ đã học cấp II những kỷ niệm trong sáng hồn nhiên ấy tôi vẫn nhớ. Nhớ đến để thấy thời tiểu học đẹp đẽ làm sao và đó sẽ là kỷ niệm theo tôi trong suốt những năm tháng ngồi trên ghế nhà trường.

Học tốt

3 tháng 5 2021

1. Mở bài

Giới thiệu việc tốt mà em đã làm.

Kết quả của việc mà em đã làm như thế nào?

2. Thân bài

Việc tốt mà em đã làm là gì?

Thời gian và địa điểm em làm công việc đó?

Có bao nhiêu người hay chỉ mình em?

Có người khác chứng kiến hay không?

Tâm trạng của người được em giúp đỡ như thế nào?

Em có vui khi làm công việc đó?

Đưa ra những suy nghĩ của em sau khi hoàn thành công việc.

3. Kết bài

Chốt lại vấn đề và đưa ra những việc làm sau này của mình.

3 tháng 5 2021
Ggggggggggggggggggggggggggggggggggggggggggggggggggggggggggggggggggggggggggggg
3 tháng 5 2021

Hoc bài này lâu r mà sao bây giờ bn còn hỏi